Seite auswählen

 

Leopards are naturally reclusive animals, but in densely populated and urbanised regions they become acclimatised to contact with humans (Credit: Getty Images)
A new approach to conservation is less about walling wildlife off in nature reserves, and more about adapting our world to suit animals.

 

A grimace revealing powerful yellow incisors clearly indicated we were too close.

As our game drive vehicle gently reversed, the female leopard, Thandi, relaxed and settled back in the thicket with her seven-month-old cub, panting as she digested her latest kill. An impala carcass hung limply in the branches nearby.

 

Leopards are famously elusive – but here in the private Sabi Sands Game Reserve, on the edge of Kruger National Park in South Africa, these cats are so habituated to human presence, they’re commonly seen strolling nonchalantly past vehicles of tourists, unconcerned by the frantic clicking of cameras.

 

Though their presence in the Sabi Sands might suggest otherwise, South Africa’s leopard population faces an uncertain future.

In a country where reserves and national parks are surrounded by farms, roads and developments, leopards have been forced into ever smaller areas.

 

In some populations, as one recent paper shows, this has led to inbreeding – something that can have long-lasting, catastrophic effects, impacting the cats’ resistance to illnesses and climate events like droughts, and even resulting in local extinction.

“You’re looking at anything between 70 to 100 years to recover any kind of diversity,” says the paper’s lead author, Vincent Naude, a PhD candidate at the University of Cape Town.

 

In the face of global development, how can conservationists protect species like leopards that require room to roam, but are increasingly meeting barriers, from busy roads to conflicts with farmers?

In their recent study, Naude and his colleagues propose wildlife corridors linking reserves to other protected areas as one possible solution to encourage gene flow.

 

Wildlife corridors – tracts of land through which animals can safely disperse or migrate – might come in the form of pockets of undeveloped land or underpasses that allow animals to cross busy roads, but in essence they connect what would otherwise be separated populations.

 

Leopards can range hundreds of miles from their birthplace through their lives, which helps them to avoid inbreeding (Credit: Getty Images)

Leopards can range hundreds of miles from their birthplace through their lives, which helps them to avoid inbreeding (Credit: Getty Images)

 

Naude’s study demonstrates what happens when these essential connections are lacking.

The researchers studied two populations of leopards in South Africa – one in the Sabi Sands and one in the Phinda-Mkhuze Complex, in the eastern province of KwaZulu-Natal.

The latter’s leopard population is currently recovering from years of over-exploitation (for example, from poaching or retaliatory conflict), where half of leopard deaths were human-related. Though they’re now making a demographic recovery, “the entire population is a little bit more related than you’d expect at random”, says Naude.

There are several possible reasons for this. Firstly, the lack of land for animals to safely traverse without coming into conflict with humans. Male leopards can disperse as far as 200 miles (322km) away from where they were born, known as their natal range. This movement reduces inbreeding, as there’s no evidence to show leopards have kin-recognition, says Naude.

Secondly, threats such as hunting for skins or traditional medicine, or poorly managed trophy hunting, have historically targeted the larger males – the ones that would typically push young males out of an area. Without that competition, young males stick around their natal range, ultimately breeding with their relatives.

 

Genetic diversity improves overall health and resilience, helping species survive events such as extreme droughts or disease outbreaks.

 

If a population becomes too small, they go into what is known as a “depressant spiral”, Naude explains, which is the start of genetic deterioration in the population. “It’s not necessarily even going to be a weird tail or a reduced sperm count. [The population] tends to collapse in on itself.” Because leopards already occur at such low density, it doesn’t take much to tip them from a depressant spiral to the start of the process of extinction, known as an “extinction vortex”.

Other predators in South Africa – lions, wild dogs, cheetahs – are managed by conservationists, moved around reserves and often to other countries to help with repopulation or genetic diversity.

But leopards are a unique challenge: unlike other apex predators in South Africa, 62% of their known range is outside protected areas.

Cape leopards in South Africa’s Western and Eastern Cape provinces are perhaps the hardest to protect. “They have half the body mass size of a savannah leopard, but have territories 10 times larger,” says Helen Turnbull, chief executive of the Cape Leopard Trust. There’s no data to suggest Cape leopards are a subspecies – it’s likely they’ve just adapted to a diet of smaller, sparser prey. “A male [Cape] leopard can have a territory of 1,000km (621 miles), whereas a savannah leopard will be 10km (6.2 miles),” Turnbull says.

The regions in South Africa where Naude has been working are currently lacking in wildlife corridors for solitary big cats. But an answer might come from India, where researchers have provided plenty of evidence of how and why they work.

Indian corridors

Trishna Dutta, a scientist at the University of Goettingen in Germany, studied wildlife corridors between four protected areas in central India, focusing on tigers, leopards and sloth bears.

The aim, when fieldwork commenced in 2008, was simply to assess how functional these corridors were. Given that the landscape is so “fragmented”, says Dutta, with many roads and villages, she and her colleagues had not expected to find many animals moving along the corridors and – crucially – reproducing on the other side to widen the gene pool.

 

In India, joining up fragmented habitats has benefitted tigers and leopards alike (Credit: Getty Images)

In India, joining up fragmented habitats has benefitted tigers and leopards alike (Credit: Getty Images)

“What we found, in a sentence, was that these corridors actually proved to be functional for all three species,” Dutta says. “Instead of four genetic populations, we found two. And these two were the ones that were connected by the corridors.”

The corridors in central India are not pristine wilderness – they are formerly forested areas that have gradually been converted for human use; the land Dutta studied is “what is left”. One of Dutta’s positive findings was that even a fragmented corridor can be very effective.

“People think of a corridor as like a linear stretch of land that connects to circles in a perfect textbook picture – [but] that’s really not what it needs, at least in my experience with central India and this landscape,” Dutta explains. “There is something called stepping-stone corridors… basically little islands, patches of forest.” For animals as adaptable as leopards – which live on the savannah, in mountains, even in cities – this can be enough.

Naude agrees that a corridor doesn’t need to be much: “Frankly you just need to create a reasonably safe space where there’s enough prey for them [leopards] to move through,” he says. “A corridor, even if it’s a shoddy one, would probably go a long way to helping a species that’s so adaptable.”

Wildlife infrastructure

Besides leaving some stretches of undeveloped land between reserves or areas of wilderness, what other approaches are there to provide wildlife corridors?

One method is to take the big-picture approach, such as the Mesoamerican Biological Corridor, which aimed to connect a series of protected corridors from southern Mexico to Panama, an idea conceived around 1990 and formally endorsed in 1997.

But recently its effectiveness has been called into question, largely due to poor communication and fragmented protected areas.

The other method is to take the local approach: In many cases, an underpass or bridge is all it takes to reconnect the ecosystem. The four-lane Trans-Canada Highway in Banff National Park, for example, is a hazard for animals such as black bears, deer, elk, moose, wolves and cougars (or mountain lions).

Since 1983, the park has built a series of 48 wildlife crossings – seven bridges and 41 underpasses – as part of the longest ongoing wildlife crossing research and monitoring programme in the world. They have more crossings and highway fencing than any other location, which has reduced wildlife-vehicle collisions by up to 80% for all species – also reducing human fatalities by around 80%.

 

Underpasses, such as this one in Canada, can be enough to provide safe passage for a number of large animals (Credit: Parks Canada)

Underpasses, such as this one in Canada, can be enough to provide safe passage for a number of large animals (Credit: Parks Canada)

Some of that valuable experience is now being shared with biologists and engineers working on what will almost certainly be the largest wildlife crossing in the world.

The Liberty Canyon wildlife crossing will bridge the 101 freeway in Los Angeles, crossing 10 lanes and an access road. It’s a huge, challenging project: there’s only one viable spot to build it, and it won’t be a straight shot across; light and sound mitigation (around 300,000 cars will pass under the bridge every day) need to be factored in.

And, as small animals – birds, butterflies, lizards – will likely live on the structure, consideration needs to go into the covering; if it’s covered in vegetation, for example, there needs to be a safety net of some kind to stop anything dropping to the road.

 

The current cost estimate is $87m (£66m); it’s a public-private partnership with 80% being covered by private donors, such as the Leonardo DiCaprio Foundation. They’re due to break ground next year and aim to finish by the end of 2023.

Though it will benefit many other species, the main aim of the bridge is to reconnect LA’s mountain lions to the Santa Monica Mountains.

“We have almost 20 years of data on how the cats move in this landscape,” says Beth Pratt, California’s regional executive director for the National Wildlife Federation. Talking to me via Zoom from her home outside Yosemite, Pratt sports an ‘I heart P-22’ t-shirt – P-22 is the famous Hollywood cougar, the mascot of this project.

 

The freeway has trapped mountain lions like P-22 in just eight square miles (21 sq km) – and the territory for a male cougar is typically around 150-200 square miles (390-520 sq km). “Animals are not hit as much there [on the 101] because they turn around – they don’t even try,” says Pratt.

 

Introducing wildlife-friendly infrastructure helps reduce inbreeding, and can be more effective than portioning off areas of land for nature reserves (Credit: Parks Canada)

Introducing wildlife-friendly infrastructure helps reduce inbreeding, and can be more effective than portioning off areas of land for nature reserves (Credit: Parks Canada)

“The genetic modelling that the National Park Service has done has shown that, at best, we have 50 years before these guys go extinct, because they just will not become viable to breed anymore,” Pratt explains, adding that other risks – such as vehicle collisions – can easily accelerate that timeline in a population of around 10 to 15.

Although the focus is the mountain lion – which makes a charismatic poster species for fundraising – Pratt says research has also revealed genetic isolation in other species in the area, too. “We now know [if] we split habitat… that ecosystem is going to die, or at least substantially change.”

Breaking down the fortress

This is part of a shift away from “fortress conservation” thinking, meaning national parks and private reserves ­– from which people have often been forcibly removed­ ­– cannot be long-term solutions for protecting ecosystems. Instead, a rights-based, multi-use approach to land is seen as the ethical option, with far more longevity. Key to this is being able to work with people, whether you’re building a multi-million dollar wildlife crossing in LA or helping farmers mitigate leopard attacks on livestock in South Africa.

“I would start with working with people first,” says Dutta, when asked about creating corridors. She notes that in India, it’s easier to work with existing corridors because people are already used to living with tigers and leopards. But trying to create an entirely new one could be problematic.

“Let’s say you create a forest,” says Dutta. “And then animals start moving in. I mean, this community really doesn’t know how to exist with them anymore.”

In South Africa, which has historically followed a fortress conservation model, wildlife corridors and crossings may be the only way to protect species such as leopards. But the transition away from nature fortresses will not be easy – for two main reasons.

The first is that land is a deeply political issue in South Africa, one of the most unequal countries in the world. Over 70% of land is owned by white people, who make up less than 9% of the population; land restitution and redistribution have been promised since the end of formal apartheid in 1994. If swathes of land were to be dedicated to wildlife corridors, there would likely be understandable outrage.

 

Many large mammals benefit from wildlife tunnels, which are increasingly being seen as a sustainable alternative to walling off animals in nature researves (Credit: Parks Canada)

Many large mammals benefit from wildlife tunnels, which are increasingly being seen as a sustainable alternative to walling off animals in nature researves (Credit: Parks Canada)

The second is that corridors require communities and farmers to be fully on board with potentially dangerous animals moving through or close to their land.

Naude suggests subsidising people for any lost livestock, as well as the sharing of information and conflict mitigation strategies. These initiatives, along with boma (livestock enclosures) fortification, are already practised in many parts of sub-Saharan Africa.

 

Nevertheless, there are plans afoot for protected corridors in South Africa. The Cape Leopard Trust, for example, is investigating the integrity of potential corridors in the Western Cape, including one on the Agulhas coast in partnership with the Endangered Wildlife Trust.

 

As well as acting as safe areas for Cape leopards to traverse, such corridors can protect fynbos vegetation, orchids and amphibians such as the endangered Cape platanna frog.

Conservation work by local landowners has laid some groundwork – the Nuwejaars Wetlands Special Management Area, for example, where 25 landowners have agreed to protect over 46,000 hectares (113,668 acres), signing title deeds that commit their land to conservation forever.

There’s a long way to go, but the steady growth of wildlife corridors can help stitch disjointed ecosystems back together before it’s too late for animals like leopards.

After all, encroaching on nature has unintended consequences for animals and human civilisation alike.

“A lot of people are recognising that now,” says Pratt. “If ecosystems aren’t made whole, human health is going to suffer as well.”

  • Heather Richardson
  • BBC Future
Getty Images

Cú nhe nanh gầm ghè để lộ những chiếc răng nanh vàng cho thấy rõ ràng là chúng tôi đã đến quá gần.

Khi chiếc xe đồ chơi (xe địa hình dùng để tham quan thú rừng) của chúng tôi nhẹ nhàng lùi lại, con báo cái Thandi thư giãn nằm xoải trở lại trong bụi cây dày với đứa con nhỏ vừa bảy tháng tuổi, thở hổn hển tiêu hóa con mồi vừa thịt. Xác một con mồi khác nằm vắt trên cành cây gần đó.

Báo đốm nổi tiếng là hay né tránh người – nhưng ở đây trong khu bảo tồn tư nhân Sabi Sands Game bên rìa Rừng quốc gia Kruger ở Nam Phi, những chú mèo lớn này đã quá quen thuộc với sự hiện diện của con người.

Người ta thường thấy chúng hững hờ dạo quanh ngang qua xe chở du khách, không bận tâm gì đến âm thanh máy chụp ảnh dồn dập.

Tuy nhiên, hiện diện của chúng ở khu bảo tồn Sanbi Sands cho thấy một điều ngược lại, đó là số lượng báo đốm ở Nam Phi đang đối mặt với tương lai bất định.

Ở quốc gia nơi có trang trại, đường xá và sự phát triển vây quanh các khu bảo tồn và rừng quốc gia, báo đốm đang bị dồn vào khu vực nhỏ hẹp hơn bao giờ hết.

Nguy cơ thoái hóa gene

Trong một số quần thể báo, như một nghiên cứu gần đây cho thấy, đã có tình trạng giao phối cận huyết (inzucht) – điều có thể đem lại hệ quả thảm họa về lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng chống chọi bệnh tật và thời tiết như hạn hán, thậm chí có thể dẫn đến tuyệt chủng loài báo ở khu vực bản địa.

“Phải mất khoảng từ 70 đến 100 năm mới có thể làm hồi sinh bất cứ một sự đa dạng nào,” Vincent Naude, tiến sĩ từ Đại học Cape Town, tác giả công trình nghiên cứu, cho biết.

Đối mặt với sự phát triển toàn cầu, làm sao nhà bảo tồn có thể bảo vệ được những loài như báo đốm, vốn cần có không gian lang thang nhưng ngày càng gặp nhiều rào cản, từ những con đường đông đúc đến xung đột với nông dân?

Trong nghiên cứu gần đây, Naude và đồng nghiệp của ông đề xuất sử dụng hành lang hoang dã để kết nối các khu bảo tồn với những khu vực bảo vệ khác, tạo ra giải pháp khả thi khuyến khích việc di chuyển của báo, qua đó làm đa dạng gene.

Hành lang hoang dã – là những lối đi mà động vật có thể qua lại phân tán hoặc di cư an toàn – có thể được thiết kế dưới dạng những khu vực đất chưa phát triển hoặc các đường hầm để động vật có thể băng qua đường ở những đoạn đường tấp nập, nhưng cơ bản là chúng kết nối những khu vực mà nếu không có những hành lang đó thì các nhóm động vật sẽ bị chia tách khỏi nhau.

Getty Images

Nghiên cứu của Naude cho thấy hệ quả gì có thể xảy ra khi thiếu kết nối căn bản.

Các nhà nghiên cứu tìm hiểu hai nhóm báo đốm ở Nam Phi, một nhóm ở Sabi Sands và một nhóm ở Khu Phức hợp Phinda-Mkhuze, ở tỉnh miền đông KwaZulu-Natal.

Số lượng báo đốm ở khu thứ hai hiện đang dần hồi phục sau nhiều năm bị khai thác quá mức (do săn trộm hoặc giết để trả thù), nơi một nửa số lượng báo đốm đã bị con người giết hại. Dù giờ đây chúng đang dần hồi phục về số lượng, nhưng “về tổng thể, số lượng có liên quan tới mọi thứ chứ không phải là tăng một cách ngẫu nhiên,” Naude chia sẻ.

Có nhiều lý do dẫn đến điều này.

Đầu tiên là tình trạng thiếu đất cho loài động vật này đi qua an toàn mà không rơi vào tình trạng đụng độ với con người.

Báo đốm có thể dịch chuyển xa đến 322km khỏi nơi chôn rau cắt rốn của chúng. Quá trình di chuyển này giúp chúng tránh tình trạng giao phối cận huyết, vì không có bằng chứng nào cho thấy báo đốm có khả năng nhận biết họ hàng, Naude nói.

Thứ hai, những hiểm họa như nạn săn báo lấy da hoặc làm thuốc theo y học cổ truyền, hay tình trạng săn bắn giải trí không được kiểm soát tốt, từ lâu nay luôn nhắm vào các con báo đực có kích cỡ lớn – là những con lẽ ra sẽ tống các con đực trẻ hơn ra khỏi một vùng lãnh thổ.

Bởi không còn bị cạnh tranh nữa, những con đực trẻ hơn sẽ quanh quẩn ở khu vực nơi chúng được sinh ra, dẫn đến tình trạng giao phối cận huyết.

Sự đa dạng nguồn gene giúp cải thiện sức khỏe và khả năng hồi phục, giúp các loài sống sót khỏi sự cố như hạn hán khắc nghiệt hay bùng phát dịch bệnh.

Nếu số lượng chỉ có quá ít, chúng sẽ rơi vào tình trạng “vòng xoáy trầm cảm”, Naude giải thích, từ đó dẫn đến tình trạng thoái hóa nguồn gene trong khu vực.

“Thậm chí không cần phải là con non khi đẻ ra có chiếc đuôi dị tật, hay tình trạng giảm lượng tinh trùng ở con đực, mà [tổng số các cá thể] có thể tự động sụt giảm.”

Vì báo đốm vốn là loài sống thưa thớt với nhau, cho nên chưa cần bị nhiều tác động chúng đã có thể rơi vào vòng xoáy trầm cảm, dẫn đến quá trình tuyệt chủng xảy ra, còn được gọi là “cơn lốc tuyệt chủng”.

Các loài ăn thịt khác ở Nam Phi, như sư tử, chó hoang, báo cheetah, do các nhà bảo tồn quản lý, được đưa qua nhiều khu dự trữ sinh quyển và qua quốc gia khác để giúp nhân giống hoặc làm đa dạng nguồn gene.

Nhưng báo đốm là thử thách thực sự: không giống với những loài thú săn mồi ở đỉnh chuỗi thức ăn tại Nam Phi, 62% khu vực đi lại của báo đốm nằm ngoài khu bảo tồn.

Báo đốm Cape ở miền Tây Nam Phi và các tỉnh miền Đông Cape có lẽ là khó bảo tồn nhất.

“Chúng có kích cỡ khoảng bằng một nửa so với báo đốm thảo nguyên, nhưng lại thống lĩnh vùng lãnh thổ rộng hơn 10 lần,” Helen Turnbull, giám đốc điều hành Quỹ Báo Cape, nói.

Không có dữ liệu nào cho thấy báo đốm Cape là một chi riêng của loài báo – có vẻ như chúng chỉ thích hợp với kiểu sống đi săn và ăn thịt các con mồi nhỏ sống rải rác. “Một con báo đốm [Cape] có thể có lãnh thổ đến 1.000km, trong khi báo đốm thảo nguyên sẽ là 10 km,” Turnbull giải thích.

Các khu vực ở Nam Phi, nơi Naude nghiên cứu, hiện thời thiếu hành lang hoang dã cho những con mèo lớn đơn độc. Nhưng câu trả lời có thể lại đến từ Ấn Độ, nơi các nhà nghiên cứu đã cho thấy nhiều bằng chứng bằng cách nào và tại sao những hành lang này có tác dụng.

Hành lang Ấn Độ

Trishna Dutta, nhà khoa học từ Đại học Goettingen ở Đức, nghiên cứu về hành lang hoang dã giữa bốn khu bảo tồn ở miền trung Ấn Độ, tập trung vào hổ, báo đốm và gấu lười (còn gọi là gấu lợn).

Mục đích khi nghiên cứu thực địa bắt đầu năm 2008 đơn giản là xem xét những hành lang này có tác dụng ra sao.

Dutta giải thích vì cảnh quan quá “phân mảnh” với nhiều đường xá và làng mạc, bà và đồng nghiệp không mấy vọng về việc sẽ được thấy nhiều động vật di chuyển theo các hành lang này – và quan trọng là – chúng chịu giao phối ở phía bên kia để làm đa dạng nguồn gene.

Getty Images

“Những gì chúng tôi phát hiện ra, nói ngắn gọn là, những hành lang này thực ra có tác dụng với cả ba loài,” Dutta nói. “Chúng tôi tìm thấy hai nhóm gene khác nhau. Và hai nhóm này là các nhóm đã được kết nối nhờ có hành lang hoang dã.”

Hành lang ở miền trung Ấn Độ không phải là nơi hoàn toàn hoang dã nguyên sơ – những khu vực này trước đây từng là rừng, sau dần bị chuyển thành khu vực con người sử dụng; như khu đất mà Dutta nghiên cứu là “phần còn sót lại”.

Một trong những phát hiện tích cực mà Dutta tìm ra là dù hành lang có bị phân mảnh thì chúng vẫn rất hiệu quả.

“Mọi người nghĩ hành lang là một dải đất thẳng liền mạch kết nối thành vòng tròn như hình ảnh hoàn hảo trong sách giáo khoa – [nhưng] đó thực sự không phải là điều cần thiết, ít nhất là theo kinh nghiệm tôi biết ở miền trung Ấn Độ và khu vực cảnh quan này,” Dutta giải thích.

“Có một thứ gọi là hành lang vùng đệm… cơ bản là những ốc đảo nhỏ, những vạt rừng.”

Với những động vật có thể thích nghi như báo đốm – quen sống ở thảo nguyên, núi cao và thậm chí trong thành phố – thì khoảng đất này là đủ.

Naude đồng tình rằng hành lang không cần phải quá nhiều: “Nói thẳng là bạn chỉ cần tạo ra một khoảng không gian tương đối an toàn, nơi có đủ con mồi cho chúng [báo đốm] săn bắt trong quá trình đi qua,” ông nói. “Một hành lang, dù là không xịn, có lẽ cũng đủ để giúp một loài có khả năng thích nghi cao như báo đốm.”

Cơ sở hạ tầng hoang dã

Ngoài việc dành những khoảng đất không phát triển giữa các khu bảo tồn hoặc vùng hoang dã, còn có cách tiếp cận nào khác có thể tạo ra hành lang hoang dã?

Một phương pháp khác là tiếp cận toàn cảnh, như Hành lang Sinh học Trung Mỹ (Mesoamerican Biological Corridor), có mục đích kết nối hàng loạt các hành lang bảo tồn từ miền nam Mexico đến Panama, một ý tưởng phôi thai từ khoảng năm 1990 và chính thức được ủng hộ từ năm 1997.

Tuy nhiên gần đây, tính hiệu quả của nó bị nhiều người đặt nghi vấn, phần lớn là vì thiếu vắng sự liên lạc giữa các khu vực bảo tồn phân mảnh.

Một phương pháp khác là sử dụng cách tiếp cận địa phương: Trong nhiều trường hợp, một đường hầm hay cây cầu là đủ để kết nối hệ sinh thái lại với nhau.

Chẳng hạn như đường cao tốc bốn làn xuyên Canada ở Công viên Quốc gia Banff, là khu vực nguy hiểm với động vật như gấu đen, hươu, nai sừng tấm, nai sừng xám, sói và sư tử núi.

Từ năm 1983, công viên đã xây một loạt 48 điểm qua đường cho động vật – gồm bảy cây cầu và 41 hầm chui – một phần trong một trong những chương trình quan trắc và nghiên cứu kéo dài nhất về các đoạn đường vượt cho động vật hoang dã trên thế giới.

Nhờ có nhiều điểm qua đường và hàng rào cao tốc hơn bất cứ nơi nào khác, tình trạng động vật hoang xã và xe cộ tông nhau ở nơi đây đã giảm đến 80% cho tất cả các loài, và giảm tỷ lệ tử vong cho con người đến 80%.

Parks Canada

Một số kinh nghiệm giá trị giờ đây được chia sẻ với các nhà sinh học và kỹ sư làm việc tại một trong những công trình lớn nhất thế giới giúp động vật hoang dã qua đường.

Điểm qua đường hoang dã Hẻm núi Liberty sẽ kết nối đường cao tốc 101 ở Los Angeles, vượt qua 10 làn xe và một đường nhập làn.

Đó là dự án khổng lồ và đầy thách thức: chỉ có một vị trí duy nhất khả thi để xây dựng điểm qua đường này, và nó sẽ không phải là một đoạn băng qua thẳng tắp; người ta phải tính đến thiết kế giúp giảm tiếng ồn và ánh sáng (vì có khoảng 300.000 xe hơi sẽ chạy qua lại bên dưới cầu vượt mỗi ngày).

Những động vật nhỏ hơn như chim, bướm, thằn lằn có khả năng sẽ sống ngay trong công trình này, cho nên cần phải tính đến cả việc che chắn. Chẳng hạn như nếu công trình này được che phủ bằng thực vật thì người ta cần phải để lưới an toàn hay thứ tương tự, tránh không cho vật thể rơi xuống đường.

Chi phí ước tính hiện thời là khoảng 87 triệu đô la Mỹ. Đó sẽ là công trình hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, với khoảng 80% chi phí do nhà tài trợ tư, như Quỹ Leonardo DiCaprio, chi trả. Công trình dự kiến sẽ khởi công năm tới và nhắm hoàn thành vào cuối năm 2023.

Dù công trình này sẽ có ích cho nhiều loài khác nhau, nhưng mục đích chính của cây cầu là kết nối các con sư tử núi ở vùng Los Angeles với bọn ở Rặng núi Santa Monica.

“Chúng tôi có dữ liệu gần 20 năm qua về cách loài mèo lớn này di chuyển trong khu vực,” Beth Pratt, giám đốc điều hành vùng California của Liên đoàn Động vật Hoang dã Toàn quốc cho biết.

Trò chuyện với tôi qua Zoom từ nhà bên ngoài rừng quốc gia Yosemite, Pratt mặc chiếc áo thun với dòng chữ “I heart P-22” (Tôi yêu P-22); P-22 là tên của chú sư tử núi nổi tiếng Hollywood, hình ảnh chú là biểu tượng cho dự án.

Đường cao tốc đã làm những con sư tử núi mắc kẹt như P-22 phải sống trong khu vực chỉ rộng có 21 cây số vuông – trong khi lãnh thổ thông thường của sư tử núi vào khoảng 390-520 cây số vuông.

“Động vật không bị tông chết nhiều trên [cao tốc 101] vì chúng quay lại – chúng thậm chí chẳng buồn cố băng qua,” Pratt chia sẻ.

Parks Canada

“Mô hình gene mà Dịch vụ Rừng Quốc gia [National Park Service] thực hiện cho thấy, chúng ta có cao lắm là 50 năm trước khi những loài này rơi vào tuyệt chủng, vì chúng sẽ không thể nào sinh sản thêm được nữa,” Pratt giải thích, và cho biết thêm các rủi ro khác như tông phải xe cộ trên đường có thể dễ dàng đẩy nhanh thời gian khiến một nhóm loài có thể bị xóa sổ trong khoảng 10-15 năm.

Dù mục tiêu là sư tử núi – vốn là loài dễ thương khi đưa lên poster để gây quỹ – nhưng Pratt cho rằng nghiên cứu cũng cho thấy sự cô lập về gene cũng xảy ra với các loài khác trong cùng khu vực.

“Giờ đây, ta biết rằng [nếu] chia cắt sinh cảnh… sẽ làm hệ sinh thái chết, hay ít nhất là thay đổi đáng kể.”

Phá vỡ thành trì

Đây là phần dịch chuyển từ tư duy “bảo tồn bằng thành trì”, nghĩa là các rừng quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển tư nhân – thường là cư dân bị buộc phải di rời khỏi vùng đó – không phải là giải pháp lâu dài để bảo vệ hệ sinh thái.

Thay vào đó, cách tiếp cận dựa vào quyền và sử dụng đa dạng đất đai là lựa chọn có đạo đức, với lâu bền hơn nhiều. Mấu chốt của cách làm này là phải làm việc được với người dân, dù là bạn đang xây một cầu vượt cho động vật trị giá hàng triệu đô la ở Los Angeles hay giúp nông dân giảm thiểu tình trạng báo đốm tấn công gia súc ở Nam Phi.

“Tôi sẽ bắt đầu làm việc với người dân trước tiên,” Dutta nói, khi được hỏi về việc xây dựng hành lang hoang dã.

Bà lưu ý rằng ở Ấn Độ, làm việc với các khu vực hành lang đã có sẵn thường dễ hơn vì mọi người đã quen sống với hổ và báo đốm. Nhưng cố gắng tạo ra một cái gì đó hoàn toàn mới lại là chuyện khó khăn.

“Chẳng hạn nếu bạn muốn xây một khu rừng,” Dutta nói. “Và sau đó động vật bắt đầu vào sống ở khu rừng đó. Ý tôi là, cộng đồng dân cư nơi đó thực sự không biết làm sao để có thể tiếp tục tồn tại cùng với chúng nữa.”

Ở Nam Phi, nơi có lịch sử sử dụng mô hình bảo tồn thành trì, thì hành lang và cầu vượt cho động vật hoang dã có lẽ sẽ là cách duy nhất để bảo vệ các loài như báo đốm.

Nhưng sự dịch chuyển từ các thành trì thiên nhiên sẽ không hề dễ dàng – vì hai lý do chính sau đây.

Đầu tiên, đất đai là vấn đề mang tính chính trị thâm căn cố đế ở Nam Phi, một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới.

Hơn 70% đất đai nằm trong tay người da trắng, vốn chỉ chiếm 9% tổng dân số; lời hứa phân chia lại và trả lại đất đai đã có từ thời cuối giai đoạn phân biệt chủng tộc apartheid vào năm 1994. Nếu đầm lầy và đất đai lại được lấy riêng ra để làm hành lang hoang dã, thì điều đó có thể sẽ khiến người dân phẫn nộ.

Parks Canada

Lý do thứ hai là việc thiết lập các hành lang cần có được sự đồng thuận của cộng đồng và nông dân, do có rủi ro là những loài động vật nguy hiểm có thể di chuyển đến gần hoặc đi qua khu đất nhà họ.

Naude đề xuất việc chi trả cho người dân nếu họ bị thiệt hại về gia súc, cũng như chia sẻ thông tin và các chiến lược giảm thiểu xung đột.

Những sáng kiến này, cùng với việc củng cố chuồng nuôi nhốt gia súc, đã được thực hiện ở nhiều vùng trong khu vực Hạ Sahara của châu Phi.

Tuy nhiên, có nhiều kế hoạch đang được triển khai để bảo vệ hành lang hoang dã ở Nam Phi.

Chẳng hạn như Quỹ Báo Cape đang tìm hiểu về khả năng thiết lập hành lang ở vùng Western Cap, bao gồm cả một hành lang ở bờ biển Agulhas, với sự hợp tác của Quỹ bảo vệ Động vật Hoang dã Khẩn nguy (Endangered Wildlife Trust).

Cũng đóng vai trò là khu vực an toàn cho báo đốm Cape di chuyển, những hàng rào này có thể bảo vệ fynbos, là các loài cây ở Nam Phi vốn phải tự bùng cháy hàng năm để rồi tái sinh, hoa phong lan và các loài lưỡng cư như ếch có vuốt Cape đang bị đe dọa.

Công tác bảo tồn đã được một số chủ sở hữu đất thiết lập một số bước cơ bản – như khu vực Quản lý Đặc biệt Đầm lầy Nuwejaars, nơi có 25 chủ đất đồng thuận bảo vệ hơn 46.000 hectares đất, cùng ký vào chứng chỉ cam kết bảo tồn đất đai của họ vĩnh viễn.

Hành trình này còn dài, nhưng việc tiếp tục phát triển các hành lang hoang dã có thể sẽ giúp hàn gắn được những đoạn đứt mạch kết nối sinh thái lại với nhau trước khi mọi việc quá trễ với các loài như báo đốm.

Rốt cuộc thì việc con người xâm chiếm thế giới tự nhiên dẫn đến những hệ quả khôn lường trước cả với động vật và nền văn minh nhân loại.

“Giờ đây rất nhiều người đang dần nhận ra điều đó,” Pratt nói. “Nếu hệ sinh thái không được giữ nguyên vẹn, sức khỏe con người cũng sẽ bị ảnh hưởng.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen