Seite auswählen

Mức độ sa sút của sinh hoạt kinh tế có nhiều cấp khác nhau, nhẹ nhất là nạn suy trầm (recession), nặng hơn là nạn suy thoái (depression), và nếu suy thoái lan rộng, đào sâu và kéo dài thì ta gặp nạn khủng hoảng (crisis). Khủng hoảng từ một khu vực hay quốc gia mà hoành hành qua nơi khác thì mới là “Tổng khủng hoảng“, như Tổng khủng hoảng 1929-1933 (bên trong là hai đợt suy thoái).

Theo định nghĩa phổ biến nhất – của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF – được nhiều quốc gia áp dụng, suy trầm xảy ra khi đà tăng trưởng kinh tế bị giảm sút trong hai quý (hai tam cá nguyệt) liên tiếp. Đà tăng trưởng kinh tế ấy được đo lường ở mức gia tăng của Tổng sản lượng Nội địa, thường gọi tắt là GDP, là tổng số trị giá gia tăng (value added) của các đơn vị kinh tế của một lãnh thổ, trong một thời hạn nhất định. “Trị giá gia tăng” là sự sai biệt giữa xuất lượng (số lượng sản xuất ra) khấu trừ đi nhập lượng (là các nguyên nhiên vật liệu hay công sức cần thiết cho sản lượng đó), sau khi gia giảm ảnh hưởng của vật giá (thực giá, real price, ta tạm gọi là “thuần”).

Theo National Bureau of Economic Research (NBER) một cơ quan nghiên cứu độc lập, phi chính trị, suy trầm là: “Một sự sút giảm đáng kể và lan rộng của sinh hoạt kinh tế trong thời gian kéo dài nhiều tháng, được đo lường ở Tổng sản lượng GDP thuần, lợi tức thuần, số nhân dụng, sản lượng công nghiệp và hàng hoá bán sỉ và lẻ. Suy trầm bắt đầu khi sinh hoạt kinh tế lên tới đỉnh cao và chấm dứt khi đụng đáy”.

Suy thoái là khi suy trầm kéo dài và sinh hoạt kinh doanh suy sụp nặng hơn. Suy thoái xảy ra khi kinh tế không tăng trưởng – dù thấp hơn hay chậm hơn – mà suy giảm, đo lường ở chỉ số GDP bị giảm từ 10% trở lên.

Theo Kinh Tế Suy Trầm Hay Suy Thoái?

Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ… cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. (wikipedia)

Mậu dịch là trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các nước, các vùng.

 Hàng mậu dịch nhập khẩu là những loại hàng hóa có hợp đồng. Khi nhập khẩu hàng mậu dịch thì cần đảm bảo đầy đủ giấy tờ nhập khẩu, hợp đồng. 

Hàng hóa phi mậu dịch là những loại hàng hóa không cần đến hợp đồng, không được phép buôn bán. Hàng hóa Phi mậu dịch bao gồm: hàng biếu tặng, hành lý cá nhân, hàng mẫu, hàng quảng cáo.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen