Seite auswählen

Vietnam Film Club

Giới Thiệu Một Cuốn Phim Quý

Sản xuất (producer): GS Nguyễn Ngọc Bích – Viết lời cho phim (script writer): Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa – Dẫn phim: Ngọc Hà

Phim thực hiện công phu với nhiều tài liệu quý giá. Từ lịch sử lá quốc kỳ, quốc ca được trình bầy với hình ảnh chứng minh. Những câu chuyện về quốc kỳ VNCH thật cảm động như tại Sundre (Canada), anh Trần Nam mua cột cờ thứ 11 để treo và sau đó là những ngày đấu tranh để cờ vẫn tung bay. Câu chuyện tại Massachusetts , tại Đại Hội Trẻ Sydney…

*

 

Thật cảm động khi quốc kỳ của một dân tộc đã mất lãnh thổ vào tay cộng sản độc tài mà vẫn hiên ngang tung bay ngạo nghễ khắp thế giới.

 

Tôi đã khóc khi xem đoạn phim thuật lại trận đánh không tên của Thiếu Sinh Quân VNCH trong những ngày cuối 4/1975. Trận đánh của các những đứa con của quân đội chỉ ở độ tuổi 15,16 mà cộng sản không khuất phục được. Trận đánh mà cuối cùng cộng sản phải nhờ thân hào nhân sĩ điều đình và các đứa con oai dũng của Thiếu Sinh Quân đã ép được cộng sản phải chấp thuận cho các em được làm lễ chào quốc kỳ lần cuối. Tôi nhủ lòng, không lẽ con em quân đội chúng ta hào hùng thế mà bây giờ chúng ta không dựng lại được cơ đồ sao?

37 năm trôi qua. Chúng ta hãy tin tưởng rằng sự bạo tàn sẽ không thể tồn tại, cộng sản sẽ phải sụp đổ, trả lại ta sông núi. Dù tuổi ngoài 60,70, thậm chí 80, cũng hãy sống cho xứng đáng, đừng vì chút lợi danh mà phản bội. Nếu tất cả đều đồng lòng không chấp nhận cộng sản, không hòa hợp với cộng sản và sẵn sàng hỗ trợ người trong nước thì không lẽ lòng dân không đổi được số phần?

Hãy giữ vững tấm lòng son sắt với lá cờ chính nghĩa vì chúng ta là con Rồng, cháu Tiên, là giống da vàng không khuất phục bạo quyền. Chúng ta đã vượt bao gian khó để làm những việc không hề có trên thế giới là lá cờ vàng tung bay, bất chấp không còn lãnh thổ thì việc cướp lại giang san nơi những kẻ độc tài áp bức, lẽ nào không làm được?

Xin trân trọng cảm ơn Cựu Đại Tá Phạm Bá Hoa với những lời dẫn phim rất cảm động, cảm ơn ê kíp làm phim.

Mỗi tổ chức cộng đồng nên có một DVD phim này. Người dân nào cần thì cộng đồng sẽ copy. Mỗi gia đình nên có, phải có để nhắc nhở con em chúng ta về lịch sử lá cờ, về những câu chuyện rất cảm động khi bảo vệ lá cờ và những hình ảnh tuyệt vời khi cờ tự do phất phới bay khắp thế giới, từ lá cờ tự do trên cổ Giáo Hoàng, đến trên áo các vị dân cử khắp thế giới.

*

Bài đọc thêm:

 

Cờ Vàng Quốc Gia Và Các Bạn Trẻ

Dương Đình Huy (Song ngữ Việt Pháp)

Các bạn trẻ thân mến,

 

Ngày 30 tháng tư sắp tới đánh du 45 năm ngảy Việt Nam Cộng Hoà đã mất và hàng loạt người Việt đã bỏ nước ra đi.

Bạn tự hỏi tại sao bây giờ phải quan tâm tới lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ của một quốc gia đã bị bức tử cách đây 45 năm, một lá cờ mà nhiều bạn trẻ chưa hề biết đến và không tìm thấy trong các bản đồ hoặc tự điển hiện hành ?

 

Nếu bạn có kiên nhẫn và có tấm lòng muốn tìm hiểu, xin bạn bỏ vài phút cho tôi giải thích.

Lá cờ vàng quốc gia (CVQG) tuy không còn tượng trưng cho một quốc gia, một thể chế chính trị, nhưng đã trở thành lá cờ của tập thể người Việt tỵ nạn hay người Việt tự do trên toàn thế giới. Theo tôi nghĩ, CVQG, ngoài một biểu tượng chính trị  đã trở thành một TÍN HIỆU TÂM LINH cho tất cả những người Việt yêu chuộng tự do và tổ quốc, tương tự như thánh giá của Công giáo, như kinh Phật của Phật giáo, như kinh Torah giữ vững văn hoá và niềm tin của người Do Thái trong bao nhiêu thế hệ xa xứ.

 

Không ai bắt buộc bạn phải tuyên dương lá cờ vàng. Ngược lại bạn phải tự hỏi bạn có sẵn sàng đón nhận lá cờ này trong lòng không?

 

CVQG là lá cờ cổ truyền của dân tộc Việt Nam, đã biến dạng qua nhiều triều đại và cuối cùng được vua Thành Thái nhà Nguyễn  thiết lập từ thế kỷ thứ 19. Lá cờ của quốc gia Việt Nam độc lập sau khi thoát khỏi đô hộ Pháp. Khác hẳn với cờ đỏ sao vàng của một ý thức hệ ngoại lai, phi dân tộc, phi tổ quốc, được áp đặt trên quê hương chúng ta từ khi cộng sản cướp chính quyền.

 

Dưới CVQG, bao nhiêu chiến sĩ đã bỏ mình hay bây giờ còn lê lết đời thương phế binh, để bảo vệ an ninh cho hậu tuyến Việt Nam Cộng Hoà, trong đó có gia đình của các bạn. Vì CVQG, bao nhiêu sĩ quan VNCH bị tù đầy và bị hành quyết trong các trại cải tạo cộng sản. Bao nhiêu thuyền nhân (boat people) đã tức tưởi chết trong lòng đại dương trên đường đi tìm CVQG bên kia thế giới  ? 

 

Nếu các bạn nghĩ những chuyện này quá xa vời, hãy nhìn lại tiểu sử gia đình các bạn. Hãy hỏi cha mẹ các bạn. Tại sao các cha mẹ phải bỏ sự nghiệp và quê hương, trong nhiều trường hợp liều chết trên đại dương, để sang bên đây ? Có phải chỉ để  chạy theo đồng tiền tư bản ? Hay vì cha mẹ bạn muốn hy sinh để bạn sống trong một môi trường tự do, tôn trọng quyền làm người ? Có thể cha mẹ bạn không kể hết những gian nan hay ác mộng đã trải qua vì không muốn khơi lại những chuyện đau thương cũ. Nhưng bạn có bổn phận phải tìm hiểu.

 

Tôn vinh lá cờ vàng quốc gia là tri ân những hy sinh lớn lao của cha mẹ bạn. Phải tự hỏi sự hy sinh đó có chính nghĩa không ?

 

Vậy CVQG tượng trưng cho những giá trị nào ? Đây là lá cờ của những người Việt yêu thương Dân tộc và Tổ quốc, một mảnh đất nhỏ bé luôn bị đe doạ bởi một nước Tầu sát nách khổng lồ. Lá cờ của những người Việt từ chối làm nô lệ cho một chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, một đảng cầm quyền bất tận, manh nha lệ thuộc và sát nhập với Tầu. Lá cờ tượng trưng cho tinh thần bất khuất và kiên cường của người Việt, cho những truyền thống như lòng tôn kính ông bà, như tinh thần nhân bản đối xử nhân đạo và công bằng với mọi người. Lá cờ của tinh thần tự do dân chủ, tôn trọng quyền làm người. Nên nhớ Việt Nam Cộng Hoà là thể chế duy nhất  trong suốt lịch sử Việt Nam mà có Tam quyền phân lập, bầu cử dân chủ. Nhưng thật đáng tiếc Cộng Hòa đó đã bị bức tử sau 21 năm ngắn ngủi.

 

Bây giờ các bạn về Việt Nam, có thể phấn khởi bởi những xây cất hào nhoáng bên ngoài, cho rằng Việt Nam bây giờ thật phát triển. Nhưng khi tìm hiểu sâu xa hơn, các bạn có thấy xã hội Việt Nam còn gìn giữ những giá trị đó không ? Hay chỉ thấy trong đại đa số sự thờ ơ vô cảm, mạnh ai nấy sống, chạy theo đồng tiền, bỏ mặc vận mệnh tổ quốc ?

 

Tuổi trẻ là tuổi dấn thân, can đảm đứng lên bảo vệ sự thật, sáng suốt nhìn thấy lẽ phải bất kể những cám dỗ và những lợi ích cá nhân. Vậy tôi hỏi lại câu này :  các bạn có sẵn sàng bảo vệ và tôn vinh lá cờ quốc gia này, như cha mẹ các bạn đã hy sinh bỏ xứ sở ra đi 45 năm trước, như bao thuyền nhân đã bỏ mình trên biển ? Các bạn có đáng là con cháu của những người Việt tự do bất khuất ? 

 

Hãy tôn vinh lá cờ vàng như một tín hiệu tâm linh, cũng như người Do thái mãi giữ vững niềm tin trong kinh Torah của họ qua bao thế hệ. Và họ đã trở về xây dựng quê hương của họ sau  2000 năm lưu vong xa xứ.

 

 

Lettre aux jeunes

au sujet du Drapeau de la République du Vietnam

– Dương Đình Huy

Chers amis, 

Le 30 avril 2020 prochain marquera le 45è anniversaire de la chute de la République du Vietnam et de l’exode d’une multitude de Vietnamiens.

Vous vous demandez sans doute pourquoi il faut encore vous soucier du drapeau jaune de la République du Vietnam, une nation qui a cessé d’exister depuis 45 ans, un drapeau inconnu de plusieurs jeunes Vietnamiens et introuvable dans les mappemondes ou les dictionnaires actuels ? 

 

Si vous avez un peu de patience et la volonté de comprendre, accordez-moi quelques minutes pour vous expliquer pourquoi.

 

Même s’il ne représente plus une nation reconnue de nos jours, le drapeau jaune de la République du Vietnam ( DJRV) est devenu l’étendard de la diaspora des Vietnamiens libres, réfugiés du communisme dans le monde entier. À mon avis, le DJRV, en plus d’être un symbole politique, est devenu un EMBLÈME SPIRITUEL pour tous les Vietnamiens patriotes épris de la liberté, au même titre que la croix pour les chrétiens, les textes sacrés pour les  bouddhistes, ou la Torah pour les juifs en exil depuis plusieurs générations dans le monde entier.

 

Personne ne vous oblige à arborer le drapeau jaune. Au contraire demandez-vous si vous êtes prêts à l’accueillir en votre coeur.

 

Le DJRV est le drapeau traditionnel du peuple vietnamien, ayant été modifié à plusieurs reprises à travers les époques, pour finalement être établi par l’empereur Thành Thái de la dynastie Nguyễn au 19è siècle. C’est le drapeau de la nation vietnamienne affranchie de la domination française en 1945. À la différence du drapeau rouge avec l’étoile jaune représentant une idéologie étrangère, n’ayant rien à voir avec le peuple vietnamien, imposé sur notre patrie depuis la saisie du pouvoir par les communistes.

 

Sous le DJRV, combien de soldats ont sacrifié leur vie ou vivotent encore  présentement comme de graves handicapés pour protéger la population civile, dont faisait partie votre famille? À cause de ce drapeau jaune, combien d’officiers du Sud Vietnam ont été emprisonnés ou exécutés dans des camps de “rééducation” ? Combien de boat people ont tragiquement péri en mer, pour tenter de rejoindre ce DJRV sur les rivages de la liberté?

 

Si vous considérez que ces évènements sont trop lointains, réexaminez l’historique de votre propre famille. Allez interroger vos parents. Demandez leur pourquoi ils ont abandonné leur patrie et leur carrière, risqué leur vie sur l’océan dans plusieurs cas, pour immigrer ici ? Est ce seulement pour profiter de la prospérité des pays capitalistes ? Ou plutôt pour vous permettre de grandir dans un pays libre, respectant les droits de la personne ? Peut être vos parents ne vous ont pas tout raconté des cauchemars qu’ils avaient endurés, pour éviter de remuer un passé trop douloureux. Mais vous avez le devoir de rechercher la vérité.

 

En fait, honorer  le drapeau c’est d’être reconnaissant envers les sacrifices extraordinaires de vos parents. Demandez-vous si leurs sacrifices en valent la peine.

 

Alors quelles valeurs représente ce DJRV ? C’est le drapeau des Vietnamiens chérissant leur peuple et leur patrie, un petit pays constamment menacé par l’énorme voisin chinois. Le drapeau des Vietnamiens refusant l’esclavage de l’idéologie communiste étrangère, la dictature éternelle d’un parti unique, complotant l’annexion du pays à la Chine. Le drapeau représentant l’indépendance et la résilience des Vietnamiens, les valeurs traditionnelles telles que le respect des aînés, une culture humaniste, décente  et juste envers tous. Le symbole de la démocratie et du respect des droits humains. Soulignons que la République du Vietnam est le seul régime politique à travers toute l’Histoire du Vietnam jouissant d’une réelle démocratie avec la séparation des 3 pouvoirs ( exécutif, législatif et judiciaire) et des élections libres. Malheureusement cette République a été forcée de mourir après une brève existence de 21 ans. 

 

Actuellement si vous allez au Vietnam, vous serez peut être encouragés par des signes de prospérité, laissant croire que le pays a bénéficié de réels progrès. Mais en creusant la réalité, croyez vous que la société vietnamienne a conservé ces valeurs morales? Ou trouverez vous plutôt chez la grande majorité une culture matérialiste, basée sur l’individualisme, l’indifférence envers l’injustice et le sort de la nation ?

 

La jeunesse est une période extraordinaire de la vie où plusieurs s’engagent avec conviction pour des causes justes, sans égards aux intérêts personnels. Alors je vous repose la même question : êtes vous prêts à défendre et à honorer ce drapeau jaune, à l’instar de vos parents ayant courageusement quitté leur patrie il y a 45 ans, ou d’innombrables boat people péris en mer ? Méritez-vous d’être les descendants des Vietnamiens épris de la liberté?

 

Embrassez ce drapeau jaune comme votre symbole spirituel, tout comme les juifs ayant conservé leur culture et leur foi dans leur Torah à travers des générations. Deux mille ans plus tard, ils sont retournés rebâtir leur nouvelle patrie là où leurs ancêtres avaient pris le chemin de l’exil.

 

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen