Seite auswählen
  • 30 tháng 3 2019
Anisha ShahANISHA SHAH

Hòn đảo chỉ có một người sống ở vùng biển xa xôi nhất Na Uy đang lưu dấu của những người Viking nổi tiếng từ xa xưa.

“Quần đảo của chúng tôi không chỉ có cá, dầu và tài nguyên, mà các giá trị truyền thống của người đi biển cũng thành hình từ đây. Chúng tôi phải bảo tồn di sản này cho đất nước và tương lai,” bà Gunn Åmdal Mongstad, thị trưởng Quần đảo Solund nói.

“Our islands have fish, oil and resources, but traditional seafaring values were also made here. We must preserve this heritage for country and future,” said Gunn Åmdal Mongstad, Solund’s mayor.

Đảo của người Viking

Anisha ShahANISHA SHAH

Ở vùng viễn tây Na Uy, ánh sáng ban ngày dường như không bao giờ có thể xuyên qua lớp mây dày đặc của bầu trời mùa đông. Mỗi ngày, chỉ vài giờ để ta cảm thấy sự tuyệt vời của Solund, quần đảo vươn lên từ đáy biển như ảo ảnh với hơn 1.700 hòn đảo và vách đá hoang sơ, tất cả nằm cheo leo bên bờ biển của đất nước này. Chỉ có khoảng 20 trong số những đảo nhỏ này có người ở.

Viking isles

In Norway’s westernmost region, daylight never seems to break through the dense cloak of winter sky. Each day, there’s only a few hours to marvel at (chiêm ngưỡng) the watery archipelago of Solund that rises from the sea like a phantasm of more than 1,700 desolate islands, islets and crags, all flung off the country’s coast. Only around 20 of these isles are inhabited.

Isolation is ingrained in the identity here. The Sulingen (a nickname for Solund locals) are historically a self-sufficient and resilient seafaring people, many of whom can trace their ancestry back to the Viking Age. Cut-off from Norway’s mainland until 1960 when a road was built to the village of Hardbakke, Solund’s administrative and economic centre, on the island of Ytre Sula, the sea has been their source of survival for centuries.

“The sea is the sole thoroughfare,” said Kjell Mongstad, Solund’s finance minister. “It gives and takes. It always has. We’ve adapted our lives to its rhythm.”

Sự cô độc bắt rễ rất sâu vào danh tính nơi này. Người Sulingen (tên gọi chỉ dân đảo Solund) có lịch sử là những người đi biển kiên cường và độc lập, và nhiều người trong số họ có tổ tiên từ Thời Viking. Bị tách biệt khỏi đất liền của Na Uy mãi đến năm 1960 khi một con đường được xây dẫn đến làng Hardbakke, trung tâm hành chính và kinh tế của Solund nằm trên Đảo Ytre Sula, biển đã luôn là nguồn sống của người dân nơi này trong nhiều thế kỷ.

“Biển là con đường duy nhất,” Hjell Mongstad, người phụ trách hoạt động tài chính của Solund cho biết. “Biển cho đi và lấy lại. Biển luôn như vậy. Chúng tôi đã thích nghi đời sống của mình theo nhịp của biển.”

Đời sống nổi trôi

Anisha ShahANISHA SHAH

Toạ lạc ở vùng nhìn ra Biển Bắc, cơ quan hành chính của đảo nằm ở cửa Vịnh Sognefjord, vịnh biển dài nhất và sâu nhất ở quốc gia này. Vì sự xa xôi hẻo lánh, người ta chỉ có thể tiếp cận nhiều hòn đảo gió cuồng dữ dội này bằng tàu chuyển thư tín khởi hành từ Hardbakke.

Trong khi những dịch vụ tàu do gia đình vận hành là vô giá trong việc vận chuyển hàng thiết yếu như thuốc men, hàng tạp hóa và tin tức (tín hiệu điện thoại di động thường ngắt quãng ở đây), thì tàu cũng đem đến cho dân đảo cơ hội kết nối với con người khi hoa tiêu Hans Gåsvær hay người anh rể tên là Tom Færøy nhảy lên bờ trò chuyện với mọi người.

A floating lifeline

Located at the opening of the North Sea, the island municipality adorns (tô điểm) the mouth of Sognefjord, the longest and deepest fjord in the country. Due to their remoteness, many of these windswept and wild islands can only be accessed by a postal boat that departs from Hardbakke.

While the family-run boat service is invaluable for delivering essentials such as medicine, groceries and news (mobile signal is intermittent here), it also offers islanders a chance for human connection when the skipper, Hans Gåsvær, or his brother-in-law, Tom Færøy, jump on shore to chat.

Its two boats – Stjernesund, which accommodates up to 28 people, and Sulejet, carrying up to 16 – also offer twice-daily passenger service for locals year-round, as well as a scenic and novel way for tourists to explore the islands during the summer months. As a fellow islander, Gåsvær is flexible with timings and allows passengers to call in advance to book their spot for 55 kroner (about £5).

Hai con tàu của đảo, tàu Stjernesund có thể chở đến 28 người và tàu Sulejet chở được 16 người, cung cấp dịch vụ chở khách hai lần mỗi ngày cho dân đảo quanh năm, cũng như đem lại hành trình tuyệt đẹp và mới mẻ cho du khách đến khám phá quần đảo trong những tháng mùa hè. Là một trong số ít dân đảo, Gåsvær khá linh hoạt trong giờ giấc và hành khách có thể gọi cho anh trước để đặt chỗ trên tàu với giá 55 kroner (khoảng 5 bảng Anh).

Một mình trên thiên đường ở đảo hoang

Anisha ShahANISHA SHAH

Với Roar Moe, tàu chở thư tín là phao cứu sinh. Trong hơn 20 năm qua, ông đã sống một mình trên Đảo Litle Færøy, trong môt ngôi nhà gỗ mà ông tự xây, chỉ có cừu hoang và rái cá biển làm bạn thường xuyên. Không có hàng xóm ồn ào và ô nhiễm, ông mô tả cuộc sống là đơn giản và vui thú điền viên, không có gì khác ngoài sự cô độc.

A private island paradise

For Roar Moe, the postal boat is a lifeline. For more than 20 years, he has lived alone on Litle Færøy island in a timber house that he built himself, with just wild sheep and sea otters for regular company. With no noisy neighbours and no pollution, he describes his life as idyllic and simple, but anything but solitary.

“Although I am alone, I am not lonely,” he said. “People come to visit me and to help me, and I really appreciate that. It makes me feel I am in a connection with nature, the elements and the community around me.”

“Dù tôi chỉ có một mình nhưng tôi không cô đơn,” ông cho biết. “Mọi người đến thăm và giúp đỡ tôi, và tôi thật sự trân trọng điều đó. Nó khiến tôi cảm thấy mình là kết nối với thiên nhiên, với những thành tố và cộng đồng quanh tôi.”

Tình yêu với công việc

Anisha ShahANISHA SHAH

Moe khám phá ra đảo hoang không có người ở, đảo Litle Færøy, vào năm 1991 (dù vậy ông vẫn không chuyển đến ở hẳn mãi 10 năm sau đó). Ông đã tìm kiếm khắp Solund nơi thích hợp cho dự án đam mê của mình là ghi nhận và lưu trữ về truyền thống đóng tàu và đi biển của Na Uy, qua các tài liệu và hình ảnh, trước khi di sản này biến mất. Ngày nay, những truyền thống này đã được thay thế bằng phương pháp và công nghệ hiện đại: sợi thủy tinh thay thế cho gỗ, và hệ thống định vị kỹ thuật số thay thế cho buồm và bánh lái.

A labour of love

Moe discovered wild and uninhabited Litle Færøy in 1991 (though he didn’t move there for another 10 years). He’d been scouring Solund for suitable locations for his passion project of recording and archiving Norway’s seafaring and boat-building traditions, through texts and photographs, before they vanish. Today, these traditions have been sidestepped by modern technology and methods: fibreglass replaces wood, and digital navigation supplants sails and steering.

Not only would Litle Færøy offer him the perfect place to build a boatyard, but it would allow him to host summer camps for teaching traditional skills to young people, helping to preserve the Viking heritage of coastal Norway. He also planned to restore Viking-era boats using traditional techniques and materials, and craft replicas for educational purposes.

Đảo Litle Færøy không chỉ là nơi hoàn hảo để ông xây một nhà đóng tàu, mà nơi này còn cho phép ông tổ chức các chương trình trại hè dạy kỹ năng truyền thống cho người trẻ, giúp bảo tồn di sản của người Viking ở vùng biển Na Uy. Ông cũng có kế hoạch khôi phục lại những con tàu thời Viking bằng cách sử dụng kỹ thuật và vật liệu truyền thống, và tạo tác các phiên bản tàu vì mục đích giáo dục.

Anisha ShahANISHA SHAH

“Chúng tôi gọi dự án ở đây là “đổ rượu mới vào bình cũ”. Và nó có nghĩa là dạy người trẻ cách đóng góp vào truyền thống cổ xưa của cha ông bằng kỹ thuật hiện đại,” Moe nói.

We call this project here, ‘to fill new wine into old bottles’. And that means to teach young people to pool traditional ancestral skills with modern technology,” Moe said.

Học cách cũ

Anisha ShahANISHA SHAH

Người Viking học kiến thức đi biển và xây dựng di sản bằng trải nghiệm thực tế – như việc định hướng bằng trực giác và hiểu biết môi trường tự nhiên – và truyền kiến thức đó từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tương tự như vậy, ông của Moe đã dạy ông nghề đi biển theo cách cũ, đã giúp ông vượt qua những khoảnh khắc nổi gai ốc trên biển.

Learning the old way

The Vikings gained their seafaring knowledge and built their legacy through practical experience – such as by intuitive navigation and an understanding of the natural environment – and passed it down from one generation to the next. Similarly, Moe’s grandfather taught him seamanship the old-fashioned way, which has seen him through some hair-raising moments at sea.

“Today, we have machines to build boats but if they break down at sea, I want young people to know how to fix with their hands and think with their heads,” he said.

Through his summer camps, Moe encourages young people to think for themselves, create solutions when problems arise, and in turn gain confidence. That’s the legacy he dreams of leaving, one that was almost lost in the archipelago just a few decades ago.

“Ngày nay, ta có máy móc đóng tàu, nhưng nếu tàu hỏng trên biển, tôi muốn người trẻ biết cách sửa tàu bằng tay và suy nghĩ bằng cái đầu,” ông cho biết.

Qua trại hè ông tổ chức, Moe khuyến khích người trẻ tự suy nghĩ, tạo ra giải pháp khi có vấn đề và từ đó có thêm tự tin. Đó là di sản mà ông ao ước để lại, là điều đã gần như biến mất trên quần đảo từ vài thập niên trước.

Trở nên giàu có

Anisha ShahANISHA SHAH

Sau khi khám phá ra dầu mỏ ở Biển Bắc vào cuối thập niên 1960, kinh tế của quốc gia này đã phát triển đáng kể. Tuy nhiên, trong đất liền bắt đầu phát triển, đầu tư vào hàng không, xe lửa, nhà máy thép và nhà máy điện, nhưng quần đảo Solund xa xôi ít được hưởng lợi ích gì và hầu như bị lãng quên.

Quần đảo vẫn phụ thuộc vào ngành đánh cá truyền thống, và rất nhiều dân đảo đổ về thành phố lớn với hi vọng tìm việc làm tốt hơn. Theo Kjell Mongstad, dân số ở Solund giảm từ khoảng 2.000 dân trong thế kỷ 19 xuống còn 814 dân vào năm 2018. Cơ hội mới trên đất liền, cộng với công nghệ hải dương mới nhanh chóng đẩy những con tàu truyền thống vào viện bảo tàng và và loại bỏ di sản đi biển của cha ông người Na Uy vào ký ức xỉn màu.

Striking it rich

After the discovery of oil in the North Sea in the late 1960s, the country saw significant economic growth. But while the mainland started to boom – investing in airlines, railroads, steel mills and power plants – remote Solund saw little benefit and was largely forgotten.

The archipelago remained dependent on its fishing traditions, and many islanders fled to large cities for better job prospects. According to Kjell Mongstad, Solund’s population plunged from about 2,000 inhabitants in the 19th Century to just 814 by 2018. New opportunities on the mainland, combined with new maritime technologies, quickly relegated traditional boats to museums and banished coastal Norway’s ancestral seafaring legacy to rose-tinted memories.

“Along coastal Norway, people bought modern, fast boats – in their boathouses, they had old boats, old equipment, old fishing gear, and, I’m sorry to say, they burned it all,” Moe said. “The skills and how to run a lifestyle close to the elements disappeared.” This struck a chord with Moe, and is why he has dedicated his life to preserving the past.

“Dọc bờ biển Na Uy, người ta mua những con tàu mới và nhanh – trong nhà tàu của họ, họ có tàu cũ, thiết bị cũ, thiết bị đánh cá cũ, và tôi rất tiếc phải nói, họ đốt bỏ tất cả,” Moe kể. “Kỹ năng và cách sống một cuộc sống gần gũi với mọi nhân tố đã biến mất,” Điều này đã đánh vào tình cảm của Moe, và đó là lý do ông dành cả đời để bảo tồn quá khứ.

Sự công nhận đặc biệt

Anisha ShahANISHA SHAH

Cùng với dự án tái tạo hàng hải của Moe, nhiều nỗ lực khác quan tâm đến quần đảo cũng đã xuất hiện trong những năm gần đây. Sau khi đi du lịch và xem xét nhiều nơi khác, dân đảo Solund đã nhận ra họ đang sống giữa thiên nhiên ban sơ không gì sánh kịp và bắt đầu bảo tồn bờ biển thông qua việc quản lý rừng, sử dụng kỹ thuật đánh cá sạch hơn và sử dụng cừu để quản lý cây thạch nam bản địa.

Special recognition

In addition to Moe’s maritime restoration project, other efforts to care for the archipelago have sprouted in recent years. After travelling to and seeing other places, Solund’s inhabitants realised that they were living amid unparalleled, pristine landscapes and began to conserve the coastline through forestry management, cleaner fishing techniques and the use of sheep to control the local heather.

They were soon rewarded when the region was designated as one of 15 natural heritage sites in Norway by the government’s environmental department in 2009. In 2017, Solund was named Sognefjord Coastal Park for its protection of the natural landscape, and was one of eight regional parks recognised by the Norwegian government. And through Norske Parker (Norwegian Parks), it has raised enough funds to apply for Unesco Global Geopark status this March, Kjell Mongstad said.

Họ đã sớm được tưởng thưởng khi vùng này được chỉ định là một trong 15 di sản tự nhiên ở Na Uy bởi Ban Môi trường của Chính phủ vào năm 2009. Năm 2017, Solund được vinh danh là Công viên bờ biển Sognefjord vì đả bảo tồn cảnh quan tự nhiên và là một trong tám công viên trong vùng được công nhận bởi Chính phủ Na Uy. Và Qua tổ chức Norske Parker (Công viên Quốc gia Na Uy), nơi này đã gây đủ quỹ để nộp đơn công nhận là Công viên Địa Chất Toàn cầu Unesco vào tháng Ba này, Kjell Mongstad nói.

Địa danh trong mơ

Anisha ShahANISHA SHAH

Những sự công nhận này đã làm tăng lượng du khách khi dân du lịch đến để tìm kiếm trải nghiệm nguyên sơ ở vùng đất yên bình ở đất nước này.

Rất nhiều người tìm đến để thực hiện các chuyến thám hiểm ngoài trời trong những tháng có nhiệt độ vừa phải, từ khoảng tháng Tư đến tháng Mười. Vùng vịnh biển này thường được ví von là “Venice của Na Uy”, và là thiên đường cho dân bơi thuyền, trong khi người yêu thích đi bộ được tưởng thưởng với nhiều cung đường được chỉ định, với góc nhìn qua những hòn đảo nhiều núi non và khám phá những cộng đồng nhỏ.

A dream destination

These designations have boosted visitor numbers as travellers come to seek out authentic experiences in this peaceful pocket of the country.

Many come for outdoor adventures during the temperate months, which span from April to October. Often described as the ‘Venice of Norway’, the fjord coast is a paddler’s paradise, while hikers are rewarded with waymarked paths, views over the mountainous islands and tiny communities to explore.

Winter, however, brings a heightened romanticism, with dark days and tempestuous nights, while cosy cabins make for perfect refuges from the mighty forces of nature.

Tuy nhiên, mùa đông đem đến sự lãng mạn đỉnh điểm, với ngày tối đen và đêm dông bão, trong khi các căn phòng ấm áp trở thành nơi lưu trú hoàn hảo giúp tránh sức mạnh tàn phá của tự nhiên.

Dân số tăng dần

Anisha ShahANISHA SHAH

Mặc dù sự tăng nhẹ của ngành du lịch được hoan nghênh, vì lượng người tới với mức độ phải chăng sẽ giúp duy trì môi trường nguyên sơ, không gây cảm giác quá tải cho dân cư bản địa, nhưng nơi này vẫn có nhu cầu thu hút thêm nhiều người đến định cư ở Solund.

Chính phủ tiếp tục cung cấp các dịch vụ thiết yếu, như dịch vụ tàu thư tín, nhưng vấn đề là nơi này có nhu cầu cần tăng đáng kể cư dân sinh sống. Thị trưởng Solund, bà Gunn Åmdal Mongstad nói bà rất chú ý đến nhu cầu có thêm người trẻ đến sinh sống, lập gia đình, chứ không phải là tình trạng bỏ lại dân số già trên đảo.

A growing population

Although a gentle rise in tourism is welcomed, as reasonable numbers help retain the pristine environment without overwhelming the tiny local population, there’s also a need to attract more permanent settlers to Solund. For the government to continue funding essential services, such as the postal boat, there needs to be a significant local population. Solund’s mayor, Gunn Åmdal Mongstad, says she is very conscious of the need for more young people to settle here and raise families, and not just leave an ageing population behind.

Luckily for Solund, its favourable work-life balance and proximity to nature is attracting more people. According to Gunn Åmdal Mongstad, Solund is home to people of 20 nationalities, with more and more young people returning or relocating, bringing with them a wealth of new skills and creativity. In the local church, for example, Russian resident Lucy Savchenko expertly plays piano, offering musical entertainment at community events. Also, a band of young men, Magnus Vangsnes Bjørgo, Thomas Frøyen and Bjarne Iestra, have recently moved to the region with their wives and families from other Scandinavian countries.

They all cite the islands’ outdoor lifestyle and its strong sense of community as a huge draw.

May mắn thay cho Solund, sự cân bằng trong công việc và đời sống được yêu thích ở nơi này cùng với sự gần gũi thiên nhiên giờ đây đang thu hút thêm người đến sống. Theo Gunn Åmdal Mongstad, Solund là nơi sinh sống của những người đến từ hơn 20 quốc gia, và ngày càng nhiều người trẻ trở lại và định cư, đem theo sức sáng tạo và các kỹ năng phong phú. Chẳng hạn ở nhà thờ địa phương, một người Nga tên là Lucy Savchenko chơi đàn piano chuyên nghiệp, đem lại những hoạt động âm nhạc cho các sự kiện cộng đồng. Đồng thời, một ban nhạc nam trẻ, gồm có Magnus Vangsnes Bjørgo, Thomas Frøyen và Bjarne Iestra, cũng vừa từ các nước Scandinavia khác dọn đến sống ở vùng này, đem theo vợ con và gia đình.

Họ đều nói rằng lối sống thiên nhiên trên đảo và cộng đồng gắn bó là điểm hấp dẫn lớn.

Cần một ngôi làng

Anisha ShahANISHA SHAH

Moe nói cần đến cả ngôi làng để phát triển nơi đây. Sống một mình trên đảo là điều không thể nếu ông không có sự giúp đỡ của bạn bè và những người dân Solund khác, những người quan tâm lẫn nhau, đặc biệt trong thời gian hỗn loạn.

It takes a village

Moe says that it takes a village to thrive here. Living alone on his island would not be possible without the help of his friends and fellow Solund residents, who check in with each other, especially during times of turmoil.

And since moving to Solund, he’s found more ways to be part of the larger community. He’s on the board of the local history association, Solund Sogelag, and has begun lecturing annually in the US, presenting his knowledge of coastal Norway’s heritage and culture at Norwegian Friends of America, an organisation that promotes kinship between the two nations.

It seems locals like Moe are helping this once-forgotten archipelago find its stride again and are enticing the rest of the world with its nature and island lifestyle. It’s a place that dances to its own rhythm where the waves, winds and wilderness will continue to dominate, just as they always have.

Và từ khi dọn đến Solund sống, ông nhận thấy nhiều cách để trở thành một phần của cộng đồng lớn hơn. Ông là thành viên của tổ chức lịch sử địa phương có tên Solund Sogelag, và đã bắt đầu đến nói chuyện hàng năm ở Hoa Kỳ, trình bày tri thức của ông về di sản của vùng biển Na Uy và văn hóa tại Tổ chức Những người bạn Na Uy ở Mỹ, một tổ chức khuyến khích tình bằng hữu giữa hai quốc gia.

Có vẻ như những người dân địa phương như Moe đang giúp quần đảo từng bị lãng quên này tìm được đường quay trở lại và đang lôi cuốn phần còn lại của thế giới đến với thiên nhiên và lối sống trên đảo của họ. Đó là nơi khiêu vũ theo nhịp điệu riêng với sóng, gió và sự hoang sơ tiếp tục làm chủ, như tự bao giờ chúng vẫn thế.