Seite auswählen

By Soo Zee Kim

BBC Worklife
22nd August 2019

In South Korea, the term ‘kkondae’ is more than just an insult. It represents a push-back against the old guard at work as a new 

Wouldn’t it be nice if millennials weren’t accused of being entitled, self-righteous and stubborn? Perhaps, but that is unlikely to happen. In South Korea, however, there is another group that is notorious for being the most self-righteous – even worse than millennials. They are called ‘kkondae’.

Cuộc phản kháng văn hoá ‘kính lão đắc thọ’ ở Hàn Quốc

Chẳng phải là sẽ thật tốt hay sao nếu thế hệ thiên niên kỷ (thế hệ 8x, 9x) không bị gán những mác như tham quyền cố vị, tự mãn và ngang ngạnh? Có lẽ thế, nhưng điều này khó có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, ở Hàn Quốc, có một nhóm người khác, khét tiếng là tự phụ – thậm chí còn quá quắt hơn nhiều so với thế hệ thiên niên kỷ. Họ được gọi là những “kkondae”.

In Korean, kkondae loosely translates as “condescending older person”, the kind you often find in a middle- or upper-management position. The kkondae title is usually attributed to men and almost always used as an insult, pointedly calling out supervisors who are quick to dole out unsolicited advice and even quicker to demand absolute obedience from their juniors.

Trong tiếng Hàn, kkondae hiểu một cách nôm na là “sống lâu lên lão làng”, kiểu người bạn thường gặp ở vị trí quản lý cấp trung hoặc cấp cao.

Danh xưng ‘kkondae’ thường được dùng để chỉ nam giới và hầu như luôn hàm ý xúc phạm, dè bỉu ám chỉ những vị quản lý luôn lên mặt dạy đời, chuyên đưa ra những lời khuyên không ai muốn nghe và đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối từ cấp dưới.

Like most new words that enter the zeitgeist, the exact origin of kkondae is unclear. In its early days, kkondae was student slang to label unforgiving, stubborn and strict teachers. Now kkondae is widely used outside the classroom to describe the type of person whom nobody wants to become, particularly within offices.

Giống như hầu hết các từ mới du nhập vào ngôn ngữ của thời đại, nghĩa gốc chính xác của từ kkondae không rõ từ đâu ra.

Khi mới xuất hiện, từ kkondae là từ lóng được các học sinh dùng để chỉ những giáo viên nghiêm khắc, bảo thủ và không bao dung.

Đến nay, từ kkondae được sử dụng rộng rãi bên ngoài nhà trường để mô tả loại người không ai ưa nổi, đặc biệt là nơi công sở.

It also gives a name to the tension caused by a generational divide that seems wider than ever before.

Nó cũng được dùng để chỉ sự áp lực gây ra bởi sự khác biệt thế hệ, vốn ngày càng có vẻ sâu rộng hơn bao giờ hết.

Korean train passengers
Kkondae get their power from the hierarchical structure of Korean workplaces – and juniors are rarely permitted to question authority (Credit: Alamy)

Living in a kkondae world

Much of younger workers’ pushback against kkondae comes from South Korea’s well-established affinity for hierarchy, which can feel constricting to anyone in the workplace. Within any organisation – a company, a school, a social club – members are ranked, and your ranking does more than just determine who you report to and what kind of responsibility you have.

Làm việc cùng kkondae

Tư tưởng chống đối lại kkondae của phần đông giới trẻ đến từ quan niệm đề cao tôn ti trật tự vốn đã ăn sâu vào đời sống xã hội Hàn Quốc, khiến người lao động trẻ cảm thấy bị chèn ép ở nơi làm việc.

Trong bất kỳ tổ chức nào – công ty, trường học, hay câu lạc bộ xã hội nào đó – các thành viên đều được phân thứ bậc, và thứ bậc của bạn không đơn thuần chỉ là việc bạn phải báo cáo ai và bạn có trách nhiệm gì.

It also mandates who takes notes in a meeting, who calls to make a reservation for the team dinner and who distributes the spoons and chopsticks once you’re in the restaurant (cutlery is usually in a self-serve wooden box in most Korean establishments).

Thực tế, thứ bậc thậm chí còn quy định cả việc ai sẽ là người phải ghi biên bản họp, ai gọi điện thoại đặt bàn nhà hàng ăn tối cho cả nhóm nhân viên và ai lấy đũa, thìa phục vụ mọi người trên bàn ăn (trong các quán ăn Hàn Quốc, thực khách thường tự lấy đũa thìa được đặt sẵn trong một hộp gỗ).

In the kind of work culture in which colleagues are addressed solely by their job titles, the organisational pyramid is a guidebook for navigating a company, giving everyone a clear picture of where they belong in the chain. Kkondae get their power from this pecking order – and juniors are rarely permitted to question authority.

Điều này hình thành một văn hoá chốn công sở mà đồng nghiệp chỉ trao đổi dựa trên chức vụ. Kim tự tháp cấp bậc là cẩm nang điều hành công ty, nó cho nhân viên thấy rõ họ đang ở thứ bậc nào. Các vị kkondae tạo dựng được quyền lực nhờ trật tự thứ bậc này – cấp dưới hầu như không được phép chất vấn cấp trên.

Also frustrating to Korean youth is the generational divide over work-centric values, chiefly the importance placed on company loyalty.

Một điều nữa gây bức xúc cho giới trẻ Hàn Quốc là khoảng cách thế hệ về quan niệm giá trị của công việc, đặc biệt là lòng trung thành với công ty rất được coi trọng.

 “People my age see our jobs as just one fraction of our life, more a tool to build our lives,” says Dayoung Ahn, 29. “On the contrary, my superiors see their jobs as a critical part of their lives and often don’t understand why we don’t have the same loyalty towards the company as they do.”

“Thế hệ của tôi chỉ xem công ăn việc làm là một phần của cuộc sống, chỉ là một công cụ để tạo dựng cuộc sống mà thôi,” Dayoung Ahn, 29 tuổi, nói. “Ngược lại, thế hệ đi trước lại coi công việc là phần lớn của cuộc sống ,và thường không hài lòng về việc lớp trẻ chúng tôi không tận trung với công ty giống như họ.”

Unlike millennials, baby boomers put work first. Theirs was an age of strict authoritarian rule, in which hair length was policed and international travel was restricted. Baby boomers were given few personal choices, and also had to build their careers in a much narrower definition of what it meant to be a good citizen, devoted to building the country. Steady, respectable employment was the foundation of good citizenship. This absolutism may explain why some elders have difficulty adjusting to millennials with freedom they never experienced.

Không như thế hệ thiên niên kỷ, thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (1946-1964) xem trọng công việc hơn tất thảy.

Họ sống trong thời chính quyền độc tài cai trị nghiêm ngặt, là cái thời mà độ dài của tóc cũng bị kiểm soát và việc đi ra nước ngoài bị hạn chế. Những người thuộc thế hệ này có ít lựa chọn cho bản thân hơn và định hướng sự nghiệp của họ bị giới hạn bởi quan niệm ngặt nghèo về một công dân tốt thời bấy giờ, đó là phải tận tụy cống hiến vì công cuộc dựng xây đất nước.

Những việc làm ổn định và được kính trọng chính là nền tảng của một công dân tốt. Quan niệm cực đoan này lý giải vì sao một số vị lớn tuổi khó lòng chấp nhận những tư tưởng tự do của thế hệ thiên niên kỷ mà họ chưa từng được trải nghiệm.

As Professor Byoung-Hoon Lee, professor of sociology at Chung-Ang University explains, for baby boomers, the goals and aims of your unit at work take precedence over personal goals.

Như Giáo sư Xã hội học Byoung-Hoon Lee từ Đại học Chung-Ang giải thích, với thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh, mục tiêu và ý nghĩa sự nghiệp trong công việc của họ được đặt lên trên mục tiêu cá nhân.

People my age see our jobs as just one fraction of our life, more a tool to build our lives – Dayoung Ahn

Yet even executives who aren’t baby boomers have been cast into this work-first value system, whether they like it or not. Take Kyoung Duk Kim, 42. “Even while I was working in a start-up,” he explains, “being an executive automatically put me in the kkondae category for younger workers there”.

Những nhà lãnh đạo thuộc thế hệ trẻ hơn cũng bị xếp luôn vào guồng máy coi trọng công việc hơn cả này, cho dù họ có thích hay không.

Hãy xem trường hợp của Kyoung Duk Kim, 42 tuổi. “Kể cả khi tôi làm việc trong một công ty khởi nghiệp,” ông giải thích, “là một giám đốc điều hành mặc nhiên biến tôi thành một vị kkondae trong mắt những người cấp dưới ít tuổi hơn.”

For Kim, being a self-proclaimed “liberal gen X” working in a deliberately horizontal environment did not matter. He was given the kkondae label because the term has become synonymous with older authority, and the hierarchical chain of command young employees dislike on principle.

Với Kim, người tự nhận là thuộc “thế hệ X theo chủ nghĩa tự do” (thế hệ X được dùng để chỉ những người được sinh ra trong khoảng thời gian từ 1961 đến 1981), thì chuyện làm việc trong một môi trường dân chủ bình đẳng hoàn toàn không phải là vấn đề. Nhưng ông vẫn bị gán mác kkondae, bởi vì từ này đã trở thành đồng nghĩa với những cấp trên lớn tuổi và thuộc tầng lớp chỉ huy, ra lệnh cho người khác.

 

Young Korean workers
South Korean millennials are hoping for more work-life balance, and the loosening of traditional work structures – including the kkondae they have to answer to (Credit: Alamy)

The kkondae backlash

Culture will not change overnight, and openly rebellious acts against the hierarchy are still discouraged. Yet a growing impatience with kkondae has led to at least a few changes.

Làn sóng phản kháng kkondae

Nếp văn hoá không thể thay đổi một sớm một chiều, nên việc công khai phản kháng lại tôn ti trật tự vẫn bị coi là hành động xấu. Tuy vậy, nỗi ấm ức ngày một lớn dành cho các vị kkondae ít nhất cũng đã tạo ra một vài thay đổi.

To an outsider, some of these shifts may seem subtle. Take the practice of paid leave, which even new employees can request during any month of the year.

Với người ngoài cuộc, mọi sự trông như không có gì khác. Ví dụ như việc nghỉ phép, giờ đây kể cả những nhân viên mới vào làm cũng có quyền xin nghỉ phép vào bất kỳ tháng nào trong năm.

“In my day, I wasn’t able to go on holidays whenever I wanted,” explains Jae Eui Kim, 63. “HR would schedule holidays by teams or department, and teams had to take turns so the company could still run normally.” But there’s more flexibility now. Under the old social order, the freedom to take paid time off whenever you want was an unimaginable luxury.

“Vào thời của tôi, còn lâu mới có chuyện thích đi nghỉ lúc nào thì đi,” bà Jae Eui Kim, 63 tuổi nói. “Phòng nhân sự xếp lịch nghỉ lần lượt cho từng bộ phận hoặc phòng ban để đảm bảo lúc nào cũng có người làm, công việc vận hành bình thường.”

Nhưng thời nay đã không còn khắt khe như trước. Trong lề lối của xã hội cũ, tự do nghỉ phép bất cứ lúc nào là một mong ước xa xỉ chỉ có trong mơ.

So too would have been today’s work hours. A new government policy first implemented in April mandates a maximum 52-hour workweek. This change, and other new company practices such as paternity leave, are meant to incentivise millennials to do their part in improving South Korea’s declining birthrate. The new generation of parents-to-be seem to be pushing marriage and child-rearing much later, or choosing to forego them all together, often citing work culture as the primary reason.

Một ví dụ khác là số giờ làm việc. Theo chính sách mới mà chính phủ Hàn Quốc bắt đầu áp dụng từ 4/2019, số giờ làm việc tối đa được quy định là 52 giờ một tuần.

Thay đổi này, cùng với việc một số công ty mới thành lập cho phép nam giới được nghỉ đẻ khi vợ sinh con, là nhằm khuyến khích thế hệ thiên niên kỷ tăng tỷ lệ sinh đẻ, vốn đang theo chiều hướng giảm dần ở Hàn Quốc.

Những bậc cha mẹ tương lai này có vẻ có xu hướng kết hôn và sinh con muộn, hoặc là không kết hôn cũng chẳng sinh con, và họ thường lấy văn hoá làm việc khắc nghiệt là lý do chính để né tránh.

For now, the 52-hour workweek policy still only applies to large companies with more than 300 employees. But its existence alone is a major contrast to the experiences of baby boomers, who were required to work half days on Saturdays until 1994, when the law enforcing five-day workweeks was first passed.

Hiện tại, chính sách 52 giờ làm việc một tuần chỉ mới áp dụng cho những công ty lớn, sử dụng từ 300 nhân viên trở lên. Tuy vậy, riêng sự tồn tại của chính sách này cũng đủ là một tương phản lớn so với những gì mà thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh từng trải qua – họ vẫn phải làm việc nửa ngày thứ Bảy cho đến tận năm 1994, là thời điểm luật về chính sách làm việc năm ngày một tuần được thông qua.

There is even a new Korean word for what millennials are looking for in their new workplace: ‘worabel’, short for ‘work-life balance’

Now, South Korean millennials desire more than traditional work structures – including the kkondae they have to answer to. Being in the rising majority may help: according to the Korean Statistics Bureau (KOSTAT), millennials currently comprise 22.2% of the South Korean population, and their representation in the Korean workforce is growing. (For context, after 2020 millennials will be 50% of the global workforce.)

Giờ đây, thế hệ thiên niên kỷ ở Hàn Quốc muốn đạt được nhiều thứ hơn so với cấu trúc làm việc truyền thống, bao gồm cả các vị kkondae mà họ phải răm rắp nghe lời.

Là lực lượng lao động đang trỗi dậy nên họ cũng có những lợi thế: theo Cục Thống Kê Hàn Quốc (KOSTAT), thế hệ thiên niên kỷ chiếm 22,2% dân số Hàn Quốc, và họ đang ngày càng chiếm lĩnh nhiều hơn trong lực lượng lao động. (Ước tính sau năm 2020, thế hệ thiên niên kỷ sẽ chiếm 50% lực lượng lao động toàn cầu.)

There is even a new Korean word for what millennials are looking for in their new workplace: ‘worabel’, short for ‘work-life balance’.

Thậm chí hiện nay còn có một từ tiếng Hàn mới thể hiện nguyện vọng của thế hệ thiên niên kỷ đối với môi trường làm việc: ‘worabel’, viết tắt của ‘work-life balance’, tức là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

 “This new phrase, worabel, is the best term to describe millennials,” says Chung-Ang University’s Lee. “It shows how much they prioritise personal goals first, above company interest.”    

   “Từ worabel mới xuất hiện này là từ hay nhất để mô tả thế hệ thiên niên kỷ,” giáo sư Lee từ Đại học Chung-Ang nói. “Nó thể hiện việc đặt mục tiêu cá nhân người lao động lên trên lợi ích của chủ lao động.”

Both worabel and kkondae are symbols of the shifting values and expectations young workers bring to their employers. Companies have taken note, attempting to shift policy and open up work culture at least a little. Employees might call each other with English names, or be able to opt out of mandatory dinners. Still, despite almost universal hatred toward stubborn seniors, the term kkondae is unlikely to retire anytime soon.

Cả hai từ worabel và kkondae đều là biểu tượng cho sự chuyển dịch các giá trị và kỳ vọng mà giới trẻ yêu cầu ở chủ lao động.

Các doanh nghiệp đã quan tâm hơn, cố gắng điều chỉnh chính sách và tạo môi trường làm việc cởi mở hơn dù chỉ là từng chút một. Đồng nghiệp có thể xưng hô với nhau bằng tên tiếng Anh và có thể từ chối những bữa ăn tối giao lưu bắt buộc. Tuy nhiên, từ kkondae khó có khả năng sớm bị quên lãng.

If that is discouraging, however, hold onto hope. Kkondae is just one word of a new language South Koreans are creating to discuss ­– and hopefully bridge – the gap among generations.

Nếu những điều trên khiến bạn nhụt chí thì chớ vội mất hy vọng. Kkondae chỉ là một trong những từ mới mà người dân Hàn Quốc nghĩ ra để bàn tán với hy vọng tạo cầu nối, nối liền khoảng cách giữa các thế hệ.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen