Mục lục
The saboteurs you can hire to end your relationship
In 2010, Takeshi Kuwabara was sentenced for the murder of his lover, Rie Isohata. What captured the world’s imagination was not the tragedy itself, but the fact that Kuwabara was a wakaresaseya – a professional hired by Isohata’s husband to break up their marriage.
The wakaresaseya agent Kuwabara, who was married with children himself, engineered a meeting with Isohata in a supermarket. He claimed to be a single IT worker, which his nerdy, bespectacled appearance may have helped with. The two began an affair, which eventually led to a genuine relationship. Meanwhile, a colleague of Kuwabara’s photographed them in a love hotel, and Isohata’s husband used these photographs as evidence for a divorce. (Such evidence is needed when a Japanese divorce is contested.)
Once Isohata learned of the deception, she angrily attempted to break off the relationship with Kuwabara. Unwilling to let her go, he strangled her with a piece of string. The following year, he was sentenced to 15 years in prison.
The wakaresaseya industry took a hit after the killing of Isohata. Along with fraud cases, the tragedy inspired some reform of the industry, including a requirement that private-detective agencies obtain licences. Yusuke Mochizuki, an agent of the “farewell shop” First Group, says that the effects included a clampdown on online advertising of wakaresaseya services, and more suspicion on the part of the public, which made it more challenging for wakaresaseya agents to carry out their work.
Yet a decade on from Rie Isohata’s murder, online ads are back and business appears to be flourishing again, despite the high costs and controversies involved.
The wakaresaseya industry in Japan is widely regarded as seedy, with many of those hired working in the shadows without operating licences (Credit: Alamy)
The appeal of the wakaresaseya
The industry is still serving a niche market. One survey showed around 270 wakaresaseya agencies advertising online.
Many are attached to private-detective firms, similar to private investigators in other countries (who can also become entangled in relationship dissolution).
“Wakaresaseya service costs quite a lot of money,” acknowledges Mochizuki, so clients tend to be well-off. Mochizuki, a former musician who has turned his lifelong interest in detective work into a career, says that he might charge 400,000 yen (£2,970) for a relatively straightforward case in which there’s plenty of information about the target’s activities, but more if the target is, for example, a recluse. Fees can go as high as 20 million yen (£145,000) if a client is a politician or a celebrity, requiring the highest level of secrecy. (While Mochizuki says that his firm has a high success rate, a consultancy that provides advice on the industry points out that potential clients should be sceptical of such claims, and prepared for possible failure.)
London-based writer Stephanie Scott loosely based her new novel, What’s Left of Me Is Yours, on the Isohata case. She conducted such extensive research for her book that she was made an associate member of the British Japanese Law Association.
Scott says that hiring a wakaresaseya helps “you avoid confrontation. It’s a way in the short term of resolving a difficult situation without conflict. And your wife is much more likely to agree to a divorce if she’s in love with someone and wants to move on.” Thus, this is especially useful when one spouse won’t agree to a divorce, which complicates proceedings.
But most of Mochizuki’s clients are not married people who want help separating from their spouses, but rather those who want their spouse’s affairs broken up. He explains how a typical case might go.
Let’s say Aya believes her husband, Bungo, is having an affair. She approaches a wakaresaseya agent, Chikahide.
Chikahide starts with research: looking through whatever materials Aya may have given him, shadowing Bungo’s movements, looking through his online profiles and messages, and getting a sense of his friends and routines.
He takes photos and determines that cheating is definitely occurring. Bungo is an avid gym-goer from Kagoshima, so Chikahide sends a fellow male agent who has a Kagoshima accent, Daisuke, to make contact.
Daisuke starts showing up at the gym that Bungo frequents, casually making conversation and striking up a friendship. He knows a great deal about Bungo thanks to Chikahide’s research, so it’s easy for Daisuke to bring up topics that will interest Bungo, and make it appear that the two men have a great deal in common. Eventually, he’s able to find out more about Bungo’s girlfriend, Emi.
Daisuke now brings in a female agent, Fumika. Like Daisuke and his gym-buddy Bungo, Fumika cultivates a friendship with Emi and learns a great deal about her, including her relationship preferences and her ideal man. Fumika eventually arranges a group dinner with her target, Emi, and several other agents. One of these is another male agent, Goro.
Goro has been readied with all the information about Emi’s likes and dislikes, and shaped into Emi’s seeming soulmate. Goro seduces Emi (though real-life agent Mochizuki is careful to note that agents don’t sleep with targets, to avoid breaking the law on prostitution). Now in love with another man, Emi breaks up with Bungo. The case is marked as a success (although a client may return if this affair restarts or another one begins).
Goro fades away over time, never revealing that he was an agent.
With four agents needed for this and about four months until the affair ends, it’s a laborious operation. “You need to be very familiar with Japanese laws,” says Mochizuki, including those relating to marriage, divorce and the lines that can’t be crossed (such as breaking and entering or making threats). There might be wakaresaseya agents operating without licences and in the shadows, but he suspects that such firms generally just do a single job and then disappear.
The Japanese market for relationship services
Although some features of the wakaresaseya industry are unique to Japan, Scott says that similar services exist around the world. They may be less formalised honeytrap or con-artist arrangements, or they may be part of the private-investigations industry. Scott warns that conventionally “the Western perspective was to sensationalise the industry and almost exoticise it. There’s this false exoticisation of Japan that occurs in the West quite frequently.”
It’s difficult to gain a full understanding of the people affected by the wakaresaseya industry, because according to Scott, “people are very reluctant to be seen as associated with it, let alone a victim of it”. The industry has a seedy reputation.
London-based writer Stephanie Scott has extensively researched the wakaresaseya industry for a novel inspired by real-life events (Credit: Julius Honnor)
As TV and radio producer Mai Nishiyama comments; “There’s a market for everything in Japan.” This includes a variety of relationship-based services like renting faux family members and the additional services offered by wakaresaseya firms, such as assistance with romantic reconciliation, separating a child from an unsuitable girlfriend or boyfriend or preventing revenge porn.
Agents can also be hired to gather evidence that will help a wronged spouse collect consolation money, which is compensation for the dissolution of a relationship. Although the Yamagami International Law Office hasn’t worked with wakaresaseya agents, lawyer Shogo Yamagami notes that some clients do work with private agents more generally to obtain evidence of adultery.
The consolation payment system means that hiring wakaresaseya agents can be beneficial not just emotionally, but also in practical monetary terms.
The continuing existence of the wakaresaseya industry suggests that money and deception may be uncomfortably threaded into relationships more often than people recognise. And divorce laws, social norms around adultery and the difficulty of confrontation are unlikely to change radically in the near future, suggesting that the services of agents like Mochizuki will remain valuable.
“It’s a very interesting job,” he reflects. He feels it has given him plenty of insight into how people exaggerate, lie, talk and interpret. “It’s very interesting to see how people are made.”
This article was reported with the invaluable support of Mai Nishiyama and Rie Amano.
Dịch vụ thuê người ‘cắm sừng’ ở Nhật Bản
Năm 2010, Takeshi Kuwabara bị kết án vì tội giết người tình của mình, Rie Isohata.
Điều thu hút sự chú ý của dư luận thế giới không phải là bản thân bi kịch này, mà là câu chuyện đằng sau: Kuwabara chính là một wakaresaseya – kẻ phá đám chuyên nghiệp, được chồng của Isohata thuê để phá vỡ cuộc hôn nhân của họ.
Thám tử Kuwabara, người đã có vợ con đàng hoàng, dàn dựng một cuộc gặp gỡ với Isohata trong siêu thị.
Với vẻ ngoài thư sinh khá trí thức, anh ta tự giới thiệu mình là một chuyên viên công nghệ thông tin còn độc thân. Hai người bắt đầu hẹn hò qua lại, và cuối cùng thì họ yêu nhau thật sự.
Trong thời gian đó, một đồng nghiệp của Kuwabara có chụp ảnh hai người thân mật trong một khách sạn, và chồng của Isohata đã dùng những bức ảnh này làm bằng chứng để đòi ly hôn. (Ở Nhật cần có bằng chứng kiểu vậy khi muốn chấm dứt một cuộc hôn nhân.)
Khi Isohata nhận ra sự lừa dối, cô giận dữ cắt đứt quan hệ với Kuwabara. Không muốn buông tha, hắn ta siết cổ cô bằng một đoạn dây. Một năm sau, hắn bị kết án 15 năm tù giam.
Ngành dịch vụ wakaresaseya bị ảnh hưởng nặng nề sau vụ sát hại Isohata.
Cùng với các vụ lừa đảo khác, thảm án này đã thúc đẩy một số cải cách, bao gồm cả việc yêu cầu nhân viên của công ty thám tử tư phải có giấy phép hành nghề.
Yusuke Mochizuki, thám tử của “cửa hàng giã từ” First Group, nói rằng trong số những hậu quả gồm có việc siết chặt quảng cáo trực tuyến đối với dịch vụ wakaresaseya, và tệ hơn cả là sự nghi ngờ từ phía công chúng, khiến các wakaresaseya gặp nhiều khó khăn khi hành nghề.
Tuy nhiên, sau một thập kỷ kể từ khi Rie Isohata bị sát hại, quảng cáo trực tuyến cho dịch vụ này đã nhộn nhịp trở lại, và công việc kinh doanh dường như đang khởi sắc lợi hại hơn, bất chấp chi phí cao và những tranh cãi liên quan.
Sức hấp dẫn của dịch vụ wakaresaseya
Ngành này vẫn tập trung phục vụ một thị trường đặc biệt. Một khảo sát cho thấy có khoảng 270 cơ sở wakaresaseya quảng cáo trực tuyến. Nhiều cơ sở trực thuộc các công ty điều tra tư nhân, hoạt động tương tự như các nhóm thám tử tư ở các quốc gia khác (là những người cũng có thể bị vướng vào chuyện bị tan vỡ hôn nhân).
“Dịch vụ wakaresaseya tốn khá nhiều tiền,” Mochizuki thừa nhận, cho nên khách hàng thường là khá giả.
Mochizuki, một cựu nhạc sĩ đã biến niềm say mê suốt đời với công việc thám tử trở thành nghề nghiệp của mình, nói anh có thể tính phí 400.000 yen (2.970 bảng Anh) cho một trường hợp tương đối đơn giản, khi có nhiều thông tin về hoạt động của đối tượng cần quyến rũ, nhưng nếu đó là một người sống kín đáo chẳng hạn thì phí phải cao hơn.
Mức phí thậm chí có thể lên tới 20 triệu yen (145.000 bảng Anh) nếu khách hàng là chính trị gia hoặc người nổi tiếng, vốn có yêu cầu mức độ bí mật cao nhất. (Tuy Mochizuki nói rằng công ty của anh có tỷ lệ thành công cao, nhưng một công ty tư vấn chuyên về dịch vụ này khuyến cáo khách hàng tiềm năng nên nghi ngờ những tuyên bố đó và chuẩn bị tâm lý là vụ việc có thể thất bại.)
Nhà văn Stephanie Scott ở London viết cuốn tiểu thuyết mới, What’s Left of Me Is Yours, dựa trên câu chuyện vụ án Isohata. Cô đã nghiên cứu cẩn thận để viết cuốn sách, đến mức được đề bạt làm thành viên của Hội Luật gia Anh – Nhật.
Scott nói rằng việc thuê dịch vụ wakaresaseya giúp “bạn tránh phải đối đầu trực diện. Đó là một cách giải quyết tức thời trong ngắn hạn cho một tình huống khó khăn mà không xảy ra xung đột. Vợ của bạn có nhiều khả năng đồng ý ly hôn nếu cô ấy yêu ai đó và muốn tiến xa hơn trong mối quan hệ mới này”. Do đó, dịch vụ wakaresaseya đặc biệt hữu ích khi một bên vợ hoặc chồng không thuận tình ly hôn, khi mà thủ tục ly hôn khá phức tạp.
Đẩy lui ‘kẻ thứ ba’
Nhưng hầu hết khách hàng của Mochizuki không phải là những người đã kết hôn và muốn được giúp chấm dứt mối quan hệ với người phối ngẫu, mà họ muốn cuộc tình gian díu của kẻ phản bội tan vỡ. Ông lấy ví dụ một trường hợp điển hình như sau.
Aya tin rằng chồng cô, Bungo, đang ngoại tình. Cô liên hệ với một wakaresaseya tên là Chikahide.
Chikahide bắt đầu bằng việc tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thông tin: xem xét các tài liệu do Aya cung cấp, bám theo các hoạt động đi lại của Bungo, rà soát thông tin trên trang cá nhân và tin nhắn trực tuyến của Bungo, đồng thời tìm hiểu cả bạn bè lẫn thói quen của người đàn ông này.
Thám tử chụp ảnh và xác định rằng quả thực đang xảy ra Bungo việc lừa dối vợ.
Bungo quê ở Kagoshima và là một người ham mê tập thể hình, thế là Chikahide cử một đồng nghiệp, là thám tử nam có giọng nói vùng Kagoshima tên là Daisuke, tiếp cận Bungo.
Daisuke bắt đầu xuất hiện tại phòng tập thể hình mà Bungo thường lui tới, kiêm cớ để tình cờ trò chuyện và kết bạn với Bungo.
Do biết rất nhiều chi tiết về Bungo nhờ vào những thông tin nghiên cứu của Chikahide, nên Daisuke có thể dễ dàng tung hứng các chủ đề mà Bungo quan tâm và tạo ấn tượng là hai người rất hợp nhau. Cuối cùng, Daisuke mò ra được thêm thông tin về bạn gái của Bungo, người có tên là Emi.
Lúc này Daisuke dùng đến một nữ thám tử, Fumika.
Giống như Daisuke và người bạn tập gym Bungo, Fumika vun đắp tình bạn với Emi và tìm hiểu rất nhiều về cô, bao gồm cả việc tìm hiểu xem cô thích kiểu đàn ông lý tưởng nào, thích xây dựng mối quan hệ thế nào.
Fumika cuối cùng sắp xếp một bữa tối vui vẻ với sự tham dự của một nhóm người, trong đó có Emi và một số thám tử khác. Một trong số này là một nam thám tử tên là Goro.
Goro đã được đọc kỹ tất cả thông tin về những điều Emi thích và không thích, và đóng kịch thành tuýp người có vẻ như rất dễ kết thành tri kỷ với Emi.
Goro quyến rũ Emi (mặc dù Mochizuki vẫn cẩn thận lưu ý rằng các thám tử không được ngủ với đối tượng, để tránh vi phạm luật mại dâm).
Do yêu người đàn ông khác, Emi chia tay với Bungo. Vụ việc đến đây được xác định là thành công (mặc dù mỗi khách hàng đều có thể quay lại thuê dịch vụ nếu Emi nối lại tình xưa với Bungo hoặc Bungo bắt đầu ngoại tình với người khác).
Goro dần dần tỏ ra phai nhạt tình cảm với Emi và rồi chấm dứt quan hệ mà không bao giờ để lộ ra mình là một thám tử.
Với bốn thám tử cần thiết cho việc này và mất khoảng bốn tháng từ đầu cho đến khi xong việc, đó là một hoạt động tốn nhiều công sức.
“Bạn cần phải hiểu rõ luật pháp Nhật Bản,” Mochizuki nói, bao gồm cả những điều luật liên quan đến hôn nhân, ly hôn và những ranh giới không thể vượt qua (chẳng hạn như phá cửa, xông vào nhà hoặc tỏ ý hăm dọa).
Cũng có các wakaresaseya hoạt động không có giấy phép hoặc mạo danh, nhưng ông ngờ rằng các công ty như vậy thường chỉ làm một vụ duy nhất và sau đó biến mất.
Thị trường tình ái tại Nhật Bản
Mặc dù một số nét của ngành dịch vụ wakaresaseya là độc đáo, chỉ có ở Nhật Bản, nhưng Scott cho rằng các dịch vụ tương tự vẫn tồn tại trên khắp thế giới.
Chúng có thể là những dàn cảnh không chính thức dạng bẫy tình hay lừa mị, hoặc có thể là một phần của dịch vụ thám tử tư.
Scott cảnh báo rằng theo cách hiểu thông thường thì “quan điểm của phương Tây là giật gân hóa ngành này và gần như ly kì hóa nó. Tâm lý ly kì hóa đối với ngành này của Nhật ở phương Tây xảy ra khá thường xuyên.”
Khó để có được sự hiểu biết đầy đủ về những người bị ảnh hưởng bởi ngành dịch vụ wakaresaseya, bởi vì theo Scott, “mọi người rất ngại khi bị coi là có liên quan đến nó, chứ đừng nói lại còn là nạn nhân của nó nữa”. Ngành dịch vụ này khá tai tiếng.
Như nhà sản xuất truyền hình và phát thanh Mai Nishiyama bình luận, “Nhật Bản là thị trường cho mọi thứ.”
Điều này bao gồm một loạt các dịch vụ dựa trên mối quan hệ nhân thân như cho thuê các thành viên gia đình giả và các dịch vụ đi kèm do các công ty wakaresaseya cung cấp, chẳng hạn như trung gian hòa giải mâu thuẫn tình cảm, tách con cái khỏi người tình thiếu trách nhiệm, hoặc ngăn chặn việc tung những hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội để trả thù.
Các thám tử cũng có thể được thuê để thu thập bằng chứng giúp người bị phụ tình thu được tiền “xoa dịu nỗi đau” – khoản tiền bồi thường cho sự tan vỡ mối quan hệ.
Mặc dù Văn phòng Luật sư Quốc tế Yamagami không hợp tác với các thám tử wakaresaseya, nhưng luật sư Shogo Yamagami lưu ý rằng một số khách hàng thường thuê các thám tử tư thu thập bằng chứng ngoại tình.
Cơ chế chấp nhận trả tiền đền bù khiến cho việc thuê thám tử wakaresaseya có lợi không chỉ khiến cho thân chủ chiếm lợi thế về mặt tình cảm mà còn cả về lợi ích kinh tế nữa.
Sự tiếp tục tồn tại của ngành wakaresaseya cho thấy tiền bạc và sự lừa dối có thể len lỏi sâu bên trong các mối quan hệ nhiều hơn chúng ta tưởng.
Luật ly hôn, các chuẩn mực xã hội xung quanh vấn đề ngoại tình và sự khó khăn khi phải đương đầu trực tiếp với người phối ngẫu trong vấn đề này không dễ thay đổi hoàn toàn trong thời gian tới, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc dịch vụ của những thám tử như Mochizuki sẽ vẫn còn giá trị.
“Đó là một công việc rất thú vị,” Mochizuki nói. Anh cảm thấy nó đã mang lại cho anh cái nhìn đa chiều về cách người ta thêu dệt, nói dối, đưa chuyện và ngụy biện. “Thật thú vị khi chứng kiến những thứ mọi người làm để mong đạt được mục đích của mình.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.