Seite auswählen

Tối 30/6, Tân Hoa xã đưa tin ‘Dự luật an ninh phiên bản Hồng Kông’ đã được Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình ký ban hành thành luật. Luật mới bắt đầu có hiệu lực từ 23 giờ ngày 30/6, ngay trước kỷ niệm tròn 23 năm Anh Quốc trao trả Hồng Kông vào 1/7/1997.

Cảnh sát Hong Kong giơ biển cảnh báo người dân sẽ dùng hơi cay để giải tán đám đông. (Ảnh qua AP)

Hình phạt tối đa là tù chung thân

Theo Tân Hoa xã, ‘Luật an ninh phiên bản Hồng Kông’ gồm có 6 chương, 66 điều. Nội dung chi tiết chưa được công bố nhưng trong luật có các điều khoản về ngăn chặn, chấm dứt và trừng phạt 4 hành vi phạm tội gồm ly khai, lật đổ quyền lực nhà nước, hoạt động khủng bố và cấu kết với các thế lực bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. 

Theo SCMP, hình phạt nặng nhất có thể được áp dụng theo luật mới là tù chung thân.

Theo một số chi tiết được công bố trước đó, Hồng Kông sẽ lập một ủy ban an ninh quốc gia do đặc khu trưởng đứng đầu. Ủy ban này cũng sẽ có một cố vấn an ninh quốc gia do chính quyền Trung cộng chọn.

Phản ứng từ các nhà hoạt động đối lập ở Hồng Kông

Cựu thủ lĩnh phong trào biểu tình Hồng Kông Hoàng Chi Phong quyết định rút khỏi tổ chức chính trị đối lập là Demosisto do anh đồng sáng lập, vì cho rằng mình có thể bị nhắm tới, (Ảnh qua Getty Images)

Sau khi luật mới được thông qua, cựu thủ lĩnh phong trào biểu tình Hồng Kông Hoàng Chi Phong (24 tuổi) cho biết trên Twitter rằng, anh quyết định rút khỏi tổ chức chính trị đối lập là Demosisto do anh đồng sáng lập, vì cho rằng mình có thể bị nhắm tới. Demosisto sau đó thông báo tổ chức này chính thức giải thể.

Trong khi đó, SCMP dẫn lời các nhà hoạt động đối lập ở Hồng Kông cho biết họ sẽ bất chấp lệnh cấm tổ chức tuần hành 1/7 của cảnh sát và sẽ dùng biện pháp bất tuân dân sự để phản đối luật an ninh quốc gia.

Thế giới quyết liệt phản ứng

27 quốc gia hôm thứ Ba (30/6) đã cùng ký vào một tuyên bố chung gửi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Trung cộng phải xem xét lại luật anh quốc gia Hồng Kông mà Bắc Kinh đã chính thức thông qua. 

Các quốc gia ký tên vào tuyên bố chung gồm Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Úc, Canada, New Zealand, Thụy Sĩ và một số quốc gia khác thuộc Liên minh Châu Âu. Mỹ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền nên không ký vào tuyên bố chung này.

Trước những diễn biến mới tại Trung cộng, tuyên bố chung ngày 30/6 của 27 nước nhấn mạnh Bắc Kinh phải cân nhắc lại luật an ninh quốc gia mà họ áp đặt đối với Hong Kong, điều ‘làm suy yếu’ sự tự do của đặc khu này.

Trong một phát ngôn chỉ trích hiếm thấy nhằm vào Bắc Kinh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, các nước này, trong đó có Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản, nêu rõ: “Chúng tôi hối thúc Chính phủ Trung cộng và chính quyền Hong Kong cân nhắc lại việc áp đặt luật này”.

Về phía Mỹ, chỉ ít giờ trước khi ‘Luật an ninh phiên bản Hồng Kông’ được thông qua, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, từ 29/6, Washington đã ngừng xuất khẩu thiết bị quân sự cho Hồng Kông và sẽ có biện pháp kế tiếp để chấm dứt việc xuất khẩu công nghệ cho mục đích dân sự lẫn quân sự của đặc khu.

Trong cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ thông báo đang tạm dừng đối xử với Hồng Kông đặc biệt hơn so với Trung cộng, và đang xem xét những hành động khác nhằm loại bỏ quy chế đặc biệt dành cho Hồng Kông, theo Reuters

Phản ứng trước động thái mới của Mỹ, ông Triệu Lập Kiên, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng hôm 29/6 tuyên bố ‘Luật an ninh phiên bản Hồng Kông’ là vấn đề nội bộ của nước này và không quốc gia nào có quyền can thiệp. Ông Triệu còn nhấn mạnh rằng Trung cộng “sẽ thực hiện biện pháp đáp trả cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia”.

Luật an ninh Quốc gia Hong Kong có nhiều nội dung gây tranh cãi, và khiến ngoại giới càng thêm lo ngại về việc Bắc Kinh xâm phạm nền tự do của Hong Kong. Bức ảnh về cuộc biểu tình trên đường phố hôm 28/6 của người dân Hong Kong, kiên quyết phản đối Luật An ninh Quốc gia. (Photo by Anthony Kwan/Getty Images)

Tại Hồng Kông, các nhà hoạt động địa phương đang kêu gọi người dân xuống đường vào ngày 1/7 để phản đối luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh, bất chấp lệnh cấm tụ tập của cảnh sát, theo The Epoch Times.

Nhà hoạt động Figo Chan cho biết cuộc tuần hành vào ngày 31/6 sẽ được tổ chức với chủ đề chống lại luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh, cũng như tiếp tục thúc đẩy 5 yêu cầu của người biểu tình bao gồm quyền bầu cử phổ thông và một cuộc điều tra độc lập về các vụ bạo lực của cảnh sát đối với người biểu tình và nhà báo trong năm qua.

Nhà hoạt động dân chủ Andy Chui, Wu Chai-wai và Figo Chan (Từ trái qua phải) nói chuyện với báo chí ở Hồng Kông vào ngày 30/6/2020. (Ảnh: Song Bilung /The Epoch Times)

Figo Chan cho biết sẽ rất khó để thấy Bắc Kinh rút luật an ninh mới, nhưng người dân Hồng Kông phải đoàn kết cùng lên tiếng phản đối luật này. Ông nói thêm ông biết việc ra ngoài vào ngày mai là mạo hiểm vì ông đã bị buộc tội nhiều lần là tham gia các “cuộc tụ tập bất hợp pháp”. Nhưng ông kêu gọi người Hồng Kông đừng im lặng vì sợ hãi, nếu không, họ sẽ mất quyền tự do và các quyền cơ bản.

(01.07.2020)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen