Seite auswählen

When politicians fail to look beyond the next election – or even the latest tweet – they are neglecting the rights of future generations, argues public philosopher Roman Krznaric.

 

 

 “The origin of civil government,” wrote David Hume in 1739, is that “men are not able radically to cure, either in themselves or others, that narrowness of soul, which makes them prefer the present to the remote.” The Scottish philosopher was convinced that the institutions of government – such as political representatives and parliamentary debates – would serve to temper our impulsive and selfish desires, and foster society’s long-term interests and welfare.

“Nguồn gốc ra đời của chính phủ dân sự,” David Hume viết vào năm 1739, là bởi “con người không có khả năng khắc phục sự hạn hẹp của tâm hồn một cách triệt để, cho dù là sự hạn hẹp của chính mình hay của người khác, cho nên họ chỉ quan tâm đến cái trước mắt chứ không nghĩ tới những thứ xa vời.”

Triết gia người Scotland này tin tưởng rằng các định chế chính phủ – chẳng hạn như các đại diện chính trị hay các cuộc tranh luận trong nghị trường – là nhằm chế ngự (kiềm chế) những ham muốn ích kỷ và bốc đồng, và nuôi dưỡng những lợi ích và sự an lạc xã hội về lâu dài.

 

DEEP CIVILISATION

This article is part of a new BBC Future series about the long view of humanity, which aims to stand back from the daily news cycle and widen the lens of our current place in time. Modern society is suffering from “temporal exhaustion”, the sociologist Elise Boulding once said. “If one is mentally out of breath all the time from dealing with the present, there is no energy left for imagining the future,” she wrote.

That’s why the Deep Civilisation season will explore what really matters in the broader arc of human history and what it means for us and our descendants.

 

Today Hume’s view appears little more than wishful thinking, since it is so startlingly clear that our political systems have become a cause of rampant short-termism rather than a cure for it. Many politicians can barely see beyond the next election, and dance to the tune of the latest opinion poll or tweet. Governments typically prefer quick fixes, such as putting more criminals behind bars rather than dealing with the deeper social and economic causes of crime. Nations bicker around international conference tables, focused on their near-term interests, while the planet burns and species disappear.

Thời nay, quan điểm của Hume có vẻ gần như là suy nghĩ hão huyền.

Lý do là bởi có một điều rõ ràng đến đáng sợ: thay vì là công cụ để chữa trị, điều chỉnh tình trạng đang lan tràn là chỉ theo đuổi tầm nhìn ngắn hạn, thì các chế độ chính trị của chúng ta ngày nay lại trở thành căn nguyên của chính viễn kiến thiển cận đó.

Nhiều chính trị gia không thấy gì hơn ngoài kỳ bầu cử kế tiếp và họ chỉ muốn nương theo xu thế của cuộc thăm dò dư luận mới nhất.

Các chính phủ nhìn chung thích cách xử lý nhanh chóng, chẳng hạn như bỏ tù thêm nhiều người thay vì giải quyết nguyên nhân sâu xa về kinh tế và xã hội khiến họ phạm tội.

Các nước cãi vã trên bàn hội nghị quốc tế, tập trung vào những lợi ích ngắn hạn, trong khi hành tinh chúng ta đang nóng cháy và các loài sinh vật biến mất.

As the 24/7 news media pumps out the latest twist in the Brexit negotiations or obsesses over a throwaway comment from the US president, the myopia of modern democratic politics is all too obvious. So is there an antidote to this political presentism that pushes the interests of future generations permanently beyond the horizon? Let’s start with the nature of the problem. It’s common to claim that today’s short-termism is simply a product of social media and other digital technologies that have ratcheted up the pace of political life. But the fixation on the now has far deeper roots.

Trong lúc các kênh truyền thông suốt ngày đêm đưa ra những bất ngờ mới nhất về quá trình đàm phán Brexit hay ám ảnh về một lời bình luận vui miệng phát ra từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, sự thiển cận của chính trị dân chủ hiện đại trở nên quá hiển nhiên.

Vậy thì có liều thuốc giải nào chữa được tính thiển cận chính trị này vốn gạt lợi ích của các thế hệ tương lai ra xa vĩnh viễn?

Hãy bắt đầu với bản chất vấn đề.

Mọi người thường hay nói là tính ngắn hạn của chính trị ngày nay chỉ đơn giản là kết quả của mạng xã hội và các công nghệ kỹ thuật số khác vốn làm gia tăng nhịp độ đời sống chính trị.

Tuy nhiên, điều này có gốc rễ sâu xa hơn nhiều.

Politicians might offer enticing tax breaks to woo voters at the next electoral contest, while ignoring long-term issues out of which they can make little immediate political capital

One problem is the electoral cycle, an inherent design flaw of democratic systems that produces short political time horizons. Politicians might offer enticing tax breaks to woo voters at the next electoral contest, while ignoring long-term issues out of which they can make little immediate political capital, such as dealing with ecological breakdown, pension reform or investing in early childhood education. Back in the 1970s, this form of myopic policy-making was dubbed the “political business cycle”.

Một vấn đề trong đó là chu kỳ bầu cử, một sai sót nội tại trong mô hình của chế độ dân chủ vốn tạo ra những khung thời gian chính trị ngắn.

Các chính trị gia có thể đưa ra những gói giảm thuế hấp dẫn để lôi kéo cử tri trong kỳ tranh cử kế tiếp, trong khi bỏ qua những vấn đề dài hạn mà không thể giúp họ thu được vốn liếng chính trị nào ngay lập tức, chẳng hạn như giải quyết vấn đề suy thoái hệ sinh thái, cải cách lương hưu hay đầu tư vào giáo dục sớm cho trẻ.

Quay lại những năm 1970, kiểu hoạch định chính sách thiển cận được đặt tên là ‘chu kỳ làm ăn chính trị’.

 

Greta Thunberg (Credit: Getty Images)

Greta Thunberg has inspired a generation of schoolchildren to protest and strike against climate inaction (Credit: Getty Images)

 

Add to this the ability of special interest groups – especially corporations – to use the political system to secure near-term benefits for themselves while passing the longer-term costs onto the rest of society. Whether through the funding of electoral campaigns or big-budget lobbying, the corporate hacking of politics is a global phenomenon that pushes long-term policy making off the agenda.

Thêm nữa, những nhóm lợi ích đặc biệt – nhất là các tập đoàn – thì có khả năng lợi dụng hệ thống chính trị nhằm đạt những lợi ích ngắn hạn cho bản thân họ trong khi đẩy thiệt hại về lâu dài cho phần còn lại của xã hội.

Cho dù thông qua việc đóng góp ngân quỹ cho các chiến dịch tranh cử hay bỏ ra số tiền lớn vận động hành lang, việc các tập đoàn ăn luồn vào hệ thống chính trị là một hiện tượng toàn cầu, khiến việc hoạch định chính sách dài hạn bị gạt khỏi nghị trình.

The third and deepest cause of political presentism is that representative democracy systematically ignores the interests of future people. The citizens of tomorrow are granted no rights, nor – in the vast majority of countries – are there any bodies to represent their concerns or potential views on decisions today that will undoubtedly affect their lives. It’s a blind spot so enormous that we barely notice it: in the decade I spent as a political scientist specialising in democratic governance, it simply never occurred to me that future generations are disenfranchised in the same way that slaves or women were in the past. But that is the reality. And that’s why hundreds of thousands of schoolchildren worldwide, inspired by Swedish teenager Greta Thunberg, have been striking and marching to get rich nations to reduce their carbon emissions: they have had enough of democratic systems that render them voiceless and airbrush their futures out of the political picture.

Nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân sâu xa nhất của tính thiển cận trong chính trị, là các nền dân chủ đại nghị bỏ qua lợi ích của các thế hệ tương lai một cách có hệ thống.

Những công dân trong tương lai không có quyền nào cả, cũng như – ở đại đa số các quốc gia – không có các cơ quan nào đại diện cho quan ngại và quan điểm có thể có của thế hệ tương lai đối với những quyết định này, vốn sẽ không tránh khỏi tác động đến cuộc sống của họ.

Đó là một điểm mù lớn đến nỗi chúng ta hiếm khi để ý: trong thập niên mà tôi làm việc với tư cách nhà khoa học chính trị chuyên về quản trị dân chủ, tôi chưa từng cảm thấy là việc thế hệ tương lai bị mất quyền bỏ phiếu thì giống y hệt như những gì đã xảy ra đối với nô lệ và phụ nữ trong quá khứ.

Ấy vậy mà đó là thực tế.

Đó là lý do tại sao hàng trăm ngàn học sinh trên khắp thế giới được khích lệ từ hành động của  thiếu nữ Thụy Điển Greta Thunberg đã bãi khóa và tuần hành để kêu gọi các nước giàu cắt giảm lượng khí thải carbon: các em đã quá chán ngán với các chế độ dân chủ làm cho các em không có tiếng nói và xóa tương lai các em ra khỏi bức tranh chính trị.

The time has come to face an inconvenient reality: that modern democracy – especially in wealthy countries – has enabled us to colonise the future. We treat the future like a distant colonial outpost devoid of people, where we can freely dump ecological degradation, technological risk, nuclear waste and public debt, and that we feel at liberty to plunder as we please. When Britain colonised Australia in the 18th and 19th Century, it drew on the legal doctrine now known as terra nullius – nobody’s land – to justify its conquest and treat the indigenous population as if they didn’t exist or have any claims on the land. Today our attitude is one of tempus nullius. The future is an “empty time”, an unclaimed territory that is similarly devoid of inhabitants. Like the distant realms of empire, it is ours for the taking.

 Đã đến lúc đối mặt với thực tại phũ phàng: dân chủ hiện đại – nhất là ở những nước giàu có – đã khiến chúng ta ‘đô hộ’ tương lai.

Chúng ta đối xử với tương lai như là một tiền đồn thuộc địa xa xôi không có người ở mà chúng ta có thể tự do đổ bỏ hệ sinh thái xuống cấp, các rủi ro công nghệ, chất thải hạt nhân và nợ công, và chúng ta cảm thấy thoải mái cướp bóc tùy thích.

Khi Anh chiếm Úc làm thuộc địa vào Thế kỷ 18 và 19, họ vận dụng học thuyết pháp lý mà bây giờ chúng ta gọi là ‘terra nullius’ – đất vô chủ – để biện minh cho việc xâm lược và xem người bản địa như thể không tồn tại, không có tuyên bố chủ quyền gì với vùng đất này.

Thái độ của chúng ta ngày nay là ‘tempus nullius’ – tức ‘thời gian vô chủ’ – tương lai là ‘thời gian trống’ – một lãnh địa không có ai tuyên bố sở hữu và cũng không có cư dân.

Cũng giống những lãnh thổ xa xôi của đế quốc, tương lai đang bị chúng ta chiếm hữu.

 

Captain James Cook

Captain James Cook taking possession of New South Wales in the name of the British Crown, 1770 (Credit: Getty Images)

 

The daunting challenge we face is to reinvent democracy itself to overcome its inherent short-termism and to address the intergenerational theft that underlies our colonial domination of the future. How to do so is, I believe, the most urgent political challenge of our times.

Thách thức nhức nhối mà chúng ta phải đối mặt là làm sao tái tạo nền dân chủ, để vượt qua được chủ nghĩa thiển cận và để giải quyết tình trạng đánh cắp xuyên thế hệ, điều đã khiến chúng ta coi tương lai như thuộc địa.

Tôi cho rằng làm thế nào để làm được điều này là thách thức chính trị khẩn cấp nhất của thời đại chúng ta.

Some suggest that democracy is so fundamentally short-sighted that we might be better off with “benign dictators”, who can take the long view on the multiple crises facing humanity on behalf of us all. Amongst them is the eminent British astronomer Martin Rees, who has written that on critical long-term challenges such as climate change and the spread of bioweapons, “only an enlightened despot could push through the measures needed to navigate the 21st Century safely”. When I recently asked him in a public forum whether he was offering dictatorship as a serious policy prescription to deal with short-termism, and suggested that perhaps he had been joking, he replied, “actually, I was semi-serious”. He then gave the example of China as an authoritarian regime that was incredibly successful at long-term planning, evident in its huge ongoing investment in solar power.

Một số người cho rằng nền dân chủ mang tính thiển cận từ gốc đến nỗi sẽ tốt hơn cho chúng ta nếu như có những ‘nhà độc tài ôn hòa’ – những người thay mặt chúng ta đưa ra viễn kiến xuyên suốt qua các cuộc khủng hoảng mà con người đang phải đối mặt.

Một trong những người đó là nhà thiên văn học nổi bật của Anh Martin Rees.

Ông từng viết rằng đối với những thách thức dài hạn mang tính sống còn, như tình trạng biến đổi khí hậu và sự lan truyền vũ khí sinh học, thì “chỉ có những nhà chuyên chế được khai sáng mới có thể thúc đẩy những biện pháp cần thiết để chèo lái qua Thế kỷ 21 một cách an toàn”.

Mới đây, khi tôi hỏi ông tại một diễn đàn công khai liệu có phải ông có ý cho rằng nên coi chế độ độc tài như một liều thuốc chính sách nghiêm túc để đối phó với chủ nghĩa ngắn hạn hay không, và nhận xét thêm rằng tôi nghĩ có lẽ ông đang nói đùa, thì ông ấy trả lời: ‘thật ra, tôi nói có nửa phần nghiêm túc’.

Sau đó, ông đưa ra ví dụ Trung Quốc vốn là một chế độ chuyên chế nhưng lại hết sức thành công trong việc lập kế hoạch lâu dài, mà bằng chứng là họ đầu tư rất lớn và liên tục vào năng lượng mặt trời.

A surprisingly large number of heads were nodding in the audience, but mine was not amongst them. History has few, if any, examples of dictators who remain benign and enlightened for very long (witness, for instance, China’s record on human rights). Moreover, there is little evidence that authoritarian regimes have a better record on long-term thinking and planning than democratic ones: Sweden, for instance, manages to generate almost 60% of its electricity through renewables without having a despot in charge (compared to only 26% in China).

Rất nhiều cái đầu trong hàng ghế khán giả, nhiều đến kinh ngạc, đã gật gù trước câu trả lời của ông. Nhưng tôi không nằm trong số đó.

Lịch sử có rất ít, nếu không muốn nói là không có, những nhà độc tài vẫn hiền hòa và sáng suốt trong thời gian dài.

Thêm nữa, có ít bằng chứng cho thấy các chế độ chuyên chế thì đạt thành tích tốt hơn về tư duy và kế hoạch dài hạn so với chế độ dân chủ.

Chẳng hạn như Thụy Điển có thể sản xuất ra 60% lượng điện là năng lượng tái sinh mà không phải nằm dưới sự cai trị của một nhà độc tài (so với chỉ 26% ở Trung Quốc).

 

Protestor (Credit: Getty Images)

A protestor participating in the March 2019 international strikes to campaign for more attention on mitigating climate change (Credit: Getty Images)

 

A more fundamental point is that there may be ways to reinvent representative democracy to overcome its current bias towards the here and now. In fact, several countries have already embarked on pioneering experiments to empower the citizens of the future. Finland, for instance, has a parliamentary Committee for the Future that scrutinises legislation for its impact on future generations. Between 2001 and 2006 Israel had an Ombudsman for Future Generations, although the position was abolished as it was deemed to have too much power to delay legislation.

Một điểm cơ bản nữa là có lẽ có cách để làm mới lại nền dân chủ đại diện, nhằm vượt qua được sự thiên kiến hiện thời đối với những thứ trước mắt và tại chỗ.

Thật ra, một số nước đã bắt đầu thử nghiệm tạo quyền lực cho công dân tương lai. Chẳng hạn Phần Lan đã có một Ủy ban cho Tương lai ở Nghị viện, đảm nhận trách nhiệm rà soát kỹ càng tác động của các đạo luật đối với tương lai.

Trong thời gian từ năm 2001 cho đến 2006 Israel có Cơ quan Trọng tài cho Các Thế hệ Tương lai, mặc dù sau đó cơ quan này đã bị bãi bỏ do nó được xem là có quá nhiều quyền lực trong việc trì hoãn các đạo luật.

Perhaps the best-known contemporary example is in Wales, which established a Future Generations Commissioner, Sophie Howe, as part of the 2015 Well-being for Future Generations Act. The role of the commissioner is to ensure that public bodies in Wales working in areas ranging from environmental protection to employment schemes, make policy decisions looking at least 30 years into the future. There are now growing calls for a similar Future Generations Act to cover the whole UK. It’s an idea that may gain traction with a new All-Party Parliamentary Group for Future Generations, formed in 2018 with support from Martin Rees, who sits in the House of Lords and clearly still has some faith in the democratic process.

Có lẽ ví dụ được biết đến nhiều nhất trong thời hiện đại là Xứ Wales của Anh Quốc, nơi đã thiết lập chức Ủy viên Thế hệ Tương lai, Sophie Howe, nằm trong dự án Đạo luật Hạnh phúc cho Thế hệ Tương lai 2015.

Vai trò của ủy viên này là để đảm bảo rằng các cơ quan công ở Xứ Wales hoạt động trong những lĩnh vực từ bảo vệ môi trường cho đến tuyển dụng phải đưa ra các quyết định chính sách có tầm ít nhìn ít nhất là 30 năm hướng tới tương lai. Hiện giờ ngày càng có nhiều lời kêu gọi phải có Đạo luật Thế hệ Tương lai tương tự cho toàn thể Vương quốc Anh.

 

The House of Lords (Credit: Getty Images)

Some members of the UK House of Lords, along with a group of MPs, are supporting an All-Party Parliamentary Group for Future Generations (Credit: Getty Images)

 

Such initiatives have been criticised, however, for being too reformist and doing little to alter the structure of democratic government at a fundamental level. A more radical alternative has been suggested by the veteran Canadian ecological campaigner David Suzuki, who wants to replace the country’s elected politicians with a randomly selected citizens’ assembly, which would contain everyday Canadians with no party affiliation who would each spend six years in office. In his view, such an assembly, resembling a form of political jury service, would deal more effectively with long-term issues such as climate change and biodiversity loss, and solve the problem of politicians obsessed with the next election.

Tuy nhiên, những ý tưởng như thế đã bị chỉ trích vì ‘quá cải cách’ và không có tác dụng thay đổi cấu trúc của chính phủ dân chủ ở cấp độ cơ bản.

Một ý tưởng cực đoan hơn, được nhà vận động sinh thái Canada kỳ cựu David Suzuki đưa ra, là cần thay thế các chính trị gia được bầu của Canada bằng một hội đồng bao gồm những công dân được lựa chọn ngẫu nhiên – những người dân bình thường của Canada không có liên hệ đảng phái và mỗi người sẽ đảm nhận nhiệm kỳ sáu năm.

Theo quan điểm của ông, một hội đồng như thế, giống như một dạng bồi thẩm đoàn chính trị, sẽ xử lý hiệu quả hơn những vấn đề dài hạn như biến đổi khí hậu và suy thoái hệ sinh thái, và giải quyết được vấn đề các chính trị gia bị ám ảnh quá mức với kỳ bầu cử kế tiếp.

But could an assembly of today’s citizens really be able to step into the shoes of future generations and effectively represent their interests? A new movement in Japan called Future Design is attempting to answer this very question. Led by economist Tatsuyoshi Saijo of the Research Institute for Humanity and Nature in Kyoto, the movement has been conducting citizen assemblies in municipalities across the country. One group of participants takes the position of current residents, and the other group imagines themselves to be “future residents” from the year 2060, even wearing special ceremonial robes to aid their imaginative leap forward in time. Multiple studies have shown that the future residents devise far more radical and progressive city plans compared to current ones. Ultimately the movement aims to establish a Ministry of the Future as part of central government, and a Department of the Future within all local government authorities, which would use the future citizens’ assembly model for policy-making.

Tuy nhiên, liệu một hội đồng những công dân ngày nay thật sự có thể hiểu được các thế hệ tương lai và đại diện hiệu quả cho lợi ích của các thế hệ đó?

Một phong trào mới ở Nhật Bản có tên gọi là ‘Thiết kế Tương lai’ đang tìm cách trả lời câu hỏi này.

Dưới sự dẫn dắt của kinh tế gia Tatsuyoshi Saijo thuộc Viện nghiên cứu Nhân sinh và Tự nhiên ở Kyoto, phong trào đã thực hiện các hội đồng công dân ở các địa phương trên khắp nước Nhật.

 Một nhóm các thành viên giữ vị trí công dân hiện tại trong khi nhóm kia hình dung họ là người dân trong thế giới tương lai kể từ năm 2060, thậm chí mặc áo choàng nghi lễ đặc biệt để giúp cho họ tưởng tượng họ đang ở tương lai.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các công dân tương lai sáng tạo ra những bản quy hoạch thành phố triệt để hơn và cấp tiến hơn nhiều so với hiện tại.

Cuối cùng, phong trào này nhằm để thành lập Bộ Tương lai nằm trong chính quyền trung ương và Sở Tương lai trong tất cả chính quyền cấp địa phương vốn áp dụng mô hình hội đồng công dân tương lai để ra chính sách.

Ceremonial robes

The ceremonial robes of the “future residents” from the year 2060 (Credit: Ritsuji Yoshioka)

 

Future Design is partly inspired by the Seventh Generation Principle, observed by some Native American peoples, where the impact on the welfare of the seventh generation in the future (around 150 years ahead) is taken into account.

What makes this case notable is that the plaintiffs are in their teens or early 20s

Such indigenous thinking has also motivated a major lawsuit in the US, where the youth-led organisation Our Children’s Trust is attempting to secure the legal right to a stable climate and healthy atmosphere for the benefit of all present and future generations. What makes this case notable is that the plaintiffs are in their teens or early 20s. They are arguing the US government has wittingly pursued policies that have contributed to an unstable future climate, a public resource, therefore denying their future constitutional rights. As Ann Carlson, a professor of environmental law at the University of California Los Angeles, told Vox recently: “That’s the brilliance of having children as the plaintiffs…they’re arguing about the future of the planet.” If successful, it will be a landmark case finally granting rights to the citizens of tomorrow.

Có một vụ kiện lớn xảy ra ở Mỹ khi tổ chức ‘Quỹ Tín thác của Con em Chúng ta’ do giới trẻ lãnh đạo muốn đảm bảo quyền pháp lý đối với việc được hưởng khí hậu ổn định và bầu khí quyển trong lành vì lợi ích của các thế hệ hiện tại và tương lai.

Điều khiến vụ kiện này nổi bật là các nguyên đơn đều đang trong tuổi thiếu niên hay mới ngoài 20 tuổi.

Họ lập luận rằng chính phủ Mỹ chủ ý theo đuổi những chính sách góp phần làm cho khí hậu tương lai, vốn là tài nguyên chung, không ổn định, do đó tước mất quyền Hiến định trong tương lai của họ. Nếu vụ kiện này thắng lợi, thì nó sẽ là một vụ kiện lịch sử mà cuối cùng cũng trao quyền cho các công dân thế hệ tương lai.

What do all these initiatives add up to? We are in the midst of an historic political shift. It is clear that a movement for the rights and interests of future generations is beginning to emerge on a global scale, and is set to gain momentum over coming decades as the twin threats of ecological collapse and technological risk loom ever larger. The dream of a benign dictator is not the only option to deal with our long-term crises. Democracy has taken many forms and been reinvented many times, from the direct democracy of the Ancient Greeks to the rise of representative democracy in the 18th Century. The next democratic revolution – one that empowers future generations and decolonises the future – may well be on the political horizon.

Tất cả những ý tưởng này làm thành điều gì?

Chúng ta đang ở trong giai đoạn biến chuyển chính trị lịch sử. Rõ ràng là phong trào quyền và lợi ích của thế hệ tương lai đang bắt đầu nổi lên trên phạm vi toàn cầu và sẽ giành được thời cơ trong những thập niên tới, khi mà hai mối đe dọa gồm hệ sinh thái đổ vỡ và rủi ro công nghệ, ngày càng hiển hiện.

Giấc mơ có một nhà độc tài ôn hòa không phải là giải pháp duy nhất để đối phó các cuộc khủng hoảng dài hạn.

Nền dân chủ có nhiều hình thức khác nhau và đã được đổi mới nhiều lần, từ hình thức dân chủ trực tiếp ở thời Hy Lạp cổ đại cho đến sự ra đời của dân chủ đại nghị trong Thế kỷ 18.

Cuộc cách mạng dân chủ kế tiếp – vốn tạo sức mạnh cho thế hệ tương lai và giảm sự đô hộ tương lai – sắp sửa xuất hiện ở chân trời chính trị.

Roman Krznaric is a public philosopher, former political scientist, and founder of the world’s first Empathy Museum. He is currently writing a book on the power of long-term thinking.

Roman Krznaric là nhà nghiên cứu triết học công, nhà cựu chính trị học, và là sáng lập viên của Bảo tàng Cảm thông đầu tiên trên thế giới.

Source: Why we need to reinvent democracy for the long-term

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen