Seite auswählen

Năm 1949 anh Lê Văn Chánh (hiện nay là phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) bạn đồng hương của tôi được kết nạp vào Đảng, sau đó được học một khóa chính trị, chương trình học gồm có: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học; Cách mạng Dân chủ mới; Lịch sử đảng. Trong giáo trình Lịch sử Đảng, có một bài về tổ chức tiền thân của đảng là Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội. Chủ tịch Kỳ ủy của tổ chức này (cấp lãnh đạo Nam kỳ) là Tôn Đức Thắng. Năm 1928 ông Tôn Đức Thắng chủ trì “toà án cách mạng” xử tử hội viên Lê Văn Phát (người xã Mỹ chánh, Ba Tri, Bến Tre) về tội yêu đương. Các hội viên thực hiện bản án bằng cách bóp cổ Lê Văn Phát đến chết, rồi đổ xăng đốt để không thể nhận diện. Anh Chánh và tôi vô cùng kinh ngạc, rồi tự an ủi “đó là một thời ấu trĩ đã qua”. Hàng chục năm sau, nhà thơ Hoàng Hưng trong dịp đi Pháp về kể, anh được đọc quyển hồi ký “Passion, Betrayal and Revolution in Colonial Saigon” của bà Nguyễn Trung Nguyên, một trong bốn người thực hiện bản án nói trên kể lại chuyện xưa. (Ba người kia là Trần Trương, Ngô Thiêm, Nguyễn Văn Thinh bị tòa án Pháp xử tử, bà Nguyệt là phụ nữ nên được hạ mức án xuống tù chung thân, đày ra Côn Đảo). Mãi gần đây tôi mới biết hồi ấy Tuần báo Phụ nữ Tân văn (Trụ sở ở số 42 đường Catinat, trước năm 1975 là đường Tự Do, nay là Đồng Khởi) số 14, xuất bản ngày một tháng tám năm 1929 đã có bài tường thuật như sau:

“Trong đêm mùng tám rạng ngày chín tháng mười hai năm 1928 xảy ra vụ giết người quá tàn bạo và dã man tại căn nhà số 5, đường Barbier mà hung thủ là những người trong phân bộ Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Nam kỳ. Nạn nhơn là Lê Văn Phát, bí danh là Mỹ Lang, bị đồng chí kết án tử hình vì tội phản bội theo điều lệ của đảng: Lê Văn Phát ve vãn người chị em của chúng ta là Thị Nhứt.”Và tội phản bội theo điều lệ Đảng được các đồng chí của Phát giải thích: “Phát không gạt bỏ tình riêng để toàn tâm toàn ý phục vụ cách mạng.” Ba đồng chí trẻ tuổi hơn hết trong tổ chức của Phát (23,24, và 26 tuổi) thi hành bản án đã được tòa án cách mạng phán quyết. Tôn Đức Thắng, 40 tuổi chủ trì tòa án vì ông là Chủ tịch Kỳ bộ Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội. Toà án Pháp xử Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai. Phạm Văn Đồng 10 năm cấm cố vì “đồng ý bản án tử hình” nói trên. Bốn tên ra tay giết người, bị xử tử hình là Trần Trương, Ngô Thiêm, Nguyễn Văn Thinh, cô Nguyễn Trung Nguyệt bị đày ra Côn Đảo.

Sau này các giáo trình Lịch sử Đảng viết lại vụ án đường Barbier: Bác Tôn bị thực dân Pháp gán vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát một người hợp tác với chính quyền thuộc địa Nam kỳ tên là Phát. Họ cho rằng, các đồng chí của ông thực hiện vụ giết người ở đường Barbier. Nhờ một đồng chí trẻ đứng ra nhận mình là chủ mưu và nhờ sự vận động của một số nhân sĩ trí thức như bà Trần Thị Cừu, đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo, nên đồng chí bị chính quyền thuộc địa tuyên án 20 năm chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo.

Lịch sử Đảng cho rằng trước đó cụ Tôn bị bắt lính năm 1914 và bị đưa sang Pháp, sung vào Hải quân phục vụ cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ Nhất. Khi Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra, Pháp đưa hạm đội đi đàn áp. Cụ Tôn đã làm binh biến kéo cờ đỏ trên thiết giáp hạm ở Hắc Hải. Sau đó cụ về nước thành lập Công hội đỏ ở Xưởng Ba Son năm một 1920. Năm 1925, Cụ Tôn lãnh đạo cuộc đình công ở Xưởng Ba Son giam chân chiến hạm Pháp khiến chúng không kịp đi tham gia đàn áp cách mạng Trung Quốc. Về các sự kiện nói trên, giáo sư sử học Christoph Giebel của đại học Washington tác giả quyển sách “Tiền bối tưởng tượng của những nhà Cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng và chính trị của lịch sử và ký ức” (Imagined Ancestries of Vietnamese Communism: Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) đã cho rằng:

“Không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả thời Thế Chiến Thứ Nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các tổ chức cách mạng tại Sài Gòn. Ông Tôn không bị bắt lính mà được tuyển mộ. Và ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kỳ con tàu nào của Pháp liên quan đến vụ binh biến ở Hắc Hải. Bộ máy tuyên truyền đã dùng hình ảnh ông Tôn cắm cờ trên con tàu ở Hắc Hải để kết nối Cách mạng Việt Nam với Cách mạng Tháng Mười Nga.” Theo Giebel, “cuộc đình công ở Ba Son không phải là đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, và cũng không giam chân được chiến hạm Pháp trên đường sang Trung Quốc.”

Đọc bài trước: Từ theo cộng đến chống cộng (18): Nhà thơ Nguyễn Bính rời quân ngũ, bán sách báo

Đọc bài kế tiếp: Từ theo cộng đến chống cộng (20): Hai ông nhân sĩ trí thức xin vào Đảng

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen