Seite auswählen

Mối liên hệ giữa giáo dục XHCN là tuyên truyền dối trá

Đỗ Ngà

28-4-2021

Giáo dục nhồi sọ và tuyên truyền dối trá là chiến lược lớn của đảng để tạo ra cái gọi là ‘con người mới XHCN’. Mục tiêu của đảng là làm sao mỗi một con người lớn lên dưới nền giáo dục XHCN thì phải thành con người phục tùng những gì đảng làm, biết sùng bái lãnh tụ.

Phục tùng đảng và sùng bái lãnh tụ được ví như hai dây cương thít vào mũi của dân tộc này, mục đích là để đảng điều khiển dân tộc đi theo những gì đảng đã vạch ra. Đảng và dân tộc như là kị sĩ và con ngựa, đảng muốn cỡi lên con ngựa thuần chứ không muốn ngồi lên “con ngựa chứng”, đó là lí do mà đảng xây dựng nên giáo dục XHCN và tuyên giáo.

Mục tiêu của nền giáo dục XHCN là “vì tổ quốc XHCN, vì lí tưởng bác Hồ vĩ đại hãy sẵn sàng”, là “sống chiến đấu lao động và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại”, chứ hoàn toàn không phải trở thành con người sáng tạo và có đạo đức.

Một nền giáo dục như vậy nó không khác gì ngành tuyên giáo. Ngành giáo dục và ngành tuyên giáo chia nhau ra làm công tác tẩy não. Trong môi trường giáo dục thì Bộ Giáo dục tẩy não học trò, trong môi trường xã hội thì Ban Tuyên giáo sẽ hằng ngày làm công tác tẩy đi tẩy lại bộ não con người để đảm bảo rằng nó không thể nhiễm những gì đảng không muốn.

Mỗi một con người lớn lên và hình thành nhân cách, họ chịu tác động 3 môi trường: Thứ nhất là gia đình; thứ nhì là môi trường giáo dục; và thứ ba là môi trường xã hội. Trong 3 môi trường đó đảng nắm hết 2, đó là giáo dục và xã hội, còn gia đình thì khi người cha, người mẹ cũng là người lớn lên dưới mái trường XHCN thì môi trường gia đình đó cũng nằm trong tầm ảnh hưởng của chiến lược tẩy não của đảng rồi.

Hôm nay trên các trang báo CS có thông báo ông cựu Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục – Phùng Xuân Nhạ được phân về là Phó ban Tuyên giáo Trung ương. Đây là sự khẳng định rằng, định hướng giáo dục của CS là tẩy não. Nền giáo dục này lấy mục tiêu tẩy não làm nòng cốt chứ không phải mục tiêu mang lại tri thức và đạo đức cho mỗi con người, cho nên với bao sự thối nát của ngành giáo dục, đảng sẽ không có thiện chí sửa đổi.

Hiện tượng đạo văn, trò mua bán điểm, trò mua bán bằng, bạo lực học đường, giáo viên làm công tác của gái tiếp viên nhà hàng v.v… những cái xấu như thế cứ nhan nhản, nhưng điều đó không quan trọng, quan trọng là nền giáo dục này đã hướng tuổi trẻ vào tệ nạn sùng bái.

Nếu giới trẻ không sùng bái bác Hồ thì nền giáo dục XHCN cũng hướng chúng đến việc sùng bái Khá Bảnh, mê sao Hàn v.v… miễn sao không để giới trẻ tìm đến những giá trị tiến bộ mang tính phổ quát như tự do, dân chủ, nhân quyền v.v… là đảng thành công rồi.

Giáo dục nhồi sọ và tuyên truyền dối trá là 2 mũi giáp công của một chiến dịch. Đấy là chiến dịch tẩy não dân tộc này để đảng trục lợi, vì vậy việc một ông bộ trưởng bộ giáo dục được chuyển sang làm tuyên giáo không có gì là bất ngờ./.

_____

Tham khảo: https://vnexpress.net/ong-phung-xuan-nha-lam-pho-ban-tuyen-giao-trung-uong-4269174.html

 

 

DI CHỨNG CỦA CÁI GỌI LÀ “GIẢI PHÓNG”

26.4.2021
Khai phóng là tiêu chí của nền giáo dục Việt Nam phía Nam vĩ tuyến 17 giai đoạn 1954 – 1975. Nền giáo dục này chỉ mới phát triển trong vòng 21 năm ngắn ngủi. Tuy ngắn ngủi thế nhưng nó cũng tạo ra những lớp trí thức có tư duy thoát ly khỏi khuôn khổ cũ và tiếp cận với tinh hoa trên toàn cầu bằng một thái độ của người có đạo đức.
Đầu óc được khai phóng cộng thêm đạo đức được rèn luyện bởi một nền giáo dục nghiêm túc, người trí thức Miền Nam thời ấy thường tìm đến cái riêng, cái tự sáng tạo chứ không bao giờ ăn cắp của người khác làm của mình. Những người có đạo đức thì chẳng thà họ không có gì còn hơn là dùng thứ ăn cắp của người khác. Đấy là đạo đức tối thiểu mà con người có giáo dục nào cũng có chứ không cần phải “học cao hiểu rộng. Giáo dục VNCH một thời đã tạo ra những lớp người như thế, và nền giáo dục đó cũng đã từng tạo ra một xã hội trên nền tảng như vậy, nền tảng mà ngay nay Người Thái lan đang có.
Năm 1975 quân ở phía bắc vào và đánh đổ hoàn toàn di sản của chế độ cũ. Họ tự đặt hành động phá hoại của họ là “giải phóng” cho nhân dân Miền Nam. Để hiểu giá trị của cái gọi là “giải phóng” thì rất đơn giản, hãy nhìn vào xã hội Việt Nam hiện nay thì sẽ biết, nó kém đạo đức hơn và ác hơn với hiện tượng trộm cắp đầy đường, con người không tin nhau và xã hội ngày một bất an.
Giáo dục là cái nôi nặn ra đạo đức xã hội, ấy vậy mà sau 46 năm Miền Nam được “giải phóng” trường Đại học quốc gia TP. HCM lại bể ra một ung nhọt mà bao lâu nay nó tồn tại song hành cũng với nền giáo dục. Đấy là cả hệ thống gồm giản viên, lãnh đạo trường đại học KHXH & NV thuộc Đại học quốc gia TP. HCM đã xuất bản một tác phẩm ăn cắp có tên “Báo chí và truyền thông – những thách thức và giải pháp trong xu thế phát triển hiện đại” của tác giả Hoàng Xuân Phương – Vũ Mộng Lân. Thật ra đây chỉ là phần nổi của tảng băng, ai mà không biết nền giáo dục đại học Việt Nam đầy rẫy chuyện sao chép luận văn, mua điểm, mua bằng chứ?
Để con người thò tay ăn cắp trí tuệ người khác thì rõ ràng nền giáo dục XHCN đã không tạo ra sự sáng tạo cho con người, và đồng thời nó cũng không thể giáo dục đạo đức con người được. Một nền giáo dục sau 46 năm với bao nhiêu lần đổi mới nhưng cuối cùng, sản phẩm của nó là những con người thiếu đạo đức và kém sáng tạo.
Để có xã hội tốt thì trước hết phải có nền giáo dục sạch. Khi mà người thầy dám lấy cắp của người khác làm của riêng mình để dạy lại bao thế hệ sinh viên thì làm sao Việt Nam có một xã hội trong sạch cho được? Người trí thức XHCN khó mà có được lòng tự trọng “thà ta không có gì chứ không thèm của ăn cắp” như nền giáo dục khai phóng trước kia đã làm đâu? Tại Việt Nam cứ hễ để xe khuất mặt là mất, cứ cầm điện thoại hớ hênh là bị giật thì điều đó cho thấy nền giáo dục XHCN nó như thế nào rồi?! Phải khẳng định một điều rằng, giáo dục XHCN tạo ra con người trí thức của nó có khi còn thua cả người bình thường của nền giáo dục khai phóng.
Đại họa của giáo dục XHCN xuất hiện là bởi một con người, đấy là Hồ Chí Minh. Một con người nổi tiếng về “nghề đạo văn”. Ông ta ở tù từ năm 1942-1943 mà viết tập thơ “Nhật ký trong tù” lại ghi 29.8-1932-10.9-1933. Ông là người Việt nhưng lại viết thơ bằng tiếng Tàu cho người Việt đọc. Có vô lí không? Có lẽ ông Hồ Chí Minh mà bị Pháp bắt bỏ tù thì chắc ông ta cũng phù phép ra tập thơ tiếng Pháp cho người Việt đọc, hoặc nếu ông ta bị Mỹ bắt bỏ tù thì chắc ông cũng phù phép ra tập thơ Tiếng Anh cho người Việt đọc. Ngoài việc đạo văn của người đương thời, ông ta cũng đạo luôn cả văn chương cổ nhân, trong đó câu “Vì lợi ích mười năm, trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, trồng người” là ví dụ. Với người đạo đức như vậy thì làm sao nền giáo dục với tiêu chí học theo đạo đức ông ta mà tạo nên con người có đạo đức đây? Rất khó!
Để có cái gọi là “giải phóng” ấy, ngoài 3 triệu sinh mạng phải chết vô ích thì di chứng của nó đến nay vẫn còn rất nghiêm trọng. Nền giáo dục XHCN nó loại bỏ yếu tố khai phóng và yếu tố đạo đức và vì thế nó đã tạo ra một xã hội bệnh hoạn và bất an. Di chứng này là không thể khắc phục, ít nhất là 50 năm hậu CS. Nói đến hai từ “giải phóng” của CS nó đáng sợ thế đấy.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen