Mục lục
“Tôi hy vọng World Cup này cho chúng ta biết bóng đá bị lạm dụng tồi tệ như thế nào”
18.11.2022
VNC chuyển ngữ
Cựu tuyển thủ quốc gia Tabea Kemme sẽ có mặt tại World Cup ở Qatar với tư cách là một chuyên gia truyền hình và tư vấn về một sáng kiến cho sự đa dạng hơn trong bóng đá. Trong cuộc phỏng vấn này, cô ấy giải thích lý do tại sao cô ta lại đến Qatar mặc dù là một phụ nữ đồng tính, cách cô ấy nhận ra những sai lầm của DFB ngay tại thang máy ở Frankfurt như thế nào và tại sao tẩy chay World Cup là đối đáp sai lầm.
Interview: Stephan Reich
Tabea Kemme, 30 tuổi, đã chơi 47 lần cho đội tuyển quốc gia bóng đá nữ Đức từ năm 2013 đến 2018 và giành huy chương vàng Olympic năm 2016, cùng nhiều danh hiệu khác. Hậu vệ của Arsenal LFC đã kết thúc sự nghiệp của mình với một chấn thương đầu gối dài hạn. Kemme là một cảnh sát viên và sẽ xuất hiện với tư cách là chuyên gia truyền hình trong các chương trình phát sóng bóng đá. Cô ấy cũng tư vấn cho sáng kiến ”Bóng đá có thể làm được nhiều hơn” nhằm thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng giới tính và sự „bền vững“ hơn trong bóng đá.
SZ-Magazin: Tabea Kemme, khi World Cup bóng đá bắt đầu ở Qatar vào Chủ nhật – chị đang xem trận khai mạc ở đâu?
Tabea Kemme: Tôi là một chuyên gia tại Magenta TV trong studio của họ ở Munich. Nếu tôi chỉ là một cổ động viên, có lẽ tôi sẽ không xem World Cup. Tôi thích xem bóng đá cùng với nhiều người, gặp nhau trong quán rượu, uống chút bia, ăn gì đó, có được một buổi họp mặt thú vị. Nhưng lần này thì khó làm được như vậy.
Hàng nghìn người, trong đó có nhiều công nhân nước ngoài đến từ Nepal, đã chết trên các công trường xây dựng cho sự kiện thể thao này. Tình hình nhân quyền ở Qatar thật thê thảm – bỏ qua World Cup này có tốt hơn không?
Mỗi người phải tự quyết định cho chính mình. Nhưng chúng ta nên tự hỏi: Bóng đá là gì đối với chúng ta? Có phải đó là 90 phút mà chúng ta có thể quên đi mọi thứ khác và kết thúc bằng việc ôm nhau trong vui mừng. Sự thoải mái này sẽ mất đi khi bạn nhận ra rằng bóng đá đang bị lạm dụng bởi hệ thống đằng sau nó. Nhiều hội đoàn có cấu trúc quái dị, mờ đục. Anh đã xem bộ phim tài liệu ZDF »Geheimsache Qatar« (Bí mật Qatar) vừa được phát sóng chưa? Thật đáng sợ với những người ở những vị trí quyết định đang làm việc ở đó, hệ thống giá trị nào được lưu truyền. Đại sứ World Cup của Qatar ngồi ở đó và nói đồng tính luyến ái là một tổn thương tinh thần.
“Cách tôi yêu đương là một hành vi phạm tội bị trừng phạt ở Qatar. Nhưng nếu tẩy chay sẽ có nghĩa là tôi không đối mặt với những tình trạng đó.«
Bản thân chị là người đồng tính luyến ái và cùng nhau chiến đấu với sáng kiến »Bóng đá có thể làm được nhiều hơn nữa« cho bình đẳng giới tính và sự đa dạng trong bóng đá. Một tuyên bố như thế có ảnh hưởng gì đến chị?
Tôi có một cuộc xung đột nội tâm trong nhiều tháng vì tôi không chắc mình sẽ phản ứng gì nếu có yêu cầu tôi làm chuyên gia truyền hình. Tôi phải thỏa thuận như thế nào với chính mình? tôi có muốn làm việc đó không. Rốt cuộc, cách tôi yêu đương bị trừng phạt ở Qatar. Nhưng tôi sẽ không tẩy chay. Kể từ khi kết thúc sự nghiệp của mình, tôi đã đi rất nhiều nơi và thăm viếng các dự án xã hội trên khắp thế giới. Kết quả là, tôi đã thấy rất nhiều sự việc sai trái. Tẩy chay có nghĩa là tôi sẽ không phải đối mặt với tình trạng ở Qatar. Tuy nhiên, tôi muốn nắm lấy cơ hội này để trao đổi ý kiến ở đó về các giá trị đạo đức của mình và khiến người này hay người khác nhận ra rằng là một phụ nữ đồng tính như tôi không có những tổn thương về tinh thần. Đó là lý do tại sao tôi yêu cầu Magenta TV đến Qatar ít nhất một lần trong thời gian diễn ra World Cup. Để mà tôi có thể có thể đánh giá tình trạng ở đó.
Vì vậy, chị sẽ bay tới đó?
Chắc chắn, tôi cảm thấy khó khăn khi ngồi đây trong tầng hầm và chỉ đưa ra ý kiến chuyên môn của mình từ xa. Tôi chưa bao giờ đến Qatar, tôi không biết cảm giác ở đó như thế nào. Tôi sẽ bay tới xem trận Đức đấu với Costa Rica và ở lại đó ba ngày. Khi đi du lịch, tôi thường ra khỏi khách sạn, dạo quanh, chụp ảnh. Đó chắc chắn sẽ là một vấn đề ở đó. Nhưng tôi cũng muốn đứng lên cho chính mình. Tôi có một khẩu trang với hình cầu vồng mà tôi được tặng. Nếu bắt buộc phải đeo khẩu trang ở bất kỳ đâu tại Qatar, tôi sẽ đeo khẩu trang cầu vồng. Tôi không chịu làm khác đi. Tôi là một người tương đối không sợ hãi, tôi sẽ không chạy trốn nếu cần thiết. Trừ khi họ sẽ trục xuất tôi khỏi nước này. Nhưng tôi cũng biết tôn trọng.
Chị đã từng nói: “Cuộc thi đấu, đáng lẽ ra chỉ nên vì nó, lại bị làm hỏng.” Chẳng phải World Cup cũng là một cơ hội để thay đổi sao?
Khó lắm! Tôi hy vọng World Cup này dạy cho chúng ta biết bóng đá bị lạm dụng tồi tệ như thế nào. Có lẽ có đủ người nói rằng họ không cảm thấy thích loại bóng đá này nữa. Và sau đó, trong bước thứ hai, nó có thể trở thành một cơ hội. Nhưng tôi hoài nghi. Sau giải đấu là Giáng sinh, rồi Giao thừa, rồi chẳng ai nghĩ đến nữa. Và nó luôn luôn diễn ra như thế này. Qatar đã có World Cup, giờ đối thủ đến từ Ả-rập Xê-út cũng phải nối gót đăng cai Á vận hội mùa Đông 2029. Điều đó tiêu tốn 500 tỷ euro, bởi vì một khu nghỉ mát trượt tuyết phải được xây dựng trên sa mạc. Họ thực có muốn đùa giỡn với tôi?
Chị đánh giá thế nào về vai trò của DFB và đội tuyển quốc gia?
Áp lực kỳ vọng lên DFB (Hiệp hội Bóng đá Đức) là rất lớn. Nhưng mọi thứ đến đều rất mơ hồ. Bất ngờ trước tuyên bố của Gianni Infantino rằng sẽ không lập quỹ bồi thường cho những vi phạm nhân quyền cho tôi thấy mọi người đang bị con quái vật FIFA ru ngủ. Điều đó không xứng đáng với bóng đá. Các cầu thủ học được những giá trị như tôn trọng, fair-play (chơi đẹp) và tinh thần đồng đội, nhưng từ các hiệp hội thì rất ít.
Leon Goretzka đã công bố một cái gì đó “có thể nhìn thấy”. Chị có nghĩ rằng nhiều cầu thủ sẽ lấp đầy khoảng trống này không?
Có thể một điều gì đó sẽ xảy ra khiến tất cả chúng ta phải nghĩ: Chà, chờ đợi lâu nay bây giờ mới tới! Nhưng bạn không thể mong đợi quá nhiều từ các cầu thủ, họ phải được phép tập trung vào môn thể thao này. Chắc chắn có những cơ hội để phản đối, nhưng trong giới hạn của những gì có thể tại chỗ. Và áp lực có thể rất lớn. Leon Goretzka được biết đến là một cầu thủ rất mạnh dạn bày tỏ ý kiến và sẽ không dễ dàng cho anh ấy trong hệ thống này. Bởi vì với tư cách là một cầu thủ nam hay nữ, bạn trên hết là một con rối của hệ thống.
Ý chị là gì?
Bạn theo đuổi nghề nghiệp của mình, đam mê của mình, nhưng bạn không có ảnh hưởng gì trong các cơ quan ra quyết định. Các hiệp hội thích không khí yên tĩnh. Tham gia World Cup mang lại tiền bạc và uy tín. Ngay khi ai đó không chịu phục tùng, hồi chuông báo động bắt đầu vang lên ở đó. Bản thân tôi đã trải nghiệm điều đó khi áp lực ngày càng lớn. Là một cầu thủ, khi tôi nêu ra sự khác biệt giữa tiền thưởng cho các cầu thủ quốc tế, tôi đã được hiệp hội, những người có trách nhiệm khuyên không nên làm như vậy. Khi biết rằng Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 tại Canada sẽ được tổ chức trên sân cỏ nhân tạo, các cầu thủ đã kiến nghị phản đối vì nguy cơ chấn thương và nắng nóng. Khi chúng tôi muốn ký nó, chúng tôi cũng đã được nói rõ rằng chúng tôi không nên bất phục tùng. Môn thể thao này bị lạm dụng, những người ra quyết định chuyển tiền qua lại tùy thích, và khi ai đó chỉ trích, thì sẽ bị làm áp lực.
»Tất nhiên, Uli Hoeneß chỉ nói những điều tích cực về World Cup ở Qatar, vì FC Bayern đang hưởng lợi từ Qatar«
Hummel, nhà cung cấp đồ dùng thể thao của Đan Mạch, không muốn xuất hiện trên áo thi đấu tại World Cup. Ngoài ra còn có video các cầu thủ Úc chỉ trích World Cup. Điều đó có ảnh hưởng gì không?
Nó được chú ý. Qatar đã tổ chức một cách có hệ thống các sự kiện thể thao lớn cho nước mình kể từ năm 1993, ở tất cả các môn thể thao. World Cup là lớp kem trên cái bánh, được sự chú ý đặc biệt lớn. Vì vậy, thật tốt nếu bạn sử dụng sự chú ý này để chỉ ra các vấn đề. Nhưng tất nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những lời chỉ trích có còn hiệu lực ngay tại chỗ hay không.
Hummel, Dänemarks Ausrüster, will bei der WM auf dem Trikot nicht sichtbar sein. Es gibt auch ein Video der australischen Spieler, die Kritik an der WM üben. Bringt das etwas?
Es bringt Aufmerksamkeit. Katar holt seit 1993 systematisch Sportgroßveranstaltungen ins Land, in sämtlichen Sportarten. Die Fußball-WM ist da die Krönung, die Aufmerksamkeit ist besonders groß. Da ist es gut, wenn man diese Aufmerksamkeit nutzt, um auf Probleme hinzuweisen. Aber natürlich ist die Frage, ob die Kritik dann vor Ort noch Bestand hat.
Uli Hoeneß sagte zuletzt, die WM verbessere die Menschenrechtssituation in Katar. Was würden Sie ihm entgegnen?
Dass das in Russland und China auch nicht geklappt hat. Und natürlich sagt Uli Hoeneß nur positive Dinge über die WM in Katar, weil der FC Bayern von Katar profitiert, Qatar Airways ist Ärmelsponsor bei den Bayern. Ich traue den wenigsten Persönlichkeiten, die im Fußball Einfluss haben, weil sie Teil eines Systems voller Abhängigkeiten sind. Ich frage mich immer, wo und wie das Geld fließt. Rund um die WM-Vergabe nach Katar soll laut der Doku »Geheimsache Katar« Karl-Heinz Rummenigge zwei Rolex-Uhren erhalten haben. Wenn das stimmt, habe ich für so etwas kein Verständnis. Da kann er ein noch so großer Fußballer gewesen sein.
Uli Hoeneß gần đây đã nói rằng World Cup sẽ cải thiện tình trạng nhân quyền ở Qatar. Chị sẽ nói gì với ông ấy?
Rằng nó cũng không hoạt động ở Nga và Trung Quốc. Và tất nhiên Uli Hoeneß chỉ nói những điều tích cực về World Cup ở Qatar vì FC Bayern thu lợi nhuận từ Qatar, Qatar Airways là nhà tài trợ huy hiệu trên cánh tay áo cho Bayern. Tôi tin rất ít những cá nhân có tầm ảnh hưởng trong bóng đá vì họ là một phần của hệ thống đầy phụ thuộc. Tôi luôn tự hỏi tiền chảy vào đâu và như thế nào. Theo bộ phim tài liệu »Geheimsache Qatar«, Karl-Heinz Rummenigge được cho là đã nhận được hai chiếc đồng hồ Rolex vào khoảng thời gian World Cup được trao cho Qatar. Nếu đó là sự thật, tôi không thông cảm cho những việc như thế. Cho dù ông ấy có thể là một cầu thủ bóng đá vĩ đại đến đâu.
World Cup ở Qatar chỉ là đỉnh cao của sự phát triển của bóng đá hiện đại. Chị có nghĩ rằng bóng đá vẫn còn xứng đáng với những liên quan xã hội của nó?
Không Chỉ là con số không. Bóng đá có thể kết nối mọi người ở mọi tầng lớp, mọi biên giới. Có những hợp tác tuyệt vời của câu lạc bộ với các trường học để truyền đạt các giá trị trong lớp học và trên sân cỏ. Thực là vậy. Nhưng bóng đá hiện đại xa cách đến mức không còn làm được điều này nữa. Và có tình trạng hoàn toàn tràn ngập và bão hòa, lượng khán giả ngày càng giảm, giá vé quá đắt. Một thất bại lớn.
Chị là người hoạt động xã hội, người sáng lập “Sports4Education”, thành viên của “Mục tiêu chung” và “Các vận động viên đứng dậy”, tích cực trong vai trò cố vấn tại “Bóng đá có thể làm được nhiều hơn”. Điều tốt nhất mà thể thao có thể làm là gì?
Đảm nhận trách nhiệm xã hội. Bóng đá dạy tôi phải hòa đồng, công bằng và hành động có trách nhiệm. Tuy nhiên, những giá trị này cũng phải được các hiệp hội noi theo. Bóng đá được chú ý để khởi động các dự án xã hội thành công trong các lĩnh vực bền vững, cơ hội bình đẳng, chẳng hạn như trong nền giáo dục. Rất nhiều điều có thể xảy ra bởi vì mọi người đang xem xét.
Chẳng phải bóng đá nữ cũng được hưởng lợi từ những diễn biến không mong muốn của bóng đá nam hay sao? Tanja Pawollek từ Eintracht Frankfurt gần đây đã nói: “Chúng tôi có thứ bóng đá thành thật.”
Trong bất kỳ trường hợp nào. Bóng đá nữ cần cơ cấu chuyên môn giống như bóng đá nam nên chúng ta phải đầu tư nhiều hơn vào đó. Nhưng chúng ta cũng phải tiếp tục giữ khoảng cách với nhiều thứ: quá mức, những hành vi không được chấp nhận. Chúng tôi đã thấy điều đó có thể hoạt động như thế nào ở Anh tại Giải vô địch châu Âu vào mùa hè. Có sự phấn khích và năng động hoàn toàn, cũng bởi vì họ có một hiệp hội, mà thích bóng đá nữ. Với một người nữ chủ tịch, Debbie Hewitt.
Nếu chị được bầu làm Chủ tịch DFB vào ngày mai, chị sẽ làm gì đầu tiên?
Khi anh bước vào DFB ở Frankfurt, anh có thể thấy các cấp độ trách nhiệm ngay bên cạnh thang máy, đây là minh họa hoàn hảo cho hệ thống cấp bậc của hiệp hội này. Các nhóm phát triển bền vững và các vấn đề của người hâm mộ ở dưới cùng, với chủ tịch ở trên cùng. Điều đầu tiên tôi sẽ làm là phá vỡ hệ thống phân cấp này, đặt mọi thứ ở một cấp độ và đóng vai trò là người giao tiếp trong mọi vấn đề với sự lãnh đạo kép rất rõ ràng. Sau đó, tôi sẽ xem xét toàn bộ hiệp hội để hiểu tất cả các dòng tài chính. Nó cần sự minh bạch.
20.000 ngọn nến mộ tưởng niệm công nhân xây dựng World Cup Qatar thiệt mạng
ntv
21.11.2022
Đây có lẽ là kỳ World Cup bóng đá gây tranh cãi nhất trong lịch sử giải đấu cho đến nay. Tâm điểm chỉ trích chủ nhà Qatar vẫn là cách họ đối xử với những công nhân nước ngoài, những người đã xây dựng các sân vận động World Cup trong nhiều năm. Một nghệ sĩ Osnabrück và tổ chức phúc lợi của người lao động thắp hàng ngàn ngọn nến cho họ ở Herne.
Es ist wohl die umstrittenste Fußball-WM in der bisherigen Turniergeschichte. Zentraler Punkt der Kritik am Ausrichter Katar bleibt der Umgang mit Gastarbeitern, die jahrelang die WM-Stadien hochzogen. Ein Osnabrücker Künstler und die Arbeiterwohlfahrt zünden in Herne Tausende Kerzen für sie an.
Mit einer bildstarken Gedenk-, Protest- und Trauerveranstaltung haben Menschen in Herne ihren Unmut über die Fußball-Weltmeisterschaft in Katar zum Ausdruck gebracht. Auf dem Rasen des Stadions am Schloss Strünkede verteilten sie 6500 mit Sand gefüllte Stoff-Fußbälle. “Weltgewissen, du bist ein Fleck der Schande” war auf den Bällen zu lesen. Zudem erleuchteten am Sonntag – dem Tag des WM-Eröffnungsspiels – rund 20.000 Grabkerzen die Tribünen des Stadions. Mit der Aktion gedachten die Teilnehmer der vom Künstler Volker-Johannes Trieb initiierten Veranstaltung den beim Bau der WM-Stadien gestorbenen Gastarbeitern.
“Die Fußballweltmeisterschaft hat viele tausend Menschen das Leben gekostet”, sagte Trieb. “Sie wurden wie Sklaven behandelt und sind an Hitze, Erschöpfung oder wegen fehlender Sicherheitsvorkehrungen gestorben. Die FIFA und die Regierung Katars sind über Leichen gegangen und das darf im WM-Jubel nicht untergehen.” Der Osnabrücker Künstler Trieb führt die Veranstaltung gemeinsam mit der Arbeiterwohlfahrt (AWO) durch.
“Für uns als Arbeiterwohlfahrt sind Menschenrechte unverhandelbar. Das Leben der Arbeitsmigranten ist wichtiger als jeder Profit”, sagte Michael Scheffler, Vorsitzender des AWO Bezirks Westliches Westfalen. “Mit unserer Aktion wollen wir der Fußballwelt ins Gewissen reden und an die Grausamkeiten erinnern, die sich im Vorfeld der Weltmeisterschaft ereignet haben. Sportliche Ereignisse dürfen nie wieder an Gastgeber vergeben werden, die gegen grundlegende Werte verstoßen.”
Katar steht wegen Menschenrechtsverstößen und des Umgangs mit Arbeiterinnen und Arbeitern aus anderen Ländern schon lange in der Kritik. In der Vergangenheit war es auch zu tödlichen Unfällen auf den Baustellen gekommen. Die Regierung des Emirats verweist auf eigene Reformen und weist Teile der Kritik zurück.
World Cup 2022: Tổng thống Pháp nói không được chính trị hóa thể thao
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng World Cup không nên là một diễn đàn để nêu ra các quan ngại chính trị.
Fifa đã yêu cầu các quốc gia “tập trung vào bóng đá” trong giải đấu năm nay, sẽ bắt đầu vào Chủ nhật, sau những diễn biến gây tranh cãi trước giải.
Quốc gia vùng Vịnh Qatar đã bị chỉ trích vì quan điểm về mối quan hệ đồng tính, hồ sơ nhân quyền và cách đối xử với lao động nhập cư.
“Những câu hỏi này phải được giải quyết từ khi quyết định chọn Qatar là nơi đăng cai,” ông Macron nói:
Ủy ban điều hành của Fifa đã bỏ phiếu với tỷ lệ 14-8 cho Qatar đăng cai giải đấu trước Hoa Kỳ 12 năm trước, cùng thời điểm Nga được trao quyền đăng cai sự kiện năm 2018.
Cựu chủ tịch Fifa Sepp Blatter, lãnh đạo Fifa vào thời điểm đó, cho biết hồ sơ nhân quyền của Qatar “không được thảo luận” trong quá trình đấu thầu World Cup.
Có lo ngại về cách người LGBTQ+ bị đối xử ở Qatar, nơi các mối quan hệ đồng giới và việc thúc đẩy các mối quan hệ đồng giới bị hình sự hóa, với các hình phạt từ phạt tiền đến án tử hình.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết kể từ năm 2010, hàng trăm nghìn lao động nhập cư đã phải đối mặt với sự vi phạm nhân quyền trong khi được tuyển dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng rộng lớn hơn cần thiết để tổ chức giải đấu.
“Chúng ta không được chính trị hóa thể thao,” ông Macron nói. Ông cũng cho biết sẽ tới Qatar nếu đương kim vô địch Pháp lọt vào bán kết năm nay.
Ông nói thêm rằng đó là “một ý tưởng rất không hay khi chính trị hóa thể thao,” đồng thời lưu ý rằng Paris sẽ đăng cai Thế vận hội Olympic vào năm 2024.
Câu lạc bộ thành công nhất của Pháp, Paris St-Germain, đã được Qatar Sports Investments mua lại vào năm 2011 và đã giành được 8 trong số 11 danh hiệu Ligue 1 kể từ đó.
Vào tháng Hai năm 2021, báo Anh Guardian cho biết 6.500 công nhân nhập cư từ Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka đã chết ở Qatar kể từ khi nước này giành quyền đăng cai World Cup.
Tuy nhiên, chính phủ Qatar cho biết con số này là sai lệch, vì không phải tất cả các trường hợp tử vong được ghi nhận đều là những người làm việc trong các dự án liên quan đến World Cup.
Một báo cáo gần đây của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết các thành viên của cộng đồng LGBTQ+ ở Qatar đã bị các cơ quan an ninh của nước này giam giữ và lạm dụng thể xác, trong khi một đại sứ World Cup của Qatar bị chỉ trích vì nói rằng đồng tính luyến ái là vấn đề “tổn thương trong tâm trí”.
Các nhà tổ chức World Cup tại Qatar tuyên bố “mọi người đều được chào đón” đến thăm đất nước này để xem bóng đá và không ai bị phân biệt đối xử.
Một số cầu thủ đã lên kế hoạch biểu tình ôn hòa, trong khi Harry Kane của Anh và tám đội trưởng khác của các đội châu Âu sẽ đeo băng tay ‘One Love’ để thúc đẩy sự đa dạng và hòa nhập.
Pháp dự kiến cũng sẽ tham gia, nhưng đội trưởng Hugo Lloris cho biết anh sẽ không đeo băng đội trưởng vì muốn “tôn trọng” Qatar, nơi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp và các hình phạt có thể từ phạt tiền đến tử hình.
Thủ môn Lloris của Tottenham cho biết: “Điều này sẽ cho phép chúng tôi tránh phải trả lời các câu hỏi về vấn đề này trước và trong khi thi đấu vì sẽ có lúc các cầu thủ phải tập trung vào bóng đá hơn là dành năng lượng cho những thứ không thuộc trách nhiệm của chúng tôi.”
“Khi chúng tôi chào đón du khách nước ngoài đến Pháp, chúng tôi thường muốn họ tôn trọng luật lệ và văn hóa của chúng tôi. Tôi cũng sẽ làm như vậy khi đến Qatar.”
Pháp bắt đầu giải World Cup với trận gặp Australia vào thứ Ba và cũng sẽ đối đầu với Đan Mạch và Tunisia ở bảng D.
Đan Mạch sẽ mặc những chiếc áo thi đấu gam màu “bớt tươi đẹp” để phản đối Qatar, với nhà cung cấp trang phục thi đấu Hummel nói rằng họ “không muốn xuất hiện” trong một giải đấu mà “đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người”, trong khi đội tuyển Úc đã phát hành một video thúc giục Qatar bãi bỏ luật của nước này về quan hệ đồng giới.
World Cup 2022: Chủ tịch FIFA Gianni Infantino cáo buộc phương Tây ‘đạo đức giả’
BBC
Chủ tịch FIFA Gianni Infantino cáo buộc phương Tây “đạo đức giả” trong việc đưa tin về hồ sơ nhân quyền của Qatar trước thềm World Cup.
Tại một cuộc họp báo ở Doha ngày 19/11, Infantino đã nói trong gần một giờ đồng hồ và bảo vệ Qatar và giải đấu một cách cuồng nhiệt.
Sự kiện này tại phương Tây lại bị lu mờ bởi cáo buộc Qatar vi phạm nhân quyền, bao gồm cái chết của người lao động nhập cư và cách đối xử với cộng đồng LGBT.
Ông Infantino sinh ra ở Thụy Sĩ, nói rằng các quốc gia châu Âu nên xin lỗi vì những hành động đã phạm phải trong lịch sử của chính họ, thay vì tập trung vào các vấn đề của người lao động nhập cư ở Qatar.
Chủ nhà Qatar bắt đầu giải đấu với Ecuador tại Sân vận động Al Bayt vào Chủ nhật.
Vào tháng 2 năm 2021, báo Anh The Guardian nói 6.500 công nhân nhập cư từ Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka đã chết ở Qatar kể từ khi nước này giành quyền đăng cai World Cup.
Con số dựa trên số liệu do đại sứ quán các nước tại Qatar cung cấp.
Tuy nhiên, chính phủ Qatar nói con số này là sai lệch, vì không phải tất cả các trường hợp tử vong được ghi nhận đều là những người làm việc trong các dự án liên quan đến World Cup.
Chính phủ Qatar nói hồ sơ tai nạn của họ cho thấy có 37 người lao động tử vong tại các công trường xây dựng sân vận động World Cup từ năm 2014 đến năm 2020, chỉ 3 trong số đó là “liên quan đến công việc”.
Tuy nhiên, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng đây là một sự đánh giá thấp.
Ngày 19/11, ông Infantino nói: “Tôi là người châu Âu. Vì những gì chúng ta đã làm trong 3.000 năm trên khắp thế giới, chúng ta nên xin lỗi trong 3.000 năm tới trước khi đưa ra những bài học đạo đức.”
“Nếu châu Âu thực sự quan tâm đến số phận của những người này, họ có thể tạo ra các kênh hợp pháp – như Qatar đã làm – nơi một số công nhân này có thể đến châu Âu để làm việc. Mang lại cho họ một số tương lai, một số hy vọng.”
“Tôi khó hiểu những lời chỉ trích. Tất cả chúng ta nên giáo dục chính mình, nhiều thứ không hoàn hảo nhưng cải cách và thay đổi cần có thời gian.”
“Bài học đạo đức một chiều này chỉ là đạo đức giả. Tôi tự hỏi tại sao không ai nhận ra sự tiến bộ đạt được ở đây kể từ năm 2016.”
“Qatar đã sẵn sàng, đây sẽ là kỳ World Cup hay nhất từ trước đến nay.”
“Tôi không cần phải bảo vệ Qatar, họ
có thể tự bảo vệ mình. Tôi bảo vệ bóng đá. Qatar đã tiến bộ và tôi cũng cảm nhận được nhiều điều khác nữa.”
Cúp Bóng Đá Thế Giới Qatar 2022 : Doha cấm bán rượu, bia tại các sân vận động
RFI
Hai ngày trước lễ khai mạc Cúp Bóng Đá Thế Giới Qatar, nước chủ nhà đổi ý, thông báo cấm bán bia chung quanh các sân vận động. Với lễ hội bóng đá 2022, Qatar đã trở thành quốc gia nhỏ bé nhất thế giới tổ chức sự kiện thể thao này và là nhà tổ chức chịu đầu tư nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.
Ngày 18/11/2022, Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới và nước chủ nhà là Qatar thông báo cấm tất cả các điểm bán bia chung quanh các sân vận động, mà việc bán bia chỉ được « khoanh vùng » tại các khu vực « fan zones ». Quyết định này khiến giới cổ động viên và du khách nước ngoài thất vọng. Đầu tháng trước, chủ tịch – tổng giám đốc Cúp Bóng Đá Qatar, Nasser Al Khater trong cuộc họp báo đã trấn an giới hâm mộ rằng, Doha tổ chức sự kiện thể thao này « như bất kỳ một quốc gia nào khác ». Tại Qatar, chỉ có người theo đạo Hồi và dưới 21 tuổi bị cấm uống rượu.
AFP nhắc lại, trên thực tế, các quy định bán rượu bia cho cổ động viên tại các Cúp Bóng Đá Thế Giới tùy thuộc nhiều vào nước chủ nhà. Brazil hồi 2014 đã dỡ bỏ lệnh cấm bán rượu và bia trong khuôn viên các sân vận động.
Tranh cãi chung quanh việc có bán bia cho khán giả đi xem bóng đá tại Qatar hay không chỉ là một đề tài mới thu hút chú ý. Một ngày trước lễ khai mạc, Qatar đã đi vào lịch sử bóng đá thế giới với nhiều kỷ lục.
Quốc giả nhỏ bé với chưa đầy 12.000 km vuông này đã chi ra 220 tỷ euro cho World Cup 2022, cao gấp 5 lần so với ngân sách của 7 mùa cúp bóng đá gần đây nhất » cộng lại, theo như thăm dò của trang mạng Front Office Sport. Đến nay, Brazil giữ kỷ lục mùa thi đấu tốn kém nhất. Phí tổn của mùa bóng đá 2014 lên tới 15 tỷ euro, hơn cả ngân sách của Nga khi tổ chức World Cup 2018.
Cúp bóng đá thế giới cũng là dịp để Qatar trang bị thêm 3 tuyến đường métro, khánh thành thêm một sân bay quốc tế và nhất là xây dựng thành phố mới Lusail, với không biết bao nhiêu khách sạn hạng sang, sân golf, bến cảng cho các du thuyền « de luxe »
Thêm một kỷ lục khác nữa là tất cả các địa điểm thi đấu tại quốc gia tí hon này được thu hẹp trong chu vi 55 km. Các sân cỏ nằm sát nhau, chẳng hạn hai sân vận động Khalifa và Education City chỉ cách nhau có 5 km.
Từ Chủ Nhật 20/11 đến ngày 18/12/2022, Qatar dự trù đón 3,2 triệu khán giả vào xem các trận đấu. Với dân số 3 triệu người, Qatar chuẩn bị đón 1,5 triệu du khách nước ngoài. Mỗi ngày sẽ có 168 chuyến bay quốc tế đáp xuống các phi trường Qatar : 60 chuyến từ Dubai, 48 chuyến từ Mascate-Oman, 40 chuyến từ Ả Rập Xê Út, và 20 chuyến đưa hành khách từ Koweit đến xem bóng đá…
Trên nguyên tắc, sự kiện thể thao này cho phép Doha thu về khoảng 9 tỷ đô la tiền lãi, theo chủ tịch Liên Đoàn Bóng Đá Qatar. Để so sánh, mùa bóng đá hồi năm 2018 cho phép bơm thêm 12,5 tỷ đô la vào kinh tế Nga trong giai đoạn 2013 – 2018.
Cúp bóng đá Qatar 2022 không phải là một sự kiện thân thiện với môi trường. FIFA hồi tháng 6/2021 dự phóng lượng khí CO2 thải ra trong những tuần lễ tới là khoảng 3,6 triệu tấn, nhưng theo các tổ chức phi chính phủ, con số trên thực tế sẽ hơn các con số báo cáo đó rất nhiều.
Báo Anh The Guardian gần đây đưa ra con số 6.500 công nhân nước ngoài, chủ yếu là người Ấn Độ, Pakistan, Népal, Bangladesh và Sri Lanka chết trong các tai nạn lao động từ hồi năm 2010 tới nay, khi Doha vừa chính thức được chỉ định tổ chức Cúp bóng đá thế giới 2022.
Nhưng lần này thì không.
Bất kỳ ai đi dạo quanh Berlin trong tuần này sẽ khó nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào về sự cuồng nhiệt của World Cup. Không có cờ, không có biển báo, không có sự kiện xem công khai – không có dấu hiệu nào cho thấy nỗ lực giành chức vô địch thế giới lần thứ năm của quốc gia cuồng bóng đá sắp bắt đầu bằng trận đấu với Nhật Bản vào ngày 23/11.
Hồ sơ nhân quyền của Qatar và cách đối xử với người lao động nhập cư đã làm hỏng bữa tiệc của nhiều người.
“Chúng tôi không muốn tận hưởng một kỳ World Cup như thế này,” ông Bernd Beyer của tổ chức sáng kiến Tẩy chay Qatar 2022 nói với Associated Press. “Người hâm mộ không đồng cảm với giải và nói rằng họ không muốn liên quan gì đến giải.”
Đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối giải đấu trong các trận đấu của Bundesliga và giải hạng hai trong vài ngày cuối tuần qua, với việc người hâm mộ giương biểu ngữ chỉ trích tình hình nhân quyền ở Qatar và những bình luận gần đây của đại sứ World Cup Khalid Salman lên án đồng tính luyến ái.
Sự thiếu nhiệt tình cũng đã có một tác động thương mại. Các nhà bán lẻ trước đây đã tận dụng tiếng vang xung quanh các giải đấu lớn với các ưu đãi liên quan đến đội tuyển Đức. Cựu huấn luyện viên đội tuyển Đức Joachim Löw và các cầu thủ của ông có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi để quảng cáo các hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Lần này, Hiệp hội các nhà bán lẻ thể thao Đức cho biết doanh số bán các vật dụng cho người hâm mộ đang giảm so với các năm World Cup trước.
Chủ tịch hiệp hội Stefan Herzog nói với tập đoàn báo chí RND: “Cho đến nay, nó thậm chí không bằng một nửa so với những gì thường được bán trong các cửa hàng tại các sự kiện lớn thuộc loại này.”
Adidas cho biết nhu cầu đối với bộ quần áo thi đấu của đội tuyển Đức thấp và sản phẩm bán chạy nhất của họ cho đến nay là áo thi đấu của Mexico, được một số người coi là một trong những mẫu áo phong cách nhất được mặc bởi 32 đội tuyển tham dự World Cup.
RND đưa tin doanh số bán TV, thường tăng cho các sự kiện thể thao lớn, cũng giảm.
Hàng trăm quán bar trên cả nước đang từ chối chiếu các trận đấu của World Cup.
Ông Steif Krüger, người điều hành một quán bar ở Berlin, ngày 18/11 nói rằng ông sẽ tẩy chay toàn bộ giải đấu, ngay cả khi Đức lọt vào trận chung kết.
Ông Krüger nói: “Những gì đang xảy ra tại World Cup thật khủng khiếp. “Những người luôn xem bóng đá cùng chúng tôi cũng biết rằng chúng tôi sẽ không trình chiếu World Cup và rất vui khi được ủng hộ điều đó.”
Quán rượu Dortmund, Mit Schmackes, thuộc sở hữu của nhà vô địch World Cup 2014 Kevin Grosskreutz, cũng không chiếu các trận đấu.
“Chúng tôi yêu bóng đá và cũng có thể nói rằng chúng tôi sống với bóng đá. Lý do rất rõ ràng – đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ từ chối phát sóng các trận đấu World Cup ở Qatar, ngay cả khi điều này dẫn đến tổn thất cho chúng tôi,” quán rượu cho biết trong một bài đăng trên Instagram.
Qatar đã nhiều lần bác bỏ những chỉ trích về thành tích nhân quyền của mình, khẳng định nước này đã cải thiện các biện pháp bảo vệ cho người lao động nhập cư.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Olaf Scholz, Steffen Hebestreit, ngày 18/11 nói rằng ông sẽ không loại trừ khả năng ông Scholz sẽ đi dự trận chung kết nếu Đức tiến xa vào vòng trong.
“World Cup này đã được trao và giờ sẽ diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn”, ông Hebestreit nói, đề cập đến kế hoạch tẩy chay của người hâm mộ. “Mọi người được tự do quyết định xem họ có muốn theo dõi sự kiện này hay không – chúng ta sống ở một đất nước tự do, đó là việc sẽ xảy ra.”
Các câu lạc bộ Bundesliga bao gồm Bayer Leverkusen và Borussia Mönchengladbach đã chỉ trích quyết định trao World Cup cho Qatar và cho biết họ sẽ chỉ chú ý tối thiểu trên trang web và nền tảng mạng xã hội của họ. Một câu lạc bộ khác, Hoffenheim, nói rằng họ sẽ không đưa tin về giải đấu.
Ông Jörg Schmadtke, giám đốc thể thao của câu lạc bộ Bundesliga Wolfsburg, nói với tờ báo Wolfsburger Allgemeine Zeitung tuần trước: “Có vô số điều đã và đang xảy ra ở đó làm lu mờ niềm vui lớn của việc thi đấu thể thao.
Ông Schmadtke cho biết ông ấy thậm chí còn không biết liệu mình có xem các trận đấu trên TV hay không.
Ông Schmadtke nói: “Tôi không còn xúc động như những năm trước, khi tôi mong chờ một giải đấu như vậy.”
Người hâm mộ Đức không phải là những người duy nhất tỏ ra không ấn tượng với World Cup năm nay. Liên đoàn bóng đá của Bỉ trong tuần này đã bỏ kế hoạch thành lập một khu vực dành cho người hâm mộ để những người ủng hộ theo dõi các trận đấu trên màn hình lớn với lý do thiếu nhu cầu, và Paris và các thành phố khác của Pháp cũng hủy bỏ các bữa tiệc xem công khai. Ở Barcelona, thị trưởng Ada Colau nói bà sẽ không “dành các nguồn lực công cộng cũng như không gian công cộng để xem World Cup đang được tổ chức dưới chế độ độc tài”.
Gianni Infantino, FIFA và Qatar 2022
21-11-2022
Gianni Infantino là Chủ tịch của FIFA, liên đoàn bóng đá thế giới đầy quyền lực. Những ai từng nắm giữ chức vụ này thường được ví von như một nguyên thủ quốc gia. Đi đâu cũng được tiếp đón một cách trọng thị. Từ Robert Guérin đến João Havelange hay Sepp Blatter, tất cả đều để lại những ảnh hưởng nhất định, tốt hay xấu, trong lịch sử bóng đá thế giới.
Với thời buổi toàn cầu hoá, trái bóng tròn càng trở nên quyến rũ và trở thành “món hàng” để kinh doanh, để gây tiếng vang, để mang lại “quyền lực mềm” và cả ảnh hưởng địa chính trị trên thế giới.
Nếu Sepp Blatter từng phải từ chức Chủ tịch FIFA vì những bê bối tài chính và những scandal xung quanh việc Qatar được giành quyền tổ chức Cúp Thế giới 2022, thì việc ông Gianni Infantino thành công trong việc vận động để trở thành Chủ tịch FIFA cũng để lại nhiều dấu hỏi về sự minh bạch của tổ chức này và của chính ông ta.
Gianni Infantino sinh ra tại Brigue, thuộc tiểu bang Valais, Thuỵ Sĩ. Cha, mẹ ông là người Ý di dân. Ông học Luật tại trường Đại học Fribourg sau đó làm luật cho Trung tâm nghiên cứu thể thao (CIES) tại trường Đại học Neuchâtel.
Năm 2000, Gianni Infantino bước chân vào Liên đoàn bóng đá Châu Âu ( UEFA). Một cách nhanh chóng, ông ta trở thành phụ tá đắc lực và tin tưởng cho Michel Platini, cựu ngôi sao huyền thoại bóng đá Pháp, khi ông này trở thành Chủ tịch UEFA. Nhưng dư luận chỉ biết đến ông khi ông này thường tổ chức các lễ bốc thăm các giải bóng đá tại châu Âu. Chỉ thế thôi. Một nhân vật phụ, bên lề của một Platini đầy quyền lực với giấc mộng nắm giữ FIFA một ngày rất, rất gần…
Tuy nhiên, trong cái thế giới mà quyền lực chính trị và sức mạnh của đồng tiền có thể chi phối tất cả, Platini đã bị dính lỗi vì chuyện tiền bạc và cả lá phiếu bầu cho Qatar. Ông và Blatter đều bị đưa ra toà xét xử tại Thuỵ Sĩ. Dẫu cả hai được xử trắng án, nhưng vẫn còn nhiều vụ kiện tụng theo họ tại Thuỵ Sĩ. Blatter rời bỏ FIFA, Platini từ chức UEFA. Cánh cửa quyền lực bỏ trống tại FIFA và cánh tay phải đắc lực một thời trung thành với Platini đã tranh thủ, bước ra ánh sáng để tranh cử chức Chủ tịch FIFA. Từ một kẻ đóng phụ, mờ nhạt, tận dụng bối cảnh hai tổ chức bóng đá quan trọng nhất thế giới đang bị nhiều tại tiếng, Gianni Infantino đã khéo léo trở thành vị Chủ tịch FIFA nhiều quyền lực.
Dư luận vẫn cho rằng Gianni Infantino đã “khéo léo” phản chủ, Michel Platini, để giành lấy quyền lực đỉnh cao khi ông ta chẳng là gì, chẳng có chút ảnh hưởng thật sự nào tại UEFA. Nói gì thì nói, Gianni Infantino đã cho thế giới thấy ông ta là một con cáo già, thừa tinh khôn để chụp lấy cơ hội.
Việc Platini giờ chót “trở cờ” không muốn bỏ phiếu cho Mỹ để đăng cai Cúp Thế giới 2022, thay vào đó là bỏ cho Qatar, một quốc gia bé tý, không chút “văn hoá” bóng đá, đã khiến người Mỹ vào cuộc và khởi động các vụ điều tra về tham nhũng, mua bán phiếu tại các tổ chức liên đoàn bóng đá châu lục. Cựu Tổng thống Pháp, Sarkozy, không hề giấu diếm sự ủng hộ ra mặt cho tiểu quốc này đứng ra đăng cai Cúp Thế giới. Người Pháp vẫn còn điều tra mối quan hệ giữa Sarkozy và Platini trong việc có thể gây ảnh hưởng đến vụ trở cờ trên.
Có thể nói, không có vụ Qatar, sẽ không có chuyện Gianni Infantino làm Chủ tịch FIFA. Ông này lại muốn lấy lòng nước chủ nhà nên luôn miệng lên tiếng ủng hộ, bảo vệ quốc gia này khi dư luận thế giới và các tổ chức phi chính phủ tố cáo việc vi phạm nhân quyền, luật lao động của quốc gia này đối với hàng trăm ngàn người lao động nước ngoài. Gần 6500 người bị chết khi xây dựng các sân vận động dường như bị rơi vào quên lãng bởi một chế độ cực đoan, áp dụng các đạo luật Hồi giáo Sharia. Qatar tung tiền tỷ để đổi lại vị thế trên bàn cờ địa chính trị. Qatar không muốn bị thôn tín như Koweit từng bị Irak đánh. Họ sử dụng “quyền lực mềm” để gây ảnh hưởng, thậm chí gián tiếp tài trợ cho các tổ chức khủng bố Hồi giáo tại Trung Đông.
Khi nhiều tiếng nói cất lên yêu cầu các chính phủ trên thế giới can thiệp hay bày bỏ tình đoàn kết với thân phận bạc nhược của người lao động nghèo khổ tại Qatar thì FIFA của Gianni Infantino vẫn im re, tươi cười bảo không có gì đáng lo ngại.
Gianni Infantino mới đây còn “ngẫu hứng” độc thoại lên án phương Tây “giả dối” khi chỉ trích Qatar về nhân quyền. Ông ta cho rằng chính phương Tây đã phạm tội trong 3000 năm và họ phải xin lỗi thế giới còn lại trong vòng 3000 năm tới thay vì lên án Qatar. Ông cũng không quên, gởi lời nhắn nhủ đến “thế giới còn lại” rằng ông hôm nay “ cảm thấy là người Qatar, người Ả Rập, người Châu Phi, người đồng tính, người tàn tật và người lao động di dân” để bênh vực và ca ngợi các nỗ lực của Qatar trong việc tổ chức và thay đổi hình ảnh của quốc gia này đối với người lao động nghèo khổ nước ngoài.
Đỉnh điểm của sự nực cười là khi ông ta nhắc lại chuyện ông ta bị đối xử kỳ thị thuở nhỏ tại Thuỵ Sĩ. Gianni Infantino sinh năm 1970, cái thời mà xã hội Thuỵ Sĩ đã thay đổi nhiều, rất nhiều, bớt bảo thủ và không còn kỳ thị với người Ý, người Tây Ban Nha nữa. Ông muốn lấy lòng cái “thế giới thứ ba”, của các nước đang phát triển như thể ông cũng là nạn nhân của phương Tây, châu Âu giả dối, xảo trá. Ông muốn tránh xa Thuỵ Sĩ, xứ sở đã cho ông tất cả nhưng cũng không quên vào cuộc điều tra các hành động, quan hệ mờ ám của Gianni Infantino. Thật vậy, toà án Liên bang Thuỵ Sĩ đang tiến hành điều tra các mối quan hệ giữa Gianni Infantino và một cựu tổng kiểm sát trưởng của chính phủ Liên bang, ông Michael Lauber về các cáo buộc lạm dụng quyền hành và chức vụ. Michael Lauber được cho rằng đã bí mật gặp riêng Gianni Infantino để tiết lộ các cuộc điều tra của toà án Liên bang nhắm vào ông Chủ tịch FIFA.
Gianni Infantino đã không còn ở Zurich, nơi có trụ sở của FIFA. Ông dọn về Doha để ở. Ông muốn cắt đứt mối quan hệ với đất nước Thuỵ Sĩ của ông vì có lẽ ông thừa biết toà án Thuỵ Sĩ sẽ không để ông yên. Các đảng chính trị thuộc cánh tả đang kêu gọi điều tra FIFA và các vấn đề thuế má của tổ chức này. Hình ảnh của FIFA đã bị vấy bẩn sau quá nhiều scandale. Gianni Infantino cũng thừa hiểu các vết nhơ của ông sẽ bị các toà án tại Mỹ, Thuỵ Sĩ và Pháp vào cuộc nên ông ra đòn trước, lấy lòng các quốc gia chậm phát triển và rời Thuỵ Sĩ.
Chỉ có tương lai mới có câu trả lời cụ thể về những vụ mua bán phiếu bầu và tranh giành ảnh hưởng của Qatar. Tuy nhiên, nhắm mắt phủ nhận các sự chỉ trích của thế giới về những “tội ác” của xứ sở này đối với người lao động nước ngoài là một thái độ đáng trách và phải bị lên án. Gianni Infantino và FIFA đã và đang làm vấy bẩn hình ảnh của thể thao, của môn bóng đá quyến rũ, có sức mạnh nối kết các dân tộc với nhau. Thay vào đó là một tổ chức mafia, chỉ biết sức mạnh của đồng tiền và bỏ mặc các yếu tố thể thao, văn hoá, nhân bản.
FIFA, UEFA và CIO, tất cả đều bị quyền lực chính trị chi phối và sức mạnh của đồng tiền cám dỗ. Khó hình dung Thế vận hội mùa hè từng được tổ chức tại Bắc Kinh, một quốc gia độc tài toàn trị, chà đạp lên quyền con người, nay lại đến Qatar, với quyền lực của dầu hoả, chi phối nền kinh tế, tài chính tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đỉnh điểm của sự trơ trẽn là trao quyền đăng cai các giải thể thao mang tính nhân văn, hoà bình đến các xứ sở vốn chẳng có chút tình thần nhân quyền, nhân bản gì cả, đổi lại là một khối tài sản khổng lồ. Trung Quốc không hề đổi thay theo chiều hướng tích cực sau khi được tổ chức Thế vận hội ( cả hè lẫn đông) như những gì CIO nhận định. Nước Nga của Putin đại đế, sau Thế vận hội mùa đông và Cúp bóng đá Thế giới là cuộc xâm lược Ukraina tàn khốc.
Đưa thể thao, bóng đá đến những miền đất lạ, đến những nền văn hoá khác nhau là mục đích cao đẹp của CIO, của FIFA nhưng thực tế không luôn tốt đẹp như lời rao giảng. Đã đến lúc các tổ chức này cần phải được cải tổ, làm trong sạch, để mang lại thể thao chân thực và niềm vui cho nhân loại.
Qatar được trao quyền tổ chức Cúp Thế giới từ năm 2010. Hơn 12 năm qua, dư luận vẫn phản đối và lên tiếng đều đặn về những vi phạm nhân quyền của Qatar, chứ không phải đợi đến giờ, như những gì Infantino nhận xét về sự “giả dối” hay “đạo đức giả” của phương Tây.
Cúp Thế giới thông thường là một ngày hội thể thao. Tiếc thay, kỳ này, cái không khí vui nhộn, dễ thương ấy không hề tồn tại, ít nhất tại nhiều quốc gia Âu châu. Không màn hình lớn, không Fanzone, không sự kiện,… người dân không muốn “đồng loã” với đồng tiền bẩn thỉu của Qatar. Họ không muốn cổ suý cho sự gian lận, cho sức mạnh mờ ám của đồng tiền, mà Qatar, FIFA và cả Gianni Infantino là những đại diện tiêu biểu xấu xí nhất.
Trước giờ bóng lăn, người viết đi bộ một vòng thành phố. Chiều chủ nhật yên lành, yên tĩnh, không chút không khí của một sự kiện thể thao lớn thứ nhì hành tinh, chỉ sau Thế Vận hội mùa hè. Trên các cửa sổ, không hề có quốc kỳ của các quốc gia dự Cúp. Các cộng đồng người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Serbia, Nam Mỹ cũng không mặn mà treo cờ khí thế như mọi khi.
Chẳng ai bảo nhau nhưng dường như có một sự “nhận thức chung của cộng động” về một giải bóng đá nhiều tai tiếng.
Người Thuỵ Sĩ còn kín tiếng hơn. Họ không tổ chức gì cả. Một sự tối thiểu. Ai cũng thừa hiểu và thất vọng khi trái bóng tròn đã bị cám dỗ bởi đồng tiền và đi ngược lại với những tôn chỉ cao đẹp ban đầu.
Sau cùng thì quả bóng cũng đã lăn. Qatar 2022 đã chính thức bắt đầu với các nhân vật hoàng gia quyền lực và một Infantino hồ hởi ra mặt trên sân vận động.
Tẩy chay hay không, vấn đề ấy không quan trọng bằng nhận thức của mỗi chúng ta khi xem một trận bóng đá tại giải này. Hiểu rõ sự thật đằng sau sự hào nhoáng của giải bóng đá là cái chết thương tâm, trong sự thờ ơ, vô trách nhiệm của Qatar mới đáng bàn.
Thể thao đã trở nên dơ bẩn khi bị quyền lực chính trị và tài chính lũng đoạn. Sự cần thiết và tối quan trọng là làm sao để các tổ chức thể thao quốc tế không phạm sai lầm, trong tương lai, khi trao quyền đăng cai cho các quốc gia vi phạm nhân quyền.
Bằng không, thể thao sẽ vĩnh viễn bị vấy bẩn và xa rời nhân loại, xa rời sứ mệnh cao đẹp, chân chính như những yếu tố hàn gắn và mang lại hoà bình cho nhân loại.
FIFA, CIO, UEFA và các liên đoàn thể thao khác vẫn luôn mực kêu gào phi chính trị, để thể thao với thể thao. Nhưng thực tế, Nam Tư từng bị gạt bỏ quyền tham gia EURO 1992 vì chiến tranh tại Balkans. Nga của Putin cũng bị loại khỏi cuộc đua giành vé vớt Cúp Thế giới 2022. Iran những ngày này đang đàn áp khủng bố người dân thì FIFA lại im lặng dẫu nhiều tiếng nói đòi trừng phạt. FIFA và CIO chỉ làm khi có lợi cho các tổ chức này. Họ cố tình quên rằng thể thao và chính trị vẫn có những ràng buộc với nhau. Nhưng vượt lên trên mọi quan niệm chính trị, chính những giá trị đạo đức mới là điều kiện tiên quyết cho mọi quyết định. Đơn giản vì thể thao, chính trị chính là đạo đức!
Bóng đá là lễ hội. Cổ động viên chân chính là cảm xúc tuyệt vời, không có đồng tiền nào mua được. Không thể bỏ đô la để mua người lao động nước ngoài cải trang, nhảy múa giả vờ ủng hộ một quốc gia nào đó như Qatar đang làm…
Trên màn hình, Qatar đang bị thua hai bàn. Đến phút 80, đã có hơn phân nửa số khán giả trên sân rời bỏ ra về. Một sự kiện đáng buồn trong cái gọi là lễ hội bóng đá của hành tinh.
Qatar 2022, một sự kiện đáng quên dẫu chỉ mới bắt đầu!