Seite auswählen

Người dịch VNC

Từ Syriens Schicksal ist besiegelt (Spiegel)
22.10.2019

Bài viết của Christina HebelMaximilian Popp từ Sochi

Trong một cuộc gặp mặt tại Sochi Putin và Erdogan đã phân chia Syria. Ngoài hai người này, đặc biệt là nhà độc tài Assad được hưởng lợi từ thỏa thuận của họ. Kẻ thua cuộc lớn là lực lượng dân quân người Kurd YPG.

Cứ mỗi giờ trôi qua, các nhà ngoại giao và nhà báo trong phòng hội nghị nơi cư trú mùa hè của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Sochi càng lúc càng bồn chồn. Vào lúc 12:30 trưa, Putin đã tiếp người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vào thứ ba ngày 22.10.2019 để thảo luận về cuộc chiến Syria với ông. Cuộc nói chuyện dự định sẽ kéo dài tối đa hai tiếng rưỡi, nhưng vào buổi tối, hai nguyên thủ quốc gia vẫn thảo luận ở đằng sau cánh cửa đóng kín.

Tình hình đang xảy ra rất phức tạp: Sau khi quân đội Mỹ rút quân bất ngờ, Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm chiếm vùng đông bắc Syria vào ngày 9 tháng 10 chiến đấu chống lại lực lượng dân quân người Kurd YPG đóng ở đó. Erdogan muốn tạo ra một vùng đệm trải dài từ sông Euphrates đến biên giới Iraq, dài gần 500 km và rộng 35 km. Hoa Kỳ đã trao cho ông ta, sau một vài lần thảo luận qua lại, hầu như tự do muốn làm gì thì làm.

Nhưng Erdogan biết rằng để thực hiện các kế hoạch của mình, ông ta cần sự chấp thuận của Nga. Bởi vì để có thể bảo vệ lâu dài một vùng đệm, ông ta phải gửi lính Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân Syria đến Syria, và điều đó không thể thực hiện được nếu không có sự chấp thuận từ Moskva.

Một mặt, Putin rất muốn cho người được mình bảo hộ, nhà độc tài Bashar al-Assad, hoàn toàn chiếm lại Syria. Mặt khác, ông ta không muốn Erdogan xa lánh mình, vì Putin cần ông ta để quy định trật tự sau chiến tranh ở Syria – và cũng để chia rẽ NATO.

Do đó, câu hỏi trước cuộc gặp mặt ở Sochi là liệu Putin có sẵn sàng nhường Erdogan lãnh thổ ở Syria hay không – và nếu có thì bao nhiêu.

Sau hơn sáu giờ rưỡi đàm phán, câu trả lời đã rõ ràng vào tối thứ Ba: vâng, Erdogan được vùng đệm, nhưng nó nhỏ hơn nhiều so với dự định ban đầu của ông ta.

Erdogan công nhận Assad là người cai trị Syria

Cái gọi là Biên bản ghi nhớ giữa Moskva và Ankara bao gồm tổng cộng mười điểm, ở một số chỗ vẫn còn mơ hồ, nhưng hướng đi rõ ràng – và hậu quả là rất sâu rộng.

* Thổ Nhĩ Kỳ công nhận “sự thống nhất chính trị và toàn vẹn lãnh thổ” của Syria. Nói cách khác, Erdogan, người trong những năm đầu tiên của cuộc chiến đã nỗ lực hết sức để lật đổ Assad, chấp nhận nhà độc tài này là kẻ thống trị hợp pháp của Syria.

* Đổi lại, chính phủ Nga trên thực tế tán thành hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách trích dẫn Thỏa thuận Adana giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cho phép quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện các hoạt động chống khủng bố ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria.

* Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn lệnh ngừng bắn thêm 150 giờ. Tuần trước, Ankara và Washington đồng ý ngừng bắn năm ngày đối với miền bắc Syria, đã hết hạn vào tối thứ Ba.

* Theo yêu cầu của Erdogan, sẽ có một vùng đệm giữa Iraq ở phía bắc và sông Euphrates ở phía nam, dài khoảng 500 km, sâu 30 km, YPG phải rút hoàn toàn ra khỏi vùng này.

* Một phần của vùng đệm này, dải đất nằm giữa thị trấn Tal Abyad và Ras al-Ain, được Thổ Nhĩ Kỳ canh giữ. Đây là khu vực quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã chiếm đóng trong chiến dịch quân sự “Nguồn Hòa bình” trong những ngày gần đây.

* Về phía đông và phía tây của dải đất này Putin và Assad nắm quyền kiểm soát, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có thể tuần tra ở khu vực gần biên giới (độ sâu 10 km). Các cuộc đàm phán với người Kurd sẽ do Assad theo ý muốn của Putin trực tiếp thực hiện trong tương lai. Thành phố Kamischli sẽ nằm dưới sự cai trị của chế độ chuyên chế Syria.

Nga là cường quốc mới quy định trật tự

Đó là một thỏa thuận phức tạp đưa đến kết quả là một người chiến thắng hoàn toàn, hai người được phân nửa và một người thua cuộc.

Người chiến thắng là Tổng thống Nga Vladimir Putin. Assad chư hầu của ông giờ đã có sức mạnh trở lại trên khắp đất nước. Đồng thời, Putin đã thành công trong việc tích hợp Erdogan vào các kế hoạch hậu chiến của mình cho Syria. Hoa Kỳ không còn đóng một vai trò gì trong khu vực này nữa. Nga bây giờ nắm quyền lực quy định trật tự ở đây.

Nhưng ngay cả Assad và Erdogan cũng hài lòng với thỏa thuận này. Sau cuộc tấn công quân sự của Erdogan, mặc dù chỉ được một phần lãnh thổ trong tầm ngắm của Thổ Nhĩ Kỳ, phần còn lại thuộc về Putin và Assad. Nhưng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công trong việc ngăn cản YPG hoạt động ở khu vực biên giới. Assad, mặt khác, lấy lại phần lớn vùng đông bắc Syria, nhưng phải chấp nhận sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ.

Kẻ thua cuộc lớn là YPG. Sau khi Mỹ rút quân, dân quân người Kurd đã gọi Assad đến giúp đỡ. Nhưng bây giờ Putin cũng đã bỏ rơi YPG để ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ.

Hợp tác: Alexander Chernyshev, Moskva

Word

Syria : Erdogan đuổi Mỹ giúp Putin

mediaXe tăng Thổ Nhĩ Kỳ ở Ceylanpinar, khu vực biên giới chung với Syria, ngày 22/10/2019.REUTERS/Huseyin Aldemir

Giấc mơ của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan là kiểm sóat một vùng biên giới Syria dài 440 km và sâu vào bên trong lãnh thổ láng giềng 32 km. Donald Trump bật đèn xanh, nhưng chiến lược của Ankara bị tổng thống Nga Vladimir Putin khôn khéo chận lại qua thỏa thuận Sotchi. Cụ thể ra sao ?

Với lý do cần một vùng trái độn an toàn dọc theo biên giới Syria để đưa 3,8 triệu người Syria tị nạn hồi hương và để dập tắt mưu đồ lập quốc của người Kurdistan kéo dài từ Syria, Irak đến Thổ Nhĩ Kỳ, tổng thống Erdogan mở chiến dịch « Nguồn Hòa Bình » vào ngày 09/10. Sau một tuần lễ, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được hai thành phố và 40 ngôi làng dọc 120 cây số biên giới. Sau đó, theo tinh thần thỏa hiệp với phó tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 17/10, Ankara chấp thuận ngưng bắn trong 5 ngày để cho chiến binh Kurdistan triệt thóai.

Những gì Trump không làm được, Putin lại thành công

Trên thực tế, những gì Donald Trump không làm được, Vladimir Putin thành công.

Theo thỏa thuận Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 17/10, Hoa Kỳ không những triệt thoái mà còn buộc đồng minh Kurdistan-Syria rút bỏ một vùng kiểm sóat sâu 30 km tính từ biên giới Syria và để toàn bộ khu vực dài 420 km cho Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Tổng thống Erdogan vẫn khẳng định không có tham vọng lãnh thổ, nhưng ngoại trưởng Mevlut Çavuşoğlu, tuyên bố một cách hứng khởi : Quân đội chúng ta sẽ ở lại.

Thế rồi, một ngày trước khi lệnh hưu chiến hết hạn, tổng thống Erdogan, theo lời mời của tổng thống Nga sang Sotchi đàm phán một thỏa thuận khác. Sau hơn 5 tiếng đồng hồ thương lượng, Putin đã thuyết phục được Erdogan đồng ý một thỏa thuận ngưng bắn khác mà theo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là một « quyết định lịch sử ». Trước đó, theo yêu cầu của lực lượng Kurdistan, quân đội Syria và quân cảnh Nga được đưa lên vùng biên giới.

Erdogan mất hai phần ba chỉ tiêu ban đầu ?

Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23 tháng 10 nói gì ? Nga bảo đảm để cho chiến binh Kurdistan rút khỏi khu vực 440 cây số chiều dài và 30 cây số chiều rộng như Ankara yêu cầu. Thổ Nhĩ Kỳ cũng được quyền kiểm soát 120 cây số biên giới đã chiếm được. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là không giao hết diện tích đất đai vùng biên giới Syria, 13200 km2, cho Thổ Nhĩ Kỳ. So với thỏa thuận với phó tổng thống Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ kiểm sóat được có một phần ba.

Đã vậy, thỏa thuận Sotchi còn quy định hai bên Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra chung dọc theo 320 cây số còn lại ở khoảng cách « 10 cây số » cách biên giới, hầu bảo đảm « toàn vẹn lãnh thổ Syria ». Nhưng toàn bộ 320 cây số biên giới là do Nga và Syria kiểm sóat.

Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ không thực hiện được kế hoạch tự kiểm soát một vành đai an ninh 13200 cây số vuông. Sau khi hãnh diện tuyên bố « đuổi Mỹ ra khỏi khu vực », tổng thống Erdogan gặp lính Nga.

Chưa hết, chiến dịch « Nguồn Hòa Bình » chống người Kurdistan xem như chấm dứt. Vấn đề là liệu về lâu dài có giải quyết được khủng hoảng hay không ?

Theo chuyên gia Maxim Souchkov thuộc Hội Đồng Quốc Tế Vụ của Nga, tình hình vẫn còn nhiều bất trắc : Nếu quyết định triệt thoái của chiến binh Kurdistan đã được Damas và đại diện của phe này thỏa thuận với nhau rồi, thì cuộc đàm phán tại Sotchi là màn đạo diễn tuyệt vời của tổng thống Putin. Còn nếu chưa có thỏa thuận thì coi chừng diễn biến phức tạp.

Liên minh ngầm Damas-Kurdistan ?

Chưa chi mà phát ngôn viên điện Kremlin cảnh báo « Mỹ đã khuyến khích chiến binh Kurdistan ở lại chống quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ».

Ai khuyến khích ? Hư thực chưa rõ.

Điều chắc chắn là mưu kế của tổng thống Erdogan trấn đóng lâu dài tại miền bắc Syria sẽ gặp nhiều khó khăn. Tổng thống Bachar al Assad nhiều lần tuyên bố sẽ không để thế lực ngoại nhập kiểm soát Syria. Dù có lệnh ngưng bắn, ông sẽ tiếp tục chiến dịch tái chiếm lãnh thổ. Hôm thứ Ba, khi nhắc đến tình hình biên giới, lãnh đạo Syria lên án Thổ Nhĩ Kỳ «là bọn cướp đất» và cam kết sẽ « ủng hộ mọi cuộc kháng chiến chống Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược » tuy không nhắc tên lực lượng võ trang Kurdistan.

RFI

 

Cập nhật:

A new Syria takes shape

NYT

31.10.2019

Việc rút quân sự của Hoa Kỳ và sự xâm nhập sau đó  của Thổ Nhĩ Kỳ  vào vùng đông bắc Syria đã làm thay đổi trật tự của Syria, đặc biệt giúp đỡ bốn đối thủ người Mỹ:

■ Tổng thống Bashar al-Assad của Syria mở rộng phần đất kiểm soát của mình.

■ Iran, có được tuyến đường tiếp tế đến Hezbollah, nhóm ủy nhiệm của họ ở Lebanon.

■ Nga củng cốthêm chỗ đứng ở Syria.

■ Nhà nước Hồi giáo (IS) có cơ hội để tập hợp lực lượng trở lại.