Mục lục
Đỗ Hữu Ca, cựu giám đốc Công An Hải Phòng, có 40 ‘sổ đỏ,’ nhiều vàng, đô do ‘tiết kiệm’
Hơn 40 “sổ đỏ” (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cùng lượng lớn tiền, vàng, ngoại tệ, trang sức… bị công an tịch thu khi khám xét tư gia của ông Đỗ Hữu Ca, cựu giám đốc Công An Thành Phố Hải Phòng, trong vụ bắt giữ ông này hồi giữa Tháng Hai năm ngoái.Báo Người Lao Động hôm 21 Tháng Hai tiết lộ chi tiết này và cho biết bị can Đỗ Hữu Ca khai rằng, số tài sản nêu trên có được nhờ “tiết kiệm từ lương trong quá trình công tác trong lực lượng công an, bố mẹ để lại, quà lễ, Tết của các đơn vị và từ việc kinh doanh dự án, bất động sản của hai vợ chồng.”Ông Ca, 66 tuổi, bị bắt và truy tố với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” cụ thể là nhận 35 tỷ đồng ($1.4 triệu) với lời hứa “chạy án” cho nghi can Trương Xuân Đước trong vụ án “mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (VAT)” nhưng không giữ lời mà chiếm đoạt tiền.Nhiều khả năng ngoài tội danh nêu trên, ông Ca sẽ còn bị khởi tố hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân liên quan các hoạt động đầu tư kinh doanh dự án, bất động sản.Liên quan hành vi lừa đảo của ông Ca, báo VNExpress hôm 21 Tháng Hai cho hay, 35 tỷ đồng được vợ chồng nghi can Đước đem đến tận tư gia của ông Ca trong bốn lần.Tuy vậy, sau khi chi số tiền nêu trên mà chồng vẫn bị bắt vào đầu Tháng Hai năm ngoái, bà Trương Thị Ngọc Anh, vợ nghi can Đước, đã đến nhà xin lại tiền nhưng bị ông Ca chửi bới, đuổi về.Khi bị bắt, ông thừa nhận việc mình nhận 35 tỷ đồng tại nhà, nhưng bác bỏ việc nhận “chạy án” với lý do “đã nghỉ hưu từ lâu, các mối quan hệ không nhiều, không còn khả năng chạy tội.”
Vụ Việt Á: Ông Nguyễn Thanh Long và Phan Quốc Việt xin giảm hình phạt
Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, người bị tuyên 18 năm tù tội “nhận hối lộ” 51 tỷ đồng trong vụ Việt Á, vừa kháng cáo xin giảm án tù, theo truyền thông Việt Nam. Cùng với ông Long, cựu Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt, bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và bị tuyên 29 năm tù, cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Truyền thông Việt Nam không đưa chi tiết cụ thể hai ông này xin giảm xuống mức phạt nào.Hồi đầu tháng Giêng, ông Long và ông Việt ra tòa sơ thẩm cùng hơn 30 người khác trong vụ đại án Việt Á. Trong phiên xử, ông Long và ông Chu Ngọc Anh (Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) được làm mờ mặt trên truyền thông Việt Nam, trong khi những người khác, bao gồm ông Việt, vẫn rõ mặt. Sự việc gây phản ứng trong dư luận. Một luật sư nói với BBC News Tiếng Việt vào thời điểm đó rằng đã có “phân biệt đối xử” trong vụ quan chức được che mặt.Tổng cộng 12 người liên quan đến vụ Việt Á xin kháng cáo xin giảm án sau phiên sơ thẩm diễn ra tháng 1/2024, theo TAND Hà Nội. Không có ai kêu oan trong số này.Hai mươi sáu bị cáo còn lại không kháng cáo.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cedqqljd5qgo
Phiên xử Trương Mỹ Lan: Những con số chấn động về đại án Vạn Thịnh Phát
Từ ngày 5/3 – 29/4, TAND TP HCM sẽ xét xử bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác vì những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB.Phiên tòa kỷ lục với khoảng 3.000 người được triệu tập. Trong đó có 86 người là bị cáo, khoảng 200 luật sư và ít nhất 2.400 người có quyền, nghĩa vụ liên quan.Theo đại diện TAND TP HCM, tổng số hồ sơ vụ án nặng đến hơn sáu tấn, bao gồm gần 2.500 tập tài liệu với khoảng một triệu bút lục.Bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo buộc ba tội danh gồm: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.Với tội Đưa hối lộ, mức án tối đa là 20 năm tù, theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.Còn tội Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng bị phạt tối đa 20 năm tù, theo Điều 206 BLHS 2015 (sửa đổi 2017).Theo Khoản 4, Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, với tội Tham ô tài sản, bà Lan có thể phải đối mặt với mức án kịch khung là tử hình. Trước đó, luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty luật Thế Giới Luật Pháp, bình luận với BBC News Tiếng Việt rằng tuy tội “Tham ô tài sản” có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, “nhưng trong quá trình lượng hình, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể được hưởng mức án thấp hơn”85 bị cáo nói trên gồm:45 cựu lãnh đạo, cán bộ ngân hàng SCB, 5 trong số này đang bỏ trốn;15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước;3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ;
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cv28qd2g99do
Trần Quí Thanh và 2 con gái bị truy tố với cáo buộc chiếm đoạt $42.5 triệu
Bị can Trần Quí Thanh, chủ tịch tập đoàn Tân Hiệp Phát, cùng hai con gái vừa bị truy tố với cáo buộc chiếm đoạt 1,048 tỷ đồng ($42.5 triệu) của bốn cá nhân.Báo Người Lao Động hôm 24 Tháng Hai đưa tin này và cho biết, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Bộ Công An đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm Sát để truy tố bị can Trần Quí Thanh cùng hai con gái của ông này là bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.Cả ba bị can này đều bị cáo buộc hành vi “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.”Bản kết luận điều tra quy kết rằng bị can Trần Quí Thanh “lợi dụng quy định về cho vay, hợp đồng chuyển nhượng trong Bộ Luật Dân Sự để cho vay nhưng không làm hợp đồng vay tiền có cầm cố tài sản.”Ba cha con bị can Thanh được ghi nhận ép buộc các doanh nghiệp, cá nhân vay tiền phải làm hợp đồng chuyển nhượng dự án, bất động sản cho hai bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích với giá trị thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực tế.Sau đó, ba cha con họ làm thủ tục chuyển nhượng để nắm quyền kiểm soát, định đoạt tài sản.Đến khi chủ tài sản đã trả nợ gốc và tiền lãi theo thỏa thuận, ba cha con ông Thanh viện nhiều lý do để cố tình không trả, chiếm đoạt tài sản của người vay.Danh tính của các nạn nhân của họ được tiết lộ là bà Đặng Thị Kim Oanh và các ông Nguyễn Văn Chung, Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông.
Đại án Vạn Thịnh Phát: những cái chết bí ẩn và những bị can ‘lọt lưới’
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, dư luận từng xôn xao về ba nhân vật có liên quan bất ngờ qua đời và các cựu lãnh đạo, cán bộ ngân hàng SCB đang bỏ trốn.Đầu tiên là ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) độc lập của ngân hàng SCB “bị đột quỵ” (theo cáo phó của gia đình), ngay trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt vào ngày 7/10/2023.Tiếp đến là bà Nguyễn Phương Hồng, bị can được thông báo đã bị bắt cùng doanh nhân Trương Mỹ Lan ngày 7/10/2023, bất ngờ qua đời vào ba ngày sau đó. Bà Hồng được giới thiệu là trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhưng đồng thời cũng là thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng SCB.Ông Nguyễn Ngọc Dương, Giám đốc Công ty Sài Gòn Penninsula, kiêm cựu Tổng Giám đốc Công ty Vạn Phát Hưng, cũng đột ngột qua đời vào ngày 14/10/2022. Năm bị can bị truy nã trong vụ Vạn Thịnh Phát đều là những người nắm chức vụ quan trọng hoặc là thành viên chủ chốt của ngân hàng SCB. Trong đó, bà Nguyễn Thị Thu Sương (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) cùng ông Trầm Thích Tồn (cựu thành viên HĐQT SCB) có mối quan hệ thân thiết với bà Trương Mỹ Lan.Ngày 19/2, TAND TP HCM cho hay đã ban hành văn bản thông báo kêu gọi 5 bị cáo đang bị truy nã trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm ra đầu thú “để được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước; hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo quyền bào chữa, quyền tự bào chữa theo quy định tại Điều 16, Điều 61 bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”.“Trường hợp các bị cáo không ra trình diện hoặc đầu thú coi như từ bỏ quyền tự bào chữa và sẽ bị xét xử vắng mặt,” thông báo nêu rõ.Năm nhân vật hiện đang bỏ trốn gồm: Nguyễn Thị Thu Sương (50 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT SCB), Đinh Văn Thành (53 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT SCB), Nguyễn Lâm Anh Vũ (55 tuổi, cựu Phó Giám đốc Chi nhánh Bến Thành của SCB), Chiêm Minh Dũng (51 tuổi, cựu Phó Tổng Giám đốc SCB) và Trầm Thích Tồn (63 tuổi, cựu thành viên HĐQT SCB)
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0d77ny0eeno
Gia đình hai TNLT bị sách nhiễu trước và sau Tết Nguyên đán
Trong khi hai nhà hoạt động Bùi Văn Thuận và Bùi Tuấn Lâm đang phải thi hành án tù dài hạn thì vợ con họ ở bên ngoài liên tục bị nhà chức trách địa phương sách nhiễu và gây khó khăn trong sinh nhai.Bà Trịnh Thị Nhung, vợ tù nhân lương tâm (TNLT) Bùi Văn Thuận, bị công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá tra hỏi về một danh khoản Facebook Nhung Trịnh và lấy ảnh của chồng bà làm ảnh đại diện.Sáng 16/2, công an phường Mai Lâm, nơi bà Nhung đang sinh sống cùng con nhỏ trong khi chồng đang thụ án tù 8 năm về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước,” mời bà lên làm việc vào buổi chiều cùng ngày. Giấy mời do trưởng công an phường ký không ghi rõ nội dung làm việc.Bà Nhung thuật lại buổi làm việc với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 20/2:“Họ nói là họ phát hiện ra một tài khoản Facebook có avatar (ảnh đại diện-PV) giống anh Thuận chồng em và họ nghi ngờ là em sử dụng tài khoản Facebook đó để viết một bài viết chưa có tính xác thực.”Bà Nhung cho biết trong buổi làm việc với sỹ quan an ninh của Công an thị xã Nghi Sơn tên Hoàng Anh, bà khẳng định bản thân không sử dụng danh khoản Facebook nêu trên.Danh khoản này chỉ mới được lập vài ngày gần đây và có hai bài viết bịa đặt mang nội dung mà theo bà là “có thể bị xử lý theo Điều 331” về “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”Khi công an yêu cầu khai báo thông tin cha mẹ và ký vào biên bản làm việc, bà từ chối vì thấy mình không liên quan gì đến danh khoản giả mạo kia.Bà cho rằng việc Công an thị xã Nghi Sơn triệu tập lên làm việc gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống của bà và gia đình.“Họ nói là họ phát hiện ra một tài khoản Facebook có avatar (ảnh đại diện-PV) giống anh Thuận chồng em và họ nghi ngờ là em sử dụng tài khoản Facebook đó để viết một bài viết chưa có tính xác thực.”
45 năm cuộc chiến Việt-Trung: Nhóm dân sự kêu gọi ‘đánh giá đúng lịch sử’
Sát dịp kỷ niệm 45 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung 17/2, giới xã hội dân sự độc lập trong nước ra một bản tuyên bố chung, kêu gọi chính quyền Việt Nam “đánh giá đúng lịch sử” sự kiện này, đồng thời phản đối các khẩu hiệu tuyên truyền về mối quan hệ thân hữu giữa hai nước láng giềng.Các tổ chức xã hội dân sự và hàng chục cá nhân nêu một số yêu cầu đối với nhà cầm quyền: Đưa cuộc chiến tranh tự vệ 1979 vào sử sách; báo chí, truyền hình thông tin rộng rãi trong và ngoài nước; thể hiện trong các bảo tàng lịch sử và tổ chức công khai lễ tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh tự vệ chống xâm lược Trung Quốc; giảng dạy trong các nhà trường.Tổ chức Lập Quyền Dân, Diễn đàn Xã hội Dân sự, Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ, cùng các cựu công chức và những người lên tiếng về sự bá quyền của Bắc Kinh ký tên vào bản tuyên bố chung được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội hôm 14/2.Từ Hà Nội, giáo sư Nguyễn Đình Cống, một trong những người ký bản tuyên bố, nêu ý kiến với VOA rằng sự kiện ngày 17/2/1979 là bài học lịch sử mà các thế hệ người Việt nên ghi nhớ.“Cuộc chiến năm 1979 ở biên giới rõ ràng là một hành động tráo trở của Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng Tiểu Bình ngang nhiên cho rằng phải dạy cho Việt Nam một bài học. Nguyên nhân sâu xa là Trung Quốc đánh để trả thù việc quân Việt Nam đánh Pol Pot ở Campuchia trong lúc Pol Pot được Trung Quốc ủng hộ rất mạnh”.“Đó là một cuộc chiến tranh mà dân Việt Nam phải ghi nhớ”, vị giáo sư ngành xây dựng, từng nhận danh hiệu “Nhà Giáo Nhân Dân” và đã từ bỏ Đảng, nhấn mạnh.Bản tuyên bố nhắc lại biến cố này với việc Bắc Kinh “xua 600,000 quân chiến đấu và phục vụ chiến đấu cùng 400 xe tăng xâm lược Việt Nam…”.
Dân Việt Nam được dự báo ‘giàu lên nhanh nhất thế giới’
Việt Nam sẽ chứng kiến mức tăng trưởng tài sản “đột biến nhất thế giới,” trong 10 năm tới, theo dự báo của công ty Tình Báo Tài Sản Toàn Cầu New World Wealth ở Nam Phi, và hãng Cố Vấn Di Cư Đầu Tư Henley & Partners, Thụy Sĩ.Báo Tuổi Trẻ hôm 21 Tháng Hai dẫn lời ông Andrew Amoils, nhà phân tích của New World Wealth (NWW), nói với đài CNBC rằng tỉ lệ tích lũy tài sản của Việt Nam sẽ lên đến 125% trong 10 năm tới.“Việt Nam đang củng cố vị thế là một trung tâm sản xuất toàn cầu, khi trở thành địa bàn trọng điểm sản xuất của các công ty công nghệ, xe hơi, điện tử, quần áo và dệt may đa quốc gia,” ông Amoils nói.Theo NWW, Việt Nam có 19,400 triệu phú đô la và 58 người có từ $100 triệu trở lên sau khi trừ các khoản nợ.Báo VNExpress dẫn lời ông Andy Ho, giám đốc đầu tư VinaCapital Group, cho biết theo dữ liệu từ Ngân Hàng Thế Giới (WB) chỉ 10 năm trước, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là khoảng $2,190, thì nay tăng gần gấp đôi lên $4,100.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dan-viet-nam-duoc-du-bao-giau-len-nhanh-nhat-the-gioi/
Việt Nam ‘nghiên cứu’ miễn visa cho công dân Mỹ, Úc, Canada
Du khách ngoại quốc đến Việt Nam dịp Tết Giáp Thìn gia tăng mạnh khiến chính phủ CSVN “nghiên cứu” mở rộng diện miễn visa (thị thực) thêm cho nhiều nước.Theo báo Tuổi Trẻ hôm 18 Tháng Hai, trong “Chỉ Thị 06” về việc “Đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024,” ông Phạm Minh Chính, thủ tướng, đã giao Bộ Công An “nghiên cứu mở rộng” các nước có công dân được đơn phương miễn thị thực Việt Nam để “phù hợp với tình hình mới và quan hệ hợp tác song phương,” nhằm phát triển ngành du lịch trong nước.Tháng Giêng vừa qua, Việt Nam đã đón hơn 1.5 triệu lượt du khách quốc tế, tăng 10.3% so với tháng trước và tăng 73.6% so với cùng kỳ năm trước.Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, ngành du lịch đã ghi nhận số lượng khách quốc tế đến ở nhiều địa phương tăng cao. Trong đó, có những nơi có lượng khách quốc tế tăng gấp 2.2 đến 4.8 lần so với cùng kỳ Tết năm ngoái.Theo Cục Du Lịch Quốc Gia Việt Nam, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng so với dịp Tết Dương Lịch 2024 và cùng kỳ năm 2023, là nhờ hiệu ứng từ chính sách visa thuận lợi, định hướng đúng trong cơ cấu lại thị trường khách du lịch.“Việc mở rộng chính sách miễn thị thực tạo thuận lợi đi lại cho du khách, góp phần thu hút nhiều hơn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tăng sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực,” Cục Du Lịch Quốc Gia Việt Nam nhận định.Hiện nay, Việt Nam đang miễn thị thực cho công dân 25 nước, trong đó có 13 nước được miễn thị thực đơn phương gồm: Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Bắc Ireland, Nga, Nhật, Nam Hàn, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Belarus.Theo đó, công dân của các nước trên vào Việt Nam được tăng thời gian tạm trú từ 15 lên 45 ngày.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-nghien-cuu-mien-thi-thuc-cho-cong-dan-my-uc-canada/
Gia đình các tù nhân lương tâm mệt mỏi vì liên tục bị sách nhiễu
Từ trước Tết Nguyên Đán, nhiều gia đình tù nhân lương tâm (TNLT) cho biết họ cảm thấy lo ngại trong đời sống bình thường vì dường như chính quyền địa phương đang có ý gây khó cho sinh hoạt của họ.Bà Lê Thanh Lâm, vợ của TNLT Bùi Tuấn Lâm tại Đà Nẵng cho biết, vì liên tục lên tiếng cho chồng mình cho nên công an TP Đà Nẵng đã công khai nói rằng sẽ không để cho gia đình bà được yên. Vào lúc phiên toà sơ thẩm của Bùi Tuấn Lâm, công an bắt cóc bà Lâm mang về đồn, nơi đây, nhân viên an ninh thành phố Đà Nẵng chỉ tay vào mặt bà, và nói “Tao sẽ không để cho mẹ con mày được yên.”Mới đây, vào đầu Tháng Hai, bà Lâm nhận được một đơn mua hàng online của một người nói là sẽ đến tận nhà để nhận chứ không cần phải gửi. Bà đồng ý và đợi người đến lấy hàng, nhưng không hề biết đó là một cái bẫy của công an nhằm để kết tội bà mua bán trái phép. Kể từ khi ông Bùi Tuấn Lâm đi tù, quán bún bò Ba Cô Gái nổi tiếng của gia đình cũng bị đóng cửa theo, chấm dứt phương thức sinh sống cuối cùng của gia đình. Bà Lâm chỉ còn cách buôn bán hàng online để tìm chút tiền lời nuôi con và đi thăm nuôi chồng. Phía công an hiểu rõ khó khăn của gia đình, và dựng một kế hoạch để đánh triệt đường sinh sống của người mẹ có ba đứa con nhỏ.
Năng lượng xanh: Việt Nam thất bại vì ngành điện bị phân mảnh
Năng lượng là một trong những nền tảng của nền kinh tế. Chính sách và cơ chế hoạt động của ngành năng lượng có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy điều này rõ rệt qua ảnh hưởng của ngành năng lượng tới ngành dệt may của Việt Nam, một ngành chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu và 25% tổng lao động trong ngành chế biến của nước này năm 2022.Đối với ngành dệt may, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU là bốn thị trường lớn nhất. Những năm gần đây, Châu Âu và Hoa Kỳ bắt đầu xúc tiến các quy định để làm cho nhiều sản phẩm công nghiệp, trong đó có dệt may, xuất khẩu vào thị trường của họ, phải tuân thủ yêu cầu giảm thiểu phát thải carbon trong quá trình sản xuất. Châu Âu công bố “Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon” năm 2020 và thông qua luật vào tháng 10 năm 2023. Quốc hội Hoa Kỳ cũng đang theo bước Châu Âu với nhiều dự luật tương tự đang được đặt lên bàn nghị sự. Vấn đề “xanh hóa” không chỉ là yêu cầu đối với ngành dệt may. Đó cũng là yêu cầu chung của hầu hết các ngành sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, để Việt Nam có thể đạt mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 như chính phủ nước này cam kết.
Có cáo buộc Việt Nam chuyển nhiên liệu tới quân đội Myanmar bất chấp lệnh cấm
Một nghiên cứu của tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy các cơ sở lưu trữ nhiên liệu của Việt Nam có dính líu vào việc vận chuyển nhiên liệu cho quân đội Myanmar bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.Trong một báo cáo gần đây, Ân xá Quốc tế (Amnestey International – AI) sử dụng các kỹ thuận phân tích dữ liệu hàng hải, vệ tinh, thương mại và hải quan phát hiện ra những thay đổi đáng kể về cách nhiên liệu hàng không được đưa vào Myanmar trong năm qua, với việc quân đội dường như sử dụng các tuyến đường mới và dựa vào các đơn vị lưu trữ, trong đó có một doanh nghiệp tại Việt Nam, để cố tình che giấu nguồn gốc của nhiên liệu.“Không rõ liệu các công ty thương mại có biết số nhiên liệu họ bán cho các công ty Việt Nam sau đó sẽ sớm được vận chuuyển đến Myanmar hay không, hay liệu các hành động của họ có thể vi phạm các lệnh trừng phạt hiện hành hay không”, báo cáo của AI đặt nghi vấn.“Những thương nhân này đã bán nhiên liệu cho một công ty Việt Nam, sau đó công ty này dường như đã bán nhiên liệu máy bay cho một bên mua của Myanmar. Dữ liệu hải quan cho thấy một trong những doanh nghiệp là Công ty Trách nhiện Hữu hạn Hải Linh, công ty sở hữu và vận hành kho bãi Cái Mép”, báo cáo viết.
Chiến tranh Ukraine-Nga bước qua năm thứ ba, Tổng Thống Zelensky tiếp đón giới lãnh đạo Tây Phương ở Kiev
Tổng Thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tiếp đón các nhà lãnh đạo Tây Phương tới Kyiv hôm Thứ Bảy, 24 Tháng Hai đánh dấu kỷ niệm hai năm từ lúc bùng nổ cuộc xâm lược toàn diện của Nga, các lực lượng Ukraine sắp kiệt quệ về đạn dược và võ khí, viện trợ ngoại quốc thì bấp bênh, theo hãng tin AP.Tổng Thống Zelenskyy đăng tải một đoạn băng thu hình từ phi trường Hostomel cùng với Thủ Tướng Ý Giorgia Meloni, Thủ Tướng Bỉ Alexander De Croo và Thủ Tướng Canada Justin Trudeau, và Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen “Hai năm trước, chính tại nơi này, chúng tôi giao chiến với quân địch bằng hỏa lực; hai năm sau đó, chúng tôi gặp gỡ láng giềng và đồng minh cũng tại nơi này,” ông Zelenskyy phát biểu tại phi trường ngay bên ngoài Kyiv, nơi mà lính nhảy dù Nga cố gắng chiếm đóng nhưng bất thành trong những ngày đầu tiên của cuộc xâm lược.Các nhà lãnh đạo Tây Phương có mặt ngay sau khi Nga thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhắm vào một tòa nhà dân cư tại thành phố Odesa thuộc miền Nam, giết chết ít nhất một người. Ba phụ nữ cũng bị phỏng nặng trong vụ tấn công vào một tòa nhà dân cư tối Thứ Sáu, Thống Đốc khu vực Oleh Kiper viết trên trương mục mạng xã hội của ông. Lực lượng cứu hộ tiến hành lùng sục đống đổ nát để tìm kiếm nạn nhân.
Đức dẫn đầu EU kêu gọi trừng phạt thêm Nga về cái chết của ông Navalny
Các nước Liên minh Châu Âu bao gồm Đức hôm thứ Hai kêu gọi áp thêm các lệnh trừng phạt mới đối với Moscow liên quan đến cái chết của thủ lĩnh đối lập bị giam tù Alexey Navalny, khi họ thảo luận về một loạt các lệnh trừng phạt mới để đánh dấu hai năm Nga xâm lược Ukraine.Hungary là quốc gia EU duy nhất chưa phê chuẩn các chế tài được đề xuất đối với gần 200 công ty và những người được coi là có liên quan đến cuộc chiến trong loạt trừng phạt thứ 13 của EU đối với Nga kể từ khi Moscow xâm chiếm Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.Nhà ngoại giao hàng đầu của EU đề nghị liệt tên các quan chức nhà tù Nga liên quan đến cái chết của ông Navalny vào danh sách những người bị phong tỏa tài sản và cấm du hành.Hiện chưa có thông tin về bất kỳ biện pháp cứng rắn nào hơn nhắm vào nền kinh tế rộng lớn hơn của Nga và một nhà ngoại giao EU cho biết cho đến nay dường như bất kỳ lệnh trừng phạt mới cụ thể nào liên quan đến cái chết của ông Navalny sẽ chỉ “mang tính biểu tượng” và sẽ được áp dụng sau.Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết bà hy vọng 27 quốc gia EU sẽ sớm đồng ý về loạt trừng phạt thứ 13. Các quan chức EU nói rằng điều đó có thể xảy ra vào thứ Tư nếu Budapest bật đèn xanh.
https://www.voatiengviet.com/a/7493653.html
Navalny chết, thế giới tiếc thương, hơn 300 người ở Nga bị bắt chỉ vì tưởng nhớ
Hơn 300 người bị giam giữ tại Nga khi đang tưởng niệm thủ lãnh phe đối lập Alexei Navalny, nhà lãnh đạo qua đời trong một trại giam xa xăm ở Bắc Cực, một nhóm nhân quyền nổi tiếng loan tin hôm Chủ Nhật, 18 Tháng Hai, theo hãng tin AP.Cái chết bất chợt của Navalny, được 47 tuổi, là một sự bàng hoàng của nhiều người Nga, vốn đặt hy vọng của tương lai vào kẻ thù không đội trời chung của Tổng Thống Vladimir Putin. Navalny vẫn lên tiếng công kích Điện Kremlin không dứt ngay cả sau khi sống sót từ vụ đầu độc chất độc thần kinh và lãnh nhiều án tù.Đây là tin tức chấn động toàn cầu, nhiều nhà lãnh đạo thế giới quy tội cái chết cho Putin và chính phủ của ông. Trong cuộc trao đổi với các phóng viên ngay sau khi rời khỏi thánh lễ nhà thờ vào Thứ Bảy, Tổng Thống Joe Biden nhắc lại lập trường của ông rằng Putin cuối cùng rồi cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về cái chết của Navalny. “Thực tế của vấn đề là Putin phải chịu trách nhiệm. Dù ông ấy có ra lệnh hay không thì ông ấy cũng phải có trách nhiệm cho sự việc này,” Tổng Thống Biden nói. “Chính việc có chịu trách nhiệm sẽ phản ảnh con người Putin. Chuyện này chẳng thể nào có thể dung thứ được.”
Mỹ ban hành ‘các biện pháp trừng phạt lớn’ đối với Nga về cái chết của Navalny
Hoa Kỳ sẽ công bố một gói chế tài lớn chống lại Nga vào ngày 23/2 liên quan đến cái chết của thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexey Navalny và cuộc chiến kéo dài hai năm ở Ukraine, Tổng thống Joe Biden tuyên bố hôm 20/2.Tuy nhiên ông Biden không cung cấp thêm thông tin chi tiết.Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết, các chế tài mới nhất đối với Nga sẽ nhắm vào một loạt hạng mục, bao gồm các cơ sở công nghiệp và quốc phòng của nước này, cùng với các nguồn thu cho nền kinh tế.Phát ngôn viên an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết gói này sẽ “bắt Nga phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra với ông Navalny” và về các hành động của nước này trong suốt cuộc chiến ở Ukraine.Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết một gói chế tài đã được lên kế hoạch nhân dịp kỷ niệm hai năm cuộc chiến mà Washington sẽ xem lại và bổ sung sau cái chết của Navalny.Thứ trưởng Tài chính phụ trách Khủng bố và Tình báo Tài chính, Brian Nelson, đang thảo luận về các chế tài liên quan đến cái chết của ông Navalny trong chuyến đi tới châu Âu vào tuần này, hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết.
Ai là lãnh đạo chủ chốt của Hamas
Hamas do ai lãnh đạo mà có thể đối đầu với Israel, một trong những lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới? Bài viết dưới đây điểm qua một số nhân vật chủ chốt của tổ chức này.Kể từ khi Hamas phát động loạt tấn công vào Israel rạng sáng thứ Bảy ngày 7/10/2023, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về những người lên kế hoạch và tổ chức chiến dịch mà họ gọi là “Cơn lũ Al-Aqsa”. Theo các nhà quan sát và chuyên gia quân sự, đợt tấn công đã khiến Israel không kịp trở tay.Nhiều nhân vật cấp cao nhất của Hamas, nhóm vũ trang Palestine đang kiểm soát Gaza, thường bịt mặt khi xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, trong khi những người khác dành phần lớn cuộc đời để trốn tránh nỗ lực ám sát của Israel.Sau đây chúng ta cùng điểm mặt các thủ lĩnh Hamas nổi bật nhất đang nắm quyền, bao gồm các nhân vật chính trị và chỉ huy quân sự của Lữ đoàn Izz al-Din al-Qassam, cánh vũ trang của Hamas.Nhân vật này tên đầy đủ là Mohammed Diab Al-Masry, có biệt danh “Abu Khaled”, hay “Al-Deif”. Ông ta sinh ở Gaza năm 1965 và là chỉ huy Lữ đoàn Izz al-Din al-Qassam, nhánh quân sự của phong trào Hamas. Palestine gọi Deif là “Quân sư”, còn người Israel gọi ông ta là “Kẻ gieo cái chết” hay “Chiến binh Chín mạng”.Ông ta có bằng cử nhân sinh học tại Đại học Hồi giáo Gaza. Thời sinh viên, Deif được biết đến là người yêu sân khấu và diễn xuất, ông ta cũng đã lập một nhóm nghệ thuật trong thời gian này
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx8jwdwne0wo
Vương Nghị cảnh báo chớ tách rời khỏi Trung Quốc tại Hội nghị An ninh Munich
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo phương Tây rằng họ sẽ phạm sai lầm lịch sử nếu tìm cách tách rời khỏi Trung Quốc trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro.“Bất cứ ai tìm cách giải tiếp Trung Quốc dưới danh nghĩa giảm thiểu rủi ro sẽ mắc một sai lầm lịch sử,” ông Vương nói trong phát biểu ngày thứ Bảy tại Hội nghị An ninh Munich.Phát biểu của ông được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Liên minh Châu Âu kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong năm qua.Trong cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại hội nghị hôm thứ Sáu, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng “biến việc ‘giảm rủi ro’ thành ‘giải tiếp Trung Quốc’ và tìm cách ‘tách rời khỏi Trung Quốc’” sẽ chỉ phản tác dụng đối với chính nước Mỹ.”Ủy hội Châu Âu vào tháng trước đã đề ra kế hoạch tăng cường an ninh kinh tế của Liên minh Châu Âu thông qua việc giám sát chặt chẽ hơn các khoản đầu tư nước ngoài và kiểm soát có phối hợp hơn đối với xuất khẩu và dòng chảy công nghệ sang các đối thủ như Trung Quốc. Điều này đã khơi lên lo ngại từ Phòng Thương mại Trung Quốc ở EU. Các kế hoạch nêu bật việc “giảm thiểu rủi ro”, chính sách của EU nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Khối này nhìn Trung Quốc bằng ánh mắt nghi ngờ do có mối quan hệ thân thiết với Nga.
https://www.voatiengviet.com/a/vuong-nghi-canh-bao-cho-tach-roi-khoi-trung-quoc/7491791.html
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với EU về thương mại tự do, chủ nghĩa đa phương
Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố, nước này sẵn sàng hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) để duy trì thương mại tự do, thực hiện chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy một thế giới đa cực bình đẳng, trật tự và toàn cầu hóa kinh tế toàn diện.Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị có phát biểu trên hôm 19/2, trong chuyến thăm Tây Ban Nha. Quan chức này cho biết, Trung Quốc coi EU là “một lực lượng quan trọng trong mô hình đa cực”, ủng hộ hội nhập châu Âu, việc giành quyền tự chủ chiến lược cũng như sự phát triển và tăng trưởng của liên minh.Chừng nào Trung Quốc và EU còn tăng cường đoàn kết và hợp tác, sự đối đầu với khối sẽ không xảy ra”, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh nói.Tại Tây Ban Nha, ông Vương Nghị đã có các cuộc hội đàm với Vua Felipe VI, Thủ tướng cũng như Ngoại trưởng của nước này. Ông khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng duy trì trao đổi cấp cao với Tây Ban Nha, tăng cường phối hợp trong chiến lược phát triển và hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Thủ lĩnh Hamas tới Cairo hội đàm về Gaza
Hamas thông báo lãnh đạo chính trị của nhóm đã tới thủ đô Cairo để thảo luận với các quan chức Ai Cập về tình hình Dải Gaza.Ismail Haniyeh, lãnh đạo văn phòng chính trị Hamas, ngày 20/2 tới thủ đô Cairo “để thảo luận về những nỗ lực nhằm ngăn chặn hành động gây hấn, cung cấp cứu trợ và đạt được các mục tiêu cho người dân Palestine”, nhóm cho biết.Ông Haniyeh cùng phái đoàn tháp tùng cũng sẽ “thảo luận với các quan chức Ai Cập về tình hình chính trị và trên thực địa”, thông cáo của Hamas có đoạn.Chuyến đi tới Cairo của lãnh đạo Hamas diễn ra trong lúc các bên chưa đạt được bất cứ tiến triển nào trong nỗ lực tạm dừng giao tranh tại Dải Gaza do Ai Cập, Mỹ và Qatar làm trung gian. Tại hội nghị an ninh ở Munich, Đức ngày 17/2, Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani nhận định “diễn biến trong vài ngày qua không thực sự hứa hẹn lắm”.Ông Haniyeh cùng ngày nhắc lại yêu cầu về lệnh ngừng bắn toàn diện tại Dải Gaza, Israel rút quân khỏi đây, dỡ bỏ lệnh phong tỏa và cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người phải di dời vì xung đột. Ông tuyên bố Hamas sẽ không chấp nhận bất cứ điều gì ngoài những yêu cầu trên.
https://vnexpress.net/thu-linh-hamas-toi-cairo-hoi-dam-ve-gaza-4713476.html
Iran cung cấp cho Nga hàng trăm hỏa tiễn trong cuộc chiến Ukraine
Iran đã cung cấp cho Nga một số lượng lớn hỏa tiễn đạn đạo đất đối đất, thắt chặt thêm sự hợp tác quân sự giữa hai quốc gia hiện đang bị Mỹ trừng phạt, Reuters loan tin hôm Thứ Tư, 21 Tháng Hai.Ba nguồn tin Iran cho biết, Tehran cung cấp cho Nga khoảng 400 hỏa tiễn bao gồm nhiều hỏa tiễn thuộc dòng vũ khí đạn đạo tầm ngắn Fateh-110. Các chuyên gia cho biết hỏa tiễn loại này có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách từ 186 đến 435 dặm (300 đến 700 km). Một trong những nguồn tin của Iran cho biết, các chuyến giao hàng bắt đầu vào đầu Tháng Giêng sau khi một thỏa thuận được hoàn tất trong các cuộc họp vào cuối năm ngoái giữa các giới chức quân sự và an ninh Iran và Nga diễn ra ở Tehran và Moscow.Một giới chức quân sự Iran cho biết đã có ít nhất bốn chuyến hàng hỏa tiễn và sẽ có nhiều hơn trong những tuần tới. Một giới chức cấp cao khác của Iran cho biết một số hỏa tiễn đã được gửi tới Nga bằng tàu qua biển hồ Caspian, trong khi số khác được vận chuyển bằng máy bay.“Sẽ có nhiều chuyến hàng hơn,” giới chức Iran thứ hai cho biết. “Không có lý do gì để che giấu điều đó. Chúng tôi được phép xuất cảng vũ khí sang bất kỳ quốc gia nào mà chúng tôi muốn.”
TT Biden gọi ông Putin là ‘TCĐ điên khùng’ trong buổi gây quỹ ở San Francisco
Tổng thống Joe Biden gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “TCĐ điên khùng” trong buổi gây quỹ ở San Francisco hôm thứ Tư 21/2, ông cảnh báo rằng luôn luôn có nguy cơ xung đột hạt nhân nhưng mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại vẫn là vấn đề khí hậu. “Đây là mối đe dọa hiện hữu cuối cùng. Nó là vấn đề khí hậu. Chúng ta có một TCĐ điên khùng như Putin và những kẻ khác và chúng ta luôn phải lo lắng về xung đột hạt nhân, nhưng mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại là vấn đề khí hậu cơ”, ông Biden nói với một nhóm nhỏ các nhà tài trợ. Ông Biden trước đây từng dùng cụm từ “son of a bitch” (SOB) trong tiếng Anh, thường được dịch sang tiếng Việt là “thằng chó đẻ” (TCĐ), để nói về người khác. Hồi tháng 1/2022, ông sơ ý nói cụm từ này khi micro chưa tắt nhằm vào một phóng viên của Fox News chuyên theo dõi Nhà Trắng.
https://www.voatiengviet.com/a/biden-putin-tcd-dien-khung-gay-quy-san-francisco/7497711.html
Quốc gia châu Âu thiệt hại hơn 200 tỷ USD kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ
Những quyết định được Đức đưa ra kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ cách đây gần 2 năm đã khiến nền kinh tế nước này thiệt hại hơn 200 tỷ Euro (216 tỷ USD).Đây là thông tin được tờ Die Rheinische Post công bố hôm 21/2 sau khi dẫn lời ông Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức. Theo đó, giá năng lượng tăng là một trong những yếu tố chính gây thiệt hại cho nền kinh tế Đức. Trong suốt nhiều năm, ngành công nghiệp Đức đã hưởng lợi từ nguồn cung khí đốt tương đối rẻ của Nga. Tuy nhiên, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chính phủ Berlin đã quyết định từ bỏ năng lượng của Moscow, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng thay thế đắt tiền hơn như khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ.“Tổn thất kinh tế đối với Đức sau 2 năm bùng nổ xung đột Ukraine là trên 200 tỷ Euro”, ông Fratzscher nói.Theo ông, vào năm 2022, mức tăng trưởng kinh tế của Đức đã giảm 2,5%, dẫn đến khoản lỗ khoảng 100 tỷ Euro, và năm 2023 cũng có mức giảm tương tự.Ông Fratzscher nói thêm, lạm phát gia tăng ở Đức đã ảnh hưởng nặng nề đến những người lao động có thu nhập thấp.Một nghiên cứu khác của Viện Kinh tế Đức cũng đưa ra kết luận tương tự. Theo đó, các chuyên gia ước tính tổn thất do tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 và xung đột Ukraine đối với nền kinh tế Đức là 240 tỷ Euro trong giai đoạn từ năm 2022 – 2023.Còn theo tờ Die Rheinische Post, trong tình hình hiện tại, chỉ có các nhà thầu quốc phòng Đức là làm ăn có lãi.
Ukraine bác tin 1.000 binh sĩ bị bắt tại Avdeevka
Quan chức Ukraine bác bỏ thông tin do báo Mỹ công bố cho rằng 850-1.000 binh sĩ nước này bị Nga bắt làm tù binh trong lúc rút khỏi Avdeevka.”Chúng tôi đã có dữ liệu sát với thực tế, song chưa thể công bố bởi quá trình xác minh vẫn chưa hoàn tất. Một số binh sĩ được cho là mất tích đang liên hệ với chúng tôi”, Dmytro Lykhovii, phát ngôn viên nhóm tác chiến – chiến lược Tavria của Ukraine, ngày 21/2 cho biết, đề cập lý do chưa thông báo số lượng binh sĩ Ukraine bị thất lạc hoặc bị bắt trong quá trình rút lui khỏi thành trì Avdeevka.”Quá trình xác minh hiện chủ yếu được tiến hành với lực lượng cố thủ ở chốt Zenit. Chúng tôi chưa cung cấp con số cụ thể do không muốn bị cáo buộc là đưa thông tin sai lệch”, ông nói thêm.Quan chức này cũng bác bỏ thông tin 850-1.000 binh sĩ Ukraine ở Avdeevka đã bị Nga bắt làm tù binh như báo Mỹ New York Times công bố hôm 20/2. Ông cho rằng New York Times đang “bị cuốn theo các thông tin tuyên truyền của Nga và bỏ ngoài tai sự thật mà họ được cung cấp”.
https://vnexpress.net/ukraine-bac-tin-1-000-binh-si-bi-bat-tai-avdeevka-4714241.html
Thẩm phán tuyên ông Trump phải trả 454 triệu USD trong vụ gian lận ở New York
Một thẩm phán ở New York chính thức ra lệnh buộc ông Donald Trump phải trả hơn 454 triệu đô la sau khi bị xác định là đã thao túng giá trị tài sản ròng của ông, trong vụ án dân sự về gian lận do Bộ trưởng Tư pháp bang New York khởi kiện.Số tiền phải thanh toán này bao gồm khoản phạt 354,9 triệu đô la mà Thẩm phán Arthur Engoron của tòa án cấp bang ở Manhattan đã tuyên hôm ngày 16/2, cộng với tiền lãi, sau phiên xét xử không có bồi thẩm đoàn kéo dài hơn 3 tháng.Ông Engoron cũng ra lệnh cho các con trai trưởng thành của ông Trump, là Donald Trump Jr. và Eric Trump, mỗi người phải trả gần 4,7 triệu đô la, và cựu giám đốc tài chính của Trump Organization, là Allen Weisselberg, phải trả 1,1 triệu đô la, tất cả các khoản này đều bao gồm cả tiền lãi.Các khoản phạt này đã được chốt lại vào thứ Năm 22/2 và phần tiền lãi sẽ tiếp tục được tính thêm. Phán quyết được công bố vào thứ Sáu 23/2. Bộ trưởng Tư pháp bang New York, bà Letitia James, cáo buộc rằng các bị cáo đã phóng đại một cách bất hợp pháp giá trị tài sản của ông Trump nhằm thổi phồng giá trị tài sản ròng của ông và nhận được các điều kiện vay tiền và bảo hiểm tốt hơn.
https://www.voatiengviet.com/a/tham-phan-tuyen-trump-tra-454-usd-gian-lan-new-york/7500440.html
Bầu cử sơ bộ Nam Carolina: Donald Trump thắng dễ Nikki Haley tại bang nhà của bà
Donald Trump đã tiến thêm một bước gần hơn tới vị trí ứng viên đại diện Đảng Cộng hòa, sau chiến thắng đậm trước Nikki Haley ở Nam Carolina.Vị cựu tổng thống đã giành chiến thắng tại bang nhà của đối thủ với cách biệt 20 điểm phần trăm, đánh dấu chiến thắng thứ tư liên tiếp của ông.Ông Trump không hề nhắc đến đối thủ của mình trong màn phát biểu ăn mừng, thay vào đó, ông nhắm tới cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.Đó rất có thể sẽ là cuộc tái đấu với người đã kế nhiệm ông ở Nhà Trắng.“Chúng ta sẽ nhìn thẳng vào mắt Joe Biden,” Trump nói với những người ủng hộ, vài phút sau khi truyền thông Mỹ dự đoán ông là người chiến thắng vào tối thứ Bảy giờ địa phương. “Ông ta đang phá hoại đất nước của chúng ta – chúng ta sẽ nói ‘biến đi, Joe, ông đã bị sa thải’.”Ông Trump ca ngợi “sự đoàn kết” của đảng mình sau kết quả cuộc bầu cử sơ bộ, rằng: “Tinh thần chưa bao giờ được như thế này. Tôi chưa từng thấy Đảng Cộng hòa đoàn kết đến vậy.”Đây là sự thay đổi trong diễn ngôn của ông so với cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire vào tháng trước, khi ấy ông đã tỏ ra nổi giận với bà Haley vì bà “phát biểu như thể đã chiến thắng”.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cg3k0zew0p8o
Cùng bị Trung Quốc cưỡng bách trên Biển Đông, Philippines công khai thông tin, Việt Nam kín tiếng
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên Biển Đông, trong khi tăng cường áp lực với Việt Nam ngay khi hai nước Việt Trung đang họp “Ủy ban chỉ đạo song phương”, Trung Quốc dường như đã “chùn tay” hơn với Philippines. Ngày 3 tháng 1, 2024, tờ South China Morning Post đưa tin “Trung Quốc ngó lơ” khi Philippines tiến hành tiếp tế cho bãi Cỏ Mây. Đến cuối tháng 1, 2024, Trung Quốc lại nói họ “không ngăn chặn” khi Philippines thả dù tiếp tế cho binh sĩ trên bãi Cỏ Mây. Trong khi đó, hôm 20 tháng 2, 2024, tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu CCG 5901 (Zhong Guo Hai Jing 3901) đã bật tín hiệu AIS khi tuần tra khu vực bãi Tư Chính. Theo ghi nhận của RFA từ dữ liệu Marine Traffic, đây là lần thứ hai kể từ đầu năm 2024, Trung Quốc cho tàu hải cảnh xâm nhập, tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lần thứ nhất là ngày 4 tháng 2, 2024, tàu hải cảnh mang số hiệu CCG 4201 đi tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Lý Sơn khoảng 120 hải lý (hôm 4/2/2024) và 150 hải lý (hôm 5/2/2024.) Đáng chú ý, cuộc tuần tra hôm 4 và 5 tháng 2, 2024 được tiến hành trong lúc cuộc họp của Ủy ban chỉ đạo song phương Việt Nam – Trung Quốc đang diễn ra tại Việt Nam. Trong chuỗi sự kiện của Ủy ban chỉ đạo song phương này, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã có lời đề nghị Trung Quốc “tôn trong lợi ích chính đáng” của Việt Nam trên biển. Nhiều nhà quan sát nhận thấy Philippines và Việt Nam có hai cách ứng xử khác nhau với Trung Quốc khi bị nước lớn này cưỡng bách. Philippines công khai thông tin về các hoạt động cưỡng bách của Trung Quốc. Việt Nam im lặng nhiều hơn.
Đức vẫn đang bàn về việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, tại thành phố cảng Odesa ở Biển Đen của Ukraine ngày thứ Bảy, nói Đức vẫn đang bàn về việc có nên cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine hay không.“Tất nhiên, mọi thứ (liên quan đến hỗ trợ quân sự) mà chúng tôi cung cấp đều quá ít,” bà nói trong cuộc họp báo sau khi có chuyến thăm không báo trước tới nước này.“Chúng tôi đang vắt óc, đặc biệt là trong năm qua, về vấn đề làm thế nào để cung cấp nhiều hơn, bao gồm cả các hệ thống vũ khí tầm xa,” bà nói tại sự kiện được tổ chức chung với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhân kỉ niệm hai năm ngày Nga xâm lược quân sự Ukraine.Các nhà lãnh đạo Ukraine đã thúc giục các đối tác phương Tây cung cấp các hệ thống vũ khí mới, đặc biệt là các phi đạn tầm xa hơn để tấn công sâu hơn phía sau phòng tuyến của Nga, chẳng hạn như phi đạn ATACMS của Mỹ và phi đạn hành trình Taurus của Đức.Các nhà lập pháp Đức ngày thứ Năm phê chuẩn gửi thêm hỗ trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm các hệ thống vũ khí tầm xa, nhưng bác bỏ lời kêu gọi của phe đối lập gửi phi đạn Taurus cho Kyiv.
G7 cam kết gia tăng trừng phạt Nga
Các nước G7 cam kết hỗ trợ Kiev và áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Moskva nhân hai năm ngày xung đột Nga – Ukraine bùng phát.Trong một tuyên bố sau cuộc họp trực tuyến ngày 24/2, nơi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng tham dự, các lãnh đạo G7 tuyên bố sẽ khiến Nga phải trả giá đắt hơn vì chiến dịch quân sự tại Ukraine.G7 không đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào về đợt viện trợ quân sự tiếp theo cho Ukraine, nhưng kêu gọi “phê duyệt hỗ trợ bổ sung để lấp đầy lỗ hổng ngân sách của Ukraine năm 2024”.”Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng chi phí chiến sự của Nga, làm suy giảm nguồn thu nhập của Nga và cản trở nỗ lực xây dựng cỗ máy chiến đấu của nước này”, tuyên bố có đoạn.Các lãnh đạo cũng kêu gọi Iran ngừng giúp đỡ quân đội Nga và bày tỏ quan ngại về việc các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển giao linh kiện vũ khí, thiết bị quân sự và vật liệu lưỡng dụng cho Moskva.Tổng thống Zelensky đã tận dụng cuộc họp để kêu gọi hỗ trợ nhiều hơn cho lực lượng quân sự đang gặp chồng chất khó khăn của Ukraine.”Các bạn biết rất rõ tất cả những gì chúng tôi cần để bảo vệ bầu trời, tăng cường quân đội trên đất liền và các bạn biết tất cả những gì chúng tôi cần để duy trì hoạt động và tiếp tục thành công trên biển”, ông nói. “Và các bạn biết rất rõ rằng chúng tôi cần tất cả những thứ này kịp thời. Chúng tôi tin tưởng vào các bạn”.Cuộc họp được chủ trì từ Kiev bởi Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, nước giữ chức chủ tịch luân phiên G7.
https://vnexpress.net/g7-cam-ket-gia-tang-trung-phat-nga-4715058.html