“Usually you start a lecture with a joke,” says anthropologist and primatologist Sarah Hrdy, “But there are no infanticide jokes. It’s just a no-no.”
Thú mẹ ra tay sát thủ vì quyền lực
Hiện tượng con cái giết chết con non xảy ra ở gần một phần ba các loài động vật có vú. Chuyện gì xảy ra vậy?
“Thường thì bạn bắt đầu một bài giảng bằng một câu chuyện đùa,” nhà nhân chủng học và là chuyên gia về các loài linh trưởng Sarah Hrdy nói, “nhưng không có những chuyện đùa về hiện tượng con cái giết chết con thú mới được sinh ra. Chắc chắn là là không.”
To many it may seem shocking, but among mammals it is more common than you might think. A recent survey of 289 mammal species found evidence of female infanticide in nearly a third of them.
Sometimes, animals kill young members of their own social groups. Occasionally, females raising a brood decide to kill the offspring of another female in the group, for example.
Với nhiều người, chuyện này quả là gây sốc, thế nhưng trong số các động vật có vú thì đây là hiện tượng xảy ra ở mức phổ biến hơn nhiều so với những gì bạn nghĩ.
Một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện trên 289 loài động vật có vú cho thấy có bằng chứng chứng tỏ có tới gần một phần ba trong số chúng xảy ra hiện tượng con cái giết chết con thú vừa sinh ra.
Đôi khi, động vật giết chết các con non trong đàn. Chẳng hạn như thỉnh thoảng, các con cái đang nuôi con quyết định giết con của một con cái khác trong nhóm.
Early in her career, Hrdy published ground-breaking work on infanticide in langurs, a subfamily of monkey species scattered across Asia. More than 40 years later, infanticide remains something of a taboo. While humans may be uncomfortable with killer mum jokes, even with regard to other species, perhaps we can at least better understand the fact that, yes, infanticide does happen. But why?
Hồi mới bắt đầu sự nghiệp của mình, Hrdy đã công bố công trình đột phá về hành vi giết chết con non ở loài voọc, một phân họ khỉ sống rải rác trên khắp châu Á.
Hơn 40 năm sau, việc giết chết các con thú mới sinh ra vẫn là một điều cấm kỵ. Trong khi con người không cảm thấy thoải mái với những chuyện đùa với chủ đề người mẹ sát thủ, kể cả khi con mẹ là một loài động vật nào khác chứ không phải con người, thì có lẽ ít nhất chúng ta cũng hiểu rằng trong thực tế, đó là điều có xảy ra. Nhưng tại sao?
Hrdy, whose work in the 1970s was highly controversial at the time, says she is still sometimes “horrified” to return to the topic of infanticide. She gives the example of marmosets, tree-dwelling primates found in South America. Whereas humans think of pregnancy as a time when a woman’s hormones are priming her to respond positively to babies and increase the likelihood that she’ll bond with her own, the reality for marmosets can be very different.
Hrdy, người có công trình nghiên cứu thời thập niên 1970 vốn gây tranh cãi dữ dội vào thời điểm đó, nói rằng đôi khi bà vẫn còn cảm thấy rất kinh khủng khi nhìn lại chủ đề này.
Bà nêu ví dụ về khỉ đuôi sóc (marmoset), loài linh trưởng sống trên cây được tìm thấy ở Nam Mỹ. Trong khi con người nghĩ rằng thời kỳ mang thai là thời điểm nội tiết tố trong cơ thể khiến người phụ nữ có phản ứng tích cực với trẻ em mới sinh ra, khiến họ cảm thấy gắn bó yêu thương đứa con sắp sinh của mình, nhưng trong thực tế, những gì xảy ra ở khỉ đuôi sóc lại rất khác.
“They’re pregnant, getting ready to give birth to a baby, and that is when they’re at their most infanticidal,” says Hrdy.
In 2007, a study described the killing of a one-month old marmoset, the daughter of the dominant female, by the second breeding female in the group. This female made the attack while she herself was pregnant. Later, she gave birth to twins and appeared to become the leader of the group.
“Thời điểm mang thai và chuẩn bị sinh con là thời điểm chúng dễ hung hăng giết chết con non của các con khác nhất,” Hrdy nói.
Vào năm 2007, một nghiên cứu đã mô tả vụ con khỉ đuôi sóc cái đứng ở vị trí thứ hai trong đàn giết chết con khỉ cái đuôi sóc một tháng tuổi, con của con khỉ cái đầu đàn. Con cái ‘sát thủ’ đã ra tay khi bản thân nó đang có thai. Sau đó, nó sinh đôi ra hai con con, và có vẻ như nó trở thành con đầu đàn.
While the marmoset appears chillingly cold-blooded to us, the move was clearly made out of a primal urge to secure the best possible future for her offspring. It’s generational politics in the animal kingdom. Think Queen Cersei in Game of Thrones, desperate to dispatch the children of her rival, Ned Stark, in order to help tighten her own family’s grip on power.
Chúng ta có thể cho rằng khỉ đuôi sóc marmoset thật là tàn nhẫn đối với chúng ta, nhưng hành động này rõ ràng phát sinh từ sự thôi thúc bản năng, nhằm đảm bảo tương lai tốt nhất cho con cái của chúng.
Việc này giống như hoạt động chính trị vì thế hệ tương lai của mình trong vương quốc động vật. Hãy nghĩ tới chuyện Nữ hoàng Cersei trong Game of Thrones, tuyệt vọng phái con của đối thủ, Ned Stark, ra đi để giúp chính gia đình mình giữ chặt được quyền lực.
And “co-operative breeders”, in which parents must assist in the raising of offspring, may sometimes make particularly disturbing choices, says Hrdy. If they don’t feel that their new litter will be well enough looked after, they may commit infanticide in the hope of finding better brood-rearing circumstances in the future.
Và những ‘đối tượng hợp tác nuôi dưỡng’, tức là các con bố, mẹ phải hợp tác với nhau trong việc nuôi dưỡng các con non trong đàn, đôi khi có những lựa chọn đặc biệt đáng lo ngại, Hrdy nói.
Nếu cảm thấy rằng lứa con mới của mình sẽ không được chăm sóc đủ tốt, chúng có thể giết chết các con non khác với hy vọng con của nó sẽ có hoàn cảnh nuôi dưỡng tốt hơn trong tương lai.
“Females can be just as competitive as males,” says Elise Huchard at the University of Montpellier. “They compete over access to resources that they need to raise their offspring.”
Huchard and Dieter Lukas at the University of Cambridge recently published a study of female infanticide in mammals. The work is yet to be peer-reviewed, but it has helped to document the prevalence of killer mums in mammalian societies. Of 289 species, 30% were found to have cases of infanticide.
“Các con cái cũng có độ cạnh tranh cao như các con đực,” Elem Huchard từ Đại học Montpellier nói. “Chúng cạnh tranh để giành quyền sử dụng các nguồn thực phẩm và các quyền lợi khác mà chúng cần để nuôi dưỡng con con.”
Huchard và Dieter Lukas từ Đại học Cambridge gần đây công bố một nghiên cứu về hiện tượng các con cái giết chết con non trong các loài động vật có vú. Công trình này vẫn chưa được đánh giá, thẩm định, nhưng nó đã giúp ghi nhận mức độ phổ biến của hiện tượng này trong thế giới động vật có vú. Trong số 289 loài, có 30% được phát hiện là có tồn tại hiện tượng con cái giết chết con non.
Huchard says that killing another’s offspring is a – no pun intended – fact of life. Females will kill whenever they can assess clear benefits from doing so. The pair found examples in studies of lemurs, seals and sea lions, bears, cats, bats, mice and squirrels, among others. Infanticide was clearly not confined to any one group or habitat – but there were important links between many of the cases.
Huchard nói rằng việc giết chết con non của các con khác là thực tế của cuộc sống. Con cái sẽ ra tay vào bất kỳ khi nào chúng thấy rằng chúng sẽ được lợi từ việc đó. Hai nhà nghiên cứu đã tìm thấy các ví dụ về vượn cáo, hải cẩu và sư tử biển, gấu, mèo, dơi, chuột và sóc, và một số loài khác nữa.
Việc giết chết con non rõ ràng là không chỉ giới hạn ở một nhóm hoặc một môi trường sống nhất định nào, mà là có những mối liên kết quan trọng giữa các trường hợp.
Three crucial factors that influenced how likely a female was to commit infanticide were:
- Living in a harsh environment
- Motherhood that involved particularly high energy costs for the female
- High competition for resources with other individuals
When such pressures reach a threshold, mums seem primed to kill.
Có ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng một con cái có thể tiến hành giết chết con non, đó là:
- Sống trong môi trường khắc nghiệt
- Việc làm mẹ đòi hỏi con cái phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng
- Mức độ cạnh tranh cao về thực phẩm và các lợi ích khác trước các cá thể khác trong đàn
Khi những áp lực như vậy đạt đến một ngưỡng nhất định, các con cái sắp làm mẹ hoặc mới sinh con sẽ có xu hướng trở thành sát thủ.
Hrdy is impressed with the work, though she questions why humans were not included. Hrdy has also studied infanticide in humans and points out that, in our society, mothers rely on particularly high levels of social support during the early stages of their child’s life. If that support isn’t there, human mothers may be more likely to neglect their children, even to the point of death.
Hrdy rất ấn tượng với kết quả nghiên cứu, mặc dù bà thắc mắc tại sao con người không được đưa vào trong nghiên cứu này.
Hrdy cũng đã nghiên cứu về hiện tượng giết trẻ sơ sinh ở con người và chỉ ra rằng trong xã hội của chúng ta, các bà mẹ dựa rất nhiều vào sự hỗ trợ xã hội trong giai đoạn mới sinh con. Nếu không có sự hỗ trợ đó, các bà mẹ mới sinh nhiều khả năng sẽ bỏ bê con cái, thậm chí tới mức khiến con tử vong.
Whether it is social support or access to enough food in a harsh environment, infanticide seems to be a dark but evolutionary trait. As counter-intuitive as it seems, then, in order to raise offspring appropriately, mothers may sometimes turn on their own young, or the young of others nearby.
Cho dù đó là sự hỗ trợ xã hội hay là việc được tiếp cận đủ thực phẩm trong một môi trường khắc nghiệt, hiện tượng giết chết con non dường như là một điểm đen tối nhưng mang tính tiến hóa. Có vẻ như trực giác khiến cho các con cái đôi khi để nuôi dưỡng con non của mình một cách thích hợp hơn, chúng sẽ ra tay với con của chính mình hoặc con non của nhà khác.
“Survival of the fittest”. It’s a tough theory, but it’s clearly one that isn’t put on hold during motherhood, never mind our fluffy cultural conceptions of what motherhood is. Across nature, mothers seem acutely aware of the pressures of selection. If a neighbours’ offspring must die to improve the fortunes of one’s own, well, so be it.
“Những kẻ thích nghi nhất với môi trường sẽ tồn tại.” Đó là một lý thuyết khó nghe, nhưng rõ ràng đó là thứ lý thuyết không bị trì hoãn đối với các con cái trong thời kỳ làm mẹ. Trong thế giới tự nhiên, các con mẹ dường như nhận thức sâu sắc về những áp lực của quy luật lựa chọn. Nếu như con non nhà khác cần phải chết để cải thiện vận may cho con mình, thì hãy để điều đó xảy ra đi!
Thankfully, most humans are not likely to support such a murderous position within our own species. But we should certainly realise that infanticide is not a freak phenomenon. Rather, it is something that has developed in a number of animal societies – and quite naturally, too.
Rất may là hầu hết con người chúng ta có nhiều khả năng sẽ không ủng hộ cho quan điểm sát thủ đó trong khuôn khổ giữa người với người.
Nhưng chúng ta chắc chắn nên nhận thức rằng việc giết chết con non không phải là hiện tượng quái dị. Bởi thật ra, đó là thứ đã phát triển trong một số xã hội động vật – và nó diễn ra một cách cũng khá là tự nhiên.
Featured image by Jonas Stenqvist/Getty
P.S.: Dịch giả bản dịch tiếng Việt của BBC có vấn đề với từ infanticide cho đó là hành động giết con của mình, trong khi nó chỉ có nghĩa là giết một thú khác mới sinh. Thiệt ra sau khi dịch xong bài thì người dịch phải nhận ra lỗi lầm này.