Despite being ringed on all sides by the UK – Northern Ireland to west, Scotland to the north, England to the east and Wales to the south – the Isle of Man is not actually part of it.
I’d made my way to this small island in the Irish Sea on a stormy August evening by ferry from Liverpool.
Considering the Isle of Man is just 265 miles from where I live in London, I knew surprisingly little about where I was going.
For all its proximity to mainland Britain, the Isle of Man and its roughly 85,000 residents seem to fly under the radar (không được để ý tới). It receives relatively few visitors: just more than 300,000 in 2018. That’s certainly not a number to be sniffed at, but it pales in comparison to the approximately 2.4 million who visited the Isle of Wight, which is two-thirds its size. And despite the island being ringed by the United Kingdom – Northern Ireland to west, Scotland to the north, England to the east, and Wales to the south – the Isle of Man is not actually part of it.
The island was first settled by the Celts, then by the marauding Vikings who eventually established the Kingdom of the Isles that stretched up the west coast of Scotland.
In 1266, The Perth Treaty between Norway and Scotland officially recognised the Isle of Man under Scottish sovereignty, which led to nearly a century of tug of war between England and Scotland – a battle eventually won by the English.
Today, like the Channel Islands of Jersey and Guernsey, the Isle of Man is a Crown dependency, meaning that while the United Kingdom is technically responsible for it, it remains separate, and politically autonomous – except in matters of defence and foreign affairs – even though the island’s inhabitants are British citizens.
Likewise, as a dependency, it cannot be considered an individual Commonwealth nation, but because the UK’s Commonwealth membership includes the Isle of Man, it can compete in the Commonwealth Games – but separately from the UK of course.
It’s also not part of the European Union, but is within the EU Customs zone.
“Independence is a strong part of the character of the people of the island. We’re not part of the UK, or the British Isles – we’re Manx,” said Phil Gawne, a former politician on the island and leading advocate for Manx heritage. (“Manx”, which comes from the Old Norse word “Maniske”, pertains to the Isle of Man, its people and language.)
I disembarked the ferry in Douglas, the island’s capital, and over the next few days as I criss-crossed the small island, I started to understand what Gawne meant.
Unsurprisingly, considering its geographical location, the Isle of Man feels like a patchwork of the British Isles.
Gentle fields of southern England meet misty Irish hills around the village of Kirk Michael, while craggy Welsh coastlines merge with the drama of the Scottish Highlands as you climb to the island’s highest point, Snaefell mountain.
On a clear day from atop this barren, wind-whipped summit, you can turn in a circle and see each country of the United Kingdom and Ireland.
But although the island feels British, it’s in a cosy, old-fashioned way you only occasionally find in the UK today. The classic red telephone boxes, many with a Yellow Pages telephone directory inside, are scattered throughout the island.
A walk along the capital’s seafront promenade, with its grandiose Gaiety Theatre and neatly kept Edwardian-era guest houses, adds to the air of British familiarity – but feels closer to 1919 than to 2019.
On first hearing it, the Manx accent sounds somewhat Liverpudlian, but seems to range in lilt and strength through the island, and I rarely encountered two people who sounded exactly alike.
“We’re occupying the space between. The Manx accent is a strange one, sometimes quite Scouse, sometimes you can hear the Irish intonation in it,” said Dr Breesha Maddrell, director of Culture Vannin, the government’s cultural wing.
And in that charming way that the Isle of Man has to confuse and confound, the island has its own language, too: Manx Gaelic, the island’s historical language, which shares linguistic roots with Scottish and Irish Gaelic and is thought to have been brought to the island around 5AD by the Celts.
The 19th and 20th Centuries saw a dramatic decline in the usage of Manx, with it being increasingly viewed by island residents as a backward language.
“During the 1950s and ‘60s, a lot of Manx had to leave the island because of economic reasons and there was a general sense of decline. Manx speakers were thrown out of pubs in the 1960s and ‘70s. There was a generation who died out sometime around the 1990s who were strongly against the language,” Gawne told me.
In 1974, the last native Manx speaker (defined as one who spoke it as a first language) passed away, and in 2009, Unesco somewhat hastily declared the language extinct, despite there being a primary school on the island that only taught in Manx.
Children from Bunscoill Ghaelgagh school famously wrote to Unesco posing the obvious question: how can our language not exist if we can write in it?
“We were told that the language we use every day to play and to learn about the world was extinct and that nobody spoke it,” said Isla Callister, a student in the school at the time. “So we sent the letters to show that they couldn’t be more wrong.”
Unesco quickly downgraded the language back to “endangered”, and Manx Gaelic has been battling back ever since, led by a passionate group of people.
Central to the revival has been Bunscoill Ghaelgagh which teaches entirely in Manx. But the language classes are not merely limited to children, with many adults taking up Manx, too.
“This fierce little language has risen from the fire like a phoenix,” Maddrell said.
A 1961 census recorded just 165 speakers on the island; today that number is more than 2,000.
Poetry and music have been fundamental to its revival, and groups regularly perform in Manx across the island, with genres varying from traditional folk music to rap.
Interestingly, the decline in the use of Manx from the 19th Century onwards inevitably led to gaps in the lexicon, which has allowed for an almost pioneering freedom, with new words and phrases being created to adapt Manx to the modern world.
Just last year, “tholtan” (meaning “a ruined barn” or “cottage”) and “skeet” (“a quick a look”) were added to the Manx dictionary.
“We have many words for jellyfish, but what we like the most is ‘smug rauney’, which translates as ‘seal snot’,” Maddrell told me, “and a swallow is ‘gollan geayee’, which means ‘fork of the wind’.”
While ambling along a quiet path near Port St Mary, I spied a black cat sitting nonchalantly ahead of me. On hearing my approach, it fled into the undergrowth.
Not a particularly ground-breaking event, except that this was my first sight of a “rumpy”, the name given to a breed of cat native to the island born entirely tailless.
On my ascent of Snaefell, a giant wheel appeared in the distance, protruding out of a blanket of vegetation. My guide explained that this was “The Lady Isabella”, the largest working water wheel in the world, which sits above the old Great Laxey Mine.
And after making my first purchase on the island, I was slightly taken aback to find my change given in a currency I’d never seen but which felt oddly familiar.
A Manx pound coin, which is at parity with sterling, looks incredibly similar to the old British pound coins, with perhaps slightly more rounded edges.
And speaking of finance, the island has no capital gains tax, stamp duty or inheritance tax, making it an enticing prospect for many.
In the town of St John’s, I visited a small, grassy mound called Tynwald Hill, which has a strong claim to be the longest continuously used legislative site anywhere in the world.
The first gathering at Tynwald is thought to have taken place in 979AD by the Vikings, providing a crude form of parliamentary governance some 236 years before England held its first.
Today the two legislative chambers on the Isle of Man still meet on the 3.5m grassy hill, with the eye-catching, three-legged Manx flag fluttering above it, every year on Tynwald day, 5 July.
Yet, for all its political and historical importance, Tynwald Hill, like the rest of the island, is wonderfully understated.
I stood there completely alone on a warm summer morning, the occasional car creeping past on the main road.
Another day, I sat alone on the small carriages of a steam train running from Port Erin to Douglas – the service, one of three on the island, has been in operation since 1874.
The train, one of those old-fashioned relics rarely seen and even more rarely ridden, clattered through the countryside, every now and again coming to a wheezing stop in a small rural village with a wonderful name like Ballasalla, where the train conductor would amble slowly down the platform and nobody would get on or off. Before you knew it, we were up to full speed and whistling through tunnels like it was the late 19th Century once more.
On the day I left, impenetrable fog and a biting cold had me checking my calendar to make sure it was still August.
The Isle of Man is thought to take its name from Manannán, a Celtic sea god who was said to defend the island by conjuring mists to cloak it from invaders.
As I stood on the stern of the ferry, the island shimmered slightly on the horizon then disappeared altogether.
Invaders have come and gone, but it doesn’t take long to realise that what makes this little island so special is because of those who stayed.
Plus, it’s perhaps the only place in the world where a bus will remind you to greet the fairies.
Isle of Man, hòn đảo Anh không thuộc về Anh
Ngay khi chúng tôi đi qua Fairy Bridge (‘Cầu Tiên nữ’) trên chuyến xe buýt 10:30 sáng đến thị trấn nhỏ có tên Port St Mary, một giọng nói du dương được ghi âm sẵn cất lên “Xin chào, các nàng tiên.”
Cây cầu đá đơn sơ được bao phủ kín trong cả bộ sưu tập các dòng lưu niệm và những dải ruy băng màu sắc sặc sỡ.
Trong vô số những điều kỳ lạ khác, người dân địa phương tin rằng nếu không chào những nàng tiên huyền thoại được coi là những người cai quản cây cầu này thì ta sẽ gặp phải điều xui xẻo.
Con đường làng quê nhỏ hẹp được viền bởi vòm cây ẩm ướt càng làm tăng thêm cảm giác của một thế giới đầy mê hoặc.
Khoảnh khắc đó diễn tả hoàn hảo về Isle of Man: một nơi quyến rũ, huyền bí, và có phần khác biệt.
Tôi đến hòn đảo nhỏ ở Biển Ireland này vào một buổi tối tháng Tám đầy giông bão bằng cách đi phà từ cảng Liverpool.
Dù Isle of Man chỉ cách London, nơi tôi đang sống, có 265 dặm, song tôi nhận ra rằng tôi vẫn phải ngạc nhiên đôi chút về nơi tôi đến.
Dù thực sự gần gũi với lục địa đảo lớn Anh, Isle of Man với khoảng 85.000 dân dường như nằm ngoài tầm hiển thị của hệ thống radar.
Tương đối ít du khách đến thăm nơi đây: chỉ hơn 300.000 lượt trong năm 2018. Đó tất nhiên không phải là một con số ít ỏi, nhưng quả không đáng gì so với khoảng 2,4 triệu lượt du khách ghé thăm Isle of Wight, hòn đảo có kích thước chỉ bằng hai phần ba Isle of Man.
Và mặc dù hòn đảo được bao quanh tứ phía bởi Vương quốc Anh – Bắc Ireland ở phía tây, Scotland ở phía bắc, Anh ở phía đông và Wales ở phía nam – Isle of Man không thực sự là một phần của xứ sở sương mù.
Người Celt là những người đầu tiên tới định cư trên đảo, sau đó là bước chân chinh phạt của người Viking, những người cuối cùng đã thành lập nên Vương quốc Quần đảo, gồm các đảo trải dài ở vùng biển ngoài khơi phía tây Scotland.
Năm 1266, Hiệp ước Perth giữa Na Uy và Scotland chính thức công nhận Isle of Man thuộc chủ quyền của Scotland, dẫn đến gần một thế kỷ giằng co giữa Anh và Scotland – để rồi người Anh cuối cùng giành chiến thắng.
Ngày nay, giống như các đảo Jersey và Guernsey thuộc English Channel, Isle of Man là một đảo thuộc địa của Hoàng gia Anh, có nghĩa là trên danh nghĩa thì chịu sự cai quản của Vương quốc Anh, nhưng nơi đây vẫn tách biệt với Anh về chính trị – ngoại trừ trong các vấn đề quốc phòng và ngoại giao – dẫu cho các cư dân trên đảo đều là công dân Anh.
Tương tự, với tư cách là một đảo thuộc địa, Isle of Man không được coi là một quốc gia độc lập trong Khối thịnh vượng Chung, thế nhưng vì vị thế thành viên Khối thịnh vượng chung của Vương quốc Anh áp dụng cho cả Isle of Man, nên đảo này lại được quyền dự thi các Đại hội Thể thao của Khối – dĩ nhiên với tư cách riêng, không dính gì đến Vương quốc Anh.
Lãnh thổ này không thuộc khối Liên hiệp châu Âu, nhưng lại nằm trong khu vực Thuế quan Liên hiệp châu Âu.
“Độc lập là một phần mạnh mẽ trong tính cách của người dân trên đảo. Chúng tôi không phải là một phần của Vương quốc Anh, hay Quần đảo Anh – chúng tôi là người Manx,” Phil Gawne, cựu chính trị gia trên đảo và là người tiên phong ủng hộ cho di sản văn hóa Manx, khẳng định. (“Manx” có nguồn gốc từ tiếng Na Uy cổ, từ nguyên bản “Maniske”, dẫn đến tên gọi đảo Isle of Man, chỉ con người và ngôn ngữ sử dụng trên đảo.)
Tôi rời phà lên bộ ở bến Douglas, thủ phủ của đảo, và trong vài ngày tiếp theo khi đi lòng vòng khắp nơi, tôi bắt đầu hiểu ý của Gawne.
Không ngạc nhiên gì, nếu xét về vị trí địa lý thì Isle of Man giống như một miếng vá của quần đảo Anh.
Những cánh đồng hiền hòa của miền nam xứ Anh (England) gặp những ngọn đồi Ireland mù sương quanh làng Kirk Michael, trong khi bờ biển xứ Wales hiểm trở kết hợp với cao nguyên Scotland tại điểm cao nhất của hòn đảo là đỉnh núi Snaefell.
Vào ngày trong trẻo, từ trên đỉnh cao trơ trọi lộng gió này, bạn có thể phóng tầm mắt một vòng xung quanh và nhìn ngắm thấy từng xứ của Vương quốc Anh và Ireland.
Dù hòn đảo mang đậm phong cách Anh, nhưng nó lại theo cách kiểu cổ, ấm cúng mà bạn hiếm khi nhận thấy ở Vương quốc Anh ngày nay.
Các bốt điện thoại công cộng màu đỏ cổ điển, nhiều bốt còn để sẵn cả cuốn danh bạ Trang Vàng bên trong, nằm rải rác trên đảo.
Một lối đi bộ dọc theo bờ biển của thủ phủ, với Nhà hát Gaiety hoành tráng và các nhà trọ xây từ thời vua Edward được coi sóc gọn gàng làm tăng thêm không khí quen thuộc của Anh – nhưng cảm giác giống như năm 1919 hơn là năm 2019.
Thoáng nghe thì giọng Manx có vẻ hơi giống phương ngữ của người vùng Liverpool, nhưng khi nghe nhiều hơn ta sẽ thấy ngữ điệu và âm vực lại khác nhau ở từng vùng của hòn đảo, và tôi hiếm khi bắt gặp hai người nói giống hệt nhau.
“Chúng tôi chiếm lĩnh khoảng trống ở giữa. Giọng Manx có ngữ điệu lạ, đôi khi khá giống giọng Scouse (là phương ngữ bắt nguồn từ giọng Liverpool), đôi khi bạn lại có thể nghe thấy ngữ điệu Ireland trong đó,” Tiến sĩ Breesha Maddrell, giám đốc Quỹ Culture Vannin (Quỹ di sản văn hóa Manx) phụ trách lĩnh vực văn hóa của chính quyền, cho biết.
Và theo đúng cách quyến rũ mà Isle of Man luôn gây bối rối và làm cho bạn ngạc nhiên, hòn đảo cũng có ngôn ngữ riêng của nó: Manx Gaelic, ngôn ngữ lịch sử của hòn đảo, có nguồn gốc chung từ tiếng Gael của người Scotland và người Ireland, được cho là do người Celt mang đến hòn đảo khoảng năm thứ 5 sau Công nguyên.
Thế kỷ 19 và 20 đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của việc sử dụng tiếng Manx, với việc ngày càng bị cư dân đảo coi là ngôn ngữ lạc hậu.
“Trong thời thập niên 1950 và 60, rất nhiều người Manx phải rời đảo vì những lý do kinh tế, và khi đó người ta có cảm giác chung là mọi thứ suy tàn. Hồi thập niên 1960 và 70, những ai nói tiếng Manx thì bị ném ra khỏi quán rượu. Hồi khoảng thập niên 1990, đã có cả một thế hệ mạnh mẽ chống đối thứ ngôn ngữ này,” ông Gawne nói với tôi.
Năm 1974, người nói tiếng Manx bản ngữ cuối cùng (được định nghĩa là người dùng tiếng Manx là ngôn ngữ thứ nhất) qua đời, và năm 2009, Unesco vội vàng tuyên bố ngôn ngữ này tuyệt chủng, dù cho vẫn có một trường tiểu học trên đảo chỉ dạy ngôn ngữ duy nhất là tiếng Manx.
Học sinh từ trường Bunscoill Ghaelgagh nổi tiếng về việc đã chất vấn Unesco với câu hỏi: làm sao mà ngôn ngữ của chúng tôi lại tuyệt chủng được một khi chúng tôi đang dùng nó để viết?
“Chúng tôi được cho biết rằng ngôn ngữ mà chúng tôi đang sử dụng hàng ngày để vui chơi và học hỏi về thế giới đã bị coi là tuyệt chủng và không có ai còn dùng thứ tiếng đó cả,” Isla Callister, một học sinh trong trường vào thời điểm đó, nói. “Vì vậy, chúng tôi đã gửi thư để cho thấy rằng họ hoàn toàn sai lầm.”
Unesco đã nhanh chóng hạ mức, đưa tiếng Manx thành thứ ngôn ngữ “khẩn nguy”, và kể từ đó, tiếng Manx Gaelic, với sự dẫn dắt của một nhóm người tràn đầy nhiệt huyết, đã chiến đấu quật cường trở lại.
Trung tâm của sự hồi sinh chính là trường Bunscoill Ghaelgagh, nơi việc dạy và học được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Manx. Các lớp học ngôn ngữ không chỉ dành cho trẻ em mà cả người lớn cũng nhiều người tìm đến học tiếng Manx.
“Thứ ngôn ngữ ít người dùng nhưng quật cường này đã trỗi dậy như chim phượng hoàng từ tro tàn hồi sinh,” Maddrell nói.
Cuộc điều tra dân số năm 1961 ghi nhận chỉ còn có 165 người nói tiếng Manx trên đảo; ngày nay con số đã lên tới trên 2.000 người.
Thơ ca và âm nhạc là nền tảng cho sự hồi sinh này, với các nhóm thường xuyên biểu diễn bằng tiếng Manx trên khắp hòn đảo qua các thể loại khác nhau, từ âm nhạc dân gian truyền thống đến nhạc rap.
Thật thú vị, việc suy giảm sử dụng tiếng Manx từ Thế kỷ 19 trở đi đã không tránh khỏi những lỗ hổng trong từ vựng, lại cho phép sự tự do sáng tạo thăng hoa với những từ và cụm từ mới được tạo ra giúp tiếng Manx thích ứng với thế giới hiện đại.
Mới năm ngoái đã có thêm những từ ngữ mới được bổ sung vào từ điển tiếng Manx, gồm từ “tholtan” (có nghĩa là “một nhà kho dột nát” hay “một căn nhà tranh”), và từ “skeet” (“một cái liếc trộm/cái nhìn nhanh”).
“Chúng tôi có nhiều từ để nói về con sứa, nhưng từ mà chúng tôi thích nhất là ‘smug rauney‘, được dịch là ‘dãi hải cẩu’,” Maddrell nói với tôi, “và chim nhạn thì là ‘gollan geayee‘, có nghĩa là ‘cây đinh ba của thần gió’.” (ngôn ngữ này giàu hàm ý tượng hình)
Khi đi dọc theo con đường yên tĩnh gần Cảng St Mary, tôi nhìn thấy một con mèo đen đang ngồi thờ ơ ngay trước mặt. Nghe thấy tiếng bước chân đến gần, nó liền chạy trốn vào bụi rậm.
Không có gì đặc biệt ghê gớm cả, ngoại trừ việc đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một con “rumpy”, tên gọi một giống mèo bản địa của đảo mà bẩm sinh hoàn toàn không có đuôi.
Trên đường tôi leo lên đỉnh Snaefell, một bánh xe khổng lồ xuất hiện từ xa, nhô vượt lên khỏi thảm thực vật. Hướng dẫn viên đi cùng giải thích rằng đây là “The Lady Isabella”, bánh xe nước lớn nhất thế giới hiện vẫn còn hoạt động, nằm trên mỏ Great Laxey cũ.
Và sau khi mua món đồ đầu tiên trên đảo, tôi hơi ngạc nhiên khi được trả lại bằng loại tiền mà tôi chưa nhìn thấy bao giờ nhưng lại cảm thấy quen thuộc một cách kỳ lạ.
Một đồng xu Manx, giá trị tương đương với đồng bảng Anh, trông cực kỳ giống với đồng xu bảng Anh cũ, có lẽ các cạnh tròn hơn một chút thôi.
Nói về mặt tài chính thì hòn đảo này không đánh thuế đối với tiền lời từ việc bán tài sản, thuế trước bạ hay thuế đối với tài sản thừa kế, khiến nơi này có sức hấp dẫn đối với nhiều người.
Tại thị trấn St John’s, tôi đến thăm ngọn đồi nhỏ có tên là Tynwald Hill, nơi mạnh mẽ nhận là địa điểm lập pháp được sử dụng liên tục lâu nhất trên thế giới.
Cuộc họp mặt đầu tiên tại Tynwald được cho là diễn ra vào năm 979 sau Công nguyên của người Viking, và từ đó đã hình thành một hình thức quản trị nghị viện sơ khai, khoảng 236 năm khi nước Anh lần đầu tiên lập ra cơ quan lập pháp.
Ngày nay, vào ngày 5/7 hàng năm, lưỡng viện Quốc hội của Isle of Man vẫn tổ chức họp trên ngọn đồi đầy cỏ Tynwald Hill cao 3,5m, nơi tung bay lá cờ Manx với hình ba chân bắt mắt ở trên.
Ấy vậy nhưng về cả tầm quan trọng chính trị lẫn lịch sử, Tynwald Hill cũng như phần còn lại của hòn đảo đều bị coi nhẹ đi.
Một mình tôi đứng đó thưởng thức buổi sáng mùa hè ấm nóng, thi thoảng mới có chiếc xe chạy qua trên đường chính trước ngọn đồi.
Một hôm khác, tôi ngồi một mình trên đoàn tàu nhỏ chạy bằng hơi nước, đi từ Cảng Erin đến Douglas – một trong ba tuyến trên đảo, đã hoạt động từ năm 1874.
Đoàn tàu này, một trong những dấu ấn kiểu cũ hiếm thấy và thậm chí hiếm cả hành khách, chạy qua vùng nông thôn, thỉnh thoảng lại đến một điểm dừng, ì ạch phun hơi nước khò khè ở một ngôi làng nhỏ với một cái tên tuyệt vời như Ballasalla, nơi người lái tàu sẽ điều khiển tàu chầm chậm vào sân ga dù chẳng có ai lên hoặc xuống tàu.
Trước khi bạn nhận ra điều đó thì chúng tôi đã tăng tốc tối đa và kéo còi vang rền khi chạy qua các đường hầm giống như đang sống ở cuối Thế kỷ 19 một lần nữa.
Vào ngày tôi rời đi, sương mù dày đặc không thể nhìn thấy được gì và cái lạnh buốt giá đã khiến tôi kiểm tra lịch của mình để chắc chắn rằng vẫn đang là tháng Tám.
Isle of Man được cho là lấy tên từ Manannán, vị thần biển Celtic đã bảo vệ hòn đảo bằng cách làm ra sương mù để che giấu hòn đảo khỏi những kẻ xâm lược.
Tôi đứng trên đuôi phà nhìn hình bóng hòn đảo mờ ảo trên đường chân trời rồi biến mất hoàn toàn.
Những kẻ xâm lược đã đến và đi, nhưng điều đó không làm chúng ta mất nhiều thời gian để nhận ra rằng thứ làm cho hòn đảo nhỏ này trở nên đặc biệt chính là những người ở lại.
Và hơn nữa, có lẽ đây là nơi duy nhất trên thế giới có chuyến xe buýt biết nhắc bạn chào các nàng tiên.