Seite auswählen

Tòa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam lên tiếng về vụ bắt cô Phạm Đoan Trang

Hình minh hoạ. Nhà báo Phạm Đoan Trang. FB Phạm Đoan Trang

Bà Rachael Chen, Phát ngôn nhân Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam vào sáng ngày 8-10-2020 lên tiếng về vụ việc Bộ Công an Việt Nam bắt giữ một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng là cô Phạm Đoan Trang vào tối 6-10 và cho rằng việc này “có thể ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam”.

Chúng tôi lo ngại về các báo cáo ghi nhận tác giả Phạm Đoan Trang đã bị lực lượng an ninh ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt tại nhà riêng vào ngày 6 tháng 10. Chúng tôi đang theo dõi tình hình chặt chẽ.

Việc giam giữ cô ấy có thể ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo các hành động và luật pháp của mình phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam”, bà Rachael Chen trả lời bằng email câu hỏi của phóng viên Đài Á Châu Tự Do.

Phát ngôn nhân đồng thời là Tùy viên báo chí của Tòa đại sứ Mỹ khẳng định:

Tự do báo chí là nền tảng của sự minh bạch và quản trị có trách nhiệm.

Các tác giả, blogger và nhà báo thường làm công việc của họ với rủi ro lớn và chính phủ cùng với công dân trên toàn thế giới có nhiệm vụ phải lên tiếng bảo vệ họ.

Bộ Công an Việt Nam vào tối 7-10 xác nhận, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Bộ Công an cùng các đơn vị nghiệp vụ đã bắt giữ bà Phạm Đoan Trang vào tối 6-10 tại một địa chỉ ở đường Cách mạng tháng 8, quận 3, TPHCM.

Cô Trang bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” vì các hành động viết sách, xuất bản sách, viết báo chỉ trích sự quản trị của nhà nước một cách ôn hòa.

Việc bắt giữ cô Phạm Đoan Trang gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế vì xảy ra chỉ vài giờ sau cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 24 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Cô Phạm Đoan Trang từng có 10 năm làm việc cho các tờ báo trong nước như Vietnamnet, VnExpress, Pháp luật TPHCM… trước khi trở thành một nhà hoạt động nhân quyền.

Năm 2017, tổ chức People In Need của Cộng hòa Séc trao cho cô Trang giải thưởng Homo Homini 2017 và vinh danh cô là “một trong những nhân vật hàng đầu của bất đồng chính kiến Việt Nam đương đại”.

Tháng 9-2019, Tổ chức Phóng viên không biên giới trao giải thưởng Tự do Báo chí hạng mục Tầm ảnh hưởng cho cô Phạm Đoan Trang vì các đóng góp của bà cho tự do báo chí ở Việt Nam.

RFA (08.10.2020)

Hoa Kỳ: Bắt Phạm Đoan Trang ‘có thể ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam’

Bà Phạm Đoan Trang, một blogger, tác giả đối lập nổi bật ở Việt Nam.

Tối ngày 7/10, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố bày tỏ quan ngại việc chính quyền Việt Nam bắt giam nhà báo Phạm Đoan Trang và cho biết phía Hoa Kỳ đang theo dõi chặt chẽ vụ bắt bớ này.

Phản hồi yêu cầu bình luận của VOA Tiếng Việt ngay sau khi bà Phạm Đoan Trang bị bắt, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố gửi qua email: “Chúng tôi lo ngại trước tin loan rằng tác giả Phạm Đoan Trang đã bị lực lượng an ninh ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt vào ngày 6/10. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ sự việc này”.

“Việc bắt giữ bà có thể ảnh hưởng đến quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam. Chúng tôi hối thúc chính phủ Việt Nam đảm bảo các hành động và luật pháp của họ phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam”, tuyên bố nói.

Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận: “Tự do báo chí là nền tảng của sự minh bạch và quản trị có trách nhiệm. Các tác giả, blogger và nhà báo thường làm công việc với rủi ro lớn, và vì vậy chính phủ và công dân trên toàn thế giới có nhiệm vụ phải lên tiếng bảo vệ họ”.

Bà Phạm Đoan Trang, 42 tuổi, một blogger, tác giả đối lập nổi bật trong nước, bị công an bắt tạm giam hôm 6/10 tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, để điều tra về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” với mức án có thể lên tới 20 năm tù.

Nhận định của giới tranh đấu tại Mỹ

Việc bắt giữ này diễn ra giữa lúc Việt Nam và Mỹ tiến hành đối thoại nhân quyền trong hai ngày 6 và 7/10. Giới tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam tại Mỹ xem đó như là một động thái thể hiện thái độ rõ ràng của Hà Nội về nhân quyền, đặc biệt trong bối cảnh trước Đại hội Đảng 13 ở Việt Nam và bầu cử Tổng thống tại Mỹ.

Ông Nam Khánh, một nhà hoạt động dân chủ ở Hoa Kỳ, nêu nhận định với VOA:

“Theo nhận định chủ quan của tôi thì đây là một vụ bắt giữ đã được chính quyền Việt Nam tính toán kỹ lưỡng về thời điểm. Vì cô Đoan Trang rõ ràng là một trong những nhà hoạt động có sức ảnh hưởng nhất tại Việt Nam từ trước đến nay”.

“Ngoài việc ‘dọn dẹp’ sạch trước Đại hội 13 của Đảng, nó cũng diễn ra ngay sau khi Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 24 kết thúc chưa đầy 24 giờ đồng hồ, và cũng ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, rõ ràng đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên”, ông Nam Khánh bình luận.

Ông cho biết thêm: “Tôi nghĩ chính quyền Việt Nam muốn gửi đến người Mỹ một thông điệp hoặc thậm chí là một sự thách thức rằng: Không ai có thể bắt họ phải thay đổi ‘luật chơi’, họ vẫn có thể cai trị bằng bạo lực và nhà tù mà không sợ bị mất đi mối quan hệ kinh tế, ngoại giao hữu hảo với Mỹ hay các nước dân chủ khác”.

Vẫn theo ông Nam Khánh: “Việc bắt giữ một nhà hoạt động có ảnh hưởng như vậy cũng là một sự thăm dò đối với chính quyền mới của Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, nếu phía Mỹ đáp lại là sự im lặng hoặc hời hợt, chính quyền Việt Nam biết rằng Mỹ đã chọn chơi theo luật của họ”.

Ông Will Nguyễn, một nhà tranh đấu cho Việt Nam và từng bị chính quyền truy tố về tội “Gây rối trật tự công cộng” do tham gia biểu tình ở TP.HCM năm 2018, cho VOA biết rằng Báo cáo Đồng Tâm và các quyển sách do bà Phạm Đoan Trang viết có thể là nguyên nhân khiến bà bị bắt.

Được biết, trước khi bị bắt bà Phạm Đoan Trang có trao cho viên chức Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở TP.HCM bản Báo cáo Đồng Tâm – viết về vụ đụng độ giữa công an và người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, hồi đầu tháng 1/2020 do tranh chấp đất đai, khiến ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm, và ba công an thiệt mạng.

Báo cáo Đồng Tâm do bà Phạm Đoan Trang và ông Will Nguyễn đồng tác giả.

Ông Will Nguyễn cho biết thêm rằng bà Phạm Đoan Trang đã hai lần gửi thư có tựa đề “Nếu tôi có đi tù” cho ông nhờ chỉnh sửa bản tiếng Anh và nhờ ông công bố nếu bà bị bắt. Theo nhận định của ông Will Nguyễn bà Phạm Đoan Trang biết trước “không sớm thì muộn bà sẽ bị bắt.”

VOA (08.10.2020)

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu trả tự do cho Phạm Đoan Trang

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) yêu cầu trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Phạm Đoan Trang. Nhà báo Việt Nam này bị bắt vào tối thứ Ba với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước“. Tổ chức RSF đã trao tặng bà Trang Giải thưởng Tự do Báo chí hồi năm 2019 cho hoạt động báo chí đặc biệt hiệu quả.

“Vụ bắt giữ Phạm Đoan Trang là ví dụ mới nhất về việc đàn áp những tiếng nói chỉ trích ở Việt Nam”, ông Christian Mihr – Giám đốc điều hành RSF – nói. “Tội bị cáo buộc của bà, thật ra chỉ là phổ biến những thông tin độc lập và tạo điều kiện cho đồng bào của bà thực hiện các quyền của người dân được bảo đảm bởi hiến pháp. Bà Trang không thể bị tù. Bà ấy phải được thả ngay lập tức”.

Ảnh chụp thông cáo báo chí của tổ chức Phóng viên Không Biên giới

Phạm Đoan Trang hoạt động không mệt mỏi cho dân quyền ở đất nước của bà. Bà là người sáng lập tạp chí Luật Khoa và biên tập viên của tờ báo The Vietnamese, bà tư vấn cho đồng bào về các vấn đề pháp lý và bênh vực các nhóm người thiểu số. Vì vậy, nhà báo này đã bị bắt bớ vài lần một cách độc đoán. “Tôi không cần tự do cho riêng mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam“, bà Trang viết trong một lá thư hồi tháng 5 năm 2019 với ý định trong trường hợp bị bắt, lá thư này sẽ được công bố.

Cùng với Trung cộng, Ả Rập Xê-út, Ai Cập và Syria, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới mà có nhiều người nhất bị ngồi tù vì công việc làm truyền thông của họ, hiện nay có ít nhất 23 người bị ngồi tù ở Việt Nam vì lý do này. Hầu hết họ là các blogger và nhà báo công dân – thường là những nguồn thông tin được điều tra độc lập duy nhất, vì các phương tiện truyền thông chính thống của Việt Nam phải tuân theo chỉ thị của Đảng Cộng sản.

Để biện minh cho việc bỏ tù họ, chế độ đã viện đến các cáo buộc như “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “các hoạt động nhằm lật đổ chính phủ”. Các tội danh này có thể bị trừng phạt với các án tù dài hạn. Các blogger thường xuyên bị ngược đãi trong tù.

Theo thông tin của RSF, Chính phủ Việt Nam cũng nhắm vào các nhà báo lưu vong ở nước ngoài và theo dõi những tiếng nói phản biện, ví dụ trên Facebook. Hồi tháng 12 năm 2017, quân đội đã thông báo về việc sử dụng một đội quân trên không gian mạng để chống lại thông tin “sai sự thật” trên Internet. Luật an ninh mạng có hiệu lực vào năm 2019 qui định các các công ty nước ngoài hoạt động cung cấp mạng xã hội phải lưu trữ dữ liệu của người dùng trong nước trên máy chủ tại Việt Nam và giao các dữ liệu này cho cơ quan chức năng Việt Nam theo chỉ thị.

Trong danh sách tự do báo chí, Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 nước.

Nguồn: https://www.reporter-ohne-grenzen.de/pressemitteilungen/meldung/journalistin-und-rsf-preistraegerin-festgenommen?fbclid=IwAR0mV_BlsJ4szaf_0HU7FqNPjp71cR4_q1Ao-TmQ3m4Zr_cxk-rA3qVLLp4

Hiếu Bá Linh  biên dịch (07.10.2020)

20 nhà giáo Israel viết thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho thầy giáo – tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh

Người Bảo Vệ Nhân Quyền|

Ngày 4 tháng 10, 2020 

Kính gửi:

MK Benjamin Gantz

Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Thủ tướng Chính phủ

Trong nhiều thập kỷ, Việt Nam bị cai trị bởi một chế độ độc tài của “Đảng Cộng sản Việt Nam” (ĐCSVN). Những công dân dám chỉ trích ĐCSVN bị lực lượng an ninh tấn công, bắt giữ, tra tấn nghiêm khắc, một số bị truy tố về tội hình sự hà khắc, một số bị xử tử trong khi tra tấn và một số bị xử tử bằng thủ tục tố tụng; Một số công dân bị giam giữ không chính thức mà chế độ từ chối thừa nhận, vì vậy họ được định nghĩa là “biến mất;” Những người không bị bắt nhưng bị nghi ngờ là thù địch với chế độ sẽ bị giám sát liên tục và quyền tự do cư trú và tự do đi lại của họ bị hạn chế.

Ngày 29/5/2019, ông Nguyễn Năng Tĩnh, giảng viên âm nhạc bị bắt. Ông sinh năm 1976 tại tỉnh miền trung Nghệ Tĩnh. Ông theo học tại Học viện Âm nhạc thành phố Huế và từ năm 2013-2019 giảng dạy lý thuyết âm nhạc và đàn Organ tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An.

Ông Tĩnh bị truy tố về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự Việt Nam, do những bài viết chỉ trích chế độ trên Facebook (Ông Tĩnh phủ nhận trang Facebook đó là của mình). Mặc dù hiểu rõ về cái giá phải trả, ông Tĩnh vẫn dùng để bày tỏ với các học trò quan điểm của mình về những vi phạm nhân quyền và ô nhiễm môi trường do chế độ cộng sản gây ra, cũng như việc Trung Cộng vi phạm chủ quyền Việt Nam với sự ươn hèn của đảng Cộng sản cầm quyền. Ông Tĩnh thậm chí còn dạy nhiều bài hát yêu nước do những người bất đồng chính kiến sáng tác cho các cháu nhỏ.

Ngày 15 tháng 11 năm 2019, ông Tĩnh bị kết án bởi một phiên toà không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về phiên toà công bằng. Ông bị kết án 11 năm tù và 5 năm quản chế. Ngày 20 tháng 4 năm 2020, Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã bác đơn kháng cáo của ông.

Vào tháng 10 năm 2018, Bộ Quốc phòng Israel và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ chung (memorandum of understanding) về an ninh và các đại diện của cơ sở quốc phòng Israel sẽ gặp gỡ thường xuyên với các quan chức cấp cao của ĐCSVN. Theo các bằng chứng và nhiều báo cáo khác nhau tại Việt Nam trong những năm gần đây, Israel là nhà cung cấp vũ khí và hệ thống giám sát chính cho Việt Nam.

Chúng tôi, những nhà giáo dục có ký tên dưới đây trong lĩnh vực âm nhạc và nghiên cứu âm nhạc trên khắp Israel, đề nghị các quý vị sử dụng mối quan hệ chặt chẽ giữa Bộ Quốc phòng Israel và chế độ Cộng sản tại Việt Nam và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho đồng nghiệp của chúng tôi, tù nhân chính trị Nguyễn Năng Tĩnh.

Âm nhạc và tự do có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, như được minh họa bởi Leonard Bernstein vào ngày 25 tháng 12 năm 1989, khi ông biểu diễn Bản giao hưởng thứ chín của Beethoven như một phần của lễ kỷ niệm sự sụp đổ của bức tường Berlin. Trong bản nhạc “Ode to Joy,” Bernstein đã thay đổi lời bài hát gốc của Friedrich Schiller, thay từ vui vẻ bằng từ tự do.

Ông Tĩnh cũng có quyền tự do, và chúng tôi yêu cầu các quý vị truyền tải thông điệp này không chậm trễ đến đối tác tại Việt Nam.

Giáo sư Veronika Cohen

Tiến sĩ Michal Hefer

Tiến sĩ Yoel Greenberg

Ofri Akavia

Chaya Offek

Giáo sư Judith Cohen

Michal Toussia-Cohen

Giáo sư Ruth HaCohen Pinczower

Giáo sư Emer. Menachem Zur

Tiến sĩ Elisheva Rigbi

Giáo sư Emer. Naphtali Wgner

Yochanan Nerel

Giáo sư Emer. Shmuel Magen

Tiến sĩ Aline Gabay

Tiến sĩ Dochy Lichtensztajn

Giáo sư Amnon Wolman

Inbal Djamchid

Giáo sư Edwin Seroussi

Tiến sĩ Michael Lukin

Giáo sư Benjamin Oren

Nguyên bản bằng tiếng Anh:

October 4, 2020

To:

MK Benjamin Gantz

Defense Minister and Deputy Prime Minister

For decades, Vietnam has been governed by a dictatorial regime of the “Communist Party of Vietnam”(CPV). Citizens who dare to criticize the CPV are attacked by security forces, arrested, severely tortured, some prosecuted for draconian criminal offenses, some executed during torture and some executed in legal proceedings; Some citizens are held in unofficial detentions that the regime refuses to admit, so they are defined as “disappeared”; Those who are not arrested but suspected of hostility to the regime are under constant surveillance and severe restrictions are placed on their freedom of occupation and freedom of movement.

On May 29, 2019, Mr. Nguyen Nang Tinh, a music teacher was arrested. Tinh was born in 1976 in Nghe Tinh province in central Vietnam. He acquired his academic education at the Academy of Music in the city of Hue and from 2013-2019 taught music theory and keyboard harmony at the College of Culture and Art of Nghe An.

He was indicted for “spreading propaganda against the state” under section 117 of the Vietnamese Penal Code, due to critical posts about the regime on Facebook (Tinh denied that the Facebook page was his). Despite his clear knowledge of the price he might pay Tinh used to express to his students his views on human rights violations and the severe harm to the environment caused by the communist regime, as well as the violation of Vietnam’s sovereignty by China with the CPV turning a blind eye. Tinh even presented in his classes music composed by dissidents of the regime.

On November 15, 2019, Tinh was convicted in an expedited legal proceeding that did not meet

international standards. He was sentenced to 11 years in prison and another 5 years on probation. On April 20, 2020, the Supreme Court in the capital Hanoi rejected Tinh’s appeal.

In October 2018, the Israeli Ministry of Defense and the Vietnamese Ministry of Defense signed a security understanding agreement, and representatives of the Israeli defense establishment are meeting on a regular basis with senior CPV officials. According to evidence and various reports in Vietnam in recent years the State of Israel has been a major supplier of weapons and surveillance systems to Vietnam.

We, the undersigned educators in music and musicology studies throughout the State of Israel, ask you to use the close ties between the Israeli Ministry of Defense and the communist regime in Vietnam and request the immediate release of our colleague, political detainee Nguyen Nang Tinh.

Music and freedom are inextricably linked, as illustrated by Leonard Bernstein on December 25, 1989, when he conducted Beethoven’s Ninth Symphony as part of the celebrations of the fall of the Berlin Wall. In the “Ode to Joy,” Bernstein changed Friedrich Schiller’s original lyrics, replacing the word joy with the word freedom.

Tinh is also entitled to freedom, and we ask you to convey this message without delay to your counterparts in Vietnam.

Prof. Veronika Cohen

Dr. Michal Hefer

Dr. Yoel Greenberg

Ofri Akavia

Chaya Offek

Prof. Judith Cohen

Michal Toussia-Cohen

Prof. Ruth HaCohen Pinczower

Prof. Emer. Menachem Zur

Dr. Elisheva Rigbi

Prof. Emer. Naphtali Wgner

Yochanan Nerel

Prof. Emer. Shmuel Magen

Dr. Aline Gabay

Dr. Dochy Lichtensztajn

Prof. Amnon Wolman

Inbal Djamchid

Prof. Edwin Seroussi

Dr. Michael Lukin

Prof. Benjamin Oren

07.10.2020 Người Bảo Vệ Nhân Quyền

www.viettin.de/node/3026

Chủ tịch IPA: ‘Tôi xin ngả mũ thán phục trước sự can trường của Phạm Đoan Trang’

Bộ Công an Việt Nam hôm 7/10 xác nhận đã “bắt tạm giam” nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang tại quận 3, tp HCM hôm 6/10. Bản tin ngắn đăng trên Cổng Thông tin Điện tử của Bộ Công an cho biết “bị can” bị “bắt tạm giam, khám xét khẩn cấp về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự 1999..

Trong cùng ngày, báo chí Việt Nam dẫn lời Chánh văn phòng Bộ Công an, thiếu tướng Tô Ân Xô, cho biết cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án để điều tra cáo buộc về hành vi tuyên truyền chống nhà nước, và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Ông Tô Ân Xô cho biết quyết định khởi tố bà Trang đã được Viện Kiểm sát Nhân dân phê chuẩn, và bà Trang đang bị di lý về Hà Nội để phục vụ điều tra.

Hãng tin AP dẫn báo Thanh niên nói rằng nếu bị xét là có tội, bà Phạm Đoan Trang có thể đối mặt với bản án tù 20 năm.

Tin nhà báo bị bắt truyền nhanh trên mạng ngay sau khi bà bị bắt vào lúc gần nửa đêm thứ Ba, và lập tức tin này được truyền thông quốc tế, kể cả các hãng tin lớn như AP, Reuters, Bloomberg, Al Jazeera, Deutsche Welle… loan tải, trong khi các tổ chức bảo vệ tự do báo chí và nhân quyền mạnh mẽ lên án.

Tổ chức Không biên giới (RSF) công bố giải Tự do Báo chí Tầm ảnh hưởng cho nhà báo Phạm Đoan Trang. Photo chụp từ Facebook Le Trung Khoa.

Tên tuổi của Phạm Đoan Trang đã quen thuộc với báo giới quốc tế vì bà đã nhận nhiều giải quốc tế về tự do báo chí và nhân quyền. Năm 2019, Phạm Đoan Trang là một trong ba phụ nữ đoạt giải Tự do Báo chí của RSF- Tổ chức Phóng viên Không Biên giới. Trước đó, năm 2018, bà được chọn để nhận giải nhân quyền Homo Homini tại cộng hòa Czech.

Các bản tin quốc tế đều lưu ý đến chi tiết nhà báo độc lập bị bắt chỉ vài giờ sau cuộc đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam và Mỹ. Họ nhắc đến thành tích đấu tranh cho nhân quyền của nhà báo, bất đồng chính kiến, đấu tranh cho nhân quyền, tác giả nhiều đầu sách có giá trị như “Chính trị Bình dân”, “Phản kháng phi bạo lực”, “Politics of a Police State” (tiếng Anh), “Những mảnh đời sau song sắt; “Anh Ba Sàm”… và gần đây hơn, đồng tác giả của “Báo cáo Đồng Tâm”.

Báo cáo đăng hình CSCD tấn công vào Đồng Tâm ngày 09-01-2020. Hình do một người dân Đồng Tâm ẩn danh cung cấp cho Nhóm làm Báo cáo.

Will Nguyễn, đồng tác giả của Báo cáo Đồng Tâm mới nhất, đã phổ biến một bức thư của bà Phạm Đoan Trang “Nếu tôi có đi tù” sau khi bà bị bắt. Trong thư, Phạm Đoan Trang khẳng định bà muốn “xóa bỏ chế độ độc tài ở Việt Nam”, nhắn nhủ những người ủng hộ hãy tiếp tục đấu tranh cho những mục tiêu mà bà theo đuổi. Bà nói: “Tôi không cần tự do cho riêng mình; Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam”.

Bà cho biết sẽ không nhận tội, không xin khoan hồng, nên nếu công an nói như vậy tức là “công an bịa đặt, lừa dối.”

Bà bày tỏ mong muốn những người ủng hộ hãy chăm sóc mẹ già, và là người yêu âm nhạc, bà Phạm Đoan Trang mong có được cây đàn guitar trong tù, vì đối với bà “đàn guitar cũng quan trọng như Kinh Thánh đối với tín đồ Thiên Chúa Giáo”.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc đặc trách Châu Á của Human Rights Watch, nói tổ chức theo dõi nhân quyền này mạnh mẽ lên án vụ bắt giữ bà Phạm đoan Trang.

Mỗi một ngày bà ở sau chấn song sắt là một sự bất công nghiêm trọng, vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam về nhân quyền và phương hại tới danh dự của chính quyền Việt Nam,” ông Robertson nói.

Tổ chức Ân xá Quốc tế bày tỏ lo ngại về sự an toàn của cá nhân bà Phạm đoan Trang. Tổ chức này nhắc lại rằng bà đã bị đàn áp từ khi trở về Việt Nam năm 2015. Và năm 2018, sau khi bị bắt giữ, bà đã phải nhập viện vì bị công an đánh đập dã man trong lúc bị câu lưu.

“Phạm Đoan Trang có thể đối mặt với nguy cơ bị tra tấn và các hình thức ngược đãi khác dưới tay của nhà cầm quyền Việt Nam. Bà phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện.”

Bà Phạm Thị Đoan Trang là một tác giả được quốc tế biết tiếng, bà là người phát ngôn của Nhà xuất bản Tự Do, nhà xuất bản đã được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) trao giải thưởng Prix Voltaire vào tháng Ba năm 2020.

Hôm 7/10, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế, liên minh lớn nhất thế giới của các nhà xuất bản, loan báo “Đồng sáng lập Nhà Xuất Bản Tự do của Việt Nam được Giải Voltaire, đã bị bắt trước hội chợ sách Frankfurt.”

Theo lịch trình, bà Phạm Đoan Trang sẽ có góp tiếng trong cuộc thảo luận về quyền tự do xuất bản vào ngày 15/10 tại hội chợ sách quốc tế Frankfurt. Chủ tịch và CEO của Frankfurter Buchmesse nói hôm 7/10:

“Chúng tôi rất quan tâm về việc Phạm Đoan Trang bị bắt giữ, ngay trước hội chợ sách lớn nhất thế giới, nơi mà tự do biểu đạt được tôn vinh.”

Từ Geneva, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) ra thông báo do ông Kristenn Einarsson, Chủ tịch Ủy ban Tự Do Xuất bản IPA và Chương trình Giải Voltaire- viết rằng:

Phạm Đoan Trang và Nhà Xuất bản Tự do đã phải hoạt động trong bóng tối trong nhiều năm. Thành quả làm việc và sự can đảm của bà là một nguồn cảm hứng cho tất cả các nhà xuất bản quốc tế, và cộng đồng các nhà xuất bản thế giới ủng hộ bà trong cuộc đấu tranh cho tự do xuất bản ở Việt Nam.”

Chủ tịch IPA Hugo Setzer, nói:

Phạm Đoan Trang chủ ý chấp nhận nguy cơ để bảo vệ quyền tự do biểu đạt. Tôi xin ngả mũ thán phục trước sự can trường và sức mạnh của niềm tin của bà.”

Chủ tịch IPA lên án việc Phạm Đoan Trang bị bắt giữ và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả tự do cho bà.

Lúc nhận giải Voltaire, Phạm Đoan Trang nói với VOA rằng kể từ khi Nhà xuất bản Tự Do được thành lập vào năm 2019 cho đến nay, các nhân viên “không bao giờ được hưởng một giây phút bình yên” vì liên tục bị công an sách nhiễu.

Phản ứng trước tin bà bị bắt, Phó Giám đốc Đông Nam Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế Ming Yu Hah nói:

“Bắt giữ bà Phạm đoan Trang là hành động sai trái. Bà là nhân vật đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Bà là nguồn cảm hứng của vô số nhà đấu tranh trẻ tuổi đã đứng lên để tranh đấu cho một nước Việt Nam công bình hơn, bao gồm mọi thành phần, và tự do hơn.”

VOA (08.10.2020)

Công an bắt nhà hoạt động Phạm Đoan Trang về các tội ‘chống nhà nước’


Blogger Phạm Đoan Trang của Việt Nam được nhận giải Tự do Báo chí năm 2019. Photo RSF.

Nhiều nhà hoạt động loan tin vào sáng 7/10 rằng bà Phạm Đoan Trang, người tích cực đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, bị nhà chức trách Việt Nam bắt lúc gần nửa đêm hôm 6/10 ở thành phố Hồ Chí Minh.

Các nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên, Bạch Hồng Quyền, Mạnh Kim, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Quang A… đăng lên Facebook cá nhân cho hay công an Việt Nam bắt bà Trang tại một nhà trọ lúc 11h30 đêm.

Chiều 7/10, một loạt các báo nhà nước trong đó có Thanh Niên, Tuổi Trẻ đăng tin xác nhận vụ bắt giữ đã diễn ra.

Các báo dẫn lời Bộ Công an cho hay Công an thành phố Hà Nội “chủ trì phối hợp” với một số đơn vị của bộ và Công an TP.HCM thi hành “lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét khẩn cấp đối với bị can Phạm Thị Đoan Trang”.

Bà Trang, 42 tuổi, bị khởi tố về các tội “tuyên truyền chống nhà nước” quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999, và tội “làm, phát tán thông tin nhằm chống nhà nước” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015, các báo tường thuật, dẫn thông tin từ Bộ Công an.

Việc bắt giữ này diễn ra giữa lúc Việt Nam và Mỹ đang tiến hành đối thoại nhân quyền trong hai ngày 6 và 7/10. Giới quan sát xem đó như là một động thái thể hiện thái độ rõ ràng của Hà Nội về nhân quyền.

Nhà hoạt động nữ Phạm Thanh Nghiên, một người bạn thân thiết của bà Trang, cho biết qua Facebook cá nhân rằng mẹ của bà Trang “chết lặng người, không nói được gì” khi bà Nghiên báo tin về vụ bắt bớ.

Mặc dù nhà hoạt động nữ Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách về nhân quyền, dân chủ, cũng như vố số bài bình luận, song bạn bè trong giới tranh đấu với bà Trang nhận định rằng lý do dẫn đến vụ bắt giữ là cuốn Báo cáo Đồng Tâm do bà và ông Will Nguyễn ở Mỹ làm đồng tác giả.

“Tôi không ngạc nhiên về việc bạn tôi bị bắt, nhất là sau những gì cô ấy viết về Đồng Tâm và bản báo cáo mới phổ biến trên truyền thông”, bà Phạm Thanh Nghiên bày tỏ trên mạng xã hội.

Trang bìa Báo cáo Đồng Tâm, phiên bản thứ ba, công bố ngày 25-9-2020.

Nội dung của ấn phẩm – dày 128 trang bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, được công bố hồi cuối tháng 9 – nói về vụ đụng độ giữa công an và người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, hồi đầu tháng 1/2020 do tranh chấp đất đai, khiến ông Lê Đình Kình, thủ lĩnh tinh thần của người dân Đồng Tâm, và ba công an thiệt mạng.

Báo cáo cũng nêu các diễn biến sau đó cho tới hết phiên xét xử sơ thẩm trong nửa đầu tháng 9, trong đó, chính quyền tuyên án tử hình đối với 2 người dân, 27 người khác bị kết án từ tù treo đến tù chung thân.

Bà Phạm Đoan Trang phát biểu trên đài SBS hôm 28/9 về mục đích viết Báo cáo Đồng Tâm: “Chúng tôi muốn ghi lại vì cộng sản không sợ gì bằng việc bị ghi lại và bị phê bình. Khi bị ghi lại họ sẽ cảm thấy không an tâm”.

“Chúng tôi cũng hy vọng rằng cộng đồng người Việt có thể dùng báo cáo này như một công cụ để vận động cho người dân Đồng Tâm nói riêng và vận động cho các vấn đề đất đai hay nhân quyền Việt Nam nói chung”, bà nói thêm.

Ở Mỹ, nhà hoạt động vì dân chủ Will Nguyễn đăng lên bức thư bằng tiếng Việt và tiếng Anh của bà Phạm Đoan Trang mà ông nói là bà Trang để lại cho ông, nhờ ông công khai khi bà bị bắt.

Trong bức thư đề ngày 27/5/2019 mở đầu với câu “Nếu tôi có đi tù…”, bà Trang thể hiện sự bình thản về việc có thể phải đi tù vì đấu tranh cho tự do.

Đồng thời, qua thư, bà kêu gọi bạn bè giúp hoàn thành các mục đích gồm vận động thông qua luật bầu cử mới, luật tổ chức quốc hội mới; quảng bá các cuốn sách do bà viết; và tận dụng việc bà bị bỏ tù để đàm phán, gây sức ép với chính quyền, buộc chính quyền thực hiện các yêu cầu của giới tranh đấu.

Nhà hoạt động nữ nêu ra những cuốn sách bà mong phổ biến nhiều nhất là Chính trị bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực, Chúng ta làm báo, Politics of a Police State, và các ấn phẩm liên quan tới bầu cử.

Bà Phạm Đoan Trang cũng nêu ra nguyện vọng là bạn bè chăm sóc cho người mẹ của bà, bên cạnh đó là bảo vệ các anh trai và chị dâu vì họ bị công an đe dọa rất nhiều.

Dự liệu về việc bạn bè sẽ đấu tranh, vận động để bà được trả tự do, bà Trang bày tỏ mong muốn được thả và vẫn ở Việt Nam, không bị trục xuất.

Kết thúc bức thư, bà viết: “Tôi không cần tự do cho riêng mình … Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ vĩ đại và xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn”.

Cách đây hơn một năm, hồi tháng 9/2019, với tư cách là nhà báo tự do, blogger, đồng thời là một nhà đấu tranh dân chủ có tiếng ở Việt Nam, bà Trang được tổ chức Phóng viên Không Biên giới trao giải Tự do Báo chí của năm 2019, ở hạng mục Ảnh Hưởng.

Bà Trang không thể đến dự lễ trao giải, do lo ngại rằng nếu xuất cảnh, bà có thể không được cho nhập cảnh trở lại Việt Nam. Một người khác đã làm đại diện cho bà Trang để nhận giải.

VOA (07.10.2020)

Hội Đồng Liên Tôn lên tiếng nhân Đối Thoại Nhân Quyền Việt- Mỹ

Đối thoại nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là dịp mà Hoa Kỳ và Việt Nam trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Khác với những năm trước, cuộc đối thoại lần này sẽ tổ chức trực tuyến. Và cũng như nhiều năm trước, các tổ chức, hội đoàn đã nỗ lực cung cấp cho Bộ Ngoại Mỹ giao những dữ kiện để nêu rõ tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Trong chiều hướng đó, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, vào ngày 2 tháng 10 tuần qua đã có một cuộc gặp trực tuyến với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và đại điện là ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về dân chủ, nhân quyền và lao động.

Bác sĩ Đỗ Văn Hội, đại diện Văn phòng liên lạc của Hội đồng từ Tampa, Florida, cho biết, ông Scott Busby đã rất quan tâm lắng nghe phúc trình của phái đoàn các tổ chức vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, trong đó có Tập hợp Dân Chủ, tổ chức Ngày Nhân Quyền cho Việt Nam, tổ chức Cứu người Việt Biển BPSOS, Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội và Hải Ngoại và Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam.Ông Scott Busby, Quyền Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi họp báo hôm 25/11/2013 ở Washington DC. RFA“Đại diện cho Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam có giáo sư Pham Thông Hưng. GS PhamThông Hưng đã trình bày sơ lược về tình hình tự do tôn giáo. Chúng tôisau đó đã gửi 2 hồ sơ. Thứ nhất là báo cáo tình hình đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Thứ hai là chúng tôi trình bày trường hợp rất đặc biệt đối với Mục sư Nguyễn Trung Tôn”.

Tù nhân lương tâm, Mục sư Nguyễn Trung Tôn là một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, hiện đang thụ án 11 năm tù tại trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai, với cáo buộc ‘âm mưu lật đổ chính quyền’. Trước đó vào năm 2011, ông đã bị kết án 2 năm tù và 2 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước.’ Vị mục sư Tin lành này và gia đình của ông từng nhiều lần bị chính quyền sách nhiễu, tra tấn, đánh đập, bôi nhọ.

Chánh Trị Sự Cao Đài, ông Hứa Phi, cũng là đồng Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, nói trường hợp của Mục sư Nguyễn Trung Tôn là một trong những trường hợp mà các chức sắc tôn giáo chân truyền đặc biệt quan tâm và đã trình cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ:

“Ở tại Việt Nam chúng tôi quan tâm đến một số thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam mà bị nhà cầm quyền CSVN hiện còn giam trong tù, như Ms Nguyễn Trung Tôn. Mục sư cũng tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền, đã bị bắt lần thứ hai, hôm nay cũng đang ở tù với mức án trên 10 năm. Rồi Mục sư Đinh Diêm, cũng bị ở tù, cũng tranh đấu cho nhân quyền và tôn giáo. Trong (danh sách) còn nhiều nhà xã hội dân sự như anh Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo độc lập Trương Minh Đức, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. Những trường hợp đó là nhà cầm quyền Đảng CSVN vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Mục đích chúng tôi đưa lên để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nắm rõ, biết rằng nhà cầm quyền CSVN đàn áp nhân quyền và tôn giáo, để hành pháp chính phủ Hoa Kỳ có những hành động hạn chế sự đàn áp của CSVN”.

Bs Hội cho biết bản phúc trình đã được đưa ra ngày 2/10 và có thông tin mới nhất được bà Nguyễn Thị Lành, vợ của Mục sư Tôn, cung cấp:

“Bản này đặc biệt chúng tôi nhận được từ bà Ms Nguyễn Trung Tôn cho chúng tôi biết vào ngày 1/10/2020, trước đó một ngày. Ms Nguyễn Trung Tôn hiện bị giam tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, Pleiku, Kontum, cách xa nơi bà ở 1.000 km, mà đi về phải mất 2.000 km. Sức khỏe của Mục sưrất yếu do vết thương bị công an đánh dập dây chằng khớp gối hai chân 3 năm trước đây. Mỗi tháng bà phải đi thăm nuôi chồng một lần tốn gần500 đô la, gồm có tiền máy bay, xe đò, tiềnquà, thì rất gian khổ”.

Cũng theo Bs Đỗ Văn Hội, đơn của bà Lành gửi Tòa án Tối cao yêu cầu giám đốc thẩm coi lại bản án 12 năm tù, mãi sau một năm mới được hồi âm.

Ông nói thêm: “Đơn của bà Mục sư gửi 21/10/2019. Không biết tại sao Tòa án Tối cao lại gửi về báo với bà là họ nhận được vào ngày 1/10/2020, tức gần 1 năm trời. Có lẽ họ nghe ngóng gì là có cuộc trao đổi giữa Hoa Kỳ với Việt Nam nên cái gọi là tòa án tối cao mới trả lời bà và đòi bà phảicung cấp những văn bản của tòa dưới đã kết áncùng chứng cớ mà bà yêu cầu tòa tối cau phải xét lại bản án đó”.

Trước cuộc đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ, Bs Hội cho biết Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam đã đề nghị với ông Scott Busby như sau:

Thứ nhất, phải buộc CSVN phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Thứ 2 là phục hoạt các giáo hội đã bị nhà nước cấm đoán. Thứ 3, trả lại tài sản cho các tôn giáo đã bị nhà nước tịch thu. Thứ 4, các tôn giáo độc lập và chân truyền phải được tự do hành đạo, mở trường đào tạo cho các tăng ni, thực hiện công tác xã hội cho đồng bào. Thứ 5 trả tự do cho các TNLT, trong đó có tù nhân tôn giáo, đặc biệt là Ms. Nguyễn Trung Tôn, thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam. Thứ 6 là trao việc điều hành đất nước cho người dân qua các cuộc bầu cử tự do hợp với tiêu chuẩn quốc tế”.

Chánh Trị Sự Hứa Phi cho rằng sắc lệnh về tự do tôn giáo quốc mà Tổng Thống Hoa Kỳ ký vào tháng 6 vừa qua đã khiến chính quyền Việt Nam dè dặt hơn và ông bổ sung thêm về yêu cầu của các chức sắc:

“Vừa qua Tổng Thống Donald Trump có đưa ra đạo luật về tự do tôn giáo thế giới.Khi đưa ra đạo luật này thì nhà cầm quyền CSVN cũng có phần dè dặt hơn. Vì sao có đạo luật tự do tôn giáo? Xin thưa thật rằng Uỷ ban của Tự Do Tôn giáo quốc tế cũng đến gặp Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam rất nhiều. Trong những ngày đối thoại nhân quyền, chúng tôi nêu rõ nhà cầm quyền CSVN lúc nào cũng đàn áp tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi nêu 3 vấn đề chính: Thứ nhất, nếu bang giao với Việt Nam thì phải đặt quyền tự do tôn giáo lên hàng đầu. Thứ 2, về tài trợ ủng hộ tài chánh cho Việt Nam, thì nên ủng hộ cho người dân, chứ không cho nhà cầm quyền CSVN vì họ sẽ bỏ túi. Thứ ba, tôi có yêu cầu các cơ quan quốc tế những người nào đàn áp phải được đưa vào đạoluật Magnitsky toàn cầu để họ bớt hung hăng, và yêu cầu các nước tự do ủng hộ dân tộc Việt Nam để thoát khỏi cảnh xâm chiếm của Tàu Cộng vì Đảng CSVN là khác và dân tộc Việt Nam là khác”.

Trong tuần qua, ba dân biểu Hoa Kỳ đã gửi một lá thư chung đến Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi trả tự do cho TNLT Nguyễn Bắc Truyển.

Theo RFA (05.10.2020)

Dân biểu Mỹ kêu gọi ngoại trưởng Pompeo nêu trường hợp ông Nguyễn Bắc Truyển

Nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển và vợ, Bùi Kim Phượng, hồi tháng 6/2016, tại TPHCM. Các dân biểu Mỹ vừa gửi thư cho ngoại trưởng Mike Pompeo thúc giục nêu trường hợp của nhà hoạt động đang bị giam cầm này tại Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt. (Ảnh: Facebook Bùi Kim Phượng)

Ngay trước thềm cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam, các dân biểu liên bang Hoa Kỳ đã gửi một bức thư tới Ngoại trưởng Mike Pompeo để bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và thúc giục người đứng đầu ngành ngoại giao nêu trường hợp nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển, đang bị cầm tù, tại cuộc họp dự kiến diễn ra ngày 6/10.

Bức thư do các dân biểu Mỹ, gồm Harley Rouda, Alan Lowenthal và Zoe Lofgren, ký tên được gửi tới Ngoại trưởng Pompeo hôm 2/10 bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” của ba thành viên Hạ viện liên bang “về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trước thềm cuộc đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam thường niên lần thứ 24.”

“Thúc đẩy nhân quyền là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và điều đó đặc biệt quan trọng đối với mối quan hệ của chúng ta với Việt Nam, như được nhấn mạnh trong Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ-Việt Nam,” bức thư viết.

Ba dân biểu, đều đại diện cho các hạt ở tiểu bang California nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất ở Mỹ sinh sống, thúc giục Ngoại trưởng Pompeo “nêu ra trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển với các lãnh đạo Việt Nam trong cuộc Đối thoại Nhân quyền sắp diễn ra giữa hai nước chúng ta.”

Theo dân biểu Rouda, Lowenthal và Lofgren – những người thường lên tiếng về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, việc cầm tù ông Truyển, một tín đồ Phật giáo Hoà Hảo và nhà hoạt động bảo vệ quyền tự to tôn giáo hiện đang thụ án 11 năm tù vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” cho thấy “sự coi thường đáng xấu hổ của Việt Nam đối với các quyền và tự do cá nhân trên đất nước của họ.”

Được biết, ông Truyển thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, nhằm hỗ trợ các tù nhân lương tâm và gia đình của họ. Các dân biểu Mỹ cho ông Pompeo biết trong bức thư rằng, sau khi bị bắt vào năm 2017, ông Truyển bị từ chối tiếp cận hỗ trợ pháp lý, thăm nuôi của gia đình, tiếp tế thực phẩm và thuốc men, và sau đó ông đã bị kết án sau một phiên tòa kéo dài chỉ trong một ngày.

“Tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và tự do lập hội là những quyền được ghi trong Hiến pháp Việt Nam,” bức thư viết. “Tuy chúng tôi nhìn nhận Việt Nam đã đạt được một số tiến bộ trong việc việc duy trì cam kết bảo vệ các quyền và tự do cá nhân ở Việt Nam, nhưng trường hợp của Nguyễn Bắc Truyển cho thấy Việt Nam vẫn chưa tiến được bao xa.”

Đầu tháng 4 vừa qua, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cũng đã lặp lại lời kêu gọi của họ trước đó đối với chính phủ Việt Nam đòi trả tự do cho ông Truyển, một trong những tù nhân lương tâm tôn giáo trong danh sách của uỷ ban này. Theo USCIRF, các giới chức Hoa Kỳ đã nêu trường hợp của ông Truyển cùng các tù nhân lương tâm khác tại Đối thoại Mỹ-Việt về nhân quyền hồi năm 2018.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hồi năm 2018 nói rằng “không có cái gọi là tù nhân lương tâm” ở Việt Nam mà chỉ có “những người bị giam giữ vì vi phạm pháp luật.”

Trong bức thư gửi Ngoại trưởng Pompeo hôm 2/10, các dân biểu Mỹ cho rằng “để đạt được mục tiêu chung của hai quốc gia trong việc xây dựng quan hệ và sự hợp tác sâu sắc hơn với Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần phải thể hiện thiện chí cải thiện các quyền tự do cá nhân tự do ở Việt Nam. Việc trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển sẽ là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá cải thiện nhân quyền ở Việt Nam và chứng tỏ chính phủ Việt Nam cam kết cải thiện các quyền tự do cá nhân tại quốc gia của họ.”

Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ ra hồi tháng 3 cho rằng Việt Nam tiếp tục hạn chế những phát biểu chỉ trích chính phủ hay kêu gọi đa nguyên đa đảng, làm gián đoạn việc tiếp cận Internet cũng như kiểm duyệt thông tin trên mạng, và liệt kê một số vi phạm của chính quyền về việc bắt giam người tuỳ tiện, tra tấn người bị bắt giam cũng như tình trạng đối xử bất công đối với các tù chính trị.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó cho rằng báo cáo này “còn một số nội dung thiếu khách quan dựa trên những thông tin không được kiểm chứng về thực tế Việt Nam.” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội cũng luôn nói rằng chủ trương nhất quán của Việt Nam là “tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”.

“Cuộc Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam Thường niên lần thứ 24 sắp tới sẽ tạo cơ hội thúc đẩy những cải thiện có ý nghĩa về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam,” ba dân biểu thúc giục Ngoại trưởng Pompeo trong bức thư. “Chúng tôi mong ông hãy nêu trường hợp của Nguyễn Bắc Truyển trong sự kiện này và thúc đẩy việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân lương tâm.”

VOA (05.10.2020)

Tù nhân lương tâm, nhà thơ Trần Đức Thạch bị truy tố về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chế độ”

TNLT, nhà thơ Trần Đức Thạch.  Courtesy of facebook TĐT, RFA edited

Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định truy tố tù nhân lương tâm (TNLT), nhà thơ, cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 341, Quân đoàn 4, quân đội Bắc Việt -Trần Đức Thạch. Ông này cũng là người vừa nhận được giải thưởng Nguyễn Chí Thiện 2020.

Tin dẫn nguồn từ kết luận điều tra của cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An đề ngày 18 tháng 9. Theo đó, ông Trần Đức Thạch bị truy tố về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” theo điều 109, Bộ luật hình sự VN với mức án có thể lên đến 20 năm tù.

Nhà thơ Trần Đức Thạch bị Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ vào ngày 23/4/2020. Lúc đó, bà Nguyễn Thị Chương – vợ ông Thạch cho RFA hay có người giả vờ xin vào nhà để hỏi thăm chồng bà rồi trở mặt bắt luôn. Cũng theo bà Chương, ông Thạch hiện bị giam giữ tại trại giam Nghi Kim, tỉnh Nghệ An.

Ông Trần Đức Thạch, sinh năm 1952 ở Nghệ An, là một nhà hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam trong nhiều năm qua.

Hồi tháng 10 năm 2009, ông đã từng bị TAND TP Hà Nội kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cùng với hai ông Vũ Văn Hùng và Phạm Văn Trội.

Ông Thạch là tác giả của tác phẩm “Hố chôn người ám ảnh” kể lại sự việc lính Bắc Việt khi thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh đã thảm sát hàng trăm thường dân vô tội ở xã Tân Lập, bây giờ gọi là Xuân Lập, thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai ngay trước ngày 30-4-1975. Với những đóng góp của mình, giải thưởng mang tên tù chính trị Nguyễn Chí Thiện 2020 đã được trao cho ông vào ngày 28/9/2020.

TNLT Trần Đức Thạch cũng là một thành viên của Hội Anh em dân chủ, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam một cách ôn hòa không được nhà nước công nhận và đã có hàng chục thành viên bị bắt giữ và thụ án trong những năm qua.

RFA (05.10.2020)

Nhiều dân biểu Hoa Kỳ, nghị sĩ quốc tế và tổ chức nhân quyền kêu gọi tự do cho Ông Nguyễn Bắc Truyển

Ngay trước cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 24 giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, 3 dân biểu Hoa Kỳ viết thư yêu cầu Ngoại Trưởng Mike Pompeo kêu gọi Việt Nam trả tự do do Ông Nguyễn Bắc Truyển, tín đồ Phật Giáo Hoa Hảo và luật gia nhân quyền, và tất cả tù nhân lương tâm.

“Việc trả tự do cho Nguyễn Bắc Truyển sẽ là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự cải thiện nhân quyền ở Việt Nam và chứng tỏ chính phủ Việt Nam cam kết cải thiện các quyền tự do cá nhân trong phạm vi biên cương của họ.”

Trong số 3 vị dân biểu đồng tác giả, có 2 người đã bảo trợ Ông Truyển trong “Đề Án Bảo Vệ Tự Do” của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ: Bà Zoe Lofgren và Ông Harley Rouda. Người thứ ba ký tên là Dân Biểu Alan Lowenthal. Cả 3 đều thuộc Đảng Dân Chủ và ở California.

Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) cho biết gần đây họ liên lạc nhiều lần với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về hồ sơ của Ông Truyển. Phó Chủ Tịch của Uỷ Hội này, nữ Luật Sư Anurima Bhargava, bảo trợ Ông Truyển trong chương trình tù nhân lương tâm tôn giáo của Uỷ Hội.

Ngày 28 tháng 9, 40 tổ chức nhân quyền và 30 cá nhân ký tên chung bức thư gửi Ngoại Trưởng Pompeo để yêu cầu Hoa Kỳ nêu vấn đề tự do cho Ông Truyển tại buổi đối thoại sắp đến. Bức thư này thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các thành viên của mạng lưới toàn cầu cho tự do tôn giáo hay niềm tin.

“Tháng 3 năm 2016, Ông Nguyễn Bắc Truyển đồng sáng lập Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam và là điều phối viên của bàn tròn này cho đến ngày bị bắt và đi tù,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.

Theo Ts. Thắng, bàn tròn đa tôn giáo là một diễn đàn thường trực nhằm tạo mạng lưới hợp tác và tương trợ rộng rãi giữa mọi nhóm tôn giáo và không tôn giáo cho tự do tôn giáo hay niềm tin.

“Đây là một mô hình mới,” Ts. Thắng giải thích. “Năm 2016 chỉ có 3 bàn tròn đa tôn giáo: Hoa Kỳ, Liên Âu và Việt Nam.”

Đến nay đã có 30 bàn tròn đa tôn giáo được hình thành trên thế giới và đang có nỗ lực để phối hợp hành động giữa các bàn tròn này với nhau, tạo nên “mạng lưới của các mạng lưới”.

Như một thể hiện của sự liên kết toàn cầu này, ngày 30 tháng 7, 68 nghị sĩ thuộc 25 quốc gia đã ký thư chung gửi Thủ Tướng Việt Nam, kêu gọi trả tự do cho Ông Truyển và nhấn mạnh là Việt Nam đang là Chủ Tịch luân phiên khối ASEAN, cho nên cần “thể hiện sự lãnh đạo gương mẫu trong khu vực.”

Bức thư này do mạng lưới các nghị sĩ cho tự do tôn giáo hay niềm tin (Inter-Parliamentarian Platform for Freedom of Religion or Belief, IPP/FORB) và tổ chức Các Nghị Sĩ ASEAN Cho Nhân Quyền (ASEAN Parliamentarians for Human Rights, APHR) cùng khởi xướng. APHR còn sản xuất một video để đánh động quần chúng ở trong khu vực ASEAN về trường hợp của Ông Truyển.

Hiện nay, nhiều thành viên của mạng lưới toàn cầu này đang chia nhau vận động các quốc gia Anh, Đức, Na Uy, Hoà Lan và khối Liên Âu cùng lên tiếng với Hoa Kỳ để vận động tư do cho Ông Truyển.

Song song, Ts. Thắng cho biết Ông cu~ng kêu gọi liên minh các quốc gia cho tự do tôn giáo và niềm tin, do Hoa Kỳ khởi xướng và hiện có 31 quốc gia tham gia, góp tiếng nói. Ts. Thắng ở trong hội đồng tư vấn không chính thức cho liên minh các quốc gia này.

“Chúng tôi tin rằng trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được thông điệp từ nhiều chính quyền và cả khối xã hội dân sự trong khu vực và trên thế giới về trường hợp của Ông Truyển,” Ts. Thắng cho biết.

________________

Các thông tin liên quan:

– Thư của 3 dân biểu Hoa Kỳ, ngày 2 tháng 10, 2020: https://dvov.org/wp-content/uploads/2020/10/10022020-pompeo-VN-US-Human-Rights-Dialogue.pdf

– Thư của các nghị sĩ quốc tế, ngày 30 tháng 7, 2020: https://dvov.org/wp-content/uploads/2020/10/IPPFORB-advocacy-letter-re.-Nguyen-Bac-Truyen.pdf

– Video của APHR: https://www.facebook.com/aseanmp/videos/317817286261054/UzpfSTQyMzk5MzIzMTAzNzc5NzoyNzA2Mzk5MzUyNzk3MTYy/

– Thư chung của các tổ chức xã hội dân sự Hoa Kỳ và quốc tế: https://dvov.org/wp-content/uploads/2020/10/BPSOS-Joint-letter-calling-for-release-of-PoC-Nguyen-Bac-Truyen-09-28-2020.pdf

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam báo cáo tình hình đàn áp tôn giáo tại Việt Nam (Ngày 2 tháng 10, 2020) với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Hội Đồng Liên Tôn gặp gỡ phái đoàn quốc tế (hình lữu trữ)

NƠI NHẬN: BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ.

Trong năm 2020, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo tại Việt Nam một cách thô bạo, hầu hết các tôn giáo đã bị quốc doanh hóa (bị nhà nước kiểm soát), chúng tôi xin trình bày sơ lược những đàn áp gần đây của các tôn giáo như sau:

PHẬT GIÁO

Nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp, bách hại Phật Giáo gần nửa thế kỷ qua. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) Chính Thống ở VN đã bị triệt tiêu gần hết. Hiện chỉ còn 1 hoặc 2 nhóm nhỏ nhưng cũng bị nhà nước đưa cán bộ, các Sư Quốc Doanh xen vào điều hành và lũng đoạn! Những cơ sở tôn giáo độc lập còn lại thường xuyên bị đàn áp, sách nhiễu, đe dọa..

Ngoài các cơ sở Phật Giáo đã bị phá hủy trước đây như: Chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Quận 2; Chùa An Cư ở Đà Nẵng; Chùa Sơn Linh ở Kontum, những đàn áp khác của nhà nước Cộng sản VN gần đây đối với Phật Giáo như sau:

 – Tháng 7 năm 2020 Đại Đức Thích Ngộ Chánh ở Đồi Thông Phương Bối  huyện Bảo Lộc tổ chức Cầu An cho Cha bệnh nặng đã bị công an đến gây khó khăn, bị ném đá và đồ dơ vào nhà.

 – Ngày 15-7-2020 Công an Huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa ngăn cản không cho các Thầy và Phật tử Chùa Phước Bửữu xây lại Cổng Chùa !

 – Tháng 8 năm 2020 Thượng Tọa Thích Đồng Quang tổ chức cúng Lễ Vu Lan Báo Hiếu thì bị công an thuộc tỉnh KonTum đến lập biên bản, thu cờ Phật Giáo và  ngăn cản, cấm không cho Phật tử đến Cúng Lễ.

 – 15-9-2020 công an Huyện Xuyên Mộc đã hành hung, bắt nhốt 3 cha con Phật tử Trần Văn Thường 1 ngày 1 đêm về tội theo GHPGVNTN và không cho xây dựng Tịnh Thất Pháp Biên để Phật tử đến tu hoc…!

 – Vì Chùa Liên Trì của Hòa Thượng Thích Không Tánh và Chùa An Cư của Thượng Tọa Thích Thiện Phúc đã bị nhà nước phá hủy hoàn toàn nên Quý Hòa Thượng,Thượng Tọa, Đại Đức của các Chùa nầy phải đi ở nhờ mỗi người một nơi rất khó khăn ! Riêng HT Thích Không Tánh không được cấp giấy tờ hộ tịch, hằng ngày đều có công an theo dõi, giám sát !

– Trong tương lai, để tránh tiếng đã hủy diệt GHPGVNTN Chính Thống và Dân lập, có thể nhà nước sẽ để cho một số các Sư đã theo nhà nước phục hoạt lại GHPGVNTN ! Nhưng đó sẽ là một GHPGVNTN trá hình, bán quốc doanh !

Theo tường trình của HT. Thích Không Tánh. Chùa Giác Hoa, Sài gòn ngày 28-9-2020

CÔNG GIÁO

I. Tổng quát về đàn áp Giáo Hội Công Giáo: Tài sản của Giáo Hội bị tịch thu sau năm 1975 vẫn chưa được giải quyết, như Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, Huế; Tòa Khâm sứ Tòa Thánh và Khu đất Tòa Tổng Giám mục Hà Nội; Giáo Xứ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm; Nhà thờ Giáo Xứ Tam Tòa, Quảng Bình; Giáo Xứ Lộc Hưng, Sài Gòn đã bị ủi sập. Đan Viện Thiên An thường xuyên bị tấn công cướp chiếm. Nhiều Chức Sắc Công Giáo bị đàn áp, như Lm Đặng Hữu Nam, LM Nguyễn Duy Tân… đã bị VC liên tục đe dọa, đấu tố, áp lực bị thuyên chuyển hoặc ngưng chức vân vân. Lm Nguyễn Văn Lý sau 5 đợt tù từ 1977-2016, tổng cộng hơn 22 năm, nay đang bị quản chế lần 9 vô thời hạn, tại Nhà Hữu Dưỡng Nhà Chung, Tổng Giáo phận Huế.

II. CSVN chiếm đất của Đan Viện Thiên An, Thừa Thiên-Huế ngày 10-13. Th. 8, 2020.

1. Đan Viện Thiên An thành lập thánh 4, năm 1940 trong vùng còn hoang sơ, phía tây nam Huế 10km. Giấy điền thổ thời 1940 bị cháy trong Mậu Thân 1968, được tái cấp lại bằng khoán 107 hecta năm 1969. Đan Viện Thiên An hiện nay vẫn lưu giữ đủ giấy sở hữu hoàn toàn hợp pháp từ năm 1940. Các Đan Sĩ đã trồng rừng thông và tràm trên các đồi quanh Đan Viện; trồng ít cam, chuối, rau, nuôi ít cá ở các trũng thấp, nhỏ hẹp.

2. Sau 30.4.1975, CSVN Thừa Thiên-Huế quyết định quản lý tất cả đồi thông của Đan Viện, cướp đoạt rừng thông của Đan Viện làm Lâm trường Tiền Phong khoảng 30 hecta; làm Trung Tâm Vui Chơi Giải Trí hồ Thủy Tiên với 63 hecta. Từ ngày 16.5.2015, CSVN đập phá Tượng Thánh Giá Chúa Kitô 3 lần, cướp chiếm vùng đồi Đức Mẹ  6 hecta, sát nhập vào Lâm trường Tiền Phong, chỉ chừa cho Đan Viện 4,5 hecta. Trong 2 năm 2017-2018, họ đã hành hung các Đan sĩ bị thương, ngất xỉu nhiều lần. Giữa tháng 6.2020, họ đập nát bảng ghi “Đập Cha Tađêô” Tên của một LM Đan Sĩ thời 1940-1950, dựng trên đập nước, sau vườn cam của Đan Viện.

Tượng Thánh Giá Chúa Giêsu bị đập thời 2017-2018 & bị đập thêm vào 2 chiều 10-11.8.2020

3. Liên tiếp 2 buổi chiều ngày 10, 11 tháng 8 năm 2020, CSVN đưa khoảng 100 công an, côn đồ nam nữ, dọa đánh các Tu sĩ, căng biểu ngữ, la hét tại đồi Thánh Giá, gần sát sau trụ sở Đan Viện, nơi 2 năm 2017-2018 trước đó, công an đã đập phá Tượng Thánh Giá Chúa Kitô 3 lần, các Đan Sĩ đã lưu giữ 1 Tượng Thánh Giá Chúa đã bị đập & dựng 1 Bia Lưu Niệm, để làm chứng cứ tội ác của VC. Lần này, đoàn công an, côn đồ nam nữ ấy đập Tượng Thánh Giá Chúa đã bị đập trước đó, tháo bảng Bia Lưu Niệm về Tội Ác của VC. Từ 5g sáng 13.8.2020, VC dựng hàng rào thép gai vây quanh vùng đồi Thánh Giá, quyết cướp trọn đồi Thánh Giá, làm đại lộ nối liền Khu Vui Chơi hồ Thủy Tiên.

4. Ngày 10-13 tháng 8, 2020 tại Đan Viện Thiên An, công luận người dân VN lên án VC rất mạnh. Một số Tổ chức & Chính khách Quốc tế Châu Âu – Châu Mỹ đã lên tiếng bảo vệ Đan Viện Thiên An & lên án VC. Nhiều Luật sư của Đoàn Luật sư Việt Nam đã tích cực bênh vực Đan Viện Thiên An.

5. Ngày 17.8.2020, VC đã tháo vòng rào thép gai vây quanh đồi Thánh Giá, nhưng vẫn giữ nguyên vòng trụ cọc. Ngày 18.8.2020, Đan Viện Thiên An đã gắn Kinh Hòa Bình vào Bia Lưu Niệm, thay cho Bản Chứng Cứ Tội Ác của VC. Ngày 23.8.2020, họ đã tháo vòng trụ cọc mà họ đã dựng sáng 13.8.2020, nhưng vẫn chưa trả lại đất đã chiếm từ 1975 cho Đan Viện.

CAO ĐÀI CHƠN TRUYỀN

Sau năm 1975, Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chủ trương tiêu diệt các Tôn Giáo Chơn Truyền bằng cách lập ra một số tổ chức Tôn Giáo quốc doanh do nhà nước kiểm soát. Họ đã chiếm hầu hết các Thánh Thất Lớn và trao cho các tổ chức quốc doanh cai quản.

Tại Tây Ninh, nhà cầm quyền đã tịch thu Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh và trao cho Hội Đồng Chưởng Quản do CSVN lập ra để điều hành.

Gần đây vào ngày 18/6/2020, nhà cầm quyền Tỉnh Phú Yên kết hợp với Cao Đài Quốc Danh, dự tính cưỡng chiếm Thánh Thất Hiếu Xương (nay gọi là Thánh Thất Phú Lâm ) thuộc Tộc Đạo Hiếu Xương, Tỉnh Phú Yên do Chánh Trị Sự Cao Minh  xử lý Thường Vụ.

Ngày 21/8/2020, công an Tỉnh Bình Định, triệu tập Chánh Trị Sự Nguyễn Hà và Nguyễn Văn Danh lên làm việc với tội danh là ủng hộ Thánh Thất Hiếu Xương.

Ngày 22/8/2020, công an Huyện Vũng La tỉnh Phú Yên đòi Chánh Trị Sự Huỳnh Thị Kim Xuyến và một số Đồng Đạo nơi Thánh Thất, Vũng La lên gặp họ và hăm dọa không được hỗ trợ Tộc Đạo Hiếu Xương.

Ngày 26/8/2020, công an tiếp tục đòi các một số tín đồ xã Sơn Thành và ngày 3/9/2020  công an Tỉnh Phú Yên, đòi Chánh Trị Sự Cao Minh, Phó Trị Sự Nguyễn Thị Miễn, Thông Sự  Nguyễn Thị Hồng và một số Đồng Đạo lên Phường Phú Đông gặp công an với tội danh là chống lại lịnh của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Phú Yên đã đưa ông Thành ở Bình Định về cai quản Thánh Thất Hiếu Xương.

PHẬT GIÁO HÒA HẢO:

Sau năm 1975, CSVN đã triệt tiêu Phật Giáo Hòa Hảo. Gần đây họ thành lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo do họ kiểm soát. Cho đến nay họ vẫn tiếp tục đàn áp Giáo Hội Thuần Túy.

– Các tài sản của Giáo Hội bị tịch thu từ 1975 vẫn chưa được hoàn trả.

– Thánh Tích cuối cùng là An Hòa Tự đã bị giáo hội quốc doanh dần dần thay đổi, triệt tiêu di sản văn hóa lịch sử của PGHH.

– Nhiều tín đồ vẫn còn bị giam giữ, điển hình như các ông Bùi Văn Thâm, Bùi Văn Trung, Vương Văn Thả, thân nhân không được phép gặp mặt.

– Các Đại Lễ Kỷ Niệm (25 tháng 2 và 18 tháng 5) đều bị nhà cầm quyền ngăn cản, không cho tín đồ tự do đến dự.

– Các Chức Sắc thường xuyên bị sách nhiễu, nhiều vị không được ra khỏi nhà. Sau Đại Lễ 18 tháng 5, một số Chức Sắc bị công an hạch hỏi “tại sao lại khích bác, vu cáo nhà nước đàn áp PGHH.”

TIN LÀNH

CSVN đã tịch thu nhiều cơ sở tôn giáo của Tin Lành, cho đến nay vẫn chưa hoàn trả.

Dưới đây là vài sự việc xảy ra cho tôn giáo Tin Lành thời gian gần.

AN NINH THANH HOÁ ĐÁNH ĐẬP, GIAM LỎNG NGƯỜI NHÀ CỦA MỤC SƯ NGUYỄN TRUNG TÔN

Sau khi tuyên án Mục sư Nguyễn Trung Tôn 11 năm tù giam, an ninh Thanh Hoá vẫn tìm cách trả thù ông bằng cách liên tục cô lập, trấn áp thân nhân và gia đình.

Dịch COVID-19 khiến cuộc sống gia đình rất khó khăn, với 5 miệng ăn, cộng với chi phí thăm nuôi tù đè nặng, nên bà Lành (vợ của MS Tôn) phải gánh hàng bán ngoài chợ, nhưng an ninh Thanh Hoá vẫn liên tục giam lỏng, dồn cả nhà vào thế bế tắc, luôn luôn đe doạ, cửa ngõ nhà Mục sư Tôn bị khoá trái.

Tên an ninh Nhơn còn tuyên bố với cả nhà bà Lành rằng: “nếu ra đường không may xảy ra chuyện gì họ không chịu trách nhiệm, ví dụ như ai đi xe tông phải thì ai biết đó là đâu”. Và họ đã làm thật.

Sáng ngày 30/6/2020, tiền và thức ăn đã cạn trong nhiều ngày, bà Lành đánh liều mang hàng ra chợ để bán thì bị lực lượng an ninh dùng vũ lực trấn áp. Khi bà Lành đang bán hàng, một an ninh mặc thường phục đến mua hàng. Dù bà Lành đã cân và tính tiền đầy đủ, nhưng một lúc sau người này quay lại vu khống là bà Lành đã cân thiếu và kiện lên xã, an ninh đã áp giải bà Lành lên đồn công an.

Khi biết tin mẹ bị bắt, người con Nguyễn Trung Trọng Nghĩa chạy lên đồn để xem sự thể, nửa đường thì bị an ninh thường phục dùng gập đánh trọng thương, trước mặt an ninh và Cảnh Sát Giao Thông, nhưng không ai ngăn cản hay bắt giữ.

Trước đó Nghĩa có lịch hẹn phỏng vấn xin việc, nhưng cũng vì bị an ninh giam lỏng buộc phải huỷ bỏ, do đó đã bị thất nghiệp.

Kết luận: an ninh Thanh Hoá đang dùng mọi cách để trả thù gia đình Mục sư Tôn. Mục tiêu của họ là dồn ép gia đình này vào thế túng quẩn, bế tắc.

Trước khi bị bắt, Mục sư Tôn cũng bị an ninh Thanh Hoá đánh đập nát dây chằng khiến tàn phế cả hai chân. Nay họ tiếp tục áp dụng thủ đoạn tàn độc lên thân nhân của ông.

Rất mong cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối hàng động tán tận lương tâm của lực lượng an ninh Thanh Hoá và can thiệp để trả tự do cho Mục Sư Nguyễn Trung Tôn.

CÔNG AN LẠI BẮT TÍN ĐỒ TIN LÀNH TẠI DAKLAK 

Vào sáng ngày 01/07/2020, Công An Dak Lak đã bắt giữ 5 tín đồ Ê Đê theo đạo Tin Lành vì đã ký vào thư chung gửi đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và hợp tác với Liên Hợp Quốc báo cáo những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam, gồm dưới đây: 

1. Y Khiu Niê (sinh ngày 02/06/2003), Sắc tộc: Êđê (Montagnard), Tôn giáo: Tin Lành

Chức vụ hội thánh: Trưởng Ban Thiếu nhi, Làng Buôn Dhiă, xã Cư Né, huyện Krông Buk, tỉnh Dak Lak.

2. Y Ruet Mlô (sinh ngày 15/07/1992), Chức vụ hội thánh: Thư ký Hội Thánh,

Làng Buôn Dhiă, xã Cư Né, huyện Krông Buk, tỉnh Dak Lak.

3. Y Đinh Êban, cư trú tại Buôn Tara, huyện Krông Pac tỉnh Dak Lak.

4. Y Yut Êban, cư trú tại Buôn Tara, huyện Krông Pac tỉnh Dak Lak.

5. YLychan Êban, cư trú tại Buôn Tara, huyện Krông Pac tỉnh Dak Lak

Tình hình chung về đạo Tin Lành: một số Giáo Hội, Hội Thánh tư gia độc lập ở rải rác 3 miền Nam, Trung, Bắc vẫn còn bị ngăn cấm tín đồ tụ tập tại các điểm nhóm để thờ phượng Chúa. Những sinh hoạt thuần túy khác vẫn bị sách nhiễu, vì họ cho rằng không hợp pháp vì chưa có phép của nhà cầm quyền….

Theo tường trình của MS Nguyễn Hoàng Hoa, Đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên Tôn VN

Đính kèm: Hồ sơ của Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, thành viên của Hội Đồng Liên Tôn.

THỈNH CẦU CÂU CỦA HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM

Trước những sự kiện đàn áp nói trên, chúng tôi, đại diện Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam thỉnh cầu Bộ Ngoại Giao và chính  phủ Hoa Kỳ áp lực với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam:

  1. Tôn trọng quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam,
  2. Phục hoạt tất cả những giáo hội đã bị nhà nước cấm đoán.
  3. Trả lại tài sản cho các tôn giáo đã bị nhà nước tịch thu
  4. Các tôn giáo độc lập và chơn truyền phải được tự do hành đạo, mở trường đào tạo các tăng ni, thực hiện các công tác xã hội phục vụ đồng bào.
  5. Trả tự do cho các tù nhân lương tâm trong đó có các tù nhân tôn giáo, đặc biệt là Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam.
  6. Trao việc quản trị điều hành đất nước cho người dân qua các cuộc bầu cử tự do hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Việt Nam ngày 2 tháng 10, năm 2020

Đồng Chủ Tịch:

  • HT Thích Không Tánh, Phật Giáo
  • LM Nguyễn Văn Lý, Công Giáo
  • CTS Hứa Phi, Cao Đài
  • Ông Lê Văn Sóc, Phật Giáo Hòa Hảo
  • Ms Nguyễn Hoàng Hoa, Tin Lành

Tổng Thư Ký: Ông Lê Quang Hiển.

Văn phòng liên lạc hải ngoại:

Bác Sĩ Đỗ Văn Hội: 407-927-0014. 

vpllhn.hdltvn@gmail.com.

Website: https://hdltvn.org/

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen