Seite auswählen

Tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ “Freedom House” (Ngôi nhà Tự do) vừa công bố báo cáo xếp hạng tự do Internet hàng năm vào ngày 21/9. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Trung cộng là quốc gia có tình hình tự do Internet tồi tệ nhất thế giới, đứng sau cả Cuba, Myanmar và Iran.

Ảnh minh họa “Vạn lý Tường lửa” Internet của Trung cộng. (Ảnh chụp màn hình từ blog.xuite.net qua The Epoch Times)

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, tổ chức Freedom House đã công bố báo cáo xếp hạng tự do Internet hàng năm của hơn 70 quốc gia vào ngày 21/9. Ba chỉ số để đánh giá bao gồm: trở ngại khi dùng Internet, hạn chế nội dung và vi phạm quyền của người dùng.

Báo cáo chỉ ra rằng, trong năm qua, các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ ở ít nhất 48 quốc gia đã ban hành các quy định mới về nội dung, dữ liệu hoặc các vấn đề cạnh tranh và độc quyền của các công ty công nghệ. Nó cũng được chính phủ sử dụng để ngăn chặn quyền tự do ngôn luận và lấy thêm dữ liệu riêng tư của người dùng.

 

Trung cộng tiếp tục đứng cuối bảng

Trong số đó, hàng loạt hành động chấn chỉnh của chính phủ Trung cộng đối với các công ty công nghệ là đặc biệt nghiêm trọng. Theo báo cáo, chính phủ Trung cộng đã đàn áp nghiêm trọng các công ty công nghệ khổng lồ trong nước và trong khi kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp này, đã tập trung hơn nữa quyền lực vào tay chế độ độc tài.

Báo cáo xếp hạng dựa trên thang điểm từ 0 đến 100, 100 điểm nghĩa là tự do nhất và năm nay Trung cộng đạt 10 điểm (xem báo cáo chi tiết về Trung cộng tại đây). 

Báo cáo tiết lộ rằng, Trung cộng xếp hạng cuối về tự do Internet trong 7 năm liên tiếp, chính phủ Trung cộng vi phạm tự do Internet nghiêm trọng nhất thế giới. Họ kiểm duyệt toàn bộ các báo cáo độc lập và tiếng nói bất đồng trên mạng, và dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) là một trong số các chủ đề bị kiểm duyệt nghiêm ngặt nhất. 

Ví dụ, chính phủ Trung cộng đưa ra quy định mới là, những người có phát ngôn nhục mạ quân nhân, nhất là đối với những người được gọi là “liệt sĩ”, “anh hùng”, thì sẽ bị coi là tội phạm hình sự; họ cũng bỏ tù những người bất đồng chính kiến ​​trên mạng, điển hình là ông trùm bất động sản Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang) đã phải lĩnh bản án 18 năm tù vì dám chỉ trích chính quyền ngăn chặn dịch bệnh không hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều người dùng thông thường cũng bị thu hồi tài khoản xã hội chỉ vì chia sẻ các vấn đề thời sự, nói về tôn giáo hoặc giao tiếp với người thân và bạn bè ở nước ngoài, và thậm chí phải đối mặt với hậu quả pháp lý.

Các chủ đề bị kiểm duyệt khác còn có vấn đề vaccine nội địa, sự kiện Thảm sát Thiên An Môn 1989, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng, Pháp Luân Công, v.v.

Báo cáo đề cập rằng, các từ khóa như “cuộc bức hại Pháp Luân Công” đã liên tục bị chặn; các nhân sĩ tôn giáo và dân tộc thiểu số ở Trung cộng đại lục cũng bị gắn cho tội danh “lật đổ” và “chia rẽ” và bị kết án tù chung thân. Chính quyền đã sử dụng “Điều 300 của Luật Hình sự” để đàn áp quyền tự do ngôn luận và quyền sử dụng Internet của các học viên Pháp Luân Công. Nhiều học viên Pháp Luân Công ở Trung cộng đã bị bắt giữ chỉ vì đăng tin về nhân quyền và các nhóm tín ngưỡng bị chính quyền đàn áp lên mạng xã hội, hoặc vào các trang web bị Trung cộng chặn, hoặc phổ biến các công nghệ “vượt tường lửa” Internet, v.v.

Báo cáo cũng đề cập đến việc chính quyền Bắc Kinh tự ý lấy dữ liệu người dùng, đặc biệt là bình luận của người dùng WeChat, và sử dụng bình luận cá nhân của họ làm lý do trừng phạt. Ví dụ, vào tháng 2/2020, một người tên là Chen Geng (Trần Canh) đã bị bắt vì đề cập đến Pháp Luân Công trong một cuộc trò chuyện riêng tư trên WeChat.

Đồng thời, ĐCSTQ đã chặn nhiều ứng dụng di động hơn, chẳng hạn như Signal và Clubhouse, liên tục ngăn cản người dân vượt tường lửa và hạn chế người Trung cộng đại lục giao tiếp với người nước ngoài.

 

Tự do Internet ở Đài Loan đứng đầu Châu Á

Theo báo cáo, Iceland có xếp hạng tự do Internet cao nhất trong năm nay, Đài Loan xếp thứ 5 trong bảng xếp hạng và đứng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Bà Allie Funk, một nhà phân tích nghiên cứu cấp cao về các vấn đề dân chủ và công nghệ tại “Freedom House”, nói rằng một trong những lý do khiến Đài Loan đạt được vị trí đó là “chính phủ Đài Loan không kiểm duyệt nội dung trên Internet, không chặn Internet và không chặn các trang web. Nội dung trên mạng Internet của Đài Loan rất đa dạng, mức độ phổ biến Internet cũng rất rộng và chi phí truy cập Internet cũng phải chăng”.

“Nói chung, Đài Loan là nơi tự do nhất ở Châu Á. Chính phủ của các quốc gia muốn chống lại chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số của Trung cộng và bảo vệ tự do Internet thì phải học hỏi nhiều điều từ Đài Loan”, bà Funk nói.

Đông Phương

Theo Vision Times và t/h

NTDVN (22.09.2021)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen