Seite auswählen

Độc tài-Tham nhũng là bản chất của các chế độ độc taì, độc đảng , đậc biệt ở các quốc gia CS như Việt nam và Trung quốc. Giai cấp thống trị đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi. Chạy chức, chạy quyền là những hình thức hối lộ, tham nhũng phổ biến.Tham nhũng được các quan chức đảng coi là chất keo kết dính các phe phái lại với nhau và tạo động lực cho các cán bộ trẻ đầy tham vọng .

Tham nhũng quyền lực: là dạng tham nhũng mà người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng vị thế để đưa những người thân tín, họ hàng, cánh hẩu và người đút lót hối lộ vào giữ những chức vụ, vị trí quan trọng trong bộ máy của các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội nhằm vụ lợi. Tham nhũng chính trị là dạng tham nhũng của người có quyền lực tác động vào các quyết định về cơ chế, chính sách, những quyết định lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu lợi cho bản thân, gia đình, hoặc một nhóm người. Việt Nam là đất nước có nền kinh tế phát triển năng động tuy nhiên nạn tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn diễn ra nhiều và tồn tại nhiều năm nay.

Trong quá khứ, nước ta ghi nhận hàng trăm vụ tham nhũng gây thiệt hại hàng vạn tỷ đồng ngân sách quốc gia,như các vụ án Vinashin, Epc Minh Phụng, PMU18, Vinalines Đinh La Thăng, Phan Văn Anh Vũ , rôì tới Vụ án Việt Á và vụ Đại án Trương Mỹ Lan.  Mới đây các vụ tham nhũng dẫn tới sự từ chức cuả các chủ tịch nhà nước Nguyễn Xuân Phúc, Võ Vân Thưởng và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ.

Kể từ năm 2014, chủ nghĩa bành trướng hung hãn của Trung Quốc, được đánh dấu bởi chiến dịch lắp đặt giàn khoan dầu HYSY-981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, đã tạo cú hích cho sự trỗi dậy trở lại của trường phái hiện đại hoá, thúc đẩy Việt Nam thay đổi lập trường đối với Trung Quốc và tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và các cường quốc khác.

Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague (Hoà Lan) ra phán quyết rằng Trung Quốc không có chủ quyền trong khu vực bãi cạn Scarborough ngoài khơi bờ biển Philippines. Tòa án trọng tài cũng đã tuyên bố Trung Quốc không có “các quyền lịch sử” dựa trên cái gọi là bản đồ „đường chín đoạn”. Ngoài ra, Tòa bác bỏ khả năng Trung Quốc được yêu sách vùng biển từ các đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng trái phép ở Trường Sa, đồng thời xác định Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển, mở rộng và làm phức tạp thêm tranh chấp.

Trong lịch sử của Việt Nam với Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, thì quan hệ với Trung Quốc là phức tạp nhất, như một định mệnh. Hai nước gắn liền với nhau về địa lý , về lịch sử, về kinh tế , về chính trị. Quan hệ Trung-Việt như cục nam châm vừa hút vừa đẩy, phản ánh thực trạng “vừa yêu vừa ghét” như “anh em thù địch”. Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Việt không phải là định mệnh mà có thể hóa giải. Hơn 45 năm sau chiến tranh, và 25 năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Mỹ và Việt Nam đang dần trở thành đối tác chiến lược. Điều đó phản ánh không chỉ nhu cầu phát triển của mỗi nước, mà còn cả tầm nhìn chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng.

Hợp tác Mỹ-Việt không chỉ về an ninh quốc phòng (như tàu sân bay Mỹ đến thăm Việt Nam hai lần, Mỹ chuyển giao hai tàu tuần duyên cho Việt Nam để nâng cao năng lực hàng hải), mà còn về y tế (Mỹ viện trợ vaccine và giúp Việt Nam công nghệ sản xuất vaccine), khắc phục hậu quả chiến tranh (như phá bom mìn, tẩy rửa chất độc da cam, tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh), đối phó với biến đổi khí hậu (đang diễn ra tại lưu vực sông Mekong), về thương mại (như rút Việt Nam khỏi danh sách bị Mỹ cáo buộc “thao túng tiền tệ”).

Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng hai yếu tố tương phản nhau. Về phương diện chiến lược, Việt Nam cần Hoa Kỳ như môt đối trọng với Trung Quốc. Về phương diện kinh tế, Việt Nam cần thị trường của Hoa Kỳ và đầu tư ngoại quốc trong đó có Hoa Kỳ, để phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam không tin Hoa Kỳ vì đã từng là nạn nhân của những cuộc mặc cả giữa các nước lớn, cộng thêm với nghi ngờ rằng Hoa Kỳ muốn dùng áp lực nhân quyền để tạo “diễn biến hòa bình,” thay đổi thể chế chính trị Việt Nam. Hoa Kỳ và Trung Quốc có lợi ich rât lớn với nhau và họ đẫ từng đi đêm trên lưng những đồng minh bé nhỏ của mình,như đẩ từng diễn ra với chính quyền Sài gòn và Đài loan trong tthập kỷ 70 của thế kỷ XX.

Về lâu dài, Mỹ và Trung Quốc có xung đột về cấu trúc, Washington muốn duy trì ưu thế tối cao trong hệ thống quốc tế trong khi Bắc Kinh có ý định trở thành cường quốc thống trị ở châu Á. Nhưng chính sách cơ bản của họ sẽ không thay đổi”. Trung Quốc quả thật không hề thay đổi, cả về giọng điệu lẫn hành động, trong một số vấn đề then chốt, như cuộc đối đầu hàng hải leo thang với Philippines ở Biển Đông, hay lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Nhật Bản mới đây, do lo ngại về môi trường và an toàn với việc xả nước phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chù quyền trên Biển Đông càng diễn biến phức tạp.

Tập đoàn lãnh đạo Công sản nay chỉ loay hoay lo những chuyện tranh chấp quyền lực,bố trí nhân sự và quân bình lợi ích phe nhóm, thay vì quan tâm đến những vấn để hiện đại hoá, canh tân đất nước và quốc kế dân sinh. Phe nào cũng muốn giành quyền bính, vì họ biết đây là cơ hội cuối cùng để làm “chuyến tàu vét”, trước khi chuồn. Trong khi hô khẩu hiệu “trung với nước, hiếu với dân” hay “chống diễn biến hòa bình”, thì họ lặng lẽ chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, cho con du học và xin định cư cho gia đình tại một nước phương Tây.

Chính quyền càng tìm cách bảo vệ và cứu vãn chế độ, thì càng làm cho chế độ nhanh sụp đổ. Nói cụ thể thì vấn đề của Việt Nam là thể chế chính trị độc đảng. Vì vấn đề trên mà Việt Nam bây giờ từ kinh tế, giáo dục, y tế trở nên quá lạc hậu, quá yếu kém so với mặt bằng chung thế giới và các nước trong khu vực. Bản chất chính trị ở Việt Nam là “xã hội chủ nghĩa” theo học thuyết Mác-Lê nin, nó là một nguyên nhân gây ra sự yếu kém, thêm vào đó là thể chế độc đảng đặt quyền lợi của đảng cầm quyền lên trên hết. Nếu lúc này bàn tới cải cách tức là vẫn nhất quyết duy trì chế độ XHCN và thể chế độc đảng, thì thiết nghĩ nó chỉ làm Việt Nam sớm chết hơn là một cuộc cách mạng.

CHLB Đức,ngày 30.4.2024

Diển Đàn Việt Nam 21

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen