Seite auswählen

Dù sao đi nữa thì nó không phải là một khái niệm xã hội học. Với luận đề như vậy một nhà xã hội học làm các đồng nghiệp té ngửa.

Khác với các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội làm việc với những chủ đề mà luôn thay đổi. Nếu mà xã hội không biến đổi thì không cần ngành xã hội học. Môn này tồn tại là nhờ những sự thay đổi, một xã hội mà hoàn toàn tĩnh thì đến lúc nào đó nó sẽ được nghiên cứu ra hết, không còn câu hỏi nào về xã hội học sẽ được đặt ra nữa. Bởi vậy xã hội học có đòi hỏi thường xuyên, không ngừng loan báo các vấn đề mới: Thực tế đời sống mới, phẩm chất con người mới, các nghề nghiệp mới, các quan điểm mới, các hình thức sống chung mới và kể cả thế hệ mới. Dĩ nhiên cũng có những nhà xã hội học cho là ít có cái gì hoặc không có gì mới cả và vì vậy nhấn mạnh, sự biến đổi trong xã hội xảy ra rất chậm, nếu người ta nhìn sâu vào các thiết chế xã hội hình thành nó. Tuy nhiên họ gặp khó khăn đối đầu với những người chuyên tiên đoán về sự biến đổi không ngừng. Bởi vì ai tranh cãi về sự biến đổi, cũng tranh cãi ngấm ngầm về mức độ của sự tự do, mà xã hội tân tiến cống hiến cho các thành viên của nó. Có phải là chúng ta mong muốn có nhiều sự thay đổi, vì chúng chứng tỏ, có thể có thay đổi, sự sắp xếp các điều kiện thực tế xã hội không phải chỉ là một ý thức hệ mà là một đặc tính của xã hội chúng ta có thể chứng minh được?

Chả hạn như cả một loạt các thế hệ liên tiếp khác nhau. Thế hệ trẻ trước tuổi đi lính thời Hitler, thế hệ ngờ vực, thế hệ baby boom (thế hệ Bùng nổ trẻ sơ sinh, công dân sinh vào khoảng 1946 đến 1964), thế hệ 68, thế hệ không hứng thú (null-bock) khác biệt với thế hệ xe Golf, tuy tương tự, nhưng đủ khác biệt để hình thành các nhóm người. Sự kiện các thế hệ này có những khác biệt, và những khác biệt này được biết đến, là bức chân dung của người Đức, không có nó thì không thể hiểu được những xung đột bên trong xã hội đó. Nó sẽ rất là vô lý nếu có ai phải trải qua thời kỳ thành phố đổ nát sau chiến tranh lại có cùng quan điểm sống như một người lớn lên trong thời kỳ Helmut Kohl lãnh đạo đất nước thịnh vượng.

Tuy nhiên nó phải là thế. Tất cả những cái gọi là các thế hệ đều như nhau. Tất cả các khác biệt về quan điểm được nêu ra giữa họ đều là giả tạo. Cái luận đề mà không chỉ làm ngạc nhiên được nhà xã hội học Marburg Martin Schröder đưa ra. Trong nghiên cứu của ông về “thần thoại thế hệ” Đức, ông đã đánh giá các dữ liệu của ban hội thẩm kinh tế xã hội (SOEP) thông tin về 70.000 người tham dự các cuộc thăm dò ý kiến của các nhóm tuổi từ 1892 tới 1989. Schröder đã đưa ra kết luận là, người ta nên vạch trần sự thật về các đồ án của các nhà nghiên cứu về các thế hệ: Chúng chỉ là thần thoại xã hội. Sự phân biệt giữa các thành viên thế hệ baby boom, 68, X hay thế hệ Y dựa theo quan điểm của họ, nhìn qua khía cạnh xã hội học, theo Schröder, là vô ý nghĩa.

Đó là những tiêu đề cho là toàn cả thế hệ những nhà nghiên cứu về thế hệ là sai lầm. Trong đó Schröder không phủ nhận có sự biến đổi về quan điểm xã hội, mà người Đức đã trải qua. Dĩ nhiên đa số bây giờ thì rộng rãi, ít thành kiến hơn, khoan dung hơn và ít đặt nặng đến vật chất như trước đây 60 năm. Thí dụ bây giờ hầu như tật cả xem hôn nhân đồng tính là một chuyện bình thường, cái mà 30 năm trước thì khác hẳn. Schröder cho điều này là đúng. Nhưng cái này không phải là ảnh hưởng của thế hệ mới. Nếu mà như vậy thì những người mà 30 năm trước còn trẻ mà bây giờ trở thành một thế hệ trưởng thành đã lâu rồi cũng đã phải tán thành hôn nhân đồng tính. Theo Schröder, họ trước đó thì không. Ngày nay họ có quan điểm như vậy là vì bây giờ họ lớn tuổi hơn. Việc có sự khác biệt về quan điểm trong xã hội, điều mà không ai tranh cãi, không phải là có các thế hệ khác nhau, nhưng mà chỉ đơn giản là do tuổi tác chênh lệch. Những người trẻ suy nghĩ khác hơn những người lớn tuổi, đó mới là vấn đề. Khi mà những quan điểm mới được khám phá, người ta liền liên kết nó với sự xuất hiện của một thế hệ mới. Họ không xem xét coi sự thay đổi về quan điểm có phải xảy ra trong toàn thể xã hội. Người ta không bao giờ được các nhà nghiên cứu về thế hệ cho biết,
sự biến đổi đó được quan sát chỉ vừa xảy ra ở nhóm trẻ nhất, hay ở cả những người sinh ra trong thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ trước. Các dữ liệu của SOEP cho phép điều này, và cho thấy, quan điểm của các thế hệ hầu như không khác nhau. Khi các quan điểm xã hội thay đổi (dĩ nhiên là có), điều này xảy ra ở mọi lứa tuổi, theo Schröder. Coi như là không bao giờ có một thế hệ ngờ vực, mà cả xã hôi đều hoài nghi? Thế hệ 68 không phải là những người đầu tàu mà chỉ là biểu tượng của một sự biến đổi mà cho thấy rõ ràng sự biến đổi của xã hội Đức? Sự khám phá của Schröder biểu hiện một sự khiêu khích, cả lịch sử non trẻ của Cộng hòa Liên bang nên xem đây là một thử thách, để xem xét lại một số nhận định cốt lõi.

Gerald Wagner

Báo FAZ cuối tuần số 46, 18.11.2018, VNChi dịch

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen