Seite auswählen

They’ve facilitated billions of dates and helped pave the way for marriage, children and everything in between. It’s old news that dating apps and online platforms are now the most common way for prospective partners to meet in the US and have become popular around the world.

But for many of those who’ve tried and failed to find true love through their devices, the novelty is long gone.

“I’ve met great people that later became friends and had a handful of extended flings, but never a long-term relationship,” says writer Madeleine Dore, a 30-year-old from Melbourne who’s also dated in New York and Copenhagen.

 

She’s used apps including Tinder, Bumble and OkCupid over the last five years and describes the dates she’s been on as ranging from experiences “that feel like a scene in a rom-com” to “absolute disasters”.

Many of her friends have met their partners online, and this knowledge has encouraged her to keep persevering.

But, when “conversations unexpectedly fizzle, sparks don’t translate in person [and] dates are cancelled”, she typically ends up disenchanted and temporarily deletes her apps for a couple of months.

It’s a pattern many long-term singles will be familiar with, with other complaints about the app-based dating experience ranging from a lack of matches to too many matches, misleading profiles, safety concerns, racist comments and unwanted explicit content.

 

Not to mention a host of digital behaviours so confusing we’ve had to make up new words for them,from ghosting and catfishing to pigging and orbiting.

While almost half of adults under 35 living in the US and the UK have tried some form of digital dating, and the multibillion-dollar industry increased by 11% in North America between 2014 and the start of 2019, there are growing signs that many would rather not be using these methods.

A BBC survey in 2018 found that dating apps are the least preferred way for 16- to 34-year-old Britons to meet someone new.

Academics are also paying increased attention to the downsides of digital romance. A study in the Journal of Social and Personal Relationships in September concluded that compulsive app users can end up feeling lonelier than they did in the first place.

 

Management Science published a study on online dating in 2017 which highlighted the paradox of choice, noting that “increasing the number of potential matches has a positive effect due to larger choice, but also a negative effect due to competition between agents on the same side.”

 

“You need a lot of swipes to get a match, a lot of matches to get a number, a lot of numbers to get a date and a lot of dates to get a third date,” explains Scott Harvey, editor of Global Dating Insights, the online dating industry’s trade news publication.

 

“Trying to find a partner in this way is extremely labour-intensive and can be quite exasperating,” he says, adding that those working in the sector are highly aware that many consumers are no longer “completely enamoured” by apps like Tinder and Bumble.

 

While Julie Beck, a staff writer for The Atlantic, made waves with an article addressing the rise of dating app fatigue three years ago, 2019 stands out as the moment that deeper discussions about the downsides of dating apps and debates about the feasibility of going without them went mainstream.

 

Millennial media from Glamour to Vice truly began shifting their focus, US dating coach Camille Virginia released an advice book called The Offline Dating Method for those seeking to rid themselves of apps, and British broadcaster Verity Geere revealed how she went on a complete detox from sex and relationships after what she describes as eight years as an online “dating junkie” that failed to score her a long-term partner.

 

Meanwhile research analytics firm eMarketer predicted a slowdown in user growth for mainstream online platforms, with more users switching between apps than new people entering the market.

 

Dating in the wild

Kamila Saramak, 30, a medical doctor living in the Polish capital, Warsaw, is among those who’ve taken the decision to go cold turkey and focus on dating offline.

Several months after splitting up with her partner of two years, she says she was “pretty much playing with Tinder every day,” swiping through profiles each morning and messaging matches while she had her breakfast. But after six months she realised it was impacting on her mental health.

“I was writing to them, I was meeting with them and then they just disappeared,” she says of many of her matches. “I was very lonely at that time…and it made me feel like I was worse than other people.”

Kamila Saramak

Kamila Saramak swiped on Tinder every day for six months, until she realized its exhaustive impact on her mental health (Credit: Kamila Saramak)

For others, deleting the apps has been more about winning time back in their lives for other activities rather than a reaction to painful experiences.

“Most of the time, the girls didn’t look like the pictures…and the conversation was unfortunately, most of the time absolutely uninteresting,” says Leo Pierrard, 28, a French journalist living in Berlin. He stopped using dating apps for 18 months, before meeting his current partner on a trip to Paris.

 “I think, definitely people are getting tired of it,” agrees Linda Jonsson, a 27-year-old gym instructor from Stockholm. She says she used Tinder for two years and had a nine-month relationship with one person she met on the app, but deleted it for the foreseeable future earlier this year and remains single.

In her friendship circle, “good first dates” that don’t lead to anything more serious are the most frequent irritation, which can, she says, feel like a waste of effort.

 

“It was really fine for a couple of years just to try it out and see what happens. But more and more of my friends are actually just deleting them and going out the old-fashioned way just to find people.”

Meanwhile meeting an unattached millennial who has never used a dating app is like searching for a needle in a haystack, but they do exist.

 

 

Linda Jonsson

A good first date leading to nothing serious is a waste of time, says Linda Jonsson, who is now opting for more traditional ways of meeting people (Credit: Linda Jonsson)

Matt Franzetti, 30, who is originally from Milan and works for a non-profit organisation in Transylvania, Romania, says he is put off by the idea of having to sell himself using photos and pithy profile texts.

 

“You have to be very good about describing yourself to look very interesting,” he argues.

He has met some women after having “deeper conversations” at parties or through blogging about his interests, which include rock music and art, but his dating history is limited and he is “usually single”.

Against the odds?

So what is the likelihood of finding a long-term partner in the analogue world, especially for a cohort that has grown up glued to smartphones and with far more limited traditional interactions with strangers compared to previous generations?

We shop online, order transportation and food online and chat with friends online.

 

Do most of us even know how to approach people we fancy in public these days?

Matt Lundquist, a relationship therapist based in New York says that many of his single patients have grown so used to meeting hookups or partners online that they end up ignoring potential matches elsewhere.

“When people are going out, going to a party, to a bar, often they are actually not at all thinking about dating,” he says. This means that even if they end up having an interesting conversation with someone they would have swiped right on “it’s just not where their brain is”.

“The clarity of a match online has perhaps made us more timid in real life meetings,” agrees Melbourne-based singleton Madeleine Dore. “Without a ‘swipe yes’ or ‘swipe no’ function, we risk putting our feelings out there to be rejected in full view. Better to open the app and endlessly swipe, blissfully unaware of who swiped you away.”

 

Matt Franzetti

Put off by the idea of crafting and selling one’s identity online, Matt Franzetti has never used a dating app (Credit: Matt Franzetti)

Ambivalence to relationships

Lundquist reflects that the rise of app-based dating coincided with a decline in social spaces in which people used to find potential sexual partners and dates.

Gay bars are closing at a rapid rate in around the world, including in London, Stockholm and the across the US.

Half of the UK’s nightclubs shut their doors between 2005 and 2015 according to research for the BBC’s Newsbeat programme.

 

The current climate around sexual harassment in the workplace in the wake of the #MeToo movement may even be putting off colleagues from embarking on traditional office romances. 

 

Some studies suggest fewer workers are dating one another compared to a decade ago and a greater tendency for employees to feel uncomfortable with the idea of colleagues having a workplace relationship.

 

For Lundquist, anyone refusing to use dating apps is therefore “dramatically reducing” their odds of meeting someone, since they remain the most normalised way to meet people.

“I think that apps are complicated and suck in lots of very legitimate ways. But that’s what’s happening. That is where people are dating.”

He argues that meeting romantic partners has always been challenging and that it’s important to remember that online platforms first came on the market as a way to help those who were struggling.

For many of his patients, the decision to turn off dating platforms, blame them for a lack of dating success, or conversely use them too frequently, can therefore often reflect a more general ambivalence to relationships based on human behaviours and feelings that have actually “been around for millennia”.

These might range from previous relationship traumas triggered by former partners or during childhood, to body hang-ups or conflicts around sexual identity, monogamy and confidence.

He advises those who are committed to dating, to improve the process of using apps by making it “more social”, for example sharing profiles with friends, brainstorming ideas about where to go on dates and deciding when to have conversations about exclusivity.

“One of the paths to which people find their way to misery in this domain is that they are doing it in a much too isolated way,” says Lundquist. The process will, however, take time and dedication, he argues, suggesting that “if you’re not engaged daily, the odds of it working I think are close to zero.”

Damona Hoffman
Damona Hoffman argues that dating requires a certain degree of dedication and intention that many millennials are lacking (Credit: Damona Hoffman)

 

Damona Hoffman, an LA-based dating coach and host of the Dates & Mates podcast agrees that a dating app is “the most powerful tool in your dating tool box” but is more optimistic about analogue options.

“I completely disagree with the feeling that if you’re not online, you don’t have a prayer of meeting someone today. But I do think dating today requires a level of intention that I see a lot of millennials lacking,” she argues.

“If you’re looking for someone that has a professional career, you might want to go downtown at happy hour and make sure that you’re talking to people that work in those office buildings, or if you’re looking for someone who has a big heart, you go to charity events and places where you’re going to meet people who make philanthropy a part of their lifestyle.”

 

For those with significant money to spare, hiring a dating coach is another option she recommends (her services cost a minimum of $1,000 a month) or even paying for matchmaking services.

This seemingly outdated concept is enjoying a resurgence among wealthy, time-poor professionals in some US cities, while Sweden’s first personal matchmaking agency launched just three years ago and has a growing client base across Europe.

 

However, Hoffman sympathises with the feeling of dating fatigue and says that anyone who feels at the point of burnout should take a short break, “because then you’re bringing the wrong energy into dating”.

What’s next for dating?

When it comes to the future of dating, Scott Harvey, editor of Global Dating Insights, says that artificial intelligence and video are the “two main talking points in the industry” right now.

Relate meeting
Relate, a Scandinavian dating and relationships start-up, arranges singles parties to foster deeper connections and personal growth (Credit: Relate)

Facebook’s new dating product, an opt-in feature of the main Facebook app, which has launched in the US and 20 other countries and is scheduled to go live in Europe next year, includes the option for users to share video or photo based Stories from their main feeds to potential dates, cutting down on the effort of creating curated content for separate dating platforms.

 

Since Facebook already knows so much about us, it will, Harvey argues, end up with an “unparalleled insight” into which kinds of matches end in relationships, marriage or divorce, which can be used to inform future matching algorithms.

 

In terms of video, he says dating app companies also want to test “whether people can get a feel for in-person chemistry by chatting face-to-face” using video chat functions and “whether people will actually go to the trouble of having short video dates on a Sunday afternoon or Tuesday evening” as a way of avoiding lacklustre real life encounters.

Meanwhile industry analysts and coaches including both Scott Harvey and Damona Hoffman also point to a resurgence in offline singles events on both sides of the Atlantic, whether run by larger online dating companies seeking to find new ways of connecting existing pools of singles who are tired of swiping, or newer players looking to capitalise on current debates about the challenges of dating in today’s digital era.

“We saw this huge demand for authentic connection and genuine meetings and how difficult it is to create this on your own,” says Philip Jonzon Jarl, co-founder of Relate, a Scandinavian dating and relationships start-up which organises singles parties, matching guests with a handful of attendees based on their values.

They still need an app for the process, but Jonzon Jarl views it as “a tool for a deeper conversation” that is typically lacking at speed-dating events or mingles for singles. His longer-term vision is for “dating meets personal development”, with couples who connect via the platform able to unlock tips and tools to aid them as their relationship develops, in part, to help them avoid the temptation to jump too quickly back into the online dating pool if things don’t immediately run smoothly.

Therapist Matt Lundquist is sceptical about how much of an impact new methods like these will have and suggests that it would be “rather remarkable” if someone created a silver bullet to dispense with the “challenging” behaviours that have become routinised in modern day dating, such as ghosting and a lack of transparency.

However he believes it’s a positive step that some singles event organisers are at least trying to make our experience of forming new relationships “less routine and anonymous” and attempting to create more “opportunities for a real connection” between people.

“I think the world needs that really badly, not just the realm of dating.”

Bí quyết tìm tình yêu qua Tinder và các app hẹn hò

 

Chúng đã tạo điều kiện cho hàng tỷ cuộc hẹn hò, giúp mở đường cho hôn nhân, con cái và mọi thứ nằm trong hành trình hôn nhân đó.

Maddy Savage

Các ứng dụng hẹn hò và nền tảng trực tuyến từng là cách phổ biến nhất để những người bạn đời tiềm năng gặp nhau ở Mỹ. Nay, chuyện đó đã thành chuyện xưa, và các ứng dụng giờ đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Vấn đề là, với nhiều người đã thử nhưng thất bại trong việc tìm kiếm tình yêu đích thực thông qua các ứng dụng thì sự mới lạ đã qua lâu rồi.

Không đi tới đâu?

“Tôi đã gặp những người tuyệt vời, sau này chúng tôi trở thành bạn bè. Tôi cũng có một số mối quan hệ qua đường, nhưng không bao giờ có mối quan hệ lâu dài,” nhà văn Madeleine Dore, 30 tuổi đến từ Melbourne, từng hẹn hò ở New York và Copenhagen, nói.

Cô sử dụng nhiều ứng dụng, trong đó có Tinder, Bumble và OkCool trong năm năm qua, và mô tả những cuộc hẹn mà cô đã trải qua là đi từ ‘một cảnh trong phim hài tình cảm’ cho đến ‘hoàn toàn thảm họa’.

Bạn bè cô nhiều người đã tìm được người yêu qua mạng và điều này động viên cô tiếp tục kiên trì.

Nhưng, với “các cuộc trò chuyện bất ngờ không đi đến đâu, sự hứng thú không đủ để dẫn đến cuộc gặp trực tiếp, các cuộc hẹn bị hủy”, cô trở nên bất mãn và tạm thời xóa các ứng dụng trong vài tháng.

Nhiều người độc thân lâu năm sẽ thấy quen thuộc với những lời phàn nàn về trải nghiệm hẹn hò qua ứng dụng diễn ra không như ý, từ việc không có người phù hợp cho đến quá nhiều người phù hợp, hay thông tin sai lệch, lo ngại về an toàn, bình luận phân biệt chủng tộc và những hình ảnh trần trụi không mong muốn.

Đó là chưa nói đến đến một loạt các hành vi trên mạng khó hiểu đến nỗi chúng ta đã phải tạo ra các từ mới cho chúng, từ ghosting (biến mất như ma), catfishing (đóng giả) đến pigging (dụ dỗ) và orbiting (thoắt ẩn thoắt hiện).

Có gần một nửa số người trưởng thành dưới 35 tuổi ở Mỹ và Anh từng thử hẹn hò qua mạng, và lĩnh vực trị giá hàng tỷ đô la này đã tăng trưởng 11% ở Bắc Mỹ từ năm 2014 đến đầu năm 2019. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhiều người sẽ không sử dụng cách thức này.

Một khảo sát của BBC hồi năm 2018 cho thấy các ứng dụng hẹn hò là cách ít được ưa chuộng nhất đối với người Anh từ 16 đến 34 tuổi để gặp một người mới.

Giới học thuật cũng đang ngày càng chú ý đến những mặt tối của tình yêu kỹ thuật số.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Quan hệ Xã hội và Cá nhân hồi tháng Chín kết luận rằng những người không thể cưỡng được các ứng dụng hẹn hò có thể cảm thấy cô đơn hơn so với trước khi họ bắt đầu.

Management Science công bố một nghiên cứu về hẹn hò trực tuyến vào năm 2017, trong đó nhấn mạnh nghịch lý của sự lựa chọn và ghi nhận rằng “việc tăng số lượng người phù hợp tiềm năng có tác động tích cực, bởi nó đem đến cho bạn nhiều lựa chọn hơn, nhưng nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực do có sự cạnh tranh giữa các đối tượng.”

“Bạn cần lướt rất nhiều lần mới tìm được người phù hợp, rất nhiều người phù hợp để có được số điện thoại, rất nhiều số điện thoại để có được một cuộc hẹn và rất nhiều cuộc hẹn để có được cuộc hẹn thứ ba,” Scott Harvey, biên tập viên của Global Dating Insights, ấn phẩm tin tức của ngành công nghiệp hẹn hò trực tuyến, giải thích.

“Tìm kiếm bạn đời theo cách này cực kỳ tốn nhiều công sức và có thể khiến chúng ta bực dọc,” ông nói và cho biết những người làm việc trong lĩnh vực này nhận thức rất rõ rằng nhiều người đã không còn hoàn toàn say mê với các ứng dụng như Tinder hay Bumble.

Trong khi Julie Beck, cây bút biên chế của tờ The Atlantic, đã khuấy động dư luận với bài báo đề cập đến tình trạng mệt mỏi với các ứng dụng hẹn hò ba năm trước, thì năm 2019 đã nổi bật như là lúc thảo luận sâu hơn về những nhược điểm của ứng dụng hẹn hò và cuộc tranh luận về tính khả thi của việc không cần phải sử dụng chúng trở thành cách chính thống để tìm người yêu.

Truyền thông của giới trẻ từ Glamour đến Vice thực sự đã bắt đầu chuyển trọng tâm, nhà hướng dẫn hẹn hò người Mỹ Camille Virginia xuất bản một cuốn sách lời khuyên có tên ‘Phương pháp Hẹn hò Ngoài đời’ cho những ai tìm cách loại bỏ các ứng dụng, và phát thanh viên người Anh Verity Geere tiết lộ làm thế nào cô đã cai nghiện hoàn toàn tình dục và các mối quan hệ tình cảm sau điều mà cô mô tả là tám năm làm một ‘người nghiện hẹn hò trực tuyến’ nhưng không thể tìm được một người bạn trai lâu dài.

Trong khi đó, công ty phân tích thị trường eMarketer dự đoán sẽ có sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng người dùng đối với các nền tảng trực tuyến chính thống, với việc ngày càng có nhiều người chuyển đổi từ ứng dụng này sang ứng dụng khác hơn là có thêm những người mới tham gia thị trường.

Hẹn hò phát mệt

Kamila Saramak, 30 tuổi, bác sĩ y khoa sống ở thủ đô Warsaw của Ba Lan, nằm trong số những người đã quyết định dứt bỏ hẳn và tập trung vào việc hẹn hò trong đời thực.

Vài tháng sau khi chia tay với người mà cô yêu trong hai năm, cô nói rằng mình ‘gần như vào Tinder mỗi ngày’, lướt qua các gương mặt mỗi sáng và nhắn tin cho những người cô để mắt trong khi ăn sáng. Nhưng sau sáu tháng, cô nhận ra nó ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mình.

“Tôi nhắn tin cho họ, tôi đã gặp họ và rồi họ biến mất,” cô nói về những người mà cô chọn qua ứng dụng. “Lúc đó tôi rất cô đơn. Và điều đó khiến tôi cảm thấy như là mình tệ hơn những người khác.”

Kamila SaramakKAMILA SARAMAK Kamila Saramak lướt Tinder hàng ngày trong suốt sáu tháng, cho tới khi nhận ra rằng việc này khiến cô kiệt sức và gây tác động xấu tới sức khỏe tinh thần của cô

Đối với những người khác, xóa các ứng dụng là nhằm để giành lại thời gian trong cuộc sống cho các hoạt động khác thay vì phải đối diện với những trải nghiệm đau đớn.

“Hầu hết các trường hợp, các cô gái không giống như trong ảnh. Và thật không may các cuộc trò chuyện trong hầu hết thời gian là không có gì thú vị,” Leo Pierrard, 28 tuổi, một nhà báo người Pháp sống ở Berlin cho biết. Anh đã ngừng sử dụng các ứng dụng hẹn hò trong 18 tháng, trước khi gặp người bạn gái hiện tại trong một chuyến đi tới Paris.

“Tôi nghĩ, chắc chắn mọi người đang cảm thấy mệt mỏi với nó,” Linda Jonsson, huấn luyện viên thể dục 27 tuổi đến từ Stockholm, đồng ý. Cô cho biết cô đã dùng Tinder trong hai năm và có mối quan hệ kéo dài 9 tháng với một người mà cô gặp qua ứng dụng, nhưng vào đầu năm nay đã xóa ứng dụng trong tương lai gần và hiện vẫn độc thân.

Trong nhóm bạn bè của cô, ‘những cuộc hẹn đầu tiên tốt đẹp’ nhưng lại không đưa đến quan hệ nghiêm túc hơn là nỗi bực mình thường xuyên nhất, mà theo lời cô là có thể đem đến cảm giác lãng phí công sức.

“Xài thử trong một vài năm để xem điều gì sẽ xảy ra thật sự là cũng không sao. Nhưng ngày càng nhiều bạn bè của tôi thực sự đã xóa các ứng dụng và đi ra ngoài đời theo cách cũ để tìm ý trung nhân.”

Trong khi đó, việc tìm thấy một người trẻ chưa có người yêu vốn chưa bao giờ sử dụng ứng dụng hẹn hò cũng giống như tìm kim đáy biển, nhưng những người như thế vẫn tồn tại.

Linda JonssonBản LINDA JONSSON Cuộc hẹn hò vui vẻ đầu tiên nếu không dẫn tới mối quan hệ nghiêm túc thì sẽ chỉ là sự lãng phí thời gian, Linda Jonsson, người nay chuyển sang cách làm quen truyền thống qua các cuộc gặp gỡ thật, nói

Matt Franzetti, 30 tuổi, gốc ở Milan và làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận ở Transylvania, Romania, cho biết anh đã phải thoái lui trước ý tưởng phải quảng bá mình bằng cách sử dụng hình ảnh và lời giới thiệu thật ngắn gọn.

“Bạn phải rất giỏi trong việc mô tả bản thân để làm cho mình có sức thu hút,” anh nói.

Anh đã gặp một số phụ nữ sau khi ‘trò chuyện sâu hơn’ tại các bữa tiệc hoặc thông qua viết blog về những sở thích của anh, trong đó có nhạc rock và nghệ thuật, nhưng lịch sử hẹn hò của anh thì chẳng có gì nhiều và anh vẫn ‘thường độc thân’.

Bất chấp trở ngại?

Vậy thì, khả năng tìm kiếm bạn đời lâu dài trong thế giới thực, nhất là đối với một người mà lớn lên lúc nào cũng dán mắt vào điện thoại thông minh và có tương tác truyền thống với người lạ hạn chế hơn nhiều so với các thế hệ trước, sẽ như thế nào?

Chúng ta mua sắm trực tuyến, đặt tàu xe và thức ăn trên mạng và trò chuyện với bạn bè trực tuyến.

Vào thời điểm hiện tại, liệu hầu hết chúng ta thậm chí biết cách tiếp cận người mình mơ tưởng ở nơi công cộng?

Matt Lundquist, nhà trị liệu về quan hệ tình cảm ở New York nói rằng nhiều bệnh nhân độc thân của ông đã quá quen với tình một đêm hay bạn tình qua mạng đến nỗi cuối cùng họ bỏ qua những đối tượng phù hợp tiềm năng ở chỗ khác.

“Khi mọi người đi chơi, đi dự tiệc, đến quán bar, thường thì họ thực sự không nghĩ tí gì về hẹn hò,” ông nói. Điều này có nghĩa là ngay cả khi cuối cùng họ có một cuộc trò chuyện thú vị với ai đó mà họ có thể đã lướt qua trên ứng dụng thì “tâm trí của họ cũng không đặt vào đó”.

“Sự rõ ràng của người tương xứng trên mạng có lẽ đã khiến chúng ta rụt rè hơn trong các cuộc gặp ngoài đời,” Madeleine Dore, một người độc thân ở Melbourne đồng ý. “Nếu như không có chức năng vuốt ‘có’ hoặc vuốt ‘không’ thì chúng ta có thể bày cảm xúc của mình ra và rơi vào nguy cơ bị từ chối thẳng thừng. Tốt hơn là mở ứng dụng và cứ lướt mãi mà không cần biết ai đã gạt mình ra.”

Matt FranzettiBản MATT FRANZETTI Không cảm thấy thoải mái về việc phải quảng cáo bản thân trên mạng, Matt Franzetti không bao giờ dùng một ứng dụng hẹn hò nào

Lundquist ngẫm nghĩ rằng sự ra đời của hẹn hò dựa qua ứng dụng cũng trùng với sự giảm sút không gian xã hội vốn là nơi mọi người thường tìm kiếm bạn tình và người hẹn hò tiềm năng.

Các quán bar dành cho người đồng tính đang đóng cửa với tốc độ nhanh chóng khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả ở London, Stockholm và trên toàn nước Mỹ.

Một nửa số hộp đêm ở Anh đã đóng cửa trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2015, theo nghiên cứu cho chương trình Newsbeat của BBC.

Môi trường hiện tại xung quanh nạn quấy rối tình dục nơi công sở sau phong trào #MeToo thậm chí có thể khiến các đồng nghiệp không dám dính vào chuyện tình ái truyền thống nơi công sở.

Một số nghiên cứu cho thấy có ít nhân viên hẹn hò nhau hơn so với một thập kỷ trước, và các nhân viên ngày càng có xu hướng không thoải mái với ý tưởng đồng nghiệp có quan hệ yêu đương nơi làm việc.

Đối với Lundquist, bất cứ ai không chịu sử dụng các ứng dụng hẹn hò đều bị ‘giảm đáng kể’ khả năng gặp được người nào đó, vì chúng vẫn là cách thông thường nhất để tìm bạn.

“Tôi cho rằng các ứng dụng rất phức tạp và đưa vào nhiều phương cách chính đáng. Nhưng đó là thực tế. Đó là nơi mọi người đang hẹn hò.”

Ông lập luận rằng gặp gỡ người tình luôn là một thách thức và điều quan trọng cần nhớ là các nền tảng trực tuyến lúc đầu xuất hiện trên thị trường là để giúp đỡ những người đang vật vã tìm người yêu.

Đối với nhiều bệnh nhân của ông, quyết định tắt các nền tảng hẹn hò, đổ lỗi cho chúng khi thất bại, hoặc ngược lại sử dụng chúng quá thường xuyên có thể phản ánh mâu thuẫn trong tình cảm đối với quan hệ yêu đương dựa trên hành vi và cảm xúc của con người vốn đã thực sự ‘tồn tại hàng ngàn năm’.

Nó có thể đi từ những tổn thương trong mối quan hệ trước đây do người cũ gây ra hoặc trong thời thơ ấu, cho đến sự ám ảnh về thể xác hay xung đột về bản sắc tình dục, chế độ một vợ một chồng và sự tự tin.

Ông khuyên những người quyết tâm hẹn hò cần cải thiện quá trình sử dụng ứng dụng bằng cách làm cho nó ‘xã hội hơn’, ví dụ như chia sẻ hồ sơ với bạn bè, suy nghĩ về việc đi đâu để hẹn hò và quyết định khi nào nên nói chuyện về việc mình vẫn chưa tìm được ai.

“Một trong những con đường sẽ đưa mọi người đến sự khốn khổ trong hẹn hò là họ thể hiện hồ sơ cá nhân quá khép kín đối với những người xung quanh,” Lundquist nói. Tuy nhiên, quá trình này mất thời gian và cần có sự quyết tâm, ông phân tích và cho rằng “nếu bạn không tham gia tích cực hàng ngày, cơ hội thành công tôi nghĩ là gần bằng không.”

Damona HoffmanBản DAMONA HOFFMAN Damona Hoffman nói rằng việc hẹn hò cần có sự đầu tư công sức, tâm trí nhất đinh mà nhiều người thuộc lứa thiên niên kỷ thiếu

Damona Hoffman, huấn luyện viên hẹn hò ở Los Angeles và là người dẫn chương trình Dates & Mates đồng ý rằng ứng dụng hẹn hò là ‘công cụ mạnh nhất trong hộp công cụ hẹn hò’, nhưng lạc quan hơn về các lựa chọn theo cách thông thường trong đời thực.

 

Lời khuyên của bà bao gồm dành khoảng năm giờ mỗi tuần để trò chuyện với người tình tiềm năng hoặc gặp họ ngoài đời, ý thức hơn về kiểu người bạn đang mong đợi, và tích cực tìm kiếm các không gian phù hợp nơi bạn có thể tiếp cận trực tiếp đối tượng tiềm năng.

 

“Nếu muốn tìm một người có công việc sự nghiệp, bạn có thể đến trung tâm thành phố vào giờ vui vẻ (khi các quán giảm giá) và chủ động bắt chuyện với những người làm việc ở các văn phòng. Hoặc nếu bạn muốn tìm một người giàu lòng trắc ẩn, bạn nên tìm đến các sự kiện từ thiện hoặc những nơi mà bạn sẽ gặp những người mà thiện nguyện là một phần cuộc sống của họ.”

Đối với những người rủng rỉnh tiền bạc, thuê một huấn luyện viên hẹn hò là một lựa chọn khác mà bà đề xuất (dịch vụ của bà tốn tối thiểu 1.000 đô la một tháng) hoặc thậm chí trả tiền cho các dịch vụ mai mối.

Khái niệm dường như đã lỗi thời này đang hồi sinh đối với những người có sự nghiệp, giàu có, ít ỏi thời gian ở một số thành phố của Mỹ, trong khi dịch vụ mai mối cá nhân đầu tiên của Thụy Điển ra đời mới chỉ ba năm trước đã có lượng khách hàng ngày càng đông trên khắp châu Âu.

Tuy nhiên, Hoffman đồng cảm với cảm giác mệt mỏi với việc hẹn hò và nói rằng bất cứ ai cảm thấy đến mức kiệt sức nên nghỉ ngơi một chút, ‘bởi vì khi đó bạn đang mang năng lượng tiêu cực vào việc hẹn hò’.

Hẹn hò sẽ trở nên ra sao?

Về tương lai của hẹn hò, Scott Harvey, biên tập viên trang Global Dating Insights, nói rằng trí tuệ nhân tạo và video là ‘hai điểm chính được mọi người nói đến’ vào lúc này.

RelateBản RELATE Relate, một công ty khởi nghiệp Bắc Âu chuyên về lĩnh vực hẹn hò tìm người yêu, tổ chức các bữa tiệc dành cho người độc thân tới gặp gỡ nhau

 

Một sản phẩm hẹn hò mới – tính năng tích hợp trên app Facebook – đã ra mắt ở Mỹ và 20 quốc gia khác, và dự kiến sẽ tung ra ở châu u vào năm nay. Sản phẩm này có phần tùy chọn, theo đó cho phép người dùng chia sẻ những trạng thái có video hay hình ảnh trên dòng thời gian của họ cho những đối tượng tiềm năng, giúp giảm bớt công sức tạo các nội dung cần được chăm chút kỹ cho các nền tảng hẹn hò riêng biệt.

Vì Facebook đã biết quá rõ về chúng ta, Harvey lập luận, nên nó có ‘hiểu biết không ai sánh được’ về những đối tượng tương xứng nào sẽ tìm đến nhau, sẽ kết hôn hoặc ly hôn. Hiểu biết này có thể được vận dụng để làm nền cho các thuật toán mai mối trong tương lai.

Về video, ông nói rằng các công ty ứng dụng hẹn hò cũng muốn thử nghiệm với tính năng video chat, “liệu mọi người có cảm nhận được sự rung động giống như khi gặp gỡ, chuyện trò trực tiếp hay không”, và “liệu mọi người có thực sự vấp phải vấn đề gì không nếu như họ hẹn gặp nhau qua video chat vào chiều Chủ Nhật hoặc tối thứ Ba”, thay vì thực sự có cuộc gặp mặt hoá ra là rất nhạt nhẽo trong đời thực.

Trong khi đó, những nhà phân tích và huấn luyện viên trong ngành bao gồm cả Scott Harvey và Damona Hoffman cũng chỉ ra sự hồi sinh trong các sự kiện gặp trực tiếp cho người độc thân ở cả hai bờ Đại Tây Dương, cho dù là được tổ chức bởi công ty hẹn hò trực tuyến lớn đang tìm những cách thức mới để kết nối những nhóm người độc thân, hay bởi những công ty mới ra đời, đang tìm cách tận dụng các cuộc tranh luận hiện tại về những thách thức hẹn hò trong kỷ nguyên số.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC WorkLife.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen