Seite auswählen

The strange story of Australia’s wild camel

There are hundreds of thousands of camels roaming the outback. But how did an animal synonymous with the Middle East end up here in such numbers?

By Ben Lerwill 

11 April 2018

 

I’ll be honest. I wasn’t expecting the camel.

The hours tick by slowly when you’re driving Australia’s Stuart Highway. Named after the 19th-Century explorer John McDouall Stuart, who was the first European to successfully traverse the continent from sea to sea and back again, the road broadly follows the route of his marathon journey. It’s 2,834km long; a near-endless spool of bitumen stretching from Port Augusta in the south to Darwin in the north, crossing what is largely open wilderness. They call it, with some understatement, ‘The Track’.

 

I knew to expect occasional wildlife, and sure enough the emptiness of the plains was sporadically broken up by the presence of the kind of climate-hardened animals Australia is famous for. There were kangaroos gazing blankly into the distance and wedge-tailed eagles hunkered over roadkill. On one occasion a dingo – a sandy-coloured wild dog – appeared out in the scrub, lean and wiry in the heat. I slept in the little outback towns that dot the route. Then, three days in, I saw a camel.

 

More than 1 million feral camels roam the Australian outback (Credit: Credit: Posnov/Getty Images)More than 1 million feral camels roam the Australian outback (Credit: Posnov/Getty Images)

I looked online that evening to make sure I hadn’t been hallucinating. Camels, you understand, are about as Australian as polar bears. Or rather, that used to be true. It turned out I’d just been ill-informed – and to a colossal degree. The outback was, and is, home to an extraordinary number of wild camels. The government-supported website Feral Scan, which monitors invasive species, puts the current number at between 1 and 1.2 million, with this amount reportedly doubling every eight or nine years. It’s a wonder, frankly, that the highway isn’t one continuous camel parade. So how on Earth did such a huge number of non-native animals come to be here?

 

 

The answer begins back in the pioneering days of characters like Stuart. To start with, there’s one crucial thing that needs to be understood about Australia’s outback. It’s big, in every direction. Very big. This is a mighty obvious statement, but it’s the absolute essence of what makes the outback the outback. The region covers more than 6 million sq km, or an area almost twice the size of India. Out here, the horizons are just precursors to more horizons.

 

 

The outback covers more than 6 million sq km, making it nearly twice the size of India (Credit: Credit: Medford Taylor/Getty Images)

The outback covers more than 6 million sq km, making it nearly twice the size of India (Credit: Medford Taylor/Getty Images)

 

When parts of coastal Australia were settled by the British from the late 1700s onwards, the colonial thinking of the day meant that a fuller exploration and understanding of this vast landmass became seen as a necessity. Indigenous people had lived here for tens of thousands of years – adapting, surviving, reading the land – but for newly arrived Europeans, the interior was a sun-scorched, unknowable expanse.

 

 

Inland expeditions began to take place with regularity, in often punishing conditions. Confusion sometimes reigned – a map from the early 1800s mistakenly shows a huge inland sea in the centre of the country – but, explorer by explorer, the continent was pieced together. Goldfields were discovered, outback settlements were founded and formative transport routes were established. But covering such extreme distances required packhorses or bullock teams, which generally lacked the staying power for long, thirsty days of travel. The alternative was obvious.

 

 

 

 

 

 

Between 1870 and 1920, as many as 20,000 camels were imported into Australia from the Arabian Peninsula, India and Afghanistan, together with at least 2,000 handlers, or cameleers, from the same regions. The animals were mainly dromedaries: half-ton ungulates with a single hump. They were ideally suited to the climate of the Australian interior: they could go weeks without water, and they had the stamina and strength to carry their loads and riders across what were often highly exposed, fiercely hot landscapes.

In the late 19th and early 20th Centuries, camels transported goods and people across the Australian interior (Credit: Credit: De Agostini Picture Library/Getty Images)

In the late 19th and early 20th Centuries, camels transported goods and people across the Australian interior (Credit: De Agostini Picture Library/Getty Images)

 

The impact made by these camels – and just as importantly, their handlers – over the following decades was considerable. In her co-authored book Australia’s Muslim Cameleers: Pioneers of the Inland, 1860s-1930s, Anna Kenny says that they have not been adequately acknowledged by mainstream Australia even though they made significant cultural and economic contributions to Australian society. “The cameleers opened lines of supply, transport and communication between isolated settlements, making the economic development of arid Australia possible. They also enriched the cultural landscape.”

The cameleers opened lines of supply… making the economic development of arid Australia possible

Laden camels became a fixture of outback life. They carried wool and water, telegraph poles and railway sleepers, tea and tobacco. Aboriginals began to incorporate camel hair into their artefacts. Even today, the luxury train that runs vertically across the country between Adelaide and Darwin is named The Ghan, in honour of the cameleers, who came to be referred to generically as ‘Afghans’.

 

 

 

 

By the 1930s, however, the camel industry went belly-up. The arrival of the internal combustion engine, and motorised transport, meant camels became almost redundant as pack-carriers. A four-legged mammal was no match for a goods vehicle, regardless of how stoic it remained in 40C heat. Thousands of camels were released into the wild, where, naturally, they thrived. Fast forward nine decades, and their numbers have ballooned.

 

 

The feral camel population has become a nuisance, wreaking havoc on outback communities (Credit: Credit: The Sydney Morning Herald/Getty Images)

The feral camel population has become a nuisance, wreaking havoc on outback communities and the grazing lands of native wildlife (Credit: The Sydney Morning Herald/Getty Images)

 

But all is not well. Australia has had a serious camel problem for some time. The animals themselves may come across as gentle, lackadaisical beasts, but good luck telling that to the outback communities whose fences they routinely destroy, whose pipes they break and whose waterholes they drink dry. They also have a profound bearing on native wildlife, stripping their traditional grazing lands bare. In the words of modern-day explorer Simon Reeve, camels “are almost uniquely brilliant at surviving the conditions in the outback. Introducing them was short-term genius and long-term disaster.”

Introducing them was short-term genius and long-term disaster

Drastic measures have been employed to curb the population. It was reported in late 2013 that the government-funded Australian Feral Camel Management Project had culled around 160,000 camels in the years since 2009, usually by gunshot. Unsurprisingly, this blunt approach has been heavily criticised by some, and there have been attempts to turn the country’s influx of wild camels into a positive.

One such example is Summer Land Camels, which now grazes more than 550 camels on its 850-acre organic farm in Queensland. It vaunts the benefits of camel’s milk and camel’s milk products, which are high in essential unsaturated fatty acids and vitamin C, and has a range of dairy goods that includes everything from fromage blanc and marinated Persian feta to salted-caramel gelato – all made using camel’s milk. Elsewhere in Queensland, meanwhile, the QCamel dairy has announced it will be launching camel’s milk chocolates later this year.

Camel farms like QCamel dairy promote the benefits of camel’s milk (Credit: Credit: Lisa Maree Williams/Getty Images)

Camel farms like QCamel dairy (pictured) shine a positive light on the camel population by promoting the benefits of camel’s milk (Credit: Lisa Maree Williams/Getty Images)

 

 

 

Where the future lies for the country’s wild camels is uncertain. It still amazes me that there are quite so many of them out there. Since that first trip down the Stuart Highway I’ve made two more trans-continental journeys across Australia, but I haven’t yet spotted another wild camel. Not so much as a silhouette in the distance. But that’s the thing about Australia – it’s a place where the map stretches on forever, where horizons jelly in the heat, and where even the statistics exist on an unfathomable scale.

Úc châu du ký của lạc đà một bướu Ả-rập

 

 

 B

Getty ImagesGETTY IMAGES Có đến hơn một triệu con lạc đà hoang dã ngày đêm rong ruổi trên vùng đất hẻo lánh của châu Úc

 Lạc đà Ả-rập trên đất Úc

Tôi đã lên mạng kiểm chứng thông tin ngay tối đó để chắc chắn rằng mình không bị ảo giác.

Hiểu theo lẽ thông thường thì lạc đà cũng như gấu Bắc Cực là loài rất xa lạ với nước Úc. Hoặc ít nhất thì trước kia là như thế.

Nhưng hoá ra là do tôi đã thiếu cập nhật thông tin một cách trầm trọng. Vùng hẻo lánh này từ xưa đến nay vẫn là nơi sinh sống của hàng đàn lạc đà hoang dã.

Trang web Feral Scan, được chính phủ hậu thuẫn và nhằm giám sát những loài xâm thực, đưa ra con số hiện thời là vào khoảng từ 1 đến 1,2 triệu con lạc đà, và có xu hướng sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 8 đến 9 năm.

Vậy làm thế nào mà loài thú ngoại bang này lại lưu lạc nơi đây với một số lượng khổng lồ như vậy?

Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta phải quay lại thời tiên phong của những nhà thám hiểm như Stuart.

Trước hết, cần phải làm rõ một đặc điểm quan trọng của vùng hẻo lánh ở châu Úc. Bạt ngàn, trải rộng bốn phương tám hướng. Mênh mông. Đây đương nhiên là một lời tuyên bố thần thánh, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng đó chính là yếu tố khiến vùng đất này trở nên hẻo lánh.

Diện tích nơi đây rộng hơn 6 triệu cây số vuông, gần gấp đôi Ấn Độ. Nơi đây, đường chân trời như nối tiếp đường chân trời.

Getty ImagesGETTY IMAGES Vùng hẻo lánh trải rộng hơn 6 triệu cây số vuông, rộng gần gấp đôi diện tích Ấn Độ

 Hành trình khai phá

Khi người Anh bắt đầu định cư trên một số vùng dọc miền duyên hải châu Úc từ cuối Thế kỷ thứ 18, đi cùng với chủ nghĩa thuộc địa thời đó là nhu cầu khám phá và tìm hiểu toàn diện châu lục rộng lớn này.

Thổ dân châu Úc đã sinh sống trên mảnh đất này suốt mấy chục ngàn năm – họ đã sinh tồn, thích nghi và hiểu rõ mảnh đất này – nhưng với những người châu u lúc bấy giờ, lục địa này là một vùng chói chang và hoàn toàn xa lạ.

Những cuộc khai phá trên mặt đất bắt đầu diễn ra thường xuyên, phần nhiều trong điều kiện khắc nghiệt.

Đôi khi, các nhà thám hiểm thu được những kết quả nhầm lẫn – ví dụ một tấm bản đồ đầu Thế kỷ 19 đã từng vẽ ra một vùng biển nội thuỷ rộng lớn nằm ngay trung tâm nước Úc.

Thế nhưng với nhiều chuyến đi khác nhau, các nhà thám hiểm đã dẫn dần dựng lên được hình ảnh chân thực của châu Úc.

Người ta tìm thấy các mỏ vàng, rồi các khu định cư và các tuyến giao thông được hình thành trong vùng hẻo lánh.

Nhưng để tới được các nơi trên một khoảng cách lớn như vậy, người ta cần dùng đến những đoàn ngựa thồ, xe bò kéo, nhưng các loài động vật này lại không đủ sức bền cho những hành trình kéo dài, khan hiếm nước nhiều ngày. Vậy là cần phải tìm được loài nào khác thay thế.

Trong thời gian từ 1870 đến 1920, có khoảng 20.000 con lạc đà được nhập khẩu vào Úc từ bán đảo Ả-rập, Ấn Độ và Afghanistan. Cùng đi với chúng là ít nhất 2.000 người huấn luyện hoặc chăn lạc đà, cũng lấy từ những nơi đó.

Nhanh chóng thích nghi

Bọn lạc đà chủ yếu là loại một bướu (còn được gọi là lạc đà Ả-rập). Loài móng guốc nặng đến nửa tấn với một cái bướu trên lưng này sinh ra chính là để tồn tại trong khí hậu hoang mạc lục địa Úc: chúng có thể di chuyển hàng tuần mà không cần uống nước, có đủ độ bền bỉ và sức lực để chịu sức nặng của cả người cưỡi và thồ hàng vượt qua mảnh đất thường xuyên bị nung nóng ác liệt.

Getty ImagesGETTY IMAGES Cuối Thế kỷ 19 – đầu Thế kỷ 20, lạc đà vận chuyển người và hàng hoá xuyên lục địa nước Úc

 

Những con lạc đà này và những người chăn dắt chúng đã để lại những ảnh hưởng đáng kể trong hàng chục năm tiếp theo.

Trong cuốn sách mà Anna Kenny là đồng tác giả, “Những người Hồi giáo chăn lạc đà trên đất Úc, thời thập niên 1860-1930” (Australia’s Muslim Cameleers: Pioneers of the Inland, 1860s-1930s), bà nói rằng những người chăn lạc đà đã không được ghi nhận công sức đúng mức dù họ có công lao to lớn với nền văn hoá và kinh tế của xã hội Úc.

“Những người chăn lạc đà đã khai phá ra những cung đường cung ứng, vận tải hàng hóa và liên lạc kết nối giữa những khu vực định cư nằm riêng rẽ với nhau, giúp phát triển kinh tế cho vùng khô cằn của Úc. Họ cũng làm giàu thêm bản sắc văn hoá nơi đây.”

 

Lạc đà thồ hàng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống nơi hẻo lánh. Chúng thồ len, nước, cột điện, tà vẹt đường ray xe lửa, trà và thuốc lá. Người thổ dân Úc châu còn gắn lông lạc đà lên các sản phẩm nghệ thuật thủ công của họ.

Thậm chí ngày nay, chuyến tàu thượng hạng chạy dọc nước Úc từ thành phố (phía Nam) Adelaide đến thủ phủ phía Bắc Darwin được đặt tên là The Ghan, để tưởng nhớ đến những người chăn lạc đà, vốn thường được gọi một cách phổ biến là những ‘Afghans’ – chỉ người đến từ Afganistan.

Qua thời cực thịnh

Thế nhưng đến thời thập niên 1930, việc dùng lạc đà thồ hàng thất thế.

Với sự ra đời của động cơ đốt trong và cơ giới hoá vận tải, lạc đà trở thành đồ thừa. Bất kỳ loài thú bốn chân nào cũng không thể cạnh tranh được với một chiếc xe tải chở hàng, dù cho chúng chịu đựng tốt đến đâu cái nóng 40 độ C.

Thế là có hàng nghìn con lạc đà được thả vào thiên nhiên hoang dã, nơi mà chúng nhanh chóng sinh sôi nảy nở. Chỉ chín chục năm sau, chúng trở nên vô cùng đông đúc.

Getty ImagesGETTY IMAGES Bọn lạc đà hoang đã trở thành mối uy hiếp mạnh mẽ đối với các cộng đồng cư dân sống ở vùng hẻo lánh và các loài động thực vật hoang dã bản địa

 

Song điều này không ổn chút nào. Lạc đà từng là vấn nạn nghiêm trọng của Úc.

Trông thì chỉ to xác nhưng hiền lành vô hại, nhưng bọn lạc đà hóa ra lại phá phách tai hại đối với các cộng đồng cư dân xung quanh. Chúng phá tan hàng rào, làm vỡ các đường ống và tớp cạn nguồn nước. Chúng cũng cạnh tranh khốc liệt với các loài bản địa, gặm sạch sành sanh cỏ.

Theo lời của nhà thám hiểm thời hiện đại Simon Reeve, lạc đà “gần như là loài duy nhất cực kỳ phù hợp với điều kiện môi trường ở vùng hẻo lánh. Mang chúng đến đây là ý tưởng tuyệt vời cho thời gian ngắn hạn, nhưng về lâu về dài thì đó lại là thảm họa”.

Bị tàn sát

Chính quyền đã thực thi nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự phát triển của lạc đà.

Tin tức hồi cuối năm 2013 nói rằng Dự án Kiểm soát Lạc đà Hoang dã do chính phủ Úc tài trợ đã hạ sát gần 160.000 con lạc đà kể từ năm 2009, chủ yếu bằng súng.

Không ngạc nhiên gì, cách thức xuống tay tàn nhẫn này đã bị một số người chỉ trích nặng nề, và đã có những nỗ lực nhằm biến sự bùng nổ của lạc đà hoang dã ở Úc thành điều tích cực.

Một ví dụ điển hình trong số đó là trang trại Summer Land Camels, nơi hiện đang chăn thả hơn 550 con lạc đà trong nông trại hữu cơ rộng 850 mẫu ở Queensland.

Họ ra sức quảng cáo về những ích lợi của sữa và những chế phẩm sữa lạc đà: giàu acid béo không bão hòa và vitamin C, vốn rất cần cho cơ thể người. Họ sản xuất một loạt các chế phẩm từ sữa lạc đà, đầy đủ mọi thứ như phô mai tươi kiểu Pháp và phô mai ướp muối kiểu Ba Tư và kem caramel mặn kiểu Ý.

Cũng ở Queensland còn có trang trại nuôi lạc đà và chế biến sữa QCamel Dairy, nơi tuyên bố sẽ ra mắt sản phẩm sữa lạc đà vị sô-cô-la trong năm nay.

Getty ImagesGETTY IMAGES Những nông trại nuôi và chế biến sữa lạc đà như QCamel Dairy (trong hình) đề cao mặt tích cực của lạc đà hoang dã bằng cách quảng cáo lợi ích của sữa lạc đà

 

Số phận tương lai của lạc đà hoang dã ở Úc vẫn còn là một ẩn số.

Nhưng dù sao thì tôi vẫn vô cùng kinh ngạc bởi số lượng của chúng ở đây. Kể từ sau chuyến xe đầu tiên trên đường cao tốc Stuart, tôi đã có thêm hai hành trình xuyên lục địa Úc, nhưng không hề gặp một con lạc đà hoang dã nào nữa, dù chỉ là thoáng qua một hình bóng xa xăm.

Nhưng đó chẳng phải là đặc trưng của châu Úc sao – mảnh đất trải dài vô tận, nơi có đường chân trời nhoà đi trong cái nóng thiêu đốt, và thậm chí đến số liệu thống kê cũng là được đưa ra dựa trên một quy mô khó đoán.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.