Seite auswählen
Đỗ Ngà
27.2.2019
Thời bao cấp, tôi nhớ khi nông thôn được kéo điện về, có một số gia đình đã bỏ bàn ủi than chuyển sang loại bàn ủi điện do Liên Xô sản xuất. Một thời gian sau, khi sản phẩm hàng gia dụng của các nước tư bản được phép nhập vào, nhiều người đã vứt sản phẩm của ông Liên Xô. Thời đó, nhìn bàn ủi Phillips là mê li chỉ muốn vứt cái bàn ủi Liên Xô vào sọt rác. 
Sau này tôi để ý, khi xe tải hiệu Hino, Isuzu của Nhật, hay Hyundai của Hàn xâm nhập vào thị trường Việt Nam thì những thương hiệu xe tải của Liên Xô như Bomaz, Kamaz cũng mất hết chỗ đứng và dần dần biệt tăm khỏi thị trường Việt Nam.
Tại sao thế? Nước Nga là một nước có tiềm lực chất xám rất mạnh, nhưng những sản phẩm công nghệ của họ lại bị những sản phẩm của đất nước mới nổi như Hàn Quốc đuổi khỏi thị trường truyền thống một cách dễ dàng. Hay nói cách khác, sức mạnh khoa học của Nga không thua bất kỳ nước Tây Âu nào nhưng tại sao mức sống của nước Nga lại rất khác so với thực lực của họ. Mức sống của Nga thua Hàn Quốc rất xa chứ chưa thể nói đến Anh hay Đức. Tại sao? Mọi mọi kết quả đều có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân chỉ có thể được gói gọn trong một câu “nâng niu người sử dụng”. 
Nguyên lý sản xuất ra bàn ủi thì nước nào cũng biết. Nhưng sản phẩm của Phillips và sản phẩm của Liên Xô khác nhau ở chỗ, Phillips họ biết nâng niu người sử dụng. Khi họ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, thì họ sẽ thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm, tiếp theo là nhận phản hồi từ khách hàng, sau đó là nghiên cứu cải tiến, cải tiến xong ứng dụng cho sản xuất. Trong quá trình sản xuất họ tiến hành kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt và cuối cùng là xuất xưởng. Phải xuất xưởng những sản phẩm hoàn chỉnh nhất. Chưa yên tâm, họ còn xây dựng cả mạng lưới hậu mãi để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Cứ như thế, sản phẩm đời sau luôn bền hơn, đẹp hơn, tiết kiệm hơn, an toàn hơn và rẻ hơn. Trong khi đó, sản phẩm bàn ủi của Liên Xô họ chỉ làm theo ý chủ quan của nhà sản xuất mà không cần quan tâm đến nhu cầu khách hàng kiểu cho gì dùng nấy mang tính đặc trưng XHCN nên sản phẩm rất thô, rất xấu, kém bền. Cho nên khi thấy bàn ủi Phillips người ta chỉ muốn vứt bàn ủi Liên Xô XHCN. Sản phẩm của XHCN chẳng ai muốn dùng vì nó không được mài dũa thật kỹ để đi đến sự hoàn hảo.
Đó là kinh tế, trong chính trị cũng vậy. Xã hội tốt đẹp khi và chỉ khi hệ thống chính trị đó biết “nâng niu người dân”.

Luật là để phục vụ cho một xã hội trật tự, nâng niu người công chính trừng trị kẻ gian tà và bảo vệ những tài năng. Luật pháp được viết ra phải từ những vướng mắc của xã hội. Những vướng mắc đó được nhân dân đem đến yêu cầu người đại diện cho mình (dân biểu) để họ mang những thứ đó vào quốc hội để viết luật. Luật viết ra rồi lấy biểu quyết ở hạ viện, vượt qua hạ viện luật được đưa lên thượng viện, luật vượt qua thượng viện rồi thì chuyển sang tổng thống, nếu tổng thống đồng ý thì kí ban hành. Chưa hết, nếu đạo luật đó đã thông qua hết, nhưng nếu vi hiến thì tòa bảo hiến có thể bác bỏ đạo luật này. Như thế chúng ta thấy, tuy luật xuất phát từ dân nhưng để đưa ra áp dụng nó phải qua rất nhiều cửa ải sát hạch soi ngược soi xuôi rồi mới cho ra đời. Như vậy, nhìn vào một sản phẩm của lập pháp ở các nước tự do, chúng ta thấy nó được mài dũa vô cùng nghiêm ngặt. Chưa hết, khi luật đã được áp dụng, nó phải được thượng tôn chứ không được chà đạp. Đó là vì sao hệ thống luật pháp của họ chặt chẽ là như vậy.

Còn luật pháp XHCN nó cũng tựa như sản phẩm công nghệ XHCN vậy. Nó được viết ra từ ý kiến chủ quan của đảng cầm quyền mà không màng đến ý kiến nhân dân. Họ viết vô tội vạ rồi lệnh cho quốc hội thông qua là xong mà không hề xem xét tính khả thi, tính hữu ích cho xã hội và không hề xét tính hợp hiến. Sản phẩm luật như thế nên sinh ra luật này đá luật kia, luật nói đen thì hiến pháp nói trắng không biết đâu mà lần, luật ANM và điều 23 Hiến pháp là ví dụ. Thậm chí nếu thấy luật họ tự viết mà giới hạn thú tính của họ, thì chính quyền này sẵn sàng chà đạp lên luật ấy để thỏa mãn cái thú tính của họ, chuyện chính quyền bắt cóc người là ví dụ.
Thế đấy! Xã Hội Chủ Nghĩa của người Cộng Sản là thế. Tự trong nó không có tính khoa học mà chỉ có sự lộn xộn rối rắm. Tự trong nó không có tính phục vụ nhân dân mà chỉ có tính đe dọa. Tự trong nó không có sự phát triển mà chỉ có sự lụi tàn. Từ kinh tế, chính trị, giáo dục đều mang một màu như thế. Tính đặc thù XHCN của người CS.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen