Seite auswählen

Translated from The Atlantic’s article Trump Is Gone, but Democracy Is in Trouble

Một bài báo cáo mới cho thấy rằng các chính phủ dân chủ đang suy yếu trên toàn cầu.

 

 Yascha Mounk, là một cây bút củaThe Atlantic, phó giáo sư tại Đại học Johns Hopkins, một thành viên cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, và là người sáng lập Persuasion.

03-03-2021

Một bài báo cáo mới cho thấy rằng các chính phủ dân chủ đang suy yếu trên toàn cầu.

Sau ngày 3 tháng 11, tôi đã dám mơ rằng những đội quân đấu tranh cho nền dân chủ từng bị vùi dập sẽ lấy lại can đảm và nắm thế chủ động.

Trong hơn một thập kỷ vừa qua, những người theo chủ nghĩa dân túy độc tài trên toàn cầu đã giành được hết thắng lợi làm đảo lộn này đến thắng lợi khác. Họ đã nổi dậy và nắm quyền ở Ấn Độ và Brazil, ở Philippines và Hoa Kỳ. Và mặc dù Jair Bolsonaro và Rodrigo Duterte lúc đầu bị chế giễu là những nhà lãnh đạo bất tài sẽ sớm mất quyền lực, họ đã khôn ngoan một cách bất ngờ trong việc duy trì sự ủng hộ từ công chúng hoặc tập trung quyền lực vào tay mình. Trong 10 năm qua, rất ít chính trị gia dân túy bị đuổi khỏi chức vụ trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Việc Joe Biden đánh bại Donald Trump cuối cùng đã thay đổi điều đó. Lần đầu tiên sau một thập kỷ, các công dân của một nền dân chủ hùng mạnh đã có một cái nhìn sâu sắc về chính trị dân túy và quyết định rằng họ không thể ngồi không được nữa. Cảm giác như thể thủy triều cuối cùng cũng sẽ đổi hướng. Cuộc kháng cự đấu tranh cho nền dân chủ sắp bắt đầu.

Sự lạc quan này rất có thể sẽ thu lại quả ngọt. Nhưng trong vài tháng sau cuộc bầu cử, hai diễn biến lớn đã khiến tôi trở nên bi quan hơn.

Đầu tiên là tình hình trong nước. Trump và các đồng minh của ông đã thuyết phục thành công một phần lớn đáng lo ngại trong nhóm người ủng hộ của mình rằng cuộc bầu cử đã bị cướp khỏi tay ông. Và trong khi Trump đã phần nào mờ nhạt đi với công chúng, Đảng Cộng hòa, hiện tại, vẫn nằm dưới sự kiểm soát vững chắc của ông. Như màn tiếp đón vẻ vang của ông tại Hội nghị Hành động Chính trị của Đảng Bảo thủ cho thấy, ông vẫn là ngôi sao đích thực duy nhất của đảng mình.

Ở một quốc gia có hai đảng lớn, nền dân chủ chỉ an toàn nếu cả hai đều quan tâm đến việc bảo tồn hệ thống chính trị hơn là việc đánh bại đối thủ của mình. Nhưng một trong những đảng lớn của Mỹ hiện nay đang sẵn sàng phá vỡ quy tắc cơ bản nhất của nền dân chủ: rằng các cuộc bầu cử tự do và công bằng sẽ xác định người cầm quyền và những người thua cuộc phải chấp nhận tính hợp pháp của người kế nhiệm.

Mối nguy cho nền dân chủ Mỹ còn rất lâu mới kết thúc. Cho đến khi Đảng Cộng hòa trục xuất Trump và bác bỏ lời nói dối trắng trợn của ông, mọi cuộc bầu cử tổng thống sẽ có nguy cơ trở thành một sự kiện tuyệt chủng.

Lý do thứ hai tôi cảm thấy bi quan là vì tình hình quốc tế. Ngoại trừ Trump, năm vừa rồi rất thuận lợi cho các nhà độc tài và những người ngưỡng mộ họ. Vladimir Putin của Nga và Tập Cận Bình của Trung Quốc nay đang tự tin hơn bao giờ hết. Alexander Lukashenko, ở Belarus và Nicolás Maduro, ở Venezuela, dường như đã vượt qua những thách thức đáng gườm với triều đại của họ. Nhìn quanh thế giới, tôi buồn bã khi thấy điểm sáng cho nền dân chủ đang quá ít ỏi.

Giờ đây, một báo cáo mới của Freedom House đã định lượng tình hình thảm khốc đến mức nào.

Larry Diamond, một trong những học giả hàng đầu thế giới về nền dân chủ, đã chỉ ra vào năm 2008 rằng thế giới đã bước vào tình trạng “suy thoái dân chủ.” Tuyên bố dựa trên các báo cáo chi tiết của tổ chức nghiên cứu này về tình trạng của hơn 200 quốc gia hàng năm. Mỗi năm, ngày càng nhiều quốc gia đang chuyển từ dân chủ sang chuyên quyền hơn là từ chuyên quyền sang dân chủ.

Theo báo cáo gần đây nhất của Freedom House, tình trạng “suy thoái dân chủ” đã bước sang năm thứ 15 liên tiếp và sự suy giảm đã tăng cao kỷ lục. Vào năm 2020, 73 quốc gia đã trở nên kém dân chủ hơn; chỉ có 28 nước di chuyển đúng hướng.

Nền dân chủ bị giảm sút đặc biệt ở một số khu vực dân chủ đông dân nhất. Ví dụ, cả Brazil và Indonesia đều đã chịu thiệt hại nặng nề từ những cuộc tấn công các cơ quan tổ chức trong 12 tháng qua.

Tệ hơn nữa, Ấn Độ đã bước qua một ngưỡng cửa quan trọng. Kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi thắng cử một cách vang dội vào năm 2019, ông đã đe dọa các nhà phê bình, khuynh đảo sự độc lập của ngành tư pháp và đã áp dụng các chính sách phân biệt đối xử đối với nhóm lớn người thiểu số Hồi giáo của nước. Do bản chất đàn áp ngày càng khắc nghiệt của chính phủ của này, Freedom House lần đầu tiên kể từ năm 1998 đã xếp hạng Ấn Độ là chỉ “bán tự do.”

Điều đáng chú ý khác là bức tranh ảm đạm xuyên suốt bản báo cáo. Mùa xuân Ả Rập từ lâu đã biến thành một mùa đông cay đắng. Ở Trung Đông, chỉ có công dân của Israel và Tunisia đã giữ được các quyền tự do dân chủ đáng kể. Ở Ethiopia, một tổng thống mới tự thể hiện mình là một nhà cải cách dân chủ đã bắt đầu đàn áp phe đối lập và giám sát các hành động tàn bạo chết người. Và tại các quốc gia từ Georgia (gruzia) đến Myanmar, các chính trị gia từng là người thách thức đáng gườm với các quyền lực cố hữu nay đang phải ngồi tù hoặc quản thúc tại gia.

Chính vậy, điều kinh ngạc nhất về báo cáo năm nay là phải nỗ lực can đảm tới nhường nào mới đưa nổi một tin có vẻ là tốt vào báo cáo. Theo tổ chức Freedom House, những nền dân chủ nổi bật nhất vào năm 2020 là Malawi, quốc gia với 19 triệu dân và Bắc Macedonia, quốc gia với 2 triệu dân. Khi các nền dân chủ đông dân nhất thế giới đang nghiêng về chủ nghĩa độc tài và chỉ một số nước dân chủ đang chần chừ bước tới nền dân chủ, không có gì ngạc nhiên khi chưa đến 1 trong 5 người trên thế giới đang sống ở một quốc gia tự do.

Tuy nhiên, tất cả đều không phải lý do để chúng ta bỏ cuộc.

Hiện giờ, Mỹ đang rút khỏi bờ vực đó. Và mặc dù hiện trạng Đảng Cộng hòa có nhiều điều đáng lo ngại, ứng cử viên tổng thống tiếp theo của đảng này có thể là một người bảo thủ thông thường.

Trong thời gian này, chính quyền mới của nước hiện đang cố gắng hết sức để thiết lập lại cương vị lãnh đạo thế giới tự do của Mỹ. Những năm mà các nhà lãnh đạo nước ngoài đã tấn công nền dân chủ trắng trợn lại được chào đón đặc biệt nồng nhiệt tại Nhà Trắng đã trôi qua.

Tuy nhiên, ngay cả ở những quốc gia đang lún sâu hơn vào chế độ chuyên quyền, sự khao khát dân chủ vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những người theo chủ nghĩa dân túy và độc tài nắm quyền bao lâu thì những sai sót của họ càng hiện rõ và càng tiếp sức cho các đối thủ kiên định của họ hơn, chẳng hạn như Alexei Navalny ở Nga và Bobi Wine ở Uganda.

Tôi chưa từ bỏ ước mơ của mình. Những năm 2020 có thể trở thành thập kỷ nền dân chủ giành lại sức mạnh. Nhưng để thành công, ta cần rất nhiều thay đổi.

 

Người dịch: Khang Ton & Que Do

Biên tập: Ren Dinh

The Interpreter

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen