Seite auswählen

Having a successful and enjoyable career alongside a fulfilling romantic relationship is a life goal for many of us.

But even in the most gender-equal countries, finding a partnership that lasts is trickier for high-flying (very successful) women than men.

In Sweden, which ranks first in the EU’s gender equality index thanks to factors like generous parental leave, subsidised daycare and flexible working arrangements, economists recently studied how promotions to top jobs affected the probability of divorce for each gender. The result: women were much more likely to pay a higher personal price for their career success.

 

“Promotion to a top job in politics increases the divorce rate of women but not for men, and women who become CEOs divorce faster than men who become CEOs,” summarises Johanna Rickne, a professor at Stockholm University and co-author of the research, which was published earlier this month in American Economic Journal.

 

The paper, which looked at the lives of heterosexual men and women working for private companies with 100 or more employees, found that married women were twice as likely to be divorced three years after their promotion to CEO level compared to their male counterparts.

 

In the public sector, using three decades’ worth of records, women mayors and parliamentarians promoted after an election doubled their chances of splitting from their partners; 75% were still married eight years after the vote compared with 85% of those who didn’t get promoted, while there was no evidence of a similar effect for men.

 

Female medical doctors, police officers and priests who progressed in their careers also followed the trend.

 

Relationships with new economic and social roles can suffer from changing housework schedules and shared leisure time (Credit: Getty Images)

 

The authors noted that while the majority of participants in the study had children, most had left home by the time their parents divorced, so the marriage stressors in the run-up to these separations were not connected to more generalised pressures of having small children.

Rickne argues that although Sweden has provided the legislation and societal structures to create “the expectation that you shouldn’t need to choose between family and career”, the research reveals that what happens to families when women progress up the career ladder is often a different story.

Many couples experience “stress and friction” when there are changes in the division of their economic and social roles, for example due to the impact on the amount of leisure time they can spend together or how they divide up household tasks.

But this, the research team argues, is often amplified when it is the woman who is promoted, because it creates more of a mismatch of expectations.

 

While Rickne’s research did not measure which party initiated divorce in each case, one theory is that the husbands of top managers who got promoted found the situation harder to deal with than wives who were married to high-performing men.
She points out that the marriage market has not kept up with the labour market when it comes to gender equality, since it is “still seen as quite unusual for men to be the main supportive spouse in someone else’s career”.

“I think this norm changing is pretty far off,” she adds. Her team’s research, she argues, might therefore act as a lesson about what lies ahead for other countries that are moving towards more egalitarian economies.

A common concern

For Charlotte Ljung, 39, a CEO within a luxury bed and furniture group in Sweden who also runs an online advice platform for people getting divorced, Rickne’s research reflects common concerns within her own network of high-achieving women.

“The joke is ‘the better you do at work, the more likely you are going to get a divorce’,” she laughs.

 

According to Rickne’s research, women mayors and parliamentarians were twice as likely to split from their partners after being promoted (Credit: Magnus Bergström)

 

She got divorced while her two children were still small and says that for her, juggling parenthood and a senior role was a key source of friction within her marriage.

But Ljung believes that “the practical aspects” of being a CEO, such as frequent travel, long hours and the pressures having a high public profile can often cause struggle for the partners of senior female managers even if the couple doesn’t have kids.

 

“It is also the power perception – who wears the pants, who brings in more money,” she argues. “Men today often find it intriguing in the beginning and want to be seen to support you and root for you – and I think that is a very positive thing – but I think a few steps down the line, when reality kicks in, it can be more difficult for men to deal with.”

Choosing the right partner

So how might women aiming for top jobs mitigate their chances of entering into a relationship that destabilises when they reach the top of their career ladder?

Rickne points out that, even in egalitarian countries like Sweden, women still tend to marry older men who start out having more money than them, harking back to traditional “prince in the fairytale” narratives that “try and teach us to find as successful a husband as possible”.

 

“High-income high-status women – they don’t marry a low-income man who wants to be a house husband. They tend to seek an even more high-income husband. But thinking forward to your possibilities in the labour market, this might not be ideal,” she argues. “Maybe try and get into a more egalitarian relationship from the start.”

 

 

Her research in Sweden found that divorces after promotions were most likely in couples where the wife was younger than her husband by a larger margin and took a bigger share of parental leave (which, in Sweden, partners legally have the right to split evenly between them).

Couples who were closer in age and took a more egalitarian approach to childcare were less likely to divorce following a wife’s promotion.

The paper calls for more research to explore the conditions that might encourage “women at the top of the ability distribution to expand their choice set of partners to ‘marry down’ and for men to do the opposite”.

Positive examples

Charlotte Sundåker, 38, was promoted to interim CEO of a global education company in Stockholm two years after having her first child with her long-term partner Christian Hagman, who is 31.

She believes his younger age played a positive role in their relationship surviving “lots of friction” after she got the job; there was “less pressure for him to be more successful” since he was in a different phase of his career.

Sundåker describes him as being “of another generation that tries to challenge the old ways of being a man”, which made him more supportive of her tough workload.

But both partners argue that the core reason they remained together was frequent and honest conversations about the challenges they were facing.

“When she actually started, she was obviously consumed by it. That is the nature of being a CEO,” says Hagman. “I was a bit sad about not connecting with her on a daily basis from a relationship standpoint… But she saw me and she listened to me, and I did the same.”

 

 

In countries like Sweden, high-income women tend to reject egalitarian relationships in favor of seeking out even more high-income husbands (Credit: Getty Images)

The couple says that having a long-term perspective was also essential, with an understanding that Hagman would want to have his own more career-focused period in the future.

 

He has since started his own design consultancy, while Sundåker now runs her own business and heads up Ownershift, a Swedish think tank designed to empower more women to do the same.

Divorced CEO Charlotte Ljung believes that increased awareness of the common challenges faced by couples after women are promoted into more senior jobs could also improve the chances of relationship survival, even for those who start off in more gender-traditional roles.

“One has to be careful about putting on a feminist hat and pointing fingers, because nothing has really prepared men for this change, practically,” she says. “We need to provide better tools and raise awareness of the subject by talking about it. In the same way we have destigmatised therapy in Sweden, is there is a similar thing we can do to help men?”

 

The benefits of divorce

Meanwhile, divorce isn’t always a bad thing.

 

Molly Malm, a lawyer for Swedish law firm Lexly, points out that Sweden’s overall high divorce rate compared to the rest of the EU is linked to its gender equality goals.

The high level of female participation in the workforce and a norm of shared custody of children following a split makes it easier for divorcees of all economic backgrounds to leave partnerships that aren’t working.

 

“Getting a divorce doesn’t always need to be the end of the world,” says Malm, who points out that is has become normalised in Scandinavia to get married multiple times or have several long-term partners across a lifetime.

“Sweden is not very religious… You get married because it’s romantic and joyful, it goes hand in hand with a big celebration. If it doesn’t work out, you know that you can file for divorce.”

 

“In other places… if you are on the campaign trail and you want to appeal to voters, you almost have to have a spouse by your side. The same thing might happen for CEOs – that their spouse becomes a necessary asset in their world of work, but in Sweden that’s not really the case,” says Rickne.

 

“Society has accepted divorce more, and it might be a positive thing,” she argues.

 

“If women get into unequal relationships with a spouse that will not support their career, divorce lets them continue their careers alone and possibly look for a new partner… It’s not necessarily ideal to stay with the same person your whole life.”

Vì sao phụ nữ càng thành đạt càng dễ ly hôn

Other

Có sự nghiệp thành công, được làm công việc yêu thích cùng với mối quan hệ tình cảm lãng mạn viên mãn là mục tiêu đáng mơ ước của nhiều người chúng ta.

Nhưng ngay cả ở các quốc gia bình đẳng giới nhất, phụ nữ thành đạt gặp khó khăn hơn nhiều so với nam giới trong việc duy trì được mối quan hệ hôn nhân lâu dài.

Ở Thụy Điển, quốc gia vốn đứng đầu trong chỉ số bình đẳng giới châu Âu nhờ các yếu tố như chế độ nghỉ làm để chăm con hào phóng, được trợ cấp chi phí gửi trẻ và được sắp xếp làm việc linh hoạt, gần đây các nhà kinh tế đã nghiên cứu xem sự thăng tiến lên các chức vụ cao ảnh hưởng như thế nào đến xác suất ly hôn của mỗi giới. Kết quả: phụ nữ nhiều khả năng phải đánh đổi những đổ vỡ cá nhân để đạt thành công trong sự nghiệp với mức độ cao hơn nhiều so với nam giới.

“Được đề bạt lên vị trí hàng đầu trong hoạt động chính trị dẫn đến việc làm tăng tỷ lệ ly hôn ở phụ nữ, nhưng nam giới thì không hề bị ảnh hưởng. Còn phụ nữ trở thành giám đốc điều hành thì ly hôn nhanh hơn so với nam giới,” theo ý kiến đánh giá của bà Johanna Rickne, giáo sư tại Đại học Stockholm và là đồng tác giả của nghiên cứu được công bố đầu tháng Một năm nay trên Tạp chí Kinh tế Mỹ.

Nghiên cứu này, vốn theo dõi đời sống của những người dị tính làm việc cho các công ty tư nhân có từ 100 nhân viên trở lên, cho thấy phụ nữ đã kết hôn có khả năng ly hôn cao gấp hai lần sau ba năm kể từ khi được thăng chức lên vị trí giám đốc điều hành so với các đồng nghiệp nam.

Trong lĩnh vực công, số liệu lưu trữ qua ba thập niên cho thấy các nữ thị trưởng và nữ nghị sĩ cũng tăng gấp đôi nguy cơ ly hôn sau khi thắng cử; chỉ 75% vẫn duy trì quan hệ hôn nhân 8 năm sau kỳ bầu cử trong lúc tỷ lệ này ở những phụ nữ không thăng tiến là 85%, trong khi không có bằng chứng nào cho thấy đàn ông chịu ảnh hưởng tương tự.

Nữ bác sĩ, nữ cảnh sát và nữ tu thăng tiến trong sự nghiệp cũng nằm trong xu hướng này.

Getty ImagesGETTY IMAGES Khi người phụ nữ đảm nhận các vai trò mới về kinh tế và xã hội thì mối quan hệ tình cảm của họ có thể bị ảnh hưởng do những thay đổi về thời biểu và thời gian rảnh rỗi dành cho gia đình

Các tác giả lưu ý rằng tuy hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều có con cái, nhưng con cái họ đa phần đều đã ra ở riêng vào thời điểm cha mẹ ly hôn, điều đó cho thấy những căng thẳng dẫn đến các cuộc hôn nhân tan vỡ không phải là do áp lực của việc chăm sóc con nhỏ.

Rickne nói rằng mặc dù Thụy Điển đã sẵn có một hệ thống luật pháp và cấu trúc xã hội đủ văn minh để tạo ra “kỳ vọng rằng bạn không cần phải lựa chọn giữa gia đình và sự nghiệp,” nhưng nghiên cứu cho thấy những gì xảy ra với các gia đình khi người phụ nữ thăng tiến trong sự nghiệp thường là một câu chuyện khác hẳn.

Nhiều cặp vợ chồng trở nên “căng thẳng và xích mích” khi có sự thay đổi trong việc phân chia vai trò kinh tế và xã hội trong gia đình, ví dụ như họ có thể dành thời gian nhàn rỗi cho nhau nhiều ít tới mức nào, hoặc cách họ phân chia việc nhà.

Nhưng điều này, nhóm nghiên cứu nói, thường trở nên trầm trọng hơn khi người vợ được thăng chức, vì điều đó tạo ra nhiều sai lệch so với kỳ vọng.

Nghiên cứu của Rickne không đo đếm tới việc ai là người khởi xướng chuyện ly hôn, nhưng có ý kiến cho rằng khi vợ thăng tiến thì các ông chồng cảm thấy khó thích ứng hơn so với tâm lý của phụ nữ khi chồng thành đạt.

Bà chỉ ra rằng thị trường hôn nhân không theo kịp thị trường lao động trong vấn đề bình đẳng giới, bởi “việc nam giới trở thành người phối ngẫu lui lại phía sau hỗ trợ cho sự nghiệp của bạn đời vẫn bị coi là điều tương đối không bình thường.”

“Tôi nghĩ rằng còn lâu mới thay đổi được quan niệm này,” bà nói thêm. Do đó, bà cho rằng nghiên cứu của nhóm có thể đóng vai trò như một bài học về những gì đang diễn ra trước mắt cho các quốc gia khác đang tiến tới các nền kinh tế bình đẳng hơn.

Mối quan ngại chung

Với Charlotte Ljung, 39 tuổi, giám đốc điều hành của một tập đoàn sản xuất giường và đồ nội thất cao cấp ở Thụy Điển, đồng thời là người điều hành một nền tảng tư vấn trực tuyến cho những người ly hôn, thì nghiên cứu của Rickne phản ánh những mối quan ngại chung đối với tầng lớp những phụ nữ thành đạt như cô.

“Có câu nói đùa là ‘càng thành đạt trong công việc thì bạn càng dễ ly hôn’,” cô cười nói.

Magnus Bergström MAGNUS BERGSTRÖM Theo nghiên cứu của Rickne, các nữ thị trưởng và nữ nghị sĩ sau khi thắng cử sẽ tăng gấp đôi nguy cơ chia tay với chồng

 

Cô ly hôn khi hai con còn nhỏ và nói rằng đối với cô, việc quay cuồng ba đầu sáu tay vừa làm tròn vai trò người mẹ vừa giữ trọng trách trong công ty là lý do chính gây bất hòa trong cuộc hôn nhân.

Nhưng Ljung tin rằng chính “các khía cạnh thực tiễn” của việc trở thành một CEO, chẳng hạn như đi công tác thường xuyên, làm việc nhiều giờ và áp lực phải tạo hình ảnh trước công chúng thường khiến cho người phối ngẫu của các nữ quản quản lý cấp cao cảm thấy khó thích nghi, ngay cả khi họ không có con cái.

“Cũng có vấn đề về quyền chủ động nữa- ai là người có tiếng nói quyết định trong gia đình, ai là người kiếm nhiều tiền hơn,” cô nói. “Nam giới thời nay ban đầu thì thường thấy phấn khởi khi vợ được thăng chức và muốn được là người hỗ trợ, động viên vợ – và tôi cho rằng đó là điều rất tích cực – nhưng về lâu về dài, khi đối diện với thực tế thì người đàn ông sẽ cảm thấy khó ứng phó được.”

Chọn người chồng phù hợp

Vậy làm thế nào để những phụ nữ có tham vọng nhắm đến các vị trí cao cấp có thể giảm thiểu cơ hội rơi vào một mối quan hệ bất ổn khi họ đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp?

Rickne chỉ ra rằng ngay cả ở các quốc gia bình đẳng như Thụy Điển, phụ nữ vẫn có xu hướng lấy chồng lớn tuổi hơn, những người ngay từ đầu đã có nhiều tiền hơn họ, theo mô-típ truyền thống là tìm cưới “hoàng tử trong cổ tích”, vốn “dạy dỗ và thúc giục chúng ta tìm được ông chồng càng thành đạt càng tốt”.

“Phụ nữ có vị trí xã hội cao, có thu nhập cao – họ không chịu kết hôn với một người đàn ông có thu nhập thấp muốn trở thành một ông chồng nội trợ. Họ có xu hướng tìm kiếm một người chồng có thu nhập cao hơn mình. Nhưng nếu tính đến các lựa chọn bạn có thể có trong thị trường lao động thì đó có lẽ không phải là một ý nguyện tốt,” bà nói. “Nên chăng hãy thử và chấp nhận một mối quan hệ trung bình hơn ngay từ đầu.”

Nghiên cứu của bà ở Thụy Điển cho thấy việc ly hôn sau khi người vợ được thăng chức nhiều khả năng xảy ra hơn ở các cặp vợ trẻ chồng già và người vợ đảm nhận nhiều hơn việc nghỉ làm chăm sóc con (ở Thụy Điển, luật quy định các cặp vợ chồng có quyền chia đều thời gian nghỉ làm chăm con).

Các cặp vợ chồng gần tuổi nhau và chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái đồng đều hơn sẽ ít ly hôn hơn sau khi người vợ thăng tiến trong sự nghiệp.

Nghiên cứu trên nói rằng cần có thêm các nghiên cứu khác nữa để tìm hiểu các điều kiện khuyến khích “phụ nữ có tài mở rộng danh sách ứng viên phu quân tương lai theo hướng ‘giảm bớt tiêu chuẩn kết hôn’ và nam giới thì thực hiện theo hướng ngược lại.”

Charlotte Sundåker, 38 tuổi, được đề bạt làm quyền CEO của một công ty giáo dục toàn cầu ở Stockholm hai năm sau khi có con đầu lòng với người bạn đời Christian Hagman, 31 tuổi.

Cô tin rằng tuổi trẻ của anh đóng vai trò tích cực trong việc giữ được mối quan hệ của họ bởi đã có “rất nhiều xích mích xảy ra” sau khi cô được thăng chức; anh “ít bị áp lực phải thành công hơn” bởi anh đang trong một giai đoạn trầm lắng của sự nghiệp.

Sundåker mô tả Hagman là một người “thuộc thế hệ khác, thế hệ luôn gắng thách thức những cách thức cũ trong việc làm một người đàn ông”, điều này khiến anh ủng hộ áp lực công việc vất vả của cô.

Nhưng cả hai đều đồng ý rằng lý do cốt lõi mà họ vẫn ở bên nhau được là những cuộc trò chuyện thường xuyên và chân thành về những thách thức mà họ đang phải đối mặt.

“Khi cô ấy vừa mới bắt đầu, ngay lập tức cô đã bị công việc nhấn chìm. Đó là bản chất của việc trở thành một CEO,” Hagman nói. “Tôi đã hơi buồn khi không thể kết nối với cô ấy hàng ngày từ góc độ của một người chồng với vợ của mình… May sao cô ấy nhận ra sự âu lo của tôi và lắng nghe tôi, cả tôi cũng làm như vậy.”

GETTY IMAGES Ở các quốc gia như Thụy Điển, phụ nữ thu nhập cao có xu hướng từ chối các mối quan hệ bình đẳng, thích tìm kiếm những người chồng có thu nhập cao hơn

Vợ chồng Sundåker và Hagman chia sẻ rằng việc có một kế hoạch dài hạn cũng hết sức cần thiết, và họ hiểu rằng Hagman cũng sẽ muốn có khoảng thời gian  tập trung vào sự nghiệp của riêng mình trong tương lai.

Anh kể từ đó đã bắt đầu mở công ty tư vấn thiết kế riêng, còn Sundåker nay có công ty riêng cô đồng thời lãnh đạo Ownershift, một tổ chức tư vấn của Thụy Điển có nhiệm vụ tăng cường quyền lực cho phụ nữ phát triển sự nghiệp.

Giám đốc điều hành Charlotte Ljung đã ly hôn tin rằng việc nâng cao nhận thức về những thách thức chung của các cặp gặp phải sau khi vợ được thăng chức cũng giúp cải thiện cơ hội giữ mối quan hệ hôn nhân tồn tại, ngay cả đối với những người có quan niệm bảo thủ với vai trò truyền thống của từng giới.

“Cần phải cẩn trọng khi nại đến vấn đề nữ quyền và chỉ trích người khác bởi trong thực tế thì nam giới không hề được chuẩn bị gì trước thay đổi này,” cô nói. “Chúng ta cần cung cấp các công cụ tốt hơn và nâng cao nhận thức về chủ đề này bằng cách thảo luận về nó. Cũng giống như cách chúng ta có biện pháp trị liệu xoá bỏ dị nghị ở Thụy Điển, liệu có điều tương tự mà chúng ta có thể làm để giúp đỡ nam giới hay không?”

Lợi ích của việc ly hôn

Trong khi đó thì ly hôn không hẳn là một điều tồi tệ.

Molly Malm, luật sư của hãng luật Thụy Điển Lexly, chỉ ra rằng tại Thụy Điển tỷ lệ ly hôn cao so với phần còn lại của EU là có liên quan đến các mục tiêu bình đẳng giới.

Mức độ tham gia cao của phụ nữ trong lực lượng lao động và nguyên tắc chia sẻ quyền chăm con chung sau khi chia tay giúp cho những người ly dị ở mọi thành phần kinh tế dễ dàng ly hôn khi cuộc sống chung không còn như mong muốn nữa.

“Ly hôn không nhất thiết là dẫn đến ngày tận thế,” Malm, người chỉ ra rằng kết hôn nhiều lần trong một đời người đã trở thành điều bình thường ở bán đảo Scandinavia, nói.

“Thụy Điển không quá đề cao tôn giáo… Bạn kết hôn vì lý do lãng mạn và vui vẻ, hai người tay trong tay trong lễ cưới hoành tráng. Nếu không thành công, bạn biết rằng bạn hoàn toàn có thể nộp đơn ly hôn.”

Dữ liệu của Rickne cho thấy rằng phụ nữ ly hôn sau khi được thăng chức ít có khả năng tái hôn hoặc có mối quan hệ tình cảm nghiêm túc hơn so với đàn ông.

Nhưng từ nghiên cứu của bà, không thể rút ra kết luận liệu họ có hạnh phúc hơn khi không có bạn đời hay không, hay liệu họ có cảm thấy khó khăn hay không trong việc tìm kiếm một người mới, so với nam giới.

Tuy nhiên, một kết quả mang tính xây dựng của tỷ lệ ly hôn cao, bà nói, đó là việc cả nam giới và phụ nữ ở Thụy Điển đều dễ dàng hơn nhiều trong khả năng nắm giữ vai trò cao cấp trong kinh doanh và chính trị mà không cần phải là người có gia đình.

“Ở những nơi khác… nếu bạn đang vận động tranh cử và muốn kêu gọi sự ủng hộ của cử tri, bạn gần như phải có bạn đời ở bên cạnh. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với các CEO – rằng người bạn đời của họ trở thành một hình ảnh giá trị trong sự nghiệp của họ, nhưng ở Thụy Điển, điều đó không thực sự cần thiết,” Rickne nói.

“Xã hội đã chấp nhận ly hôn nhiều hơn và đó có thể là một điều tích cực,” bà lập luận.

“Nếu phụ nữ có mối quan hệ bất bình đẳng với người bạn đời đến mức người chồng không hỗ trợ cho sự nghiệp của vợ, thì việc ly hôn cho phép phụ nữ tiếp tục sự nghiệp một mình và hoàn toàn có thể tìm kiếm một người bạn đời mới… Không nhất thiết phải sống trọn đời trọn kiếp với một người đàn ông mới là tốt.”

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen