Sống trong thù ghét vì là người gốc Á thời Covid-19
Hồng Hạnh (Theo AP)
3.3.2021
MỸ – Gần một năm sau khi suýt bị đâm chết trong một siêu thị ở Texas, trên người Bawi Cung và hai con trai vẫn đầy sẹo.
Vụ tấn công không chỉ để lại sẹo trên người họ, mà còn hằn nỗi đau khó quên trong tâm hồn. Cung không dám đi qua bất kỳ cửa hàng nào mà không ngó trước nhìn sau. Cậu con trai 6 tuổi của anh, người không thể nhíu mày vì sẹo, giờ luôn sợ ngủ một mình.
Đó là một chiều thứ 7 vào tháng 3/2020, khi cả nước Mỹ đổ xô mua nhu yếu phẩm chuẩn bị ứng phó lệnh phong tỏa do Covid-19. Cung đang tìm nơi bán gạo rẻ hơn. Khi gia đình anh đang đứng trước quầy thịt ở siêu thị Sam’s Club, Cung bất ngờ bị đấm vào đầu.
Bawi Cung và các con trong ảnh chụp tại nhà riêng trước khi bị tấn công trong siêu thị ở Texas hồi tháng 3/2020. Ảnh: Bawi Cung
Một người đàn ông xa lạ lấy dao rạch mặt anh. Kẻ tấn công bỏ đi rồi quay lại đâm hai cậu bé. Hắn đâm vào lưng đứa bé 3 tuổi, chém đứa 6 tuổi từ mắt phải đến tai, vết chém dài vài cm.
Cuộc tấn công rùng rợn khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á chìm vào bầu không khí lo sợ. Nhiều cuộc quấy rối và tấn công kỳ thị chủng tộc nổi lên khắp nơi.
Sau một năm với hàng nghìn cuộc tấn công tương tự, nhiều nạn nhân cảm thấy khó khăn khi sống tiếp. Làn sóng tấn công gần đây nhằm vào những người Mỹ gốc Á cao tuổi, bao gồm một cụ già 84 tuổi ở San Francisco, đã làm dấy lên nỗi lo rằng tình trạng thù địch ngày càng tồi tệ hơn.
Cung là người Mỹ gốc Myanmar. Kẻ tấn công cho rằng anh và các con là người Trung Quốc và đã mang virus tới Mỹ. Cung không chắc chuyện gì sẽ xảy ra nếu Zach Owen, nhân viên của Sam’s Club không can thiệp.
“Có thể tôi sẽ giết hắn. Có thể hắn sẽ giết cả nhà tôi. Tôi không biết nữa”, Cung nói. “Chúa đã bảo vệ gia đình tôi. Chúa đã đưa Zach tới bảo vệ gia đình tôi đúng nơi đúng lúc”.
Owen, người bị chém vào chân và bàn tay phải, đã cùng một người nữa bắt giữ nghi phạm Jose Gomez, 19 tuổi.
Người Mỹ gốc Á cũng bị ám ảnh bởi những lời miệt thị. Cuộc chạm trán hồi tháng 4/2020 tại công viên Richmond ở California đã để lại tác động lớn với Kelly Yang, 36 tuổi và các con. Cô buộc phải thảo luận về phân biệt chủng tộc với con trai, 10 tuổi và con gái, 7 tuổi, cuộc nói chuyện mà Yang nghĩ là phải vài năm nữa mình mới cần nói tới.
Một đôi vợ chồng da trắng lớn tuổi bất mãn vì con chó của cô, đã gọi Yang, một người Mỹ gốc Hoa, là “kẻ phương Đông” và nói những lời mà nhiều người Mỹ gốc Á ghét nhất, khi bảo cô “về quê chúng mày ở đi”.
Các con cô tưởng rằng hai người nọ muốn họ quay về nhà. Cuối cùng, Yang phải giải thích với các con, rằng họ muốn “chúng ta quay lại châu Á”.
“Nó có nghĩa là chúng ta không được chào đón ở đây”, Yang giải thích và con trai cô bật khóc.
Yang tin rằng hai người dám nói như vậy bởi tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó đã sử dụng các thuật ngữ mang tính phân biệt chủng tộc như “virus Trung Quốc”. Cô hoan nghênh lệnh hành pháp mà Tổng thống Joe Biden vừa ban hành khi lên án chủ nghĩa bài châu Á, nhưng e ngại nhiều người không phải gốc Á sẽ lãng quên vấn đề theo thời gian.
“Tôi không biết mình có thể làm gì”, Yang nói. Cô đã viết hai tiểu thuyết và định đưa trải nghiệm này vào cuốn tiếp theo. “Nhưng tôi có nói về nó, thừa nhận nó, ghi nhớ nó, đó là những gì chúng ta đã làm với các cuộc chiến tranh. Chúng ta phải nhớ những gì đã xảy ra”.
Douglas Kim, 42 tuổi, đầu bếp kiêm chủ quán mỳ Jeju ở thành phố New York, khẳng định sự phân biệt chủng tộc thời Covid-19 đứng sau vụ phá hoại nhà hàng được tặng sao Michelin của mình hồi tháng 4. Có kẻ đã sử dụng bút mực không xóa được viết lên cửa hàng dòng chữ “hãy ngừng ăn thịt chó”, nhắc tới món ăn truyền thống của nhiều nước châu Á. Cuối cùng, Kim quyết định không trình báo.
“Lúc đó tôi rất bực mình nhưng còn nhiều chuyện hơn phải lo nghĩ”, Kim nói. “Duy trì việc kinh doanh quan trọng hơn”.
Anh chia sẻ một bức tranh vẽ đường phố lên Instagram, kêu gọi sự chú ý về nạn thù ghét. Lời kêu gọi thu hút sự chú ý nhưng nhạt phai trong chốc lát. Tuy nhiên, Kim vẫn hy vọng ngày càng ít người có định kiến rằng người Mỹ gốc Á là người nước ngoài, không phải người Mỹ.
“Tôi nghĩ mọi vấn đề bắt nguồn từ giáo dục”, Kim nói. “Nếu ta nuôi dạy các con theo cách nào, chúng sẽ học theo cách đó. Tôi nghĩ mọi thứ đang thay đổi nhưng chưa thể thay đổi 100%. Đó là lý do có kẻ đã viết lên cửa nhà hàng của tôi”.
AAPI Hate, một trung tâm dành cho người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương có trụ sở tại California, ghi nhận hơn 3.000 vụ thù hằn chủng tộc từ giữa tháng 3/2020 tới nay. Điều đáng thất vọng là những vụ này không khiến các nhà làm luật chú ý hơn tới tội ác do thù hằn chủng tộc.
Cảnh sát một vài thành phố lớn ghi nhận số vụ tội phạm thù địch nhằm vào người Mỹ gốc Á tăng mạnh từ năm 2019 tới 2020, theo dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu về Chủ nghĩa Thù hận và Cực đoan, Đại học bang California, San Bernardino. Thành phố New York tăng từ ba vụ lên 27, Los Angeles tăng từ 7 lên 15, còn Denver ghi nhận ba vụ năm 2020, lần đầu tiên trong 6 năm.
Hàng loạt vụ phạm tội nhằm vào người Mỹ gốc Á cao tuổi trong hai tháng qua tiếp tục bị chỉ trích kịch liệt nhằm thu hút sự chú ý của các chính trị gia và truyền thông.
Thống đốc California Gavin Newsom tuần trước đã ký ban hành luật phân bổ 1,4 triệu USD cho trung tâm Ngăn chặn Thù hằn AAPI và Trung tâm nghiên cứu người Mỹ gốc Á của Đại học bang California. Khoản ngân sách này sẽ dành cho các nguồn lực cộng đồng và theo dõi thêm những vụ tấn công thù ghét người gốc Á.
Giới chức và người dân địa phương cũng bắt đầu chú ý. Những sáng kiến như tăng cường cảnh sát canh gác, tuần tra, lập đường dây nóng dặc biệt, đã cho kết quả. Nhiều thương hiệu lớn như Golden State Warriors và Apple trụ sở tại Bay Area, cam kết sẽ quyên góp cho những sáng kiến này.

Douglas Kim trong nhà hàng của mình ở New York hôm 13/2. Ảnh: AFP
Cynthia Choi, chuyên gia của tổ chức Ngăn chặn Thù hằn AAPI, mong muốn đưa ra giải pháp cho tình trạng này. Chính sách và truy tố không nhất thiết là phương án đúng nhất, cô nói. Nạn thù hằn thời Covid-19 bắt nguồn từ thái độ tồn tại hơn một thập kỷ nay về bài Hoa và chống người nhập cư.
Choi và những nhà hoạt động khác ủng hộ đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và nguồn lực cộng đồng để giải quyết gốc rễ vấn đề. Hiện tượng bài ngoại người gốc Á nên được đưa vào thảo luận trong các cuộc đối thoại về phân biệt chủng tộc.
“Công việc của chúng tôi là giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc người gốc Á gắn chặt với giải quyết phân biệt chủng tộc người da màu”, Choi nói. “Nó đòi hỏi tất cả chúng ta đoàn kết, đòi hỏi nỗ lực nâng cao nhận thức của cả cộng đồng”.
Trước khi nhập cư vào Mỹ 6 năm trước, Cung chưa từng gặp phải một vụ tấn công vì phân biệt chủng tộc. Bây giờ, anh cảm thấy rất đau khổ mỗi lần nghe thấy có vụ tấn công người Mỹ gốc Á. Cung đã phải chật vật thoát khỏi suy nghĩ Gomez cố giết mình vì mình là người châu Á. Giờ thì anh cầu nguyện cho kẻ đã tấn công mình.
Gomez bị kết án tù vì ba tội danh cố ý giết người. Chuyện gì sẽ xảy ra với y còn tùy vào tòa án, Cung nói.
“Tôi có thể tha thứ cho hắn ta, nhưng chúng tôi không thể chấp nhận sự phân biệt chủng tộc hay tấn công khủng bố kiểu đó”, Cung bày tỏ. Anh đã nhận được hơn 20.000 USD tiền ủng hộ trực truyến.
Điều mà anh hướng tới là cuộc sống với tư cách là công dân Mỹ nhập tịch ở một đất nước “tôn trọng con người”.
“Có thể vẫn còn người phân biệt chủng tộc”, Cung nói. “Tôi không quan tâm. Tôi tự hào mang dòng máu châu Á và tự hào là người Mỹ gốc Á”./.
VnExpress
Asian Americans suffer racist attacks during COVID-19 pandemic
Bài tiếng Anh của AP đăng trên The Denver Post

Monthanus Ratanapakdee prays at the Nagara Dhamma Temple in San Francisco, Feb. 22, 2021, while holding a photo of her father, an 85-year-old retired auditor from Thailand who was violently and fatally slammed to the ground. The fatal assault on a defenseless older man was the latest terrifying episode for Asian-Americans, many of whom have endured racist taunts, rants and worse during the pandemic.
Nearly a year after they were almost stabbed to death inside a Midland, Texas, Sam’s Club, Bawi Cung and his two sons all have visible scars.
It’s the unseen ones though that are harder to get over. Cung can’t walk through any store without constantly looking in all directions. His 6-year-old son, who now can’t move one eyebrow, is afraid to sleep alone.
On a Saturday evening in March, when COVID-19 panic shopping gripped the nation, Cung was in search of rice at a cheaper price. The family was in the Sam’s Club meat section when Cung suddenly felt a punch to the back of his head. A man he didn’t know then slashed his face with a knife. The assailant left but soon returned to stab the boys. He wounded the 3-year-old in the back and slashed the 6-year-old from his right eye to a couple of inches past his right ear.
The grisly encounter brought home the dangerous climate Asian Americans have faced since the coronavirus entered the U.S., with racially motivated harassment and assaults occurring from coast to coast.
Now, just more than a year and thousands of incidents later, some of the early victims find moving forward has been difficult or, at best, bittersweet. A recent wave of attacks on older Asian Americans — including the death of an 84-year-old San Francisco man — has fueled worries that hostilities have only worsened.

Bawi Cung, right, is pictured in this undated photo with his children at home before he and his two sons were stabbed in an anti-Asian attack in March 2020 at Sam’s Club in Midland, Texas.
In Cung’s case, the man responsible for the attack believed the Myanmar man and his children were Chinese and spreading the virus, according to the FBI.
Cung said he’s not sure what would have happened had a Sam’s Club employee, Zach Owen, not intervened.
“Maybe I might kill him. Maybe he might kill all of my family. I don’t know,” Cung said. “God protected my family, God sent Zach to protect my family right there at the right time.”
Owen, who was stabbed in the leg and deeply cut in his right palm, and an off-duty Border Patrol agent detained the suspect, Jose Gomez, 19.
Verbal attacks have also made a lasting mark.
In April, a confrontation in a Richmond, Calif., park left an irrevocable impact not just on Kelly Yang, 36, but her children. She was forced to discuss anti-Asian racism with her son, 10, and daughter, 7 — a talk she didn’t think would happen for a few more years. An older white couple, upset over her unleashed dog, called Yang, who is Chinese American, an “Oriental” and said the words many Asian Americans dread: “Go back where you came from.”
Her children thought the couple meant for them to go home. Torn, Yang eventually explained they meant “for us to go back to Asia.”
“It means that we’re not welcome here.”
Her son burst into tears.
Yang believes the couple felt emboldened by then-President Donald Trump’s use of racially charged terms such as “Chinese virus.” She applauded President Joe Biden’s recent executive order condemning anti-Asian xenophobia as a good start. But Yang is afraid a lot of non-Asians have already shrugged off the issue as though it ceased when Trump’s presidency did.

Kelly Yang is pictured in Calabasas, Calif., on Thursday, Feb. 11, 2021. Yang, an author of young adult books, was verbally attacked in a California park and told to go back to her country.
“I don’t know what can be done,” said Yang, who writes young adult novels and plans to weave her experience into her next book. “But I do know talking about it, acknowledging it, remembering — that’s what we do with wars — we have to remember what happened.”
Douglas Kim, 42, chef and owner of Jeju Noodle Bar in New York City, is certain COVID-19-fueled racism was behind the April vandalizing of his Michelin-starred, Korean restaurant. Someone used a Sharpie to scrawl on the winter vestibule “Stop eating dogs,” referring to a stereotype about Asian cuisines. Ultimately, Kim decided not to report it.
“At the time it pissed me off, but I have more important things to worry about,” Kim said. “Maintaining a business is more important.”
He shared a picture of the graffiti on Instagram to call attention to hate crimes. There was a groundswell of support, but he feels like much of it has faded.
Yet, Kim is hopeful fewer people are stereotyping Asian Americans as foreigners who don’t belong in the U.S.
“I think it’s all about education,” Kim said. “If you raise your children that way, they’re gonna learn that way. I think things are changing but it’s not 100% yet. That’s why somebody obviously wrote that on our door.”
More than 3,000 incidents have been reported to Stop AAPI Hate, a California-based reporting center for Asian American Pacific Islanders, and its partner advocacy groups, since mid-March 2020. However, the encounters don’t often rise to the legal definition of a hate crime.
Still, police in several major cities saw a sharp uptick in Asian-targeted hate crimes between 2019 and 2020, according to data collected by the Center for the Study of Hate & Extremism, California State University, San Bernardino. New York City went from three incidents to 27, Los Angeles from seven to 15, and Denver had three incidents in 2020 — the first reported here in six years.
In February 2020, a suspect “singled out” a man due to his race and “made threatening comments,” Denver police said. In May, another man received racist comments on his phone about his Asian-American girlfriend.
Police could not identify the suspects in either of those cases, they said.
In June 2020, a suspect stabbed a victim in the hand with a ballpoint pen and made racist comments, police said, adding that the Denver District Attorney’s Office accepted that case. Additional details were not immediately available.
So far in 2021, Denver police have received two reports of bias-motivated crimes against Asian Americans, police said, including a Feb. 1 incident in which a man entered a restaurant on North Osage Street and “made derogatory comments about the victims’ race,” police said. The suspect could not be identified.
Another Feb. 19 incident is under investigation but police declined to release any details.
A rash of crimes victimizing older Asian Americans in the past two months has renewed outcry for more attention from politicians and the media. Last week, California Gov. Gavin Newsom signed off on legislation allocating $1.4 million to Stop AAPI Hate and the UCLA Asian American Studies Center. The funding will go toward community resources and further tracking of anti-Asian hate incidents.
Local officials and citizens have also taken notice. Initiatives such as increased police presence, volunteer patrols and special crime hotlines are coming to fruition. Big-name brands such as the Golden State Warriors and Apple, based in the Bay Area, have promised to donate to the cause.
Cynthia Choi, of Stop AAPI Hate, wishes news cycles would focus not just on the latest crimes but the solutions being discussed. Policing and prosecution aren’t necessarily the answers, she said. COVID-19 vitriol is rooted in more than a century of anti-Chinese and anti-immigrant attitudes. She and other advocates think more investment in education and community resources could help get at those root causes. Anti-Asian xenophobia should be part of the ongoing conversations on racial reckoning, Choi added.
“Our work to address anti-Asian racism is inextricably tied to fighting anti-Black racism,” Choi said. “That’s gonna take all of us, it’s gonna take public education efforts, it’s gonna take racial solidarity efforts that really bring our communities together.”
Before immigrating to the U.S. six years ago, Cung, the Texas hate crime survivor, had never encountered racism. Now, it’s difficult for him to hear stories about anti-Asian American violence. Initially after the attack, Cung wrestled with how Gomez tried to kill him simply because of how he looked. Now, he prays for his attacker.
As for what should happen to Gomez, who remains jailed on three counts of attempted capital murder, Cung said that’s up to the courts.
“I can forgive him, but we cannot accept racism or that kind of terrorist attack,” said Cung, who received more than $20,000 in online donations.
One thing he is looking ahead to — life as a newly naturalized U.S. citizen in a country where “they respect people.” Cung remains unbothered that he may not fit some people’s idea of what America looks like.
“Maybe personally they have racism,” Cung said. “I don’t care. I’m proud of being Asian and Asian American.”
The Denver Post’s Shelly Bradbury contributed to this report.