Mục lục
What we can learn from conspiracy theories
In 331 BC, something was wrong with Rome. Across the city, swathes of eminent men were succumbing to sickness, and practically all of them were dying. The losses were as baffling as they were alarming.
Then one day, a slave approached a curule aedile – a kind of magistrate – and hinted that she might know why.
The girl led a team of investigators to various houses, where she claimed they would find an alliance of upper-class women secretly preparing poisons. They did.
The accused were dragged to the central square, and asked to prove their innocence. Since they claimed their concoctions were medicinal, would they drink them?
Alas, two of the suspects obliged – and promptly dropped dead.
Mass arrests followed, and a further 170 women were found to be involved.
The incident was a huge scandal. In the aftermath, the people of Rome elected a dedicated official to perform a ritual banishment of evil, a tactic which had previously only been used as a last resort after extreme civil unrest.
Or, at least, this is the version of events that was dutifully recorded by the respected historian Livy, who was born a few hundred years later.
But he wasn’t convinced that the women were really responsible, and neither are modern-day experts.
Instead, Livy pointed to a far more rational explanation: an epidemic.
At the time, the city was in the grip of an unknown plague – a common cause of death in the classical world.
Mass poisonings, on the other hand, were unheard of. The case discussed by Livy was the first of its kind, and the whole affair had struck Roman citizens as distinctly odd.
In fact, the women probably really were preparing medicines – and the rest of the story was heavily embellished or entirely made up.
The infamous poisonings of 331 BC are thought to be a conspiracy theory, to explain deaths that had an obvious cause all along.
Amid the current pandemic, this scenario is oddly familiar.
Since the beginning of April, at least 77 phone masts and 40 engineers have been attacked in the UK, after some people bought into the erroneous idea that Covid-19 is somehow being spread by powerful forces in the global telecommunications industry.
Now the rumour has spread to the US, where there are fears it may lead to further violence. Yet again, reason is being cast aside, in favour of a niche explanation that involves a convoluted secret plot. (Find out why 5G is not responsible for transmitting Covid-19.)
The question is, why did these alternative stories catch on?
The Romans viewed slaves and upper-class women with suspicion (Credit: Alamy)
From alien lizard rulers to shark attacks instigated by spies and elaborate multi-billion-dollar hoaxes, the menagerie of conspiracy theories in existence is so bizarre, the reasons some take off – and others vanish without a trace – may seem almost random.
There’s even a conspiracy theory about how conspiracy theories were invented (in keeping with the standard conspiracy formula, the CIA were allegedly involved).
But there are patterns hidden in their strangeness.
The latest thinking suggests that conspiracy theories are filtered by a kind of natural selection, which allows those that fit certain requirements to spread rapidly through our societies – while others are confined to the darkest corners of the internet.
What makes a conspiracy appealing to the masses? And is there anything they can teach us about the problems we face – and how to fix them?
Convincing culprits
First up – successful conspiracies always have the right villain.
Throughout history, many widely accepted conspiracy theories have conveniently placed the blame for distressing incidents or trends on the population’s favourite baddies.
According to an analysis by Victoria Pagan, a classical historian at the University of Chicago, the success of the Roman poisonings conspiracy is likely to be partly down to the way it portrayed upper-class women and slaves, who powerful male elites found threatening.
Though the civilisation relied heavily on the exploitation of both these groups, men were constantly worried that their subordinates would turn on them.
High-status women were generally viewed with suspicion, and often portrayed as secretive and dangerous.
Slaves, on the other hand, had been known to murder their masters from time to time – and there was a long-standing paranoia that they sometimes acted as spies, and so couldn’t be trusted.
In short, a conspiracy involving a gang of murderous women being betrayed by their slaves was ideal – it was always going to be more appealing than the truth.
Collective anxieties
Meanwhile, in the modern world, it’s no accident that popular conspiracies tend to concern themes such as alien life, religious minorities, powerful elites, rival nations, mysterious technologies and the destruction of the environment.
“Across the world, people generally believe in theories that are related to the cultural and historical events that have happened in particular places,” says Karen Douglas, a social psychologist at the University of Kent.
Each society has its own anxieties and obsessions – and successful conspiracy theories generally tap into them. Take Romania, where many women decline to have their daughters vaccinated against HPV, the virus responsible for 99% of cervical cancers.
Successful conspiracy theories generally tap into a society’s anxieties and obsessions (Credit: Getty Images)
In 2008 – the first year the vaccine was offered – just 2.5% of eligible Romanian women had it. The rates were so low, the school-based vaccination programme was eventually abandoned altogether.
This is particularly surprising, when you consider that elsewhere in Europe, the HPV jab is extremely popular, with uptake at around 80% or higher, and that the nation has a long track record of having the highest fatality rates from cervical cancer on the continent.
There are several reasons for Romanian mothers’ suspicion of the vaccine, but research has shown that one is the abundance of conspiracy theories about the true motivations for providing it, including the idea that it’s an attempt to control the world’s population by making women infertile and that it’s a medical experiment by the pharmaceutical industry – though there is no evidence for either.
These, in turn, may have been fed by the country’s history of meddling with women’s fertility, along with a general lack of trust in the healthcare system; it’s still common for patients to bribe medical staff for even basic care, and many of the women in the study reported suspicion about why the vaccination programme was free of charge.
In some cases, it’s thought that concerns like these remain dormant in our minds, until certain events – such as political change – activate them. This can lead them to fuel our collective belief in conspiracy theories.
Anti-Semitic theories – such as the idea that Jews are powerful and engaged in secret evil plots – have historically emerged during times of societal stress, such as periods of unemployment – possibly because they allow people to consolidate blame for what can be the result of a complex set of societal and economic circumstances instead on a single scape-goat.
Research has shown that people who have a social identity centred around victimhood are more susceptible to conspiracy theories that villainise Jews, and this might also be true at a societal level.
Tribalism
This fits with another common ingredient in popular conspiracies – they make us feel good about our own social group, often while putting down those we see as our rivals.
“That can be your national group, or your gender group or whatever,” says Douglas. “There’s some evidence that people are attracted to conspiracy theories that satisfy these prejudiced attitudes.”
By emphasising the distinctions between “ingroups” and “outgroups”, conspiracy theories may also lead to stronger social bonds – and provide a sense of protection against those people find threatening. Accordingly, conspiracy theories are often widespread in groups that are involved in mutual conflict.
In Romania, there is a general lack of trust in the healthcare system, which might explain the abundance of conspiracy theories about the HPV vaccine (Credit: Alamy)
Uncertainty
“There is some research to suggest people turn to conspiracy theories more when they’re confronted with crisis situations,” says Douglas.
The idea that 5G and other earlier mobile phone networks are somehow bad for our health has been around for years – ever since the technology entered widespread use around 30 years ago.
To begin with, it was falsely accused of being responsible for causing autism, infertility and cancer, among other things – but generally confined to the most hardcore conspiracy theorists.
The emergence of a mysterious new coronavirus in December 2019 set the stage for a new slant on this enduring idea.
On the 22 January – when the virus still had infected just 314 people, leading to six fatalities, an article was published that changed everything.
It was an interview with obscure family doctor in a Belgian newspaper, and titled “5G is life-threatening, and no one knows it”. Crucially, it linked the dangers of 5G to the new coronavirus even though there is no evidence to support the claim. And that was it.
“Conspiracy theories tend to emerge quite quickly when something important happens,“ says Douglas. “They come out of the blue when there’s some kind of crisis or conflict that people really want to explain and want to have answers for.”
She points out that the recent bushfires in Australia also led to a number of trendy conspiracies.
The 5G theory has been called a “conspiracy cocktail”, since it involves several of humanity’s greatest fears, shaken together in one deliciously appetising mixture.
As well as the perennial fear of new or invisible technology, which seems to pervade many popular conspiracy theories, it also taps into an undercurrent of anxiety about the emergence of China as a global superpower.
Another reason the 5G conspiracy might be more appealing than the truth is that it’s a story.
Fairy tales, legends, anecdotes and gossip are how our brains make sense of the world – they go back tens of thousands of years, and they’re arguably what makes us human.
In times of crisis, it’s possible that we turn to conspiracies because we find them reassuring.
Conspiracy theories have all the elements of a good story – terrifying villains, creative plots, and moral lessons.
Because of this, a well-constructed conspiracy can have a powerful hold on the public imagination, in a way that a narrative about a “virus emerged entirely unpredictably and killed thousands for no reason” is unlikely to be able to rival.
Some psychologists have compared conspiracy theories to religious beliefs, in the way that they help us to feel more in control, by taking unpredictable or random events and making them seem somehow predestined or shaped by human hands.
Others have gone so far as to suggest that this is why they stick: in their content, storylines and purposes, they come uncannily close to the beliefs perpetuated by many organised religions.
Some people believe in conspiracy theories to such an extent that they will even put their lives on the line, in their attempts to prove themselves right.
It’s thought that people are more susceptable to conspiracy theories during a crisis (Credit: EPA)
Knowledge gaps
Similarly, leading conspiracy theories often address some kind of ambiguity or mystery, from unexplained plane crashes to sudden celebrity deaths.
Where the authorities either can’t or won’t provide more information, these knowledge gaps combine with a general mistrust – driving the public straight into the arms of those who claim they have the answers.
This is compounded by the fact that science, government inquiries and other legitimate forms of information-gathering can be painfully slow, in the meantime leaving a temporary void in which other sources can become established.
After the disgraced scientist Andrew Wakefield falsely claimed that the MMR vaccine can lead to autism in the 1990s, it took decades of research to establish beyond reasonable doubt that this had absolutely no scientific basis – in which time, the conspiracy had time to do serious damage.
Eventually, conspiracy theories can become so popular that they enter a positive feedback loop, in which the more they’re discussed, the more legitimate they seem.
For example, a recent analysis of Tweets that mention 5G and Covid-19 found that just 34.8% included a suggestion that the two are linked, while the majority either denounced the theory or didn’t express an opinion.
Unfortunately, whether the users were making fun of the idea or explaining why it’s false, they were still raising the profile of the idea.
Indeed, the advent of social media and the rise of new technologies have been big moments in the history of conspiracy theories.
“Of course you will find more geographically localised conspiracies in certain countries that other people don’t even know about,” says Douglas. “But it is true that the way that we communicate with people now and the way we consume information is much more global than it was before, so some conspiracy theories are just very, very well-known across the world.”
Some conspiracy theories, such as those that involve exclusive groups of people secretly running the world, are now ubiquitous, she observes.
As politics becomes more polarised, some experts think that it’s becoming easier for conspiracy theories to take hold (Credit: Reuters)
Ulterior motives
As our societies are changing, so are conspiracies – and Russell Muirhead, a political scientist at Dartmouth College, New Hampshire, is concerned about the direction they’re taking.
“Classically, conspiracy theories are propagated by people on the margins – they’re almost a weapon of the powerless, for holding the powerful to account,” he says.
“But right now the new stuff is coming directly from the powerful, which is really quite extraordinary.”
Since the Covid-19 pandemic began, numerous world leaders have announced their public support for related conspiracy theories, which often align remarkably well with their own agendas.
For example, US President Donald Trump recently suggested he has seen evidence the coronavirus originated in a Chinese lab while his own intelligence agencies have said there is no evidence for this.
Venezuelan President Nicolás Maduro has also claimed it’s the other way around – the pandemic was caused by a bioweapon that was unleashed on China (but again there is no evidence for this).
We are, Muirhead suggests, being manipulated by our own weapons. “There’s this effort by politicians to erase facts and evidence and remake the world into something more conducive to their goals.”
It’s thought that a new type of conspiracy is emerging, which doesn’t require any evidence or justification (Credit: Alamy)
The whole scenario is also being exacerbated by the fact that many countries, such as the United States, are experiencing record levels of political polarisation at the moment. “That’s kind of motivated this new conspiratorial talk,” says Muirhead.
He gives the example of “Pizzagate”, the entirely discredited and widely condemned conspiracy that linked former US presidential candidate Hillary Clinton’s campaign manager to an alleged child abuse ring in the basement of a pizza restaurant. Despite being entirely made-up, it gained widespread support in 2016, culminating in a man firing an assault rifle inside the business.
“This conspiracy doesn’t try to explain anything about the world,” says Muirhead. “What it does do is paint Hillary Clinton, not just as somebody who [in some people’s opinions] is, on balance, less desirable than her opponent, but as the sort of human being who is worse than a Nazi.”
In the book “A Lot of People Are Saying”, which Muirhead co-authored with the political scientist Nancy Rosenblum from Harvard University, he introduces a second new trend in the conspiracy world: conspiracy without the theory.
“Not only were there no children being held captive at the pizza restaurant, there wasn’t even a basement,” says Muirhead. “What surprised us was the way this narrative was a complete fabrication, from beginning to end.”
He explains that normally conspiracy theories would start with a kernel of truth – an event in the real world that’s easy to see and hard to understand, like an assassination or an attack – and build on it. But the latest generation of conspiracies skip this first step and seem to be successful regardless of how blindingly obvious it is that they’re false.
“I’m worried that ordinary people trying to understand the world are going to become very disoriented as they try to navigate this kind of whiteout blizzard of conspiratorial fictions and lies,” says Muirhead.
The “Pizzagate” conspiracy gained widespread support in 2016, despite being entirely made-up (Credit: Reuters)
So what should we do about it?
“We can’t just take on the conspiracy charges one by one by one,” says Muirhead.
In his view, part of the problem is that people have gradually lost trust in experts, governments and powerful institutions.
To fix the system, he suggests that we need to re-legitimise democracy – reform our governments and retrain our institutions.
“In the United States that was done in the early decades of the 20th Century. It rehabilitated the government for new generations, and led to all sorts of progressive reforms, culminating in female suffrage.”
Douglas, on the other hand, thinks more research is needed. “I think it is really, really important to understand where conspiracy theories come from and how they spread, because there’s strong evidence that believing them has significant consequences.”
In particular, she explains that there have been very few studies into why some have extraordinary longevity, such as the Flat Earth, Illuminati and Moon Landing conspiracies, while others die out relatively quickly – though this is something she is starting to look into.
In fact, despite decades of research and an endlessly captivated public audience, there are still many unanswered questions in the field.
“I think there’s a general consensus amongst researchers that we are in an age of conspiracy, but again, there’s no real evidence for that,” says Douglas.
Who knows, perhaps that could be the next conspiracy…
—
Vì sao con người mê mẩn thuyết âm mưu?
Vào năm 331 trước Công Nguyên, có điều không ổn xảy ra với Thành Rome. Khắp thành phố, hàng loạt những người đàn ông xuất sắc đều ngã bệnh, và tất cả bọn họ đều đang chết dần. Tổn thất ghê gớm, mọi người hoảng loạn.
Và rồi ngày nọ, một nữ nô lệ tiến lại gần một vị quan tòa và nói nàng biết lý do vì sao.
Nàng dẫn quan quân đến vài căn ngôi nhà, nơi cô nói họ sẽ tìm ra một nhóm các phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu đang bí mật điều chế độc dược.
Họ tìm ra thật.
Các nghi phạm bị giải ra giữa quảng trường trung tâm, được yêu cầu chứng minh bản thân vô tội. Vì họ cho rằng họ điều chế là để làm thuốc chữa bệnh, vậy họ có dám uống không?
Lạy trời, hai nghi phạm bị ép uống – và lập tức ngã ra chết.
Sau đó, nhiều cuộc bắt bớ trên diện rộng xảy ra; có thêm 170 phụ nữ nữa bị cho là có dính líu đến.
Đây là vụ gây phẫn nộ cực lớn. Sau đó, người dân thành Rome bầu một viên quan để tiến hành nghi lễ xua đuổi tà ma, nghi thức trước đây thường được viện tới như giải pháp cuối cùng sau một vụ náo động dữ dội trong dân chúng.
Hay, ít nhất, đó là phiên bản câu chuyện về sự việc được nhà sử học đáng kính Livy ghi lại trong tâm thế đầy trách nhiệm.
Ông ra đời vài trăm năm sau sự kiện đó. Nhưng ông không tin rằng những phụ nữ là thủ phạm, và cả các chuyên gia thời hiện đại cũng không tin điều này.
Livy chỉ ra một nguyên nhân có lý hơn nhiều: đó là dịch bệnh đã xảy ra.
Thời đó, thành phố bị bủa vây bởi những dịch bệnh không ai rõ là gì – đây là nguyên nhân phổ biến gây chết người thời cổ đại.
Mặt khác, đầu độc hàng loạt lại là nguyên nhân chưa từng nghe đến. Vụ án mà Livy viết về là vụ đầu tiên kiểu này, và toàn bộ sự việc đã khiến cư dân Thành Rome cảm thấy rất lạ lùng.
Trong thực tế, có lẽ những phụ nữ đó thực sự đang điều chế thuốc – và phần còn lại của câu chuyện đã bị thêm mắm dặm muối hoặc hoàn toàn bịa đặt.
Vụ đầu độc nổi tiếng vào năm 331 trước Công Nguyên được cho là thuyết âm mưu nhằm giải thích cho những cái chết có nguyên nhân rõ rành rành từ thời đó.
Thuyết âm mưu thời hiện đại
Giữa thời đại dịch hiện tại, kịch bản này giống nhau đến kinh ngạc.
Từ đầu tháng Tư, ít nhất 77 cột thu phát sóng điện thoại và 40 kỹ sư bị tấn công ở Anh Quốc, sau khi một số người tin vào ý tưởng sai lệch là Covid-19 bằng cách nào đó lây lan qua công nghệ viễn thông toàn cầu.
Giờ đây, tin đồn đã lan tới Mỹ, nơi người ta lo ngại sẽ dẫn đến thêm nhiều vụ bạo lực. Một lần nữa, lý lẽ bị đẩy ra ngoài lề, thay cho cách giải thích nông cạn tin rằng căn bệnh liên quan đến một kịch bản bí mật đầy hiểm hóc.
Câu hỏi là, tại sao những câu chuyện như thế lại phát sinh?
Từ kẻ thống trị vốn là loài bò sát xâm lăng đến từ ngoài hành tinh, cho đến cá mập tấn công theo sắp đặt của điệp viên, cho đến những vụ lừa tinh vi trị giá hàng tỉ đô la, đủ kiểu thuyết âm mưu đang tồn tại cực kỳ kỳ quái; mà lý do khiến một số thuyết âm mưu trỗi dậy, trong khi số khác biến mất không còn dấu vết – có lẽ hầu như là ngẫu nhiên.
Thậm chí còn có cả thuyết âm mưu theo đó giải thích thuyết âm mưu được chế biến ra sao (để theo đúng chuẩn công thức chế thuyết âm mưu, CIA cũng bị cáo buộc có liên quan).
Nhưng có những mô thức ẩn sau sự kỳ lạ của chúng.
Ý tưởng gần đây nhất cho rằng thuyết âm mưu được gạn lọc theo cách gần giống với chọn lọc tự nhiên, cho phép những thuyết âm mưu có một số đặc tính có thể lan truyền nhanh trong xã hội – trong khi một số khác lại nằm chết dí đâu đó trên internet.
Vậy điều gì khiến thuyết âm mưu hấp dẫn với đám đông? Và liệu có gì mà chúng có thể dạy ta về vấn đề ta phải đối mặt – và làm sao để sửa chữa chúng?
Thủ phạm đầy tính thuyết phục
Đầu tiên, những thuyết âm mưu thành công là những thuyết luôn có kẻ thích hợp để vào vai ác.
Trong suốt lịch sử, rất nhiều thuyết âm mưu được chấp nhận rộng rãi đều đổ lỗi về những sự vụ, vấn đề khó khăn lên những người mà đa số dân chúng đều đồng tình coi là kẻ xấu.
Theo một khảo sát từ Victoria Pagan, nhà lịch sử cổ điển tại Đại học Chicago, thuyết âm mưu về chuyện đầu độc ở Thành Rome có vẻ như một phần xuất phát từ cách nó mô tả phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu và nô lệ, đó là những người mà đàn ông thuộc giới tinh hoa cảm thấy có thể đe dọa họ.
Mặc dù nền văn minh La Mã lệ thuộc rất nhiều vào việc bóc lột hai nhóm người này, nhưng đàn ông vẫn thường xuyên lo lắng người lệ thuộc vào họ sẽ trở mặt.
Phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu thường bị nhìn bằng ánh mắt ngờ vực, và thường bị mô tả là bí mật và nguy hiểm.
Mặt khác, giới nô lệ từng được biết đến là đã có lúc ra tay sát hại chủ nhân, và vì vậy người ta có tâm trạng hoang tưởng rằng đôi khi nô lệ có thể làm gián điệp, do đó không đáng tin.
Tóm lại, một thuyết âm mưu về nhóm phụ nữ giết người bị nô lệ phản bội là câu chuyện lý tưởng – nó sẽ luôn hấp dẫn hơn sự thật.
Sự lo lắng của đám đông
Trong khi đó, trong thế giới hiện đại, không phải ngẫu nhiên mà những thuyết âm mưu nổi tiếng thường liên quan đến chủ đề như đời sống ngoài hành tinh, những nhóm thiểu số tôn giáo, tầng lớp tinh hoa đầy quyền lực, quốc gia đối lập, công nghệ kỳ bí và việc hủy diệt môi trường.
“Khắp thế giới, nói chung mọi người tin theo những thuyết liên quan đến các sự kiện lịch sử và văn hóa từng xảy ra ở những nơi đặc thù,” Karen Douglas, nhà tâm lý xã hội tại Đại học Kent giải thích.
Mỗi xã hội có những lo lắng và ám ảnh riêng – và thuyết âm mưu thành công thường đụng đến những vấn đề đó.
Ví dụ như ở Romania, nơi rất nhiều phụ nữ từ chối không cho con gái họ tiêm ngừa vaccine HPV, virus này gây ra đến 99% số ca ung thư cổ tử cung.
Vào năm 2008, năm đầu tiên mà loại vaccine này được đưa ra – chỉ có 2,5% phụ nữ Romania đủ tiêu chuẩn tiêm ngừa. Tỷ lệ rất thấp, chương trình tiêm chủng trường học cuối cùng phải hủy bỏ.
Điều này rõ ràng là đáng ngạc nhiên nếu bạn tính đến những nơi khác ở Châu u, nơi mũi ngừa HPV cực kỳ phổ biến với số người tiêm lên đến khoảng 80% hoặc cao hơn, và thực tế là Romania có tỷ lệ tử vong cao nhất vì ung thư cổ tử cung ở Châu u trong suốt thời gian dài.
Có nhiều lý do khiến các bà mẹ Romania nghi ngờ vaccine, nhưng nghiên cứu cho thấy một trong những lý do là có rất nhiều thuyết âm mưu về động cơ thực sự khi người ta cung cấp loại vaccine này, trong đó có cả thuyết cho rằng đây là nỗ lực kiểm soát dân số thế giới bằng cách khiến phụ nữ vô sinh và đây là thử nghiệm y học của ngành công nghiệp dược phẩm – dù rằng chẳng có bất cứ bằng chứng nào cho lý lẽ này.
Những thuyết này, có lẽ đã được sinh ra từ lịch sử của Romania, vốn từng có tình trạng can thiệp vào sự sinh sản của phụ nữ, cùng với sự mất niềm tin của công chúng vào hệ thống chăm sóc sức khỏe: ở đây tình trạng bệnh nhân phải đút lót cho nhân viên y tế vẫn còn phổ biến, dù chỉ là săn sóc cơ bản, và rất nhiều phụ nữ trong nghiên cứu cho biết họ nghi ngờ vì sao chương trình tiêm chủng này lại miễn phí.
Trong một số trường hợp, người ta cho rằng những lo lắng như vậy vẫn ngủ yên trong tâm trí ta, cho đến khi có sự kiện nào đó xảy ra – như thay đổi về mặt chính trị – kích thích chúng thức tỉnh. Điều này có thể khiến chúng làm niềm tin của đám đông hướng về thuyết âm mưu.
Những thuyết âm mưu về chủ nghĩa bài Do Thái – chẳng hạn như ý tưởng cho rằng người Do Thái rất quyền lực và có nhúng tay vào những kịch bản đen tối bí mật – đã từng xuất hiện trong thời gian xảy ra căng thẳng xã hội, như khi xảy ra tình trạng thất nghiệp.
Lý do, có lẽ là vì những thuyết này khiến người ta có thể đổ lỗi cho thứ có thể là hệ quả từ hàng loạt các tình huống xã hội và kinh tế phức tạp, thay vì phải tìm ra một con dê tế thần đơn lẻ.
Chủ nghĩa bộ lạc
Điều này phù hợp với nguyên tố phổ biến khác với những thuyết âm mưu nổi tiếng – đó là chúng khiến ta cảm thấy nhóm xã hội của mình tốt, thường là bằng cách hạ bệ những nhóm mà ta coi là đối thủ.
“Đó có thể là nhóm quốc gia của bạn, nhóm giới tính của bạn hay bất cứ thứ gì,” Douglas nói. “Có một số bằng chứng cho thấy mọi người thường thích những thuyết âm mưu thỏa mãn cách nhìn định kiến của họ.”
Bằng cách nhấn mạnh sự khác biệt giữa yếu tố “trong nhóm” và “ngoài nhóm”, thuyết âm mưu có thể dẫn đến sự gắn kết xã hội chặt chẽ hơn – và đem lại cảm giác được bảo vệ chống lại khỏi những người khiến họ thấy bị đe dọa. Vì vậy, thuyết âm mưu thường dễ lan tỏa trong những nhóm người có cùng xung đột.
Bất an
“Cũng có một số nghiên cứu cho thấy mọi người trở nên tin vào thuyết âm mưu hơn khi họ phải đối mặt với tình huống khủng hoảng,” Douglas nói.
Ý tưởng cho rằng mạng viễn thông 5G và các mạng điện thoại di động có tác động xấu đến sức khỏe con người đã xuất hiện từ nhiều năm trước – từ khi công nghệ này được sử dụng rộng rãi, khoảng 30 năm trước.
Ban đầu, công nghệ này bị cáo buộc sai lệch là gây ra bệnh tự kỷ, vô sinh và ung thư, cùng nhiều bệnh khác – nhưng nói chung chúng nằm trong nhóm những người theo thuyết âm mưu cực đoan nhất.
Sự xuất hiện của virus corona mới bí ẩn vào 12/2019 đã tạo ra sân khấu mới cho ý tưởng có từ lâu này.
Vào ngày 22/1, khi virus mới chỉ lây nhiễm cho 314 người, với sáu người chết, một bài báo được đăng đã thay đổi mọi thứ.
Đó là cuộc phỏng vấn với một bác sĩ gia đình chẳng có tên tuổi gì đăng trên báo ở Bỉ, với tựa bài “Mạng 5G chết người, và không ai biết điều đó”. Quan trọng là, bài báo liên hệ sự nguy hiểm của mạng 5G với virus corona mới mặc dù không hề có bằng chứng nào cho ý tưởng này. Và thế thôi.
“Thuyết âm mưu có xu hướng xuất hiện khá nhanh khi một điều gì đó quan trọng xảy ra,” Douglas cho biết. “Chúng thình lình xuất hiện khi có một khủng hoảng hay xung đột gì đó mà mọi người thực sự muốn giải thích và muốn có câu trả lời.”
Bà chỉ ra rằng đợt cháy rừng vừa rồi ở Úc cũng gây ra một hoạt các thuyết âm mưu ăn theo trào lưu.
Thuyết về mạng 5G được gọi là “cocktail âm mưu”, vì nó gom vào nhiều nỗi sợ lớn nhất của loài người, trộn lẫn với nhau thành một hỗn hợp khoái khẩu ngon lành.
Tương tự như nỗi sợ có từ lâu đời với cái mới hay công nghệ vô hình, vốn làm lan tràn rất nhiều thuyết âm mưu nổi tiếng khác, nó cũng chạm vào sự lo âu thẳm sâu về sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành siêu cường quốc toàn cầu.
Một lý do khác khiến thuyết âm mưu 5G có thể hấp dẫn hơn sự thật, đó là vì nó là một câu chuyện.
Chuyện cổ tích, truyền thuyết, giai thoại hay tin đồn là cách giúp não ta hiểu về thế giới, đây là cách có từ hàng chục ngàn năm trước, và người ta cho rằng đó là điều khiến ta là con người.
Trong thời khủng hoảng, có thể ta chọn thuyết âm mưu vì ta thấy chúng giúp mình vững dạ.
Thuyết âm mưu có đầy đủ các yếu tố của một câu chuyện hay – kẻ ác kinh hoàng, cốt truyện sáng tạo, và bài học đạo đức.
Vì điều này, một thuyết âm mưu được xây dựng tốt có thể nắm bắt được sự tưởng tượng của công chúng rất tốt, khiến cách mô tả sự việc như “loại virus xuất hiện hoàn toàn bất ngờ và vô cớ giết hàng ngàn người” có thể không cạnh tranh nổi với thuyết âm mưu.
Một số nhà tâm lý đã so sánh thuyết âm mưu với niềm tin tôn giáo, theo cách giúp ta cảm thấy có thể kiểm soát tình hình, bằng cách chọn những sự kiện ngẫu nhiên, không đoán trước được và bằng cách nào đó khiến chúng có vẻ như được định sẵn hay do bàn tay con người gây ra.
Một số khác đi xa tới mức cho rằng đây chính là lý do vì sao chúng được chấp nhận: trong nội dung câu chuyện, trong mạch truyện và các lý do phát sinh, các thuyết này gần giống với những đức tin in hằn trong nhiều tôn giáo có tổ chức.
Một số người tin vào thuyết âm mưu đến mức thậm chí họ có thể đánh đổi cả mạng sống của bản thân để chứng minh thuyết đó là đúng.
Khoảng trống thông tin
Tương tự, những thuyết âm mưu hàng đầu thường thể hiện một số bí ẩn hay nhập nhằng, từ những vụ rơi máy bay không thể giải thích, đến cái chết bất ngờ của nhân vật nổi tiếng nào đó.
Khi nhà chức trách cũng không thể hoặc không cung cấp thêm thông tin, những khoảng trống tri thức này cộng với sự bất tín trong công chúng sẽ đẩy cộng đồng ngã vào tay của những kẻ tuyên bố rằng họ có câu trả lời.
Điều này cộng với thực tế là khoa học, các yêu cầu với chính phủ và các hình thức thu thập thông tin chính thức khác có thể cực kỳ chậm chạp, và vì vậy để lại khoảng trống tạm thời, khiến các nguồn tin khác có thể trở thành đáng tin.
Sau khi nhà khoa học mất uy tín Andrew Wakefield tuyên bố sai lệch là vaccine MMR có thể gây bệnh tự kỷ vào thập niên 1990, người ta đã phải tốn hàng chục năm nghiên cứu để khẳng định rằng tuyên bố này hoàn toàn không có căn cứ khoa học – trong khi đó, thuyết âm mưu đã có đủ thời gian để gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Càng ngày càng hợp lý
Cuối cùng, thuyết âm mưu có thể phổ biến đến mức chúng bước vào giai đoạn chu kỳ phản hồi tích cực, nghĩa là khi chúng càng được bàn luận nhiều, thì chúng càng có vẻ hợp lý.
Chẳng hạn, một phân tích về các nội dung trên Twitter đề cập đến mạng 5G và Covid-19 cho thấy chỉ có khoảng 34,8% nội dung gợi ý rằng hai thứ này có liên hệ với nhau, trong khi đa số hoặc là lên án thuyết này hoặc chẳng thể hiện ý kiến gì.
Thật không may là cho dù người dùng Twitter có coi ý tưởng đó là trò đùa hay cố gắng giải thích rằng thuyết này là sai lệch, thì họ cũng đang góp phần làm cho nó được biết đến nhiều hơn.
Thật vậy, sự ra đời của mạng xã hội và sự trỗi dậy của công nghệ mới đã trở thành khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử thuyết âm mưu.
“Dĩ nhiên, bạn sẽ thấy ở một số quốc gia thì có nhiều thuyết âm mưu mang tính địa phương vùng miền mà người ở nơi khác thậm chí không hề biết đến,” Douglas giải thích. “Nhưng cách chúng ta giao tiếp với mọi người và cách ta hấp thụ thông tin thời nay thì mang tính toàn cầu hóa hơn nhiều so với trước đây, cho nên có những thuyết âm mưu trở nên cực kỳ, cực kỳ nổi tiếng khắp thế giới.”
Một số thuyết âm mưu, chẳng hạn như những thuyết cho rằng một số nhóm người độc quyền đang vận hành thế giới trong bí mật, giờ đây xuất hiện ở khắp nơi, bà nói.REUTERS Khi chính trị trở nên phân hóa hơn, một số chuyên gia cho rằng nó khiến thuyết âm mưu dễ chiếm vị trí hơn
Động cơ kín đáo
Khi xã hội thay đổi, thuyết âm mưu cũng thay đổi theo – và Russell Muirhead, nhà khoa học chính trị làm việc tại Trường Đại học Darthmouth, bang New Hampshire, quan ngại về cách chúng chuyển biến.
“Thuyết âm m ưu, về mặt truyền thống mà nói, thì thường do những nhóm người bên lề loan ra – chúng hầu như là vũ khí của những người yếm thế, được dùng với mục đích để kiểm soát những kẻ quyền lực,” ông nói.
“Nhưng giờ đây những thuyết âm mưu mới lại đến trực tiếp từ những kẻ quyền lực, và điều này thực sự khác thường.”
Từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã tuyên bố công khai ủng hộ một số thuyết âm mưu liên quan, vốn thường phù hợp với động cơ riêng của họ một cách đáng kinh ngạc.
Chẳng hạn, Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây cho rằng ông thấy có bằng chứng là virus corona bắt nguồn từ phòng thí nghiệm Trung Quốc, trong khi chính các cơ quan tình báo của ông thì nnói không hề có bằng chứng nào cho thấy điều đó.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro lại tuyên bố theo kiểu khác – cho rằng đại dịch là do vũ khí sinh học do Trung Quốc tung ra (nhưng cũng lại chẳng có bằng chứng nào cả).
Muirhead cho rằng chúng ta đang bị thao túng bởi chính vũ khí của mình. “Các chính tri gia nỗ lực xóa sạch bằng chứng và thông tin và biến thế giới thành thứ gì đó có lợi cho mục đích của họ.”
Mọi chuyện càng trầm trọng thêm khi nhiều quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, đang trải qua mức độ phân cực chính trị lớn chưa từng có. “Đó là động cơ khiến những thuyết âm mưu mới xuất hiện,” Muirhead nói.
Ông lấy ví dụ về “Pizzagate”, là thuyết âm mưu đã bị chỉ trích và không ai tin nữa, theo đó cho rằng giám đốc chiến dịch tranh cử của cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton có liên quan đến một đường dây xâm hại trẻ em trong tầng hầm một nhà hàng pizza.
Dù hoàn toàn là chuyện bịa đặt, câu chuyện này lại cực kỳ được ủng hộ rộng rãi vào năm 2016, mà đỉnh điểm là một người đàn ông đã nổ súng bên trong nhà hàng đó.
“Thuyết âm mưu này không giải thích gì về thế giới cả,” Muirhead nói. “Những gì nó tạo ra chỉ là tô vẽ ra Hillary Clinton như một người không chỉ kém hấp dẫn hơn đối thủ cạnh tranh, mà còn là một dạng người còn tồi tệ hơn bọn Phát xít.”
Trong cuốn sách “Rất Nhiều Người Đang Nói” mà MUirhead là đồng tác giả với nhà khoa học chính trị Nancy Rosenblum từ Đại học Havard, ông giới thiệu làn sóng thứ hai trong thế giới thuyết âm mưu: âm mưu không cần đến thuyết.”
“Ngoài chuyện không có em nhỏ nào bị giữ ở nhà hàng pizza đó mà ở đó thậm chí còn chẳng có tầng hầm,” Muirhead nói. “Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là cách kể chuyện này hoàn toàn bịa đặt, từ đầu đến cuối.”
Ông giải thích rằng thông thường thì thuyết âm mưu sẽ bắt đầu với hạt nhân là sự thật – đó sẽ là một sự kiện nào đó trong thế giới thực mà người ta dễ dàng nhìn thấy nhưng lại khó hiểu, ví dụ như cuộc ám sát hay tấn công – và từ đó xây câu chuyện trên nềng tảng đó. Nhưng thế hệ mới nhất của thuyết âm mưu thì bỏ qua luôn bước đầu tiên này và có vẻ vẫn thành công dù rõ ràng các thuyết này là sai lệch.
“Tôi lo rằng người bình thường cố gắng hiểu thế giới giờ đây sẽ cảm thấy rất mất phương hướng khi họ cố gắng định vị giữa trận bão tuyết mù trời của chuyện dối trá và bịa đặt trong thuyết âm mưu,” Muirhead nói.
Vậy ta có thể làm gì?
“Ta không thể tấn công từng thuyết âm mưu hết cái này đến cái khác,” Muirhead nói.
Theo quan điểm của ông, một phần của vấn đề nằm ở chỗ mọi người dần mất niềm tin vào giới chuyên gia, chính phủ và những tổ chức quyền lực.
Để sửa chữa hệ thống, ông đề nghị ta cần phải chính danh hóa lại nền dân chủ – cải cách chính phủ và tập huấn lại các cơ quan, tổ chức.
“Ở Mỹ, điều này đã được thực hiện vào những thập niên đầu Thế kỷ 20. Quốc gia này cải tạo chính phủ cho thế hệ mới, và dẫn dắt nhiều cải cách cấp tiến, và dẫn đến quyền đi bầu cử của phụ nữ.”
Mặt khác, Douglas cho rằng cần thêm nhiều nghiên cứu nữa. “Tôi cho rằng hiểu thuyết âm mưu đến từ đâu và bằng cách nào chúng có thể lan tỏa là điều cực kỳ, cực kỳ quan trọng, vì có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tin vào chúng sẽ gây ra những kệ quả nghiêm trọng.”
Ví dụ, bà giải thích có rất ít nghiên cứu tìm hiểu vì sao một số thuyết tồn tại cực kỳ lâu, ví dụ như những người tin rằng Trái Đất là bằng phẳng, thuyết tin vào hội ký Illuminati, hay thuyết âm mưu về chuyện đáp xuống Mặt Trăng, trong khi một số câu chuyện khác nhanh chóng chết yểu, dù đây là một nội dung mà bà bắt đầu tìm hiểu.
Trong thực tế, dù đã có nhiều thập niên nghiên cứu và khiến công chúng không ngừng mê mẩn, vẫn còn rất nhiều câu hỏi không lời đáp trong lĩnh vực này.
“Tôi nghĩ nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận rằng ta đang sống trong thời đại của thuyết âm mưu, nhưng một lần nữa, chẳng có bằng chứng thật nào cho thấy điều đó,” Douglas nhận định.
Biết đâu đây có thể là thuyết âm mưu kế tiếp…