Seite auswählen

Những Youtubers người Việt gốc MAGA vô ơn với nước Mỹ

 

 
 
CaliToday

 

 

Cali Today News – Trước khi vào trọng tâm của bài bình luận hôm nay nói về những ảnh hưởng tốt xấu, những điều đã làm được và chưa làm được từ sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ có liên quan đến tình hình chính trị cực đoan tại nước Mỹ ngày nay. Việt Linh xin mời quý thính giả trước hết cùng quay về lịch sử của cuộc Nội chiến Hoa Kỳ để biết những vấn đề liên quan đến tình hình hiện nay như thế nào.

Đây là một cuộc nội chiến diễn ra ở Hoa Kỳ giữa Liên bang miền Bắc với Liên minh miền Nam đã xảy ra từ ngày 12 tháng 4 năm 1861 đến ngày 9 tháng 5 năm 1865. Sau khi ông Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố ly khai khỏi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và lập ra Liên minh miền Nam. 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên bang miền Bắc.

Cuộc phân tranh Nam-Bắc – chủ yếu diễn ra tại các tiểu bang phía Nam – kéo dài 4 năm và đã thực sự chấm dứt khi quân miền Nam đầu hàng năm 1865 và chế độ nô lệ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Đây chính là nguyên nhân chính đã gây nên cuộc nội chiến. Ngoài ra, cuộc nội chiến cũng phản ảnh sự mâu thuẫn về chế độ tập trung quyền lực có nghĩa là quyền hành tập trung ở chính quyền liên bang. Sự mâu thuẫn này đã kéo dài từ khi Hoa Kỳ mới lập quốc cho đến ngày nay.

Sau chiến thắng, Chính phủ Mỹ trấn áp mạnh tay tàn dư của quân đội Liên minh Miền Nam để bảo đảm dập tắt những mầm mống ly khai. Tất cả binh sĩ của quân đội miền Nam đều bị giam giữ trong khoảng 2-4 năm cho tới khi một đạo luật ân xá được thông qua vào tháng 5/1866, và phải thêm 6 năm sau đó nữa thì những người lính của Liên Minh miền Nam mới được trao lại quyền công dân theo đạo luật ân xá năm 1872, tuy nhiên luật ân xá này không áp dụng với 500 chỉ huy quân sự cao cấp của Liên minh Miền Nam, chính vì thế các lực lượng tàn dư của Liên minh Miền Nam cũng không chịu thất bại, họ tổ chức ám sát các quan chức miền Bắc để trả thù, mở màn bằng sự kiện tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát ngày 14-4-1865, tiếp đó là sự ra đời của tổ chức KKK vào ngày 24/12/1865, một tổ chức chuyên khủng bố người da đen và cả một số người da trắng chống chế độ nô lệ.

Cuộc chiến tranh đẫm máu đã dẫn tới thành quả to lớn là người da đen thoát khỏi kiếp nô lệ. Toàn thể người nô lệ tại các tiểu bang miền Nam được thả tự do. Nô lệ tại các tiểu bang ranh giới, kể cả Washington, D.C., được trả tự do vào mùa xuân năm 1865. Khoảng 4 triệu người nô lệ được phóng thích. Quyền bầu cử dành cho người da đen cũng lần đầu tiên trong lịch sử được công nhận.

Cuộc tái thiết đất nước Hoa Kỳ sau cuộc nội chiến kéo dài cho đến năm 1877, đã có nhiều thay đổi phức tạp trong chính sách từ liên bang đến tiểu bang. Nhưng có ba điều quan trọng nhất được thay đổi trong Hiến pháp Hoa Kỳ: điều XIII (giải thể nô lệ), điều XIV (chính phủ liên bang có nhiệm vụ bảo vệ công lý cho mọi công dân bất kể sắc tộc) và điều XV (xóa bỏ kỳ thị chủng tộc trong việc bỏ phiếu bầu cử).

Tuy vậy, những người da đen ở miền Nam vẫn không được trao quyền bình đẳng như người da trắng. Chính phủ Mỹ thất bại trong việc trấn áp tàn dư của phe Liên minh Miền Nam, trong 25 năm sau đó, nhiều tiểu bang ở miền Nam nước Mỹ đã đề ra rất nhiều các đạo luật mang nặng sự phân biệt chủng tộc. Quân đội liên bang thậm chí không thể bảo vệ người da đen trước bạo lực và đe dọa từ các nhóm người da trắng. Nạn kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kéo dài, người da đen vẫn phải sống trong nghèo túng, thất học và bị coi là “công dân hạng hai“. Các tiểu bang miền Nam bất mãn với chính phủ miền Bắc luôn muốn nổi dậy đòi lại quyền lực, thường là bằng bạo lực.

Phải tới 100 năm sau, nước Mỹ mới chính thức bãi bỏ các điều luật mang tính phân biệt chủng tộc chống người da đen và có một tổng thống xuất thân từ miền Nam là Lyndon Johnson lên nắm quyền giai đoạn 1963-1969.

Trở lại với thế kỷ 21, các thành phần nổi loạn ngấm ngầm ngày xưa đã không ra mặt công khai và giờ thì đám hậu duệ đã mạnh mẽ và hung hăng hơn, công khai hơn, từ tiểu bang với Greg Abbott, Ron DeSantis cho đến liên bang với Marjorie Taylor Greene, Kevin McCarthy, Ted Cruz, Josh Hawley, Ron Johnson, Jim Bank họ đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền và chiến tranh tâm lý để lan truyền những thuyết âm mưu giúp duy trì những câu chuyện sai lệch về gian lận bầu cử Tổng thống năm 2020, gần 2 năm rồi mà chúng vẫn tiếp tục nuôi  dưỡng sự cay cú, thù hận vì thất cử của Donald Trump.

Nguyên nhân gốc rễ này đến từ Trump và đảng Cộng Hòa là phe thua cuộc trong một cuộc bầu cử tổng thống đã từ chối chấp nhận thất bại của họ, từ đây đã tạo nên cuộc bạo động ngày 6 tháng 1 ở điện Capitol.

Vụ đảo chính ngày 6 tháng 1 sẽ không bao giờ là lý do chính đáng có thể dẫn đến một cuộc nội chiến tại nước Mỹ được, ngàn lần không, vì trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, 11 tiểu bang muốn ly khai khỏi Liên minh sau cuộc bầu cử năm 1860 vì họ phản đối ứng cử viên chiến thắng, Abraham Lincoln, họ sợ rằng Lincoln là một người theo chủ nghĩa bãi nô và phản đối quyền tối cao của người da trắng, đây là hai lý tưởng mà họ cho là trung tâm của bản sắc miền Nam của họ.

Bốn năm chiến tranh tương tàn với 620.000 người chết, và chế độ nô lệ đã bị xóa bỏ, Liên minh Miền Nam đã bị đánh bại, đây là những gì người Mỹ có được sau chiến tranh.

Liên minh Miền Nam đã thực sự bị đánh bại, đúng như vậy, nhưng chỉ đúng về mặt quyền lực và thể chế nhưng trong cuộc chiến tranh quan hệ công chúng là một mặt trận cũng quan trọng không kém mặt trận trên chiến trường thì những hậu duệ của Liên minh Miền Nam ngày nay đã giành được một chiến thắng đáng kể.

Nói cách khác, giờ đây trong thế kỷ 21, các tiểu bang đỏ đã thao túng tâm lý người dân trong tiểu bang của họ bằng quan điểm chống lại phần còn lại của nước Mỹ, có nghĩa là chống những tiểu bang màu xanh và chính phủ liên bang để tìm đường quay lại một xã hội thượng lưu da trắng và chế độ chủ nô ngày xưa của cha ông họ.

Những chính quyền tại các tiểu bang đỏ ngày nay muốn xóa bỏ sự xấu hổ phát triển trong học đường trước cảm giác tội lỗi ngày xưa của cha ông, và ở cấp độ xã hội, họ muốn những người da trắng cần đề cao cảm giác bị coi thường, bị sỉ nhục, bị từ chối hoặc bị coi là kém cỏi trước những người không có nước da trắng như họ đang ngày càng phát triển lớn mạnh khắp đất nước Hoa Kỳ, họ muốn làm sống lại ‘ vết thương lòng tự ái ‘ của cha ông họ trong Liên minh Miền Nam đã bị thất bại ngày xưa, bị chính quyền liên bang bãi bỏ chế độ nô lệ, từ quan điểm bực tức, tự ái sẽ dễ dàng dẫn họ đến với sự nổi loạn và bạo lực.

Nói thẳng ra, các tiểu bang màu đỏ thuộc Liên minh Miền Nam ngày xưa đang cố gắng đẩy mạnh một cuộc chiến văn hóa, cuộc chiến này chưa thực sự chấm dứt từ sau ngày 9 tháng 5 năm 1865 và giờ đây trong thế kỷ 21, phần còn lại của nước Mỹ phải cay đắng thừa nhận rằng cuộc chiến văn hóa của Liên minh Miền Nam đã phát triển quá mạnh và rộng khắp, họ chỉ thua trên chiến trường trong thế kỷ 18 nhưng họ đã và đang chiến thắng trước Liên bang miền Bắc tức chính phủ liên bang ngày nay về mặt quan hệ với công chúng và thao túng tư tưởng, quan điểm, nhận thức của nhiều tầng lớp người Mỹ khác nhau.

Tất nhiên, về mặt niềm tin và sự kiêu hãnh ngày xưa, thì những người da trắng tự cho mình là thượng đẳng ngày nay rất khó để từ bỏ hàng triệu người da trắng vẫn còn ngấm ngầm tôn thờ chủ trương phân biệt chủng tộc là thứ phát triển song song với chủ thuyết Jim Crow America.

Ngày nay, trong thế kỷ 21, thời điểm chúng ta đang sống, nhưng hậu duệ của Liên minh Miền Nam ngày xưa đang quyết tâm tìm chiến thắng, giành lại quyền lực bằng cách hạ gục phe đối lập về mặt tâm lý.

Những người hậu duệ của Liên minh Miền Nam giờ đây lặp đi lặp lại những lời nói dối của họ thường xuyên hơn, họ phát triển và đẩy mạnh những nhóm thuyết âm mưu, những hệ thống mạng xã hội cực hữu như những thứ vũ khí tiên tiến trong cuộc chiến công nghệ hiện đại thay cho những cây súng cổ lỗ sĩ ngày xưa nhưng với sức công phá mạnh nhiều hơn cả ngàn lần trên mặt trận chiến tranh văn hóa và tư tưởng để đạt được mục đích tối hậu là giành lại được quyền lực.

Lời kết:

Tại nước Mỹ ngày nay, nếu những sắc dân không có nước da trắng như những người Mỹ gốc Phi, người Latino, những người sắc dân da nâu, da màu trong đó có cộng đồng người Mỹ gốc Việt, nếu họ không nhận ra dã tâm thực sự của những người da trắng tự cho là thượng đẳng trong đảng Cộng Hòa phát xít, trong nhóm MAGA, trong tà giáo ReAwaken America, nếu những người họ vẫn còn u mê sùng bái kẻ nói láo Donald Trump, tên đầu sỏ phân biệt chủng tộc, chạy theo những thuyết âm mưu sai trái và những lời kêu gọi chống đối chính phủ, tiếp tục bài bác chính phủ liên bang, nhất là những thành phần Youtubers người Mỹ gốc Việt vẫn ngày đêm ra rả to miệng chống TT đắc cử hợp pháp Joe Biden, công kích Bộ Tư Pháp công khai.

Tục ngữ Việt Nam mình có câu: “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, những người Việt lưu vong đến nước Mỹ, xem nơi này là quê hương thứ hai, thì phải biết chung tay gìn giữ nền dân chủ và sự tồn vong của đất nước, cớ sao lại đi tiếp tay với những kẻ da trắng tự cho họ là thượng đẳng để phá hoại đất nước?

Những người này đang lạm dụng quá đáng Tu chính án thứ nhất để hành xử thiếu khôn ngoan, luôn nói những điều sai sự thật, thao túng tư tưởng những người đồng hương chỉ vì lợi nhuận trong khi các lực lượng thực thi pháp luật và các nền tảng mạng xã hội thì lơi lỏng việc quản lý, kiểm tra nội dung khiến sự tác hại đến quần chúng là vô cùng lớn và khủng khiếp, khó có thể sửa đổi.

Ngày xưa, cha ông của họ đã thua trên chiến trường trong thế kỷ 18, nhưng ngày nay, trong thế kỷ 21, những hậu duệ của họ đang thắng, nhưng điều cay đắng cho những người Mỹ gốc Việt có lương tâm và nhận thức đúng đắn, những người Mỹ đủ màu da chân chính, hiểu biết, muốn giữ gìn nền dân chủ nước Mỹ, là quốc gia đã cưu mang, nuôi dưỡng những người Việt lưu vong đến xứ sở này, họ cảm thấy bất nhẫn, khó chịu khi nhìn thấy những Youtubers người Mỹ gốc Việt, những người đã quên đi những bàn chân còn đóng phèn, những mái tóc và đôi mắt màu đen, họ đang sống trong ảo tưởng cầm cái passport Mỹ trong tay là đã nghiễm nhiên trở thành một người Mỹ da trắng từ lúc nào, để siêng năng tiếp tay cùng với đám hậu duệ của những người da trắng bại trận trong Liên minh Miền Nam ngày xưa để hủy hoại nền dân chủ Mỹ trong cuộc chiến văn hóa và tư tưởng.

Đúng là những kẻ vô ơn bạc nghĩa.

Việt Linh 

BẦU CHO AI, CHO ĐẢNG NÀO?

 

Vũ Linh
 
Diễn Đàn Trái Chiều
 

    Cả nước đang đứng trước thềm một cuộc bầu quốc hội thật đặc biệt. Đặc biệt vì ý nghĩa và hậu quả của nó lớn lao hơn hầu hết các cuộc bầu quốc hội trước đây.

Chỉ còn 6 tuần nữa là dân Mỹ sẽ đi bầu lại toàn thể hạ viện và trên dưới một phần ba thượng viện, chưa kể không biết bao nhiêu quan chức tiểu bang và địa phương, trong đó có thống đốc, nghị sĩ và dân biểu tiểu bang. Bây giờ mà bàn về cuộc bầu này, có thể đã hơi muộn vì rất nhiều người đã biết rõ sẽ bầu cho đảng nào, sẽ bầu cho ai rồi. Tuy nhiên, chậm vẫn hơn không, ta cứ thử bàn qua xem sao.

Vì tính cách cực quan trọng của cuộc bầu quốc hội tới, DĐTC sẽ có hai bài liền liên quan đến cuộc bầu này.

Tuần này ta bàn về việc bầu bán cho đảng nào, cho ai. Tuần tới, ta sẽ bàn về một số vấn đề then chốt liên quan đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

    Tại sao cuộc bầu tới quan trọng?

Dĩ nhiên, tất cả các cuộc bầu quốc hội đều quan trọng, nhưng cuộc bầu tới quan trọng hơn xa, chỉ vì trong lịch sử chính trị Mỹ, chưa bao giờ lại có một ông tổng thống như Biden quá già yếu, lẩm cẩm, đang bị khối cực tả của đảng DC sỏ mũi kéo lê vào con đường xuống hố cả nước, trong khi nếu muốn cản thì chỉ có đúng một cách: đó là bầu một quốc hội mà đa số sẽ thuộc đảng CH, để các nghị sĩ và dân biểu CH có thể có phương tiện kéo thắng tay, chặn chiếc xe Mỹ đang chạy thục mạng xuống hố xã nghĩa, kéo theo cả nước, toàn dân, và cụ thể là cả đám dân tị nạn, trốn chạy CS, trốn chạy cái đám cực tả.

Theo một thăm dò của Rasmussen, gần một nửa dân Mỹ hiểu đây KHÔNG phải là chuyện bầu một ông hay bà dân biểu/nghị sĩ nào, mà đúng là một trưng cầu dân ý về chính sách và thành quả hai năm của cụ Biden, không hơn không kém. Do đó, việc bầu cho ai, cho đảng nào, tùy thuộc phần lớn vào việc nhận định cụ Biden đã làm gì hay không làm gì trong hai năm đầu.

Riêng đối với dân tị nạn chúng ta, cuộc bầu này cũng cực kỳ quan trọng vì đây là cuộc bầu cử với nhiều ứng cử viên Mỹ gốc Việt nhất từ gần nửa thế kỷ qua, từ ngày dân ta vào Mỹ tị nạn. Đây là một cơ hội hiếm có và rất đặc biệt.

Phải nói ngay trong chính trị liên bang, như bầu tổng thống cả nước, tiếng nói của cộng đồng tị nạn Việt nhỏ hơn tiếng muỗi vo ve, chẳng những vì dân số quá ít, số người tham gia vào bầu bán chính trị còn ít hơn, mà lại còn vì dân tị nạn chúng ta tập trung ở những nơi mà tiếng nói gần như chẳng có ký lô nào. Chẳng hạn tiểu bang đông dân tị nạn nhất là Cali, cũng là thành đồng vững chắc nhất của khối cấp tiến và đảng DC, hay trong tiểu bang Texas, thành đồng của khối bảo thủ và đảng CH, tất cả 100% dân tị nạn đi bầu cho Biden hay Trump cũng chẳng thay đổi được kết quả chung của cả hai tiểu bang này. Mà đó là hai tiểu bang đông dân Việt tị nạn nhất, các tiểu bang khác thì khỏi cần bàn thêm.

Thế thì dân Việt tị nạn ta có nên nằm nhà ngủ, hay đi câu cá thay vì mất thời giờ đứng xếp hàng để bỏ một lá phiếu vô hậu quả không? Không nhất thiết.

Quả đúng là tiếng nói của dân tị nạn rất nhỏ trong các cuộc bầu tổng thống, nhưng đó là nói chung thôi. Trên thực tế, cái tiếng nói nhỏ đó có thể thay đổi kết quả bầu tổng thống chứ chẳng chơi. Cái tuyệt chiêu của thể chế dân chủ Mỹ chính là ở điểm đó.

Cụ thể là thống đốc của Texas, ông Bush con năm xưa đã thắng PTT Gore với đâu hơn 500 phiếu tại tiểu bang Florida, để rồi được nhìn nhận đắc cử tổng thống luôn. Đắc cử tổng thống chỉ với hơn 500 phiếu trong hơn 330 triệu dân Mỹ!

Nói cách khác, trong cái xứ Mỹ này, mỗi lá phiếu đều quan trọng, đáng kể hết, tùy hoàn cảnh. Dân Việt tị nạn tại Florida có cả mấy chục ngàn người, nếu ông Bush con đã thắng với hơn 500 phiếu thì tất nhiên lá phiếu của cả chục ngàn dân tị nạn mà phần lớn là cho đảng CH như mọi người đều biết, cũng có thể đã có tiếng nói quyết định giúp ông Bush.

Đó là nói về bầu cử tổng thống liên bang.

Về các cuộc bầu quốc hội liên bang, tình hình cũng tương tự, nghĩa là tiếng nói của cộng đồng Việt tị nạn cũng tương đối nhỏ, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có ảnh hưởng và hậu quả.

Trong tình trạng phân hoá cùng cực của chính trị Mỹ hiện nay, hai chính đảng ngang ngửa nhau chỉ vài ghế, do đó thêm bớt một vài ghế có hậu quả thật lớn.

Trong thượng viện liên bang, ai cũng biết hai đảng ngang ghế nhau, mỗi bên đúng 50, do đó chỉ cần một bên tăng thêm được đúng một người là thế đa số sẽ thay đổi ngay. Thế đa số trong thượng viện quan trọng như thế nào? Thượng viện là cơ quan lập pháp phê chuẩn các luật, đặc biệt là các thỏa thuận, hiệp ước quốc tế quan trọng chẳng hạn với Nga, Trung Cộng, Bắc Hàn, Iran,…, cũng là nơi phê chuẩn các thẩm phán các tòa liên bang, Tối Cao Pháp Viện, nội các, và các đại diện ngoại giao. Chỉ nhìn vào việc khi TT Trump có được thượng viện với đa số CH, ông đã bổ nhiệm được 3 thẩm phán bảo thủ vào TCPV vĩnh viễn là hiểu được tính quan trọng của thượng viện.

Với hạ viện liên bang, cũng không khác bao nhiêu. Với 435 ghế mà đảng DC chỉ nắm được đa số trên dưới một chục ghế thì phải hiểu đó là thế đa số rất mong manh. Trong hơn bốn trăm ghế, chỉ cần lật ngược chừng 6-7 ghế là CH sẽ nắm đa số. Hạ viện quan trọng ở điểm nào? Không có phê chuẩn của hạ viện, không có luật nào được thông qua hết. Quan trọng nhất là việc hạ viện nắm hầu bao, quyết định cho hành pháp bao nhiêu tiền, để làm việc gì. Tất cả những biện pháp, các sắc lệnh, các luật có tính cấp tiến của nội các Biden đều sẽ bị chặn ngang nếu CH chiếm được đa số trong hạ viện. Riêng với cuộc chiến chống Trump của đảng DC, nếu CH có thế đa số, thì đã không có chuyện DC đàn hặc cuội TT Trump, không có cả lô điều tra cuội hết chuyện này tới chuyện khác. Trái lại, nếu CH thắng trong cuộc bầu gần cuối năm nay, qua năm tới, ta sẽ thấy cảnh ‘gậy ông đập lưng ông’, phe CH trong hạ viện sẽ mở ra ít nhất nửa tá cuộc điều tra về nội các Biden, từ tháo chạy Afghanistan đến khủng hoảng biên giới, bao che nguồn gốc vi khuẩn Vũ Hán giúp Trung Cộng, kinh doanh của cha con Biden với TC, laptop của cậu ấm Hunter, vai trò của Biden và Pelosi trong cuộc biểu tình 6/1/2021, cách làm việc của Ủy Ban 6/1, chính sách chống lạm phát, và gần đây nhất, cuộc đột kích vào Mar-a-Lago của FBI. Và ai biết được còn chuyện gì nữa. Biết đâu sẽ có điều tra về… tình trạng đầu óc của cụ Biden luôn?

Cho dù không có điều tra gì hết thì điểm quan trọng vẫn là chính sách thiên tả của chính quyền Biden và cánh cực tả của đảng DC sẽ bị chặn đứng. Sẽ không còn nạn vung tiền thuế của dân qua cửa sổ để mua phiếu của cử tri một cách vô trách nhiệm nhất.

Tuy nhiên, với các cuộc bầu quan chức hay dân biểu địa phương cấp quận, thành phố, tiểu bang, ngay cả các cuộc bầu dân biểu liên bang, tình trạng khác xa. Vì đây là những cuộc bầu bán mà tiếng nói của cộng đồng tị nạn có mức quan trọng đặc biệt, tùy khu theo dân số tị nạn. Không phải là tình cờ mà thị trưởng Westminster là người gốc Việt, ai cũng hiểu điều này.

Chính vì tính địa phương này mà dân Việt tị nạn có thể có tiếng nói trong chính trị Mỹ.

Ở đây, có điểm quái dị đặc biệt của cộng đồng tị nạn ta, cần phải nói ngay.

Đối với tuyệt đại đa số dân Mỹ, đặc biệt là các thế hệ trẻ chỉ biết thế giới qua sách vở và những giảng dạy bá láp của đám thầy cô cấp tiến chưa bao giờ rảnh rỗi ra nhìn cửa sổ để thấy thực tế cuộc sống, thì việc họ u mê say sưa ôm giấc mộng đại đồng bình đẳng nhân ái cho cả nhân loại của đám tả mơ ngủ, là điều có thể hiểu được, tuy cần cố gắng mở mắt họ ra. Nhưng đối với cộng đồng tị nạn chúng ta, mà hơn 90% đã được nếm vài món ăn xã nghĩa, đến độ đau bụng ‘bị Tào Tháo rượt’ đến phải vắt chân lên cổ, bạt mạng chạy trốn VC, thì việc không ít các cụ tị nạn ta -chưa nói tới đám sinh viên tị nạn thế hệ hai (PIVOT, Sáng Tổ) đã bị tẩy não quá kỹ suốt hai chục năm trong các trường cải tạo Mỹ- là những người đã nếm mùi xã nghĩa cả mấy chục năm, có người được nếm ngay từ thời còn Việt Minh, mà bây giờ lại gân cổ tung hô đảng xã nghĩa DC thì quả là một chuyện khó hiểu không thể giải thích được. Đã vậy, lại còn đi ôm chân cái ông thượng nghị sĩ mà sự nghiệp đã được xây dựng trên việc chống lại mọi cách, mọi phương tiện giúp miền Nam VN chống lại xâm lăng của đám xã nghĩa khát máu VC, mang lại ‘đại thắng thê thảm mùa xuân’ cho VC.

Trở về lại xứ Mỹ hiện thời, nếu ta nhìn nhận cộng đồng tị nạn ta có thể đóng một vai trò quan trọng trong chính trị Mỹ, thì vấn đề đặt ra là ta bầu cho đảng nào, bầu cho ai?

Phải nói ngay, việc bầu cho ai là câu hỏi rất khó trả lời. Tất cả các ứng cử viên vào bất cứ chức vụ nào cũng luôn luôn tung ra không biết bao nhiêu tiền để tự quảng cáo họ. Thứ nhất chúng ta, phần lớn đầu tắp mặt tối đi làm kiếm cơm, hay Anh ngữ chưa thông, không thể theo dõi kỹ càng những chiến dịch tranh cử của họ, những hứa hẹn dao to búa lớn của họ. Thứ nhì, thật tình mà nói, kẻ này đầu óc hơi méo mó nên ít khi tin các đấm ngực quảng cáo đó. Nói nhiều làm ít, hay tệ hơn nữa, hứa trăng hẹn biển nhiều hơn khả năng thực sự trong tầm tay họ.

Thành thử giải pháp cụ thể nhất là không nên quá chú tâm vào các cá nhân. Nếu thật sự hiểu và biết về những cá nhân đó và tin tưởng họ được thì quá tốt, còn không thì việc làm hữu hiệu nhất, chính là nhìn vào chính sách chung của cái mũ đảng họ đội trên đầu: họ ủng hộ chính sách của đảng nào. Dĩ nhiên là trong tình trạng kỷ luật rất lỏng lẻo của đảng phái Mỹ, chẳng có gì bảo đảm họ sẽ tuân hành tuyệt đối chính sách của đảng, và họ có thể có nhiều lời nói và hành động, chính sách và chủ trương khác biệt, thậm chí đi ngược lại đảng luôn, như bà dân biểu CH Liz Cheney hùng hổ chống Trump đến độ bị chính đảng CH tại Wyoming trục xuất ra khỏi đảng, nhưng nói chung, ta có thể thấy được đường hướng của đảng của họ để đánh giá họ.

Bây giờ, nếu muốn bầu dựa trên chủ trương của một đảng thay vì bầu dựa trên một cá nhân, thì làm sao biết phải bầu cho đảng nào? Câu trả lời không phải là nhìn vào ‘cương lĩnh’ của một đảng nào vì thực tế, ở Mỹ này, chẳng đảng nào có ‘cương lĩnh’ hết. Mỗi bốn năm, tới kỳ bầu tổng thống, mỗi đảng đều có ‘đại hội’ họp và viết ra một cái chương trình chính trị gọi là ‘political platform’ của đảng, trên căn bản đưa ra rõ ràng những chủ trương, mục tiêu, đường lối, sách lược, v.v… của đảng trong thời gian 4 năm tới. Trên thực tế, tuy được tranh cãi hơn mổ bò trước khi đi đến đồng thuận và công bố, tờ platform này có giá trị đúng … zero ký lô! Tất cả hoàn toàn tùy thuộc ông tổng thống đắc cử, ông này muốn làm gì thì làm, chẳng liên quan gì tới cái ‘platform’ đó, nhiều khi đi ngược lại hoàn toàn luôn. Nói cách khác, chủ trương của đảng nắm quyền chỉ là chủ trương của ông tổng thống đương nhiệm, trong khi chủ trương của đảng đối lập thì lại là tất cả những gì trái ngược với chủ trương của ông tổng thống nắm quyền.

Như vậy, có nghĩa là trong hai năm tới, chủ trương của đảng DC sẽ là tất cả những gì cụ Biden đã, đang và sẽ làm, trong khi chủ trương của đảng CH là đi ngược lại tất cả những gì cụ Biden đã, đang và sẽ làm trong hai năm tới. Đó chính là thực tế chính trị Mỹ.

Nghĩa là muốn biết nên bầu cho ai thì trước hết ta xem lại từ ngày nắm quyền tới ngày quý vị đi bầu, cụ Biden đã làm những gì, có cần tiếp tục bầu cho cụ có được hậu thuẫn của quốc hội để tiếp tục con đường cụ đang đi hay không? Việc làm sau đó, khi vào phòng phiếu thì coi bên cạnh tên ứng cử viên có chữ ‘D’ (Dân Chủ) hay chữ ‘R’ (Cộng Hòa), rồi bầu theo chữ đó, không cần tìm hiểu thêm về cá nhân có cái tên bên cạnh. Củng đừng quan tâm đến việc cái tên tiếp theo sau đó có phải là tên tiếng Việt không. Ứng cử viên Việt gốc tị nạn trên nguyên tắc phải có ưu tiên được phiếu của dân tị nạn chúng ta, nhưng nếu ông/bà tị nạn đó ra tranh cử trong đảng DC, chủ trương thiên tả, dưới sự lãnh đạo của ông phản đồ Biden, thì thà ta bỏ phiếu cho một ông/bà Mỹ có chữ R đi kèm.

Xin thưa ngay với quý vị, đó không phải VL này xúi bậy gì đâu, mà đó chính là cách bầu thực tế nhất, để cho lá phiếu của mình có hậu quả lớn nhất.

Để gọi là ‘giúp’ quý độc giả có một khái niệm chung, DĐTC xin gợi ý quý độc giả đặt vài câu hỏi rồi trả lời, theo ý riêng của chính mình, đảng nào chịu trác nhiệm, đảng nào có chính sách đúng, sai, thì sẽ biết mình nên bầu cho D hay R. Trong cuộc sống hàng ngày của quý vị:

 Quý vị có thấy bây giờ dễ thở hơn, vật giá rẻ hơn, tiền thuê nhà rẻ hơn, tiền mua nhà rẻ hơn, tiền xăng rẻ hơn, tiền mua xe bất kể xe mới xe cũ rẻ hơn, đi vay nợ trả tiền lãi ít hơn, tiền lương cao hơn, làm việc thoải mái hơn, ít vất vả hơn, tiết kiệm được nhiều hơn, có tiền đi du lịch nhiều hơn, đi ăn tiệm nhiều hơn không? Quý vị đồng ý, cảm thấy dễ thở, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị có thấy tư cách, thể diện, danh dự và tinh thần trách nhiệm của chính mình bây giờ đã được nâng lên cao hơn, đã được Nhà Nước tôn trọng hơn khi Nhà Nước chủ trương sẽ nuôi quý vị kỹ hơn, sẽ ban phát càng nhiều trợ cấp càng tốt để quý vị rảnh rỗi nằm nhà nướng BBQ, uống bia, coi football hay có nhiều thời giờ chơi với con cháu hơn, sống bằng tiền mồ hôi nước mắt của người khác sướng hơn không? Quý vị đồng ý, cảm thấy sung sướng, hãnh diện, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị ra đường, đi phố, vào các siêu thị, có cảm thấy an toàn hơn, ít lo sợ bị cướp, bị giựt, bị đánh, bị bắn, nhất là khi đang xách cái bóp Louis Vuitton mới mua không? Do đó, không có lý do gì không cho tất cả cảnh sát về vườn, tiết kiệm ngân sách cả nước. Quý vị đồng ý, cảm thấy an toàn, không cần cảnh sát, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị có thấy FBI bây giờ đang chu toàn trách nhiệm một cách rất chính đáng. Tập trung mọi nỗ lực đi thanh toán đối thủ chính trị của đảng cầm quyền mới là ưu tiên, còn chuyện đi bắt mấy tên trộm cướp chỉ là chuyện vặt không nên quan tâm? Quý vị đồng ý, cảm thấy FBI đáng tin, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị lái xe đưa con, đưa cháu đến trường học, có hạnh phúc, vui vẻ vì những đứa con nhỏ này sẽ được dạy dỗ chu đáo về những chuyện sex, đồng tính, thủ dâm, chuyển giới,… sẽ được thầy cô khuyên bảo nên về nhà theo dõi và báo cho nhà trường biết quý vị có cư xử ‘phải đạo’ trong nhà không? Quý vị đồng ý, cảm thấy vui vẻ, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị thấy sách giáo khoa trẻ con 8 tuổi khuyến cáo bố mẹ nên ‘huấn luyện’ con bằng cách gọi chúng vào xem bố mẹ ‘mây mưa’ là quá có lý không? Quý vị đồng ý, cảm thấy cần huấn luyện con kiểu này, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 

 

 Quý vị ngồi nhà coi TV, thấy đám da đen trộm cướp tập thể, phá xe đốt nhà, rồi nghĩ lại, thấy trường học đang dạy cho con cháu quý vị là chính đám phát-xít thượng tôn da trắng kỳ thị mới đúng là đám tàn ác, tội lỗi đang hoành hành, đàn áp đám dân da đen hiền lành, vô tội, quý vị tự nhủ con cháu mình đang được dạy dỗ quá đúng không? Quý vị đồng ý, cảm thấy cần phải thượng tôn da đen cho công bằng, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị chở mấy cô con gái hoặc cháu gái đi học, về nhà có yên tâm chúng nó sẽ an toàn chia sẻ cầu tiêu chung với vài tên ‘tu mi nam tử’ nào đó không? Quý vị đồng ý, cảm thấy yên tâm, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị có con cháu đi học, có cảm thấy thỏa mãn khi đám con cháu về nhà khoe hết còn sợ học bét lớp hay thi rớt gì nữa vì nhà trường đã rất văn minh tiến bộ xóa bỏ mọi kiểu thi cử, chấm điểm không? Quý vị đồng ý, cảm thấy chính sách giáo dục như vậy tốt, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị có cảm thấy cuộc sống bây giờ khó chịu hơn, mất tự do giao du, phải nơm nớp lo sợ mang cái bầu oan khiên, không còn được tha hồ thoải mái đi phá cho rảnh nợ nữa không? Quý vị đồng ý, cảm thấy muốn được tự do phá thai thả dàn, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị đi bác sĩ, nhà thương, mua thuốc, hay nhận trợ cấp nào đó, có vững tâm không thắc mắc việc những giúp đỡ của Nhà Nước kiểu này, mai sau sẽ tiếp tục, chỉ tăng chứ không thể giảm vì phải chia bớt cho cả mấy chục triệu di dân lậu tràn vào Mỹ theo lời mời gọi của cụ Biden không? Quý vị đồng ý, cảm thấy càng nhiều di dân sẽ có càng nhiều trợ cấp, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị ra đường, nhìn thấy một bà mặc áo dài đen che kín từ đầu đến chân trừ hai con mắt, hay một thanh niên râu ria rậm rạp, mặt mày hắc ám, quý vị có cảm thấy an toàn hơn, ít lo sợ đây không thể nào là một tên khủng bố Al Qaeda hay Taliban mới từ Afghanistan vào lậu không? Quý vị đồng ý, cảm thấy an toàn hơn, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị có cảm thấy nước Mỹ chưa bao giờ yên ổn, viễn tượng đại đồng hòa bình thế giới chưa bao giờ sáng lạn như bây giờ khi cậu ấm Ủn đi thử lại hỏa tiễn nguyên tử, Tập Xì Dầu biểu dương lực lượng quanh Đài Loan, Putin công khai tấn chiếm Ukraine,… quá yên tâm, phải không? Quý vị đồng ý, cảm thấy thế giới hòa bình hơn, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị nhìn vào vị tổng thống đương nhiệm, cảm thấy có thể ngủ ngon vì ông thuyền trưởng là người thật cứng cựa, sức khỏe thể xác và tinh thần vững vàng, đi cầu thang không vấp, đi xe đạp không té, đọc những bảng nhắc tuồng không sai, nói không bao giờ nhầm, các tay ma đầu Putin, Tập Xì Dầu, Ủn Ỉn, giáo chủ cuồng tín, khủng bố Al Qaeda hay Taliban nghe tên cụ là đã run lẩy bẩy rồi phải không? Quý vị đồng ý, cảm thấy cụ Biden quá cứng cựa, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị nhìn vào tình hình Ukraine chắc cảm thấy hãnh diện Mỹ đã hết còn ‘lãnh đạo sau lưng’ thiên hạ, trái lại, đi tiên phong chi cả chục tỷ cứu Ukraine trong khi các đồng minh Tây Âu chỉ viện trợ cho có, trong khi vẫn mua hàng triệu tấn dầu khí của Nga, giúp Nga dư thừa tiền tài trợ chiến tranh chiếm Ukraine? Quý vị đồng ý, cảm thấy lãnh đạo cần phải khiêm tốn đứng sau lưng thiên hạ, hy sinh cứu cả thế giới, thì bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị nhìn vào quốc hội, thấy cả thượng viện lẫn hạ viện đều dốc toàn lực, bỏ tất cả thời giờ, công sức, tiền bạc vào ưu tiên số một: đi lùng bắt cho bằng được bất kể thủ đoạn bá đạo nào, một cựu tổng thống đang hăm he ra tranh cử lại, đe dọa cái ghế của cụ Biden không? Đó có phải là thi hành đúng trách nhiệm người dân trao phó thay vì mất thời giờ ra luật này luật nọ không? Quý vị đồng ý, cảm thấy quốc hội chu toàn đúng trách nhiệm, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 Quý vị thỉnh thoảng nhìn về quê hương bên kia trái đất, nghĩ chúng ta nên ‘cám ơn bác Biden’ đã ra sức giúp cho VC chiếm cả miền Nam cho nhanh để quý vị có được cái may mắn qua Mỹ sống thoải mái hơn không? Cả đám vẹt, ngay cả trên những đài TV, YouTube, báo Người Việt, Việt Báo, Cali Today ,… ngày nào cũng ra rả cám ơn bác Biden đấy, đúng không? Mấy tay hề múa mép chửi Trump, cám ơn bác Biden trên SBTN còn được tiền quảng cáo, tiền viewers, tiền readers, tha hồ đi ăn tiệm, khỏi phải ăn mì Ramen, quá xứng đáng, phải không? Quý vị đồng ý, cảm thấy cầm cám ơn bác Biden, bỏ phiếu cho D, nếu không thì xin tìm chữ R.

 

Năm xưa, ông Reagan khi ra tranh cử tổng thống chống đương kim TT Carter, đã kêu gọi dân Mỹ chỉ cần đặt đúng MỘT câu hỏi rồi tự trả lời, sẽ biết phải bầu cho ông Reagan hay bầu cho đương kim tổng thống Carter: “Are you better off now than four years ago?”, đại khái “Hoàn cảnh cá nhân của quý vị bây giờ có khá hơn bốn năm trước không?”. Hiển nhiên, câu hỏi này bây giờ cũng có thể được quý vị tự đặt ra, chỉ cần thay “two years” vào chỗ “four years” thôi, “Are you better off now than two years ago?” rồi sẽ tự biết nên bỏ phiếu cho D hay R.

Cuộc bầu quốc hội tới này thật ra không phải là chuyện bầu cho ông dân biểu này hay bà nghị sĩ nọ, mà chính là cuộc trưng cầu dân ý về chính sách của cụ Biden: quý vị có muốn thấy chính sách thiên tả, vung tiền thuế của thiên hạ ra cửa sổ, đưa đến lạm phát và an ninh trật tự rối loạn tiếp tục hay không?

Để giúp quý độc giả có thêm yếu tố nhận định, xin phép được nhắc lại ý kiến của bà Jen Psaki, cựu phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc. Theo bà Psaki, nếu cuộc bầu quốc hội này là trưng cầu dân ý về các thành quả của cụ Biden, thì đảng DC sẽ thảm bại.

 

 

Hãy quyết định và chọn đi: Chủ nghĩa tân tự do hay chủ nghĩa tân phát xít!

 

 
 
Cali Today

  

 

Cali Today News – Còn đúng hai tuần nữa sẽ là ngày bầu cử chính thức trong cuộc bầu cử mà tôi gọi là cuộc bầu cử sinh tử, cuộc bầu cử cuối cùng, cuộc bầu cử quyết định sự tồn vong của nền dân chủ.

Quý vị có nghĩ rằng những đảng viên Dân chủ đang thất vọng? Đang lo sợ? Những người Mỹ muốn gìn giữ nền dân chủ đang lo lắng trước những viễn cảnh xấu có thể xảy ra? Đúng là có nhiều người trong chúng ta lo lắng, bất an nhưng đó không phải là lý do mà chúng ta có thể cho phép những kẻ phát xít thực sự giành chiến thắng.

Sáu tháng trước đây, những người cánh tả ở Pháp phải đối mặt với một sự lựa chọn quan trọng. Khi không ai trong số các ứng cử viên Tổng thống của nước Pháp có đủ số phiếu bầu trên 50% để lọt vào cuộc bầu cử tổng thống, và vòng chung kết là cú đánh cuối cùng mà những người cực hữu có thể chạm vào nền dân chủ của nước Pháp trước khi những người trong cùng cánh tả với nhau và những người độc lập dù có những bất đồng về quan điểm, chính sách và ứng cử viên mà họ ủng hộ nhưng họ đã can đảm gạt bỏ qua một bên những khác biệt, hiềm khích và chính kiến để cùng bỏ phiếu cho TT đương nhiệm là tổng thống tân tự do Emmanuel Macron và chính sự can đảm của những người biết gạt bỏ cái tôi, bỏ qua những vấn đề khó khăn của đất nước như lạm phát, xăng dầu, việc làm do đảng cực hữu đưa ra để tấn công chính phủ cánh tả, những người họ đã biết quay đầu kịp lúc để chung tay với vị TT trẻ tuổi cùng gìn giữ nền dân chủ của một nước Cộng Hòa Pháp đang bị những nhóm cánh hữu nhăm nhe tấn công và giành lấy quyền lực.

 

Những người dân Pháp đã không chấp nhận việc nước Pháp có thể trở thành một nhà nước chuyên quyền, độc tài nên đã đồng lòng bỏ phiếu cho vị TT trẻ tuổi Emmanuel Macron, dù chính phủ của ông không phải là một chính phủ hoàn hảo và những chính sách không hẳn là tuyệt đối được lòng dân, nhưng điều quan trọng hơn cả mà những người dân Pháp đã nhìn ra, đó là với những vấn đề khó khăn của đất nước, giá xăng dầu, thực phẩm, lạm phát, năng lượng thì sớm muộn cũng sẽ có cách giải quyết, còn một khi nền dân chủ bị phá hủy thì sẽ không còn cơ may nào để phục hồi hay sửa đổi.

Thay vì ngồi ngoài cuộc bầu cử quyết định và cho phép ứng cử viên cực hữu nắm quyền, hàng triệu cử tri cánh tả đã chung tay gìn giữ nền dân chủ của nước Pháp và bỏ phiếu cho TT đương nhiệm Emmanuel Macron.

Những người Pháp đã có những quyết định đúng đắn.

Thế còn người Mỹ thì sao?

Giờ đây, các tổ chức cấp tiến ở Hoa Kỳ phải đối mặt với những lựa chọn tương tự mà người Pháp đã từng đối mặt. Tại các quận và tiểu bang quan trọng đối với Hạ viện và với các cuộc đua quan trọng vào Thượng viện từ các tiểu bang Arizona, Colorado, Florida, Georgia, Nevada, New Hampshire, North Carolina, Ohio, Pennsylvania và Wisconsin – các cử tri cánh tả có thể tạo ra cán cân quyền lực quốc hội.

Đúng như vậy, không sai, kính thưa quý vị.

Tại thời điểm này, trong cuộc bỏ phiếu vào ngày 8 tháng 11, sự lựa chọn là rất rõ ràng, người Mỹ hãy quyết định và chọn lấy hướng đi cho đất nước này, chủ nghĩa tân tự do hoặc chủ nghĩa tân phát xít. Hãy chọn lấy một trong hai và đừng hối hận với lá phiếu của mình.

Trong khi GOP đang ở vị thế vững chắc có thể sẽ giành được đa số tại Hạ viện qua nhiều cuộc thăm dò mới nhất.

Còn quyền kiểm soát Thượng viện đang ở ngưỡng khó đoán hơn, nhưng Thượng nghị sĩ Mitch McConnell hy vọng rằng, đảng Cộng Hòa sẽ có đủ những người tiến bộ sẽ không bỏ phiếu cho đảng Dân chủ để ông ta có thể điều hành Thượng viện với vị trí mới Lãnh tụ phe đa số tại Thượng Viện bắt đầu từ tháng Giêng.

Dĩ nhiên, thăm dò vẫn chỉ là thăm dò, nhưng với những kết quả đem lại gần giống nhau có khiến chúng ta sợ hãi hay không?

Về chính sách đối ngoại, ngoài các vấn đề như khí hậu và thỏa thuận hạt nhân Iran, hai đảng chính trị có cách tiếp cận tương tự nhau, nhưng về các vấn đề trong nước thì các chính sách  cải cách của đảng Dân Chủ có thể giải quyết được các cuộc khủng hoảng khi thời gian cho phép, các chính sách nói chung rất tích cực và tốt hơn rất nhiều so với đảng Cộng Hòa ngày càng phân biệt chủng tộc, họ đưa ra những phiên bản cực đoan của kinh tế thị trường tự do và tỏ ý muốn cài cắm chủ nghĩa cơ bản của Cơ đốc giáo vào thể chế chính trị.

Các vấn đề lớn như quyền phá thai, bổ nhiệm thẩm phán, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, công bằng về thuế với các đại công ty và những người giàu có, công bằng chủng tộc, quyền bầu cử, quyền lao động, quyền của người trong cộng đồng LGBT và rất nhiều vấn đề cơ bản khác đang được các cử tri của cả hai đảng đề cập đến.

Đảng Dân Chủ vẫn chưa phải là một đảng chính trị hoàn hảo, đoàn kết một lòng và thiếu sự quyết tâm nhưng đảng Cộng Hòa còn tệ hơn họ rất nhiều. Những kế hoạch đã được vạch ra cho chương trình nghị sự của đảng Cộng Hòa bây giờ chỉ toàn là những dự định trả thù, báo thù và đàn áp, những điều này đều dẫn đến mục tiêu cuối cùng của họ là phá hủy nền dân chủ và hệ thống bầu cử.

Các đảng viên Cộng hòa tại chức và thậm chí các ứng cử viên cực đoan hơn đang tham gia tranh cử luôn cổ võ những cách thức hoạt động của một chủ nghĩa phát xít và một nền chính trị phát xít. Họ đang háo hức muốn thử tiếp xúc đến một hệ thống chính trị hoàn toàn mới và trở thành là một phần của hệ thống mới này, là những điều họ chưa từng trải qua trong cuộc đời.

Việc những đảng viên Cộng Hòa muốn bình thường hóa hệ tư tưởng phát xít tại Hoa Kỳ, như vậy, điều này cũng đồng nghĩa với việc một ai đó buộc tội ‘chủ nghĩa phát xít’ sẽ bị xem là những hành vi chống đối một hệ tư tưởng đã được người Mỹ chấp nhận và bình thường hóa nó trong xã hội Mỹ.

Cả thế giới này, chỉ hai tuần nữa thôi, họ sẽ được dịp nhìn thấy hướng đi đến tương lai của nước Mỹ qua nhận thức chính trị của người Mỹ có giống như những nhận thức chính trị đúng đắn, thức thời về chính trị nước nhà như những người Pháp ở Châu Âu hay không, nếu họ không hành động giống như người Pháp, thì kết quả của cuộc bầu cử Mỹ lần này sẽ bắt buộc những người Mỹ phải sống với hậu quả bởi quyết định của họ cho đến cuối đời.

Việt Linh 

BẦU CỬ: NHỮNG ƯU TƯ CHÍNH

 

Vũ Linh
 
Diễn Đàn Trái Chiều
 

    Tuần rồi, DĐTC đã có bàn về cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, bàn qua việc bầu cho ai, cho đảng nào, và tại sao.

    Đi thêm một bước nữa, tuần này ta bàn chuyện những vấn đề lớn nào xẩy ra đang chi phối cuộc sống thực tế của chúng ta, để có thêm một khái niệm rõ hơn là phải bầu như thế nào, cho đảng nào và cho ai, dựa trên tình trạng cuộc sống hiện nay của ta.

    Theo các thăm dò chung, hiện nay có 4 vấn đề lớn là ưu tư hàng đầu của dân Mỹ, và 3 vấn đề nhỏ hơn, ưu tư thấp hơn. Những ưu tư của dân Mỹ nói chung, cứ coi như cũng là những ưu tư của cộng đồng tị nạn chúng ta đi, ta xem thử những vấn đề đó ảnh hưởng cuộc sống chúng ta như thế nào, và chúng ta nên bầu ra sao để đối phó. Cuối cùng, riêng với cộng đồng ta, sẽ còn một vấn đề lớn khác mà dân Mỹ không để ý tới, đó là cuộc ‘chiến’ chống VC. Ta cũng sẽ bàn qua.

    Trước hết, ta bàn về 4 ưu tư lớn nhất của dân Mỹ.

    Theo thứ tự quan trọng đối với dân Mỹ, đó là các vấn đề 1) giáo dục, 2) lạm phát, 3) thuế, và 4) phạm pháp.

    Phải nói ngay, tuần rồi, những vấn đề trên đều đã được đặt ra dưới hình thức câu hỏi thực tế và cụ thể. Tuần này ta sẽ triển khai những vấn nạn quan trọng nhất dưới một phân tích chi tiết hơn.

    1. Giáo dục

    Không có bố mẹ nào không lo cho tương lai của con cháu, bất kể sắc dân gì. Ưu tiên số một của dân Mỹ cũng là ưu tiên số một của dân tị nạn ta luôn. Đặc biệt là dân tị nạn, vẫn theo truyền thống Á Đông, luôn luôn coi không có gì quan trọng hơn là việc dạy dỗ con cháu thành tài, nên người, từ hiểu biết đến tư cách, đạo đức.

    DĐTC đã bàn quá nhiều về hướng đi cấp tiến của các trường học, qua sự thông đồng giữa chính quyền cấp tiến Biden với nghiệp đoàn giáo chức, từ đó đã nẩy sinh ra các chương trình dạy học theo cái nhìn của khối cấp tiến, từ mẫu giáo tới đại học. Để rồi học sinh Mỹ từ vài thế hệ qua, đã ngày càng tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc vào quan điểm cấp tiến thiên tả. Ở đây, không cần giải thích dài giòng thêm, không ai nghĩ tới các chế độ tàn bạo sắt máu của Xít-ta-lin, Mao, Hồ, Pol Pot dĩ nhiên, vì cái xã nghĩa Mỹ dù sao cũng học được bài học của các chế độc CS quá khích ngu xuẩn trên, nên đã tìm cách chen vào quần chúng bằng những phương cách có thể gọi là ‘diễn biến hòa bình’ tế nhị hơn và nhất là hữu hiệu hơn xa, với sự tiếp tay của giới trí thức ‘useful idiots’.  

    Với dân tị nạn, không cần nhìn đâu xa, chỉ cần đọc qua lời kêu gọi của đám tị nạn trẻ, thế hệ hai, tuy tị nạn CS nhưng lại “xin các chú bác đừng tròng cái gông chống cộng lên đầu chúng cháu” (nguyên văn của nhóm PIVOT) thì biết. Hay nghe một cô luật sư gốc tị nạn hô hào “không chống cộng sản, chỉ chống cái ác”. Xin đừng công kích cô ta, tội nghiệp. Cô ta đã được các trường cải tạo Mỹ dạy cho biết trên thế giới này cũng có loại CS ‘không ác’ mà cô ‘không nên  chống’. Cô này học cao hiểu rộng, nhưng không bao giờ được cho biết là ‘CS không ác’ chỉ có trong sách vở trong thư viện thôi, chứ CS thực tế từ gần cả trăm năm nay tàn ác vô song, giết cả trăm triệu người rồi, từ Liên Xô đến Tầu, đến VN, Bắc Hàn, Kam Pu Chia,… Làm gì có CS không ác??? Hay nghe đám Sáng Tổ gân cổ bào chữa Biden rất thương yêu dân Việt, đúng theo các thầy cô trong trường đã dạy chúng (nhưng lại ‘quên’ không ghi rõ cụ Biden chỉ yêu thương gần nửa thế kỷ sau 75, khi cần phiếu của dân Mỹ gốc Mít thôi, chứ trước 75 thì chưa một lần nào biểu quyết chi một xu để tái định cư dân tị nạn ta.

    Nhưng đó là những chuyện xưa. Giáo dục dưới thời Biden bây giờ đã đi xa hơn nhiều, rất nhiều. Có thể nói đã lột xác, trải qua một cuộc cách mạng văn hóa đổi đời, tuy không đẫm máu như cách mạnh văn hóa của Mao năm xưa.

    Giáo dục Mỹ bây giờ đang hùng hục đi vào cái gọi là ‘văn hóa thức tỉnh’ -woke culture, trong đó gần như tất cả những quan điểm nhân sinh quan chính đều bị lật bốn vó lên trời hết. Xin liệt kê vài điểm chính:

    – Học sinh, ngay từ mẫu giáo, phải được giáo dục đầy đủ và thẳng thắn nhất về vấn đề giới tính, để chúng hiểu giới tính là cái gì ở trong đầu, giữa hai lỗ tai chúng chứ không phải ở giữa hai chân của chúng. Chúng nghĩ hay thích là nam hay nữ, hoàn toàn tự do có quyền tự cho mình là nam hay nữ, và tất cả mọi người, từ bố mẹ chúng cho tới nhà trường, cả thiên hạ đều phải chấp nhận. Do đó, những chuyện như đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng tính, chuyển giới, dùng cầu tiêu chung, chơi thể thao, thậm chí ngủ chung, là những chuyện đương nhiên trong ‘nhân quyền’, không khác gì quyền tự do ăn uống, tiêu khiển, hoàn toàn phải được tôn trọng,

    – Học sinh, cũng ngay từ mẫu giáo, phải hiểu rõ vấn đề quan trọng nhất của nhân loại là vấn đề sex, do đó, phải được dạy kỹ càng và đầy đủ để chúng hiểu tận tình mọi khiá cạnh của sex, dạy từ tuổi càng nhỏ càng tốt. Từ cách ‘cùng sướng’ cho tới ‘tự sướng’, từ sex đồng tính tới sex tập thể, từ các cách ngừa thai cho tới các cách phá thai,… 

    – Trong cái nhìn của khối cấp tiến, nước Mỹ chưa khi nào có bình đảng, trái lại lịch sử Mỹ là một chuỗi dài của tội lỗi tầy trời, tàn ác vô song của đám da trắng đàn áp, khai thác dân da đen, dó đó, bây giờ là lúc phải trả công lý lại cho đám dân da đen khốn khổ, phải thông cảm những phạm pháp của chúng, phải bằng mọi cách đền bù chúng, giúp đỡ, bảo vệ và tôn vinh chúng (một cụ tị nạn nhà ta, đã anh minh sáng suốt viết bài bào chữa cho đám cô hồn đa den xuống đường đốt phá và cướp cạn, mau mắn viết bài khi lửa cháy tại các cửa tiệm bị đốt còn chưa được dập tắt; cụ anh minh, thức thời với văn hoá ‘thức tỉnh’ như vậy thì mới được tiếp tục nhận funds chứ, phải không? Viết bài công kích đám Bờ-Lờ-Mờ trong thời đại này thì còn đâu funds nữa?).

    – Lịch sử Mỹ phải được viết lại để loại bỏ công trình dựng nước của các Cha Già Lập Quốc vì họ cũng chỉ là một đám kỳ thị, khai thác nô lệ đen thôi. Tất tần tật, từ Washington tới Jefferson, cả một đám da trắng thượng lưu lo ‘giải phóng’ nước Mỹ da trắng khỏi đế quốc Anh, nhưng vẫn muốn ngồi trên đầu nô lệ đen. Các trường học phải sửa lại hết sách vở để dạy lại đám học trò, vạch rõ tội ác kinh hoàng của dân da trắng, của Washington, của Jefferson, thậm chí của cả Lincoln luôn.

    – Đi xa hơn việc viết lại lịch sử, các trường học phải loại bỏ tất cả mọi hình thức kỳ thị trắng trợn hay vô hình hiện có, trong đó có chính sách thi cử, chấm điểm, xếp hạng,… tất cả chỉ là những hình thức kỳ thị trá hình để nhận chìm học trò da đen. Trong giáo dục hiện hữu, các sách giáo khoa được viết ra để phục vụ cho dân da trắng, tất nhiên dân da đen không thể khá được. Đó cũng là một hình thức kỳ thị, do đó sách vở giáo dục cần phải được viết lại hết để giúp dân da đen khá hơn.

    – Tất cả những vấn đề lớn trên đều nằm trong trách nhiệm của Nhà Nước, qua chính sách giáo dục của Nhà Nước, được thực hành bởi các trường qua các thầy cô của nghiệp đoàn giáo chức, bố mẹ không có quyền can dự. Con phải là ‘con của Nhà Nước’, chứ không còn là con của bố mẹ nữa.

    Chính sách giáo dục ‘tiến bộ’ này, nếu quý vị đồng ý thì cứ việc thoải mái bầu cho các ứng cử viên của đảng DC, bất kể ai. Chỉ cần nhớ chính sách giáo dục ‘thức tỉnh’ trên đã là mối quan tâm, lo ngại lớn nhất của dân Mỹ nói chung, và phụ huynh Mỹ nói riêng. Tại Virginia, ông doanh gia vô danh Glenn Youngkin đã đắc cử thống đốc hoàn toàn dựa trên việc chống lại chính sách giáo dục này. Tại Florida, thống đốc DeSantis cũng đang nổi như cồn chính vì chống lại chính sách giáo dục thức tỉnh này.

 

 

    2. Lạm phát

    Dĩ nhiên đây là vấn đề sống còn của tất cả mọi công dân, trắng, đen, nâu, vàng, già trẻ, nam nữ, tị nạn hay không.

    Tuyệt đại đa số dân đều đi làm, lãnh lương nhất định. Tuyệt đại đa số những người đã về hưu, cũng sống trong số tiền già nhất định. Những người làm nghề tự do thì lợi tức không nhất định, tùy thuộc vào mức thu hoạch kinh doanh khác biệt tuy không thay đổi bao nhiêu. Nghĩa là dù nguồn lợi tức khác nhau, nhưng tất cả vẫn sống nhờ lợi tức trong mức ổn định nào đó. Cái lợi tức đó cần thiết để sống còn, trả tiền nhà, tiền xe, tiền chợ, tiền thuốc, tiền nợ, và cả vạn thứ tiền khác.  Nếu mức lợi tức tương đối không thay đổi bao nhiêu trong khi chi phí cho những nhu cầu trên lại tăng vọt thì chỉ có hậu quả tất yếu là cuộc sống của thiên hạ sẽ ngày một khó khăn hơn.

    Đó chính là thực tế của xứ Mỹ từ đúng cái ngày cụ Biden nhậm chức.

 

 

    Ở đây, chẳng ai cần những nghiên cứu của bất cứ chuyên gia nào, cũng chẳng ai cần ý kiến dạy bảo của bất cứ kinh tế gia nào, chỉ cần hỏi các bà nội trợ tiền chợ tháng này tăng hay giảm, giá chai nước mắm bây giờ là bao nhiêu, chỉ cần hỏi ông chồng sáng nay đổ xăng mất bao nhiêu tiền, so với ngày Biden còn ngồi ngáp tại Delaware. Rồi xem lại trong khi mấy thứ này tăng ào ào thì lương của mình, tiền già của mình, thu nhập của mình tăng hay giảm, bao nhiêu, thì biết chính sách kinh tế của chính quyền đương nhiệm tốt hay không, có nên bầu cho chính quyền đó có thêm nghị sĩ và dân biểu để họ giúp chính quyền đó cứ thế mà tiến tới không?

    Chỉ cần nhớ thêm đây là lo âu quan trọng thứ nhì của dân Mỹ nói chung, bất kể thuộc đảng nào.

    3. Thuế

    Thuế là cái gì cần thiết, ai cũng phải đóng thuế để Nhà Nước có tiền phục vụ dân, cung cấp những tiện nghi chung, bảo vệ đất nước, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho dân,… Ai cũng hiểu vậy và ai cũng đồng ý.

    Nhưng khi Nhà Nước lạm quyền, tận thu thuế quá đáng để vung phá ngân sách cho những mục tiêu phe đảng hay có lợi cho cá nhân, hay cho những dự án vớ vẩn, sai lầm, hay để giúp bành trướng tối đa chế độ Nhà Nước Vú Em xã nghĩa, muốn ‘lo’ cho mỗi người dân từ ngày nằm trong nôi cho tới ngày nằm trong hòm, hay phục vụ mục tiêu ‘tái phân phối tài sản và lợi tức quốc gia’, thì chẳng còn bao nhiêu người đồng ý nữa. Vì với những vụ xài tiền đó, nếu có thì cũng chỉ để phục vụ một ý hướng chính trị không nhất thiết vì quyền lợi dân, và nếu không có cũng chẳng chết ai.

    Đóng thuế là cần thiết và tôi chấp nhận đóng thuế cho những nhu cầu thiết yếu, nhưng tôi không chấp nhận đóng thuế một cách ngu xuẩn, chỉ để cho các công chức vứt tiền mồ hôi của tôi ra cửa sổ, để phục vụ cho lợi ích phe đảng hay cá nhân họ.

    Chẳng hạn như đóng thuế để cho một đảng có tiền mua phiếu của cử tri bầu cho họ là đóng thuế ngu, không chấp nhận được. Tiêu biểu mới nhất là đóng thuế để Biden lấy tiền thuế của tôi xù nợ cho mấy anh sinh viên để họ bầu cho đảng DC và Biden, đó là đóng thuế N.G.U. mà tôi không chấp nhận.

    Đọc truyện Tầu, ta thấy ngày xưa, các vua chúa lâu lâu đại xá, miễn hay giảm thuế cho dân, nghĩa là việc miễn thuế, giảm thuế là việc làm giúp giảm gánh nợ cho dân. Bây giờ cũng không khác, giảm thuế là bớt gánh nặng cho dân. TT Trump đã ra luật giảm thuế quy mô cho tất cả thiên hạ. Tất cả đều được giảm thuế hết, tuy vẫn có không ít người so bì, khiếu nại, tại sao thằng kia được trừ thuế nhiều hơn tôi? Đức Phật đã nói từ mấy ngàn năm trước, lòng tham của con người đúng là vô đáy, cho bao nhiêu cũng vẫn thấy chưa đủ, phải khiếu nại. Trong khi cụ Biden qua luật mạo danh là Luật Giảm Lạm Phát, chỉ kiếm cách tăng thuế. Nếu quý vị nghĩ cụ Biden chỉ tăng thuế các đại gia, chẳng dính dáng gì đến quý vị, hay là quá tốt cho quý vị, thì quý vị quả là những người ngây thơ vô tội vạ nhất trên đời, hay chỉ là những người mù quáng vì phe đảng nhất. Thế giới này không phải là những cái hộp bít bùng, chuyện gì xẩy ra trong hộp này không có ảnh hưởng gì tới cái hộp bên cạnh, nôm ra na, tăng thuế bọn nhà giàu không có nghĩa là chỉ có bọn nhà giàu lãnh đủ thôi. Trong khi với khối dân gọi là lợi tức thấp -đâu 47% dân Mỹ-, chẳng đóng một xu thuế nào mà trái lại nhận cả đống trợ cấp đủ kiểu, thì thuế có tăng, họ càng vui. Họ không thể hiểu xa hơn là người khác phải đóng thuế cao hơn, sẽ tìm cách san sẻ cái thuế đó lên đầu họ bớt, như tăng giá chai nước mắm, tăng giá tô phở.

    4. Phạm pháp

    An toàn cá nhân tất nhiên là ưu tư của tất cả. Bất kể ông nào, đảng nào nắm quyền, bất kể ta đang sống ở đâu, xứ nào,… an toàn cá nhân và cho gia đình luôn luôn vẫn là lo lắng của tất cả. Chuyện bình thường.

    Cái không bình thường là chúng ta đang sống ở Mỹ, một thành đồng của văn minh, của an ninh trật tự, của pháp trị, không phải ở VN hay ở một xứ man di mọi rợ nào khác, vậy thì làm sao vấn đề an toàn cá nhân lại có thể trở thành một trong những ưu tư hàng đầu của dân?

 

 

    Câu trả lời quá dễ khi quý vị coi TV thấy những cảnh lửa cháy đỏ rực tại nhiều khu phố, cảnh các xác xe bị cháy rụi, cao ốc bị xập, cảnh đám đông đập phá cửa tiệm, tay ôm lưng cõng cả lô hàng hóa chạy ra khỏi các cửa tiệm, đủ loại, đủ kiểu, đủ giá. Ghê gớm hơn, quý vị đọc báo hay coi TV thấy các thành phố thay phiên nhau đoạt kỷ lục về trộm cướp, kỷ lục về người bị cướp, bị đánh, bị giết. Nhưng kinh hoàng hơn cả là khi quý vị đọc báo, coi TV thấy tin chẳng có một tay thủ phạm nào bị cảnh sát bắt, bị truy tố, bị đi tù gì hết. Điển hình, trong vụ nổi loạn mùa hè 2020 của dân da đen khi tên du thủ du thực George Floyd bị chết, cả ngàn người đã bị cảnh sát thời Trump bắt, nhưng sau đó, Biden lên nắm quyền đã ra lệnh thả hết, không truy tố bất cứ một người nào. Có lẽ Biden đã đọc bài viết của cụ VVL bào chữa cho bọn cướp cạn nên … mủi lòng?

    Trong khi đó thì tin báo, tin TV lại cho thấy cả đám dân trộm cướp đó và một đám dân khác, không phải trộm cướp nhưng ‘thông cảm với đám trộm cướp’, ào ạt xuống đường biểu tình KHÔNG phải để kêu gọi cảnh sát can thiệp bảo vệ họ, mà trái lại hô hào phải giải tán cảnh sát, hay cắt tiền để giảm số nhân viên cảnh sát bớt đi. Rồi quái lạ hơn cả, không ít chính khách của đảng DC nhẩy vào đám biểu tình, lên TV ồn ào hô hào cổ võ, ủng hộ cái đám điên đòi giải tán cảnh sát luôn!

 

 

    Trong lịch sử nhân loại, chắc chưa bao giờ có chuyện quái dị như vậy xẩy ra. Trộm cướp lộng hành đánh phá và giết người, trong khi đảng cầm quyền tung hô phong thánh chúng, bắt bỏ tù cảnh sát và hô hào cắt ngân sách cảnh sát giữ an ninh trật tự.

    Thế nghĩa là gì?

    Các con vẹt già trẻ làm ơn giải thích giùm đi, chúng tôi không hiểu. Chỉ biết là cái kiểu sống này, chúng tôi không ham, không muốn tí nào. Nếu quý vị đồng ý với chúng tôi, thì quý vị không có lựa chọn nào khác hơn là bỏ phiếu để thay đổi cái chính quyền ngược đời này thôi.

    Trên đây là 4 vấn đề lớn nhất của dân Mỹ, ngoài ra cũng còn 3 ưu tư khác, tuy ít quan trọng hơn, đó là các vấn đề phá thai, di dân lậu và kiểm soát súng đạn.

    1) Phá thai

    Trước hết phải nói ngay đây có thể là ưu tư lớn của phụ nữ Mỹ, nhưng trong cộng đồng tị nạn chúng ta thì không phải là ưu tư lớn gì. Các bà trong thế hệ tị nạn đầu thì đã qua cái ải mang bầu từ lâu rồi. Trong khi các bà/cô trong thế hệ tị nạn thứ hai thì dù sao, vẫn còn dòng máu Á Đông trong người nên phần lớn không hồ hởi với chuyện phá thai lắm, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, như bà dân biểu Kathy Trần, ủng hộ phá thai tới ngày sanh luôn, vì lý do chính trị, muốn kiếm phiếu của các bà Mỹ ham vui, trong khi chính bà thì… đẻ mệt nghỉ, không phá thai lần nào.

   Có thể nói chính trị Mỹ tràn ngập những xuyên tạc bóp méo, nhiều khi còn thô bạo hơn cả những tuyên truyền xuyên tạc của Hitler hay của VC. Cách đây cả nửa thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện ra một phán quyết liên quan đến chuyện phá thai, để rồi bất thình lình phán quyết đó trở thành một án lệ mà tất cả các quan tòa và chính quyền của tất cả 50 tiểu bang phải làm theo từ năm 1973.

    TCPV mới đây ra phán quyết cho rằng đây là một tiền lệ không có giá trị như một luật cứng ngắc bắt buộc tất cả các tiểu bang phải vĩnh viễn tuân theo. Chuyện này vượt qua quyền hạn của TCPV, nghĩa là TCPV không có quyền ra một phán quyết nào để phán quyết đó trở thành luật bắt buộc phải áp dụng trên tất cả 50 tiểu bang một cách cứng ngắc và vĩnh viễn. Do đó, các tiểu bang phải ra luật cho rõ để thi hành, trong khi liên bang thì không có quyền ra luật phá thai cho cả nước vì Hiến Pháp không ghi liên bang có quyền đó.

    Nghĩa là liên bang, kể cả Tối Cao Pháp Viện, không ra luật được, nhưng tất cả các tiểu bang phải ra luật cho rõ, tùy theo ý của dân tiểu bang đó.

    Bất thình lính khối cấp tiến nhẩy dựng lên, chế biến, bóp méo phán quyết của TCPV thành phán quyết cấm cả nước phá thai. Thiên hạ nhẩy dựng lên sỉ vả TCPV, và đảng DC mị dân chụp ngay cơ hội, bóp méo thành câu chuyện đảng CH và khối bảo thủ đã lấy đi mất một cái quyền tối thượng của phụ nữ. 

    Hậu quả của phán quyết của TCPV là tất cả các tiểu bang đều phải ra luật riêng về phá thai, có giá trị tuyệt đối trong tiểu bang đó. Những tiểu bang bảo thủ muốn giới hạn phá thai có quyền ra luật giới hạn. Ngược lại, những tiểu bang cấp tiến muốn có luật phá thai dễ dãi hơn có quyền ra luật như vậy.

    Hậu quả mỉa mai nhất là chính các bà trong những tiểu bang cấp tiến là những người có quyền phá thai dễ dãi hơn, lại cũng là những người biểu tình sỉ vả TCPV ồn ào nhất. Họ có quyền ra luật phá thai dễ dàng hơn sao lại phản đối? Chẳng qua chuyện biểu tình chống đối phá thai chỉ là mượn cớ phá thai để sỉ vả khối bảo thủ và đảng CH, để kiếm phiếu trong mùa bầu cử thôi.

 

 

    2) Di dân lậu

    Nạn di dân lậu đã có ở Mỹ từ ngày …lập quốc, nhưng chưa bao giờ leo lên tới cấp khủng hoảng như dưới thời Biden. Chẳng qua vì xứ Mỹ quá giàu, dân cả thế giới mơ mộng vào xứ Mỹ sống. Ngay cả ở VN ta, sau những ngày 75, dân Việt còn sống trong nước vẫn cứ nghĩ dân tị nạn qua Mỹ sau một thời gian ngắn đều đã thành triệu phú đô-la hết. Nhất là sau khi vài anh chị tị nạn chơi trò ‘áo gấm về làng’ trở về VN bốc phét với bạn bè và bà con.

    Bây giờ, dân trung Mỹ và nam Mỹ cũng không khác, vẫn ôm giấc mộng đi Mỹ, dù không thành triệu phú cũng sẽ có đời sống khá hơn ở mẫu quốc nhiều.

 

 

    Dĩ nhiên, không ai không thông cảm cho họ, và ai cũng muốn giúp họ. Nhất là đám dân Việt tị nạn ta, chẳng ai chống lại di dân hết. Ngay cả nước Mỹ dưới thời TT Trump cũng vẫn duy trì chính sách chấp nhận di dân từ cả thế giới vào Mỹ, trái với những xuyên tạc Trump kỳ thị, chống di dân. Chính ông Trump cũng đã có vợ là di dân.

    Vấn đề là di dân phải được nhận vào Mỹ trong một thứ tự nào đó, trong một giới hạn nào đó, đúng theo luật lệ hiện hành.

    Tại sao phải như vậy? Chỉ vì chính sách nhận di dân được ấn định trong giới hạn khả năng nuôi và giúp di dân. Một chính sách mở toang cửa để tất cả mọi người tràn vào, sống bừa bãi sẽ gây ra cả lô đại họa: họ sẽ không tìm ra được việc làm, không có tiền sống, không có nhà sống, con cái lêu bêu ngoài đường, không được giáo dục, gây ra cảnh bất an xã hội, trộm cướp,… Mở toang cửa biên giới là một chính sách KHÔNG phải nhân đạo mà là VÔ NHÂN ĐẠO. Tất nhiên Nhà Nước phải can thiệp, phải tìm cách giúp hay thậm chí nuôi họ. Nghĩa là cái ngân sách trợ cấp, phiếu thực phẩm, bảo hiểm và dịch vụ y tế sẽ phải tăng bằng cách tăng thuế của dân Mỹ -trong đó có dân trung lưu Việt tị nạn-, hay bằng cách chia sẻ bớt những trợ cấp mà dân Mỹ -trong đó có không ít dân tị nạn- đang lãnh.

    Quý vị muốn thấy một chính sách di dân vô nhân đạo, cẩu thả, vô trách nhiệm, cứ việc ủng hộ việc mở toang cửa biên giới cho di dân lậu của các dân biểu và nghị sĩ DC. Cụ Biden làm vậy vì cụ cần phiếu của đám di dân lậu đó, quý vị làm vậy vì cái gì? Vì sợ mang tiếng là di dân mà lại chống di dân? Như vậy chỉ chứng tỏ quý vị chẳng hiểu gì về vấn nạn di dân lậu hết, chỉ là nạn nhân đáng thương của những xuyên tạc của đảng DC.

    3) Kiểm soát súng đạn

    Súng đạn không giết người, chỉ có người giết người thôi. Dù vậy, phe cấp tiến vẫn nằng nặc đòi cấm súng đạn. Đối với dân Mỹ, súng đạn là cái gì không thể không có được. Cái tư tưởng đó nằm trong văn hóa, trong truyền thống, trong máu dân Mỹ. Tất cả các hô hoán đòi cấm súng trên thực tế chỉ là những trò múa mép của đám chính khách mị dân trong khi họ hiểu rất rõ những mánh mung đó cuối cùng vẫn chẳng đi đến đâu hết. Họ hô hoán từ cả mấy chục năm rồi, có gì mới lạ đâu?

    Dù sao thì đây cũng không phải là ưu tư gì cho dân tị nạn chúng ta, khi mà có lẽ 99,9% dân tị nạn chúng ta không có súng, sau khi đã nếm mùi súng đạn suốt cả đời, quá ngán rồi.

 

 

Chống cộng

    Cuối cùng, có một vấn đề then chốt với dân tị nạn mà dân Mỹ không để ý: đó là vấn đề chống cộng.

    Tuyệt đại đa số chúng ta đến Mỹ vì tị nạn, trốn chạy VC, do đó tất nhiên câu hỏi đầu tiên của chúng ta là phải hỏi trong hai chính đảng Mỹ, đảng nào chống cộng, đảng nào không? Câu trả lời hiển nhiên là cả hai đảng, chẳng đảng nào chống cộng, cũng chẳng đảng nào thân cộng. Cả hai đảng chỉ hành xử theo quyền lợi của đảng nói riêng và quyền lợi của cả nước Mỹ nói chung. Chẳng đảng nào thắc mắc cho quyền lợi của dân Việt hết.

    Tuy nhiên, có hai dữ kiện chúng ta cần ghi nhận:

    – TT Trump là tổng thống đầu tiên của Mỹ công khai ra trước Liên Hiệp Quốc đọc diễn văn công kích CS và khẳng định nước Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhận xã nghĩa hay cộng sản.

   – Thượng nghị sĩ Biden là người trong suốt hơn hai năm đầu mới vào thượng viện khi chiến tranh VN chưa chấm dứt đã bỏ phiếu YES, không chừa bất cứ một lần nào mỗi khi thượng viện biểu quyết cắt viện trợ quân sự cho miền nam VN, trong khi ông không một lần nào biểu quyết cấp một xu nào cho việc di tản và tái định cư dân Việt tị nạn khi chúng ta đứng trước tử thần năm 1975. Quý ví muốn cám ơn đảng DC và cụ Biden đã giúp VC chiến thắng mau lẹ khiến quý vị được đi Mỹ sớm, bầu cho các dân biểu và nghị sĩ của đảng DC. Nếu quý vị vẫn hận chuyện mất nước lưu vong, không thể nào bỏ phiếu cho đảng DC được.

       Không còn bao lâu nữa, quý vị sẽ có dịp vào phòng phiếu, bỏ lá phiếu quyết định hướng đi của quê hương thứ hai này. Quê hương thứ hai đối với những người tị nạn thế hệ đầu, nhưng lại là quê hương vĩnh viễn của tất cả dân tị nạn từ sau thế hệ đầu. Chế độ dân chủ của Mỹ không hoàn hảo dĩ nhiên, nhưng đó là chế độ cho người dân nhiều quyền nhất, có tiếng nói lớn nhất để quyết định vận mạng của họ. Chúng ta không nên bỏ qua cơ hội.

 Bầu cử giữa kỳ: Người Mỹ gốc Việt trên con đường tham gia vào chính trị

 

 

Song Chi

Gửi bài cho BBC từ Leeds, Anh Quốc

Janet Nguyễn

JANET2022.COM Bà Janet Nguyễn (áo xanh, đứng) thuộc đảng Cộng hòa, cựu Thượng nghị sĩ tiểu bang, cựu Giám sát viên Quận Cam, và cựu Nghị viên thành phố Garden Grove sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 ở Mỹ

Chỉ còn mấy tuần nữa, vào thứ Ba 8/11 tới là cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 (Midterm Elections 2022) ở Mỹ sẽ diễn ra để bầu chọn lại tất cả 435 ghế trong Hạ viện Hoa Kỳ, và 35 trong số 100 ghế trong Thượng viện. Ngoài ra, ba mươi chín cuộc bầu cử Thống đốc bang và vùng lãnh thổ, cũng như nhiều cuộc bầu cử cấp bang và địa phương khác, cũng sẽ được tổ chức.

Nhiều người Mỹ gốc Việt cũng ra tranh cử dịp này, nhất là ở những tiểu bang có đông người Việt như California, Texas. Có thể điểm qua một số người như bà Janet Nguyễn, đảng Cộng hòa, cựu Thượng nghị sĩ tiểu bang, cựu Giám sát viên Quận Cam, và cựu Nghị viên thành phố Garden Grove, ứng cử Thượng nghị sĩ California, địa hạt 36; bà Diedre Thu Hà Nguyễn, đảng Dân chủ, phó thị trưởng Garden Grove, ứng cử chức vụ dân biểu California, địa hạt 70; ông Trí Tạ, đảng Cộng hòa, thị trưởng thành phố Westminster, ứng cử dân biểu California, địa hạt 70; ông Hubert Võ, đảng Dân chủ, người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất được bầu vào cơ quan lập pháp Texas, tiếp tục tái tranh cử lần thứ 10 chức vụ dân biểu tiểu bang Texas, đơn vị 149.

Những gương mặt tranh cử vào các vị trí cao hơn có ông Hùng Cao, tranh cử chức vụ Dân biểu Liên bang tại địa hạt 10 của tiểu bang Virginia. Ông Hùng Cao là cựu Hải Quân đại tá Hoa Kỳ, chuyên viên lặn biển sâu và xử lý vật liệu nổ của Hải quân và là ứng cử viên đảng Cộng Hòa. Quan điểm của ông Hùng Cao khá gần với những người da trắng bảo thủ, ủng hộ Tổng thống Donald Trump.

 

Người viết bài có cơ hội phỏng vấn một vài người Mỹ gốc Việt ra tranh cử lần này như ông Tạ Trung, kỹ sư, từng làm việc trong ngành Quốc phòng và Không gian Hoa Kỳ tại các hãng Hughes Aircraft, Boeing và Raytheon trong gần 40 năm. Ông cũng được biết trong cộng đồng người Việt tại Nam California là nhà giáo dục và nhà lãnh đạo cộng đồng. Kỹ sư Tạ Trung ra ứng cử vào chức vụ Nghị viên Hội đồng Thành phố Garden Grove, California. Hay kỹ sư Tuấn Nguyễn, từng làm việc cho những công ty lớn như Ericsson Research Canada, HP (trước đây là Tandem Telecom) và AMDOCS, trước khi trở thành Điều phối viên Gắn kết Cộng đồng cho tổ chức Boat People SOS (BPSOS) từ năm 2017. Ông Tuấn “TQ” Nguyễn ra tranh cử vào Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho Florida, với tư cách là một ứng cử viên độc lập.

Tạ Trung

TA TRUNG Kỹ sư Tạ Trung từng làm việc trong ngành Quốc phòng và Không gian Hoa Kỳ tại các hãng Hughes Aircraft, Boeing và Raytheon

Trả lời câu hỏi tại sao ông quyết định ra ứng cử với tư cách là một ứng viên độc lập, ông Tuấn Nguyễn trả lời: “Chính trị Mỹ ngày hôm nay có một sự tranh cãi rất là gay gắt giữa hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, đến mức độ đôi lúc có những dự luật đúng đắn cho đất nước, nhưng vì cái tính đảng tranh đưa đến tình trạng các đảng viên bên này biết là dự luật bên kia đưa ra là đúng nhưng họ vẫn không ủng hộ. Trong khi đó, nếu được trở thành một Thượng nghị sĩ độc lập, tôi có thể cũng đưa những dự luật đó ra nhưng vì tôi không thuộc bên nào cả, thành ra hai bên đều có thể nói tôi bầu cho dự luật này nhưng tôi không phải đi theo đối thủ vì người này đứng ở giữa”. Ông Tuấn Nguyễn khẳng định ông ra tranh cử không phải để đưa ra một đường lối thứ ba, mà để giúp cho hai đảng Cộng hòa, Dân chủ có thể đạt được nhiều thỏa thuận hơn và có thể thông qua những dự luật cần thiết cho người dân Mỹ. Nhưng ông cũng thừa nhận cơ hội thắng cử của các ứng cử viên độc lập là không cao.

Khi được hỏi về thử thách nội bộ lớn nhất của Hoa Kỳ hiện nay, cả hai ông Tuấn Nguyễn và Tạ Trung đều cho rằng đó là tình trạng chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng và trong xã hội Mỹ, sự xuống cấp về mặt đạo đức chính trị so với 10, 15, 20 năm trước. Theo ông Tạ Trung: “Nguyên nhân một phần cũng do tin giả, thông tin sai lệch rồi thuyết âm mưu…đã tạo nên sự chia rẽ, phân hóa không những trong các đảng với nhau, trong chính trường, mà ngay cả trong các gia đình. Chúng ta thấy trong gia đình nhiều người Việt cũng bị tan nát rất nhiều”.

Ông Tuấn Nguyễn nói thêm: “Ở Mỹ hiện tại đang có một sự xuống cấp về văn hóa thấy rõ, đưa đến nhận thức chính trị cũng đi xuống. Nước Mỹ bây giờ vẫn là siêu cường số 1 trên thế giới, nhưng nếu chúng ta nhìn vào học sinh ra trường ở cấp trung học chẳng hạn và vốn kiến thức thực sự tại học đường phổ thông của các em thì phải nói là thua xa những học sinh phổ thông trung học ở Âu châu, thậm chí thua Nam Hàn, Nhật Bản là chuyện bình thường. Khi kiến thức đi xuống và nhận thức chỉ giới hạn thôi thì dễ bị các chính trị gia lung lay bởi những lời mỵ dân của họ”. Ông Tuấn Nguyễn cho biết, chính vì vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu của ông khi ra tranh cử là phải đầu tư vào học đường, vào giáo dục của Hoa Kỳ.

Dự đoán về kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới, liệu đảng Dân chủ có bị mất đa số ở Hạ viện, hoặc Thượng viện, hoặc cả hai, các ông Tuấn Nguyễn, Tạ Trung và ông Nguyễn Đình Minh Quốc từ Houston, Texas, Giáo sư, đồng thời là một trong những diễn giả trên Nguoi-Viet Channel, đều cho rằng khả năng đảng Dân chủ giữ lại được Thượng viện cao hơn là giữ được Hạ viện hoặc cả hai. Và nếu như vậy thì cũng đã là ngoại lệ, vì thông thường cuộc bầu cử giữa kỳ thì đảng của Tổng thống đương nhiệm hay bị mất ít nhất một Viện, đôi khi hai Viện.

Tuan Nguyen

TUAN NGUYEN Ông Tuấn Nguyễn khẳng định ra tranh cử để giúp cho đảng Cộng hòa và Dân chủ có thể đạt được nhiều thỏa thuận hơn và có thể thông qua những dự luật cần thiết cho người dân Mỹ.

Bao giờ thì có một Tổng thống người Mỹ gốc Việt?

Về viễn ảnh liệu trong tương lai gần có một Tổng thống người Mỹ gốc Việt, cả ba ông đều cho rằng khả năng đó không thể sớm xảy ra. Theo kỹ sư Tạ Trung, ngay cả so với một vài cộng đổng gốc Á khác như người Mỹ gốc Ấn, gốc Hoa, gốc Nhật thì họ cũng đều đã đến nước Mỹ trước cộng đồng người Việt từ rất lâu, và họ có sự đầu tư rất nhiều cho người của họ vào các chức vụ khác nhau trong hệ thống chính trị Mỹ, ví dụ như Thứ trưởng, Bộ trưởng… Người Việt mình chưa có, trước đây chỉ có ông Đinh Việt (Đinh Đồng Phụng Việt) dưới thời của Tổng thống Bush là Thứ trưởng của Bộ tư pháp. Mặc dù người Việt cũng có nhiều người rất giỏi, nhưng chưa có khả năng để đầu tư lớn như vậy, nên mặc dù rất mong muốn, tôi nghĩ những cộng đồng khác sẽ có Tổng thống Mỹ trước mình.

Ông Tuấn Nguyễn nhận xét, người Việt mình thường cho con đi học những ngành như bác sĩ, kỹ sư, nhưng ít cho con đi học về chính trị, văn chương hay truyền thông, mà truyền thông là cánh cửa rất lớn để chúng ta đem tiếng nói của cộng đồng mình ra bên ngoài. Nói chung chúng ta hơi chú trọng một vài điểm nhọn thay vì phát triển đều, toàn diện hơn.

Còn theo GS Nguyễn Đình Minh Quốc, nếu nhìn vào lịch sử của nước Mỹ thì cộng đồng người Mỹ da đen đóng góp rất nhiều, từ chiến tranh cho tới văn hóa, thể thao, vậy mà mấy trăm năm nay rồi, trải qua bao nhiêu sự đấu tranh họ chỉ mới có được một tổng thống thôi, huống hồ tổng thống gốc Tàu, gốc Nhật cho tới gốc Việt. Nhất là ở cái thời điểm này, nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc sau một thời gian chìm lắng dường như lại bùng phát trở lại trong xã hội Mỹ. 

Nguyen dinh Minh Quoc

NGUYEN DINH MINH QUOC GS Nguyễn Đình Minh Quốc nhận xét cộng đồng người Mỹ da đen đóng góp rất nhiều trong lịch sử Mỹ nhưng họ mới chỉ có được một người làm tổng thống.

Điểm qua những khuôn mặt chính khách nổi bật của người Mỹ gốc Việt từ trước đến nay, GS Nguyễn Đình Minh Quốc nhắc đến ông Cao Quang Ánh tức Joseph Cao, đảng Cộng hòa, đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana từ năm 2009 đến năm 2011, một người thực sự có lòng, thực hiện đúng vai trò của một người dân biểu người Mỹ gốc Việt, tức là bảo vệ cho cộng đồng Việt đồng thời quan tâm đến những vấn đề của Việt Nam.

Người thứ hai là bà Stephanie Murphy, đảng Dân chủ, là phụ nữ gốc Việt đầu tiên và là người gốc Việt thứ hai trúng cử Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ, đại diện cho Ðịa Hạt 7 tại Florida từ năm 2017, đã được bà Nancy Pelosi lựa chọn vào Ủy ban điều tra vụ bạo loạn 6/1/2021 để bảo vệ nền dân chủ của Hoa Kỳ.

Hoặc bà Bee Nguyễn, đảng Dân chủ, sẽ ra tranh cử cho vị trí ứng viên Secretary of State (tạm dịch Bộ trưởng Nội vụ) tiểu bang Georgia. Tiểu bang Georgia hiện đã thông qua một số dự luật nhằm hạn chế, thắt chặt quyền bầu cử, và do đó sẽ gây thiệt thòi cho người da đen (chiếm tới 23% dân số ở đây, đông nhất trên toàn nước Mỹ), các dân tộc thiểu số và người nhập cư. Nếu đắc cử, là một người tích cực ủng hộ quyền bầu cử, bà Bee Nguyễn mong muốn sẽ giúp cho những cuộc bầu cử được công bằng.

Stephanie Murphy

MURPHY.HOUSE.GOV Bà Stephanie Murphy (thứ 4 từ phải sang) được bà Nancy Pelosi lựa chọn vào Ủy ban điều tra vụ bạo loạn 6/1/2021

Sự thành công của người nhập cư – những câu chuyện chỉ có ở nước Mỹ

Mặc dù tỷ lệ tham gia và giữ những chức vụ cao trong chính trường của người Mỹ gốc Việt vẫn còn khiêm tốn so với nhiều cộng đồng nhập cư khác, nhưng so với chính cộng đồng người Việt tại các quốc gia khác thì vẫn là một sự thành công. Nhiều người Mỹ gốc Việt là Thẩm phán, Chánh án tại các Tòa thượng thẩm địa phương, là dân biểu, hay tướng tá trong quân đội như Thiếu tướng lục quân Lương Xuân Việt, vị tướng người Mỹ gốc Việt có quân hàm cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ, Nguyễn Từ Tuấn, Chuẩn tướng Hải quânphó đề đốc người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ…

Hầu hết họ là thuyền nhân, người tỵ nạn buộc phải chạy trốn chế độ cộng sản trước và sau biến cố 30/4/1975, hoặc là con em trong những gia đình như vậy, rời Việt Nam khi mới là đứa trẻ, vậy mà chỉ vài chục năm sau họ đã vươn lên, đạt được những thành tựu như vậy. Nguyên do chính là từ môi trường tự do, nhiều cơ hội của nước Mỹ, và do số lượng người Việt đến Mỹ tỵ nạn nhiều hơn các quốc gia khác, trong đó có những thành phần ưu tú từng làm việc trong bộ máy chính quyền Sài Gòn hoặc giữ những chức vụ cao trong xã hội, nên bản thân họ hay con cái họ nhanh chóng hội nhập vào xã hội Mỹ. Phần khác, do ảnh hưởng quan điểm chính trị từ gia đình, những người Mỹ gốc Việt cũng thích tham gia vào quân đội hay chính trường để nối nghiệp cha mẹ hoặc để phục vụ cho nước Mỹ.

Người Mỹ gốc Việt và những suy tư về quê nhà

Với người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ nhất hoặc thế hệ một rưỡi, dù sống trên đất Mỹ nhưng luôn nặng lòng nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn cho tới bây giờ vẫn chưa phồn thịnh, vẫn chưa có tự do dân chủ, đồng bào đa số vẫn phải chịu nhiều nhọc nhằn, thiệt thòi, bất công. Họ thường tâm niệm làm được điều gì là để trả ơn cho quê hương thứ hai, giúp đỡ cho cộng đồng người Việt trên đất Mỹ, nhưng nếu hỗ trợ được thêm cho Việt Nam thì cũng đều sẵn lòng, thậm chí những hoạt động hay số tiền từ thiện họ đóng góp cho Việt Nam còn nhiều hơn cho chính nước Mỹ.

Nhưng từ thế hệ thứ hai, thứ ba trở đi, mọi chuyện sẽ nhạt nhòa hơn nhiều. Đa số các em không sử dụng được tiếng Việt, không biết nhiều về lịch sử văn hóa Việt Nam nên cũng không chia sẻ được những tâm tư của thế hệ đi trước.

Theo ông Nguyễn Tuấn, nếu Việt Nam là một nước dân chủ, hoặc thay đổi chuyển hóa thành một nước dân chủ thì vấn đề sẽ khác. Nhà nước Việt Nam sẽ được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng hải ngoại. Hiện tại Việt Nam vẫn nhận được kiều hối gửi về rất nhiều, nhưng chỉ là tiền, nhà nước kệu gọi rất nhiều nhưng có bao nhiêu người ở nước ngoài về làm việc tại VN đâu. Tại vì người Việt ở bên ngoài biết chính sách ở VN không tự do cởi mở, cung cách làm việc không tôn trọng dân chủ, không tôn trọng nguyên tắc luật lệ, những điều hay đóng góp sẽ bị gạt ra ngoài thì về làm gì, hoặc chì về vui chơi rồi đi. Nhưng nếu nhà nước Việt Nam nhìn ra vấn đề và trở thành một nhà nước dân chủ thì lúc đó không phải là tài lực, mà tất cả chất xám hoặc đầu tư ở nước ngoài sẽ tràn về, ngay cả thế hệ các em sau này cũng cảm thấy muốn về đóng góp. Nhà nước Việt Nam sẽ được một nguồn giúp đỡ kinh khủng trong khi bây giờ họ vẫn mướn một số người ngoại quốc về làm việc. Và đó là một điều đáng tiếc.

 Phiếu đang nghiêng về phía đảng Cộng Hòa

 

 
VOA

Trong các cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ, đảng của một vị tổng thống thường thua phiếu, trong năm nay có lẽ cũng không khác.

 

Trong các cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ, đảng của một vị tổng thống thường thua phiếu, trong năm nay có lẽ cũng không khác.

Có thể đoán trước đảng Cộng Hòa sẽ thắng lớn trong cuộc bỏ phiếu bầu Hạ viện năm nay, nhưng chưa đủ mạnh để chắc chắn chiếm được đa số ở Thượng viện, đúng như ông Mitch McConnell vẫn lo lắng.

Cuộc nghiên cứu thăm dò dư luận đầu tháng Mười của nhật báo New York Times và Siena College cho thấy trong cuộc bầu cử đầu tháng 11 sẽ có 49% cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên Cộng Hòa, 45% cho đảng Dân chủ. Một tháng trước đó, đảng Dân chủ dẫn trước một phần trăm.

Đảng Cộng Hòa sẽ chiếm đa số trong Hạ viện và có hy vọng thắng lợi ở cả Thượng viện, hiện đang ngang ngửa với tỷ số 50/50. Hai năm chót trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden ông không có hy vọng ký được một dự luật nào quan trọng; các chính sách ông theo đuổi trong hai năm qua có thể bị lật ngược lại.

Trong các cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ, đảng của một vị tổng thống thường thua phiếu, trong năm nay cũng không khác. Uy tín của Tổng thống Biden đang xuống thấp vì nạn lạm phát lên cao và kinh tế xuống thấp khiến cho đảng Cộng Hòa càng nhiều hy vọng sẽ chiếm đa số sau cuộc bầu cử năm nay. Cuộc nghiên cứu dư luận của AP-NORC cho thấy 39% dân Mỹ tin rằng đảng Cộng Hòa điều hành nền kinh tế giỏi hơn, đảng Dân chủ chỉ được 29% tin tưởng. Những nỗ lực của ông Biden và đảng Dân chủ trong hai năm qua, với các dự án đầu tư vào hạ tầng cơ sở, giúp đỡ các công nghiệp kỹ thuật cao chưa đem lại các kết quả tạo niềm tin trong cử tri Mỹ. Trong khi đó, ba phần tư dân Mỹ coi tình trạng tội phạm gia tăng là vấn đề quan trọng nhất, và đảng Dân chủ đang nắm cả quyền hành pháp và lập pháp phải chịu trách nhiệm.

Chỉ cần chiếm thêm một ghế nghị sĩ, đảng Cộng Hòa có thể ngăn không cho Tổng thống Biden bổ nhiệm một vị thẩm phán liên bang hay đại sứ nào mới, cũng như các chức vụ trong guồng máy liên bang.

Đảng Cộng Hòa có thể ủng hộ một dự luật cấm phá thai sau 15 tuần lễ, như Nghị sĩ Lindsey Graham đã đề nghị; trong khi Tổng thống Biden đang hứa sẽ đưa ra một dự luật bảo vệ quyền phá thai. Đạo luật bảo hiểm y tế thời cựu Tổng thống Obama có thể bị cắt giảm, cũng như các biện pháp giảm giá thuốc trị bệnh mà ông Biden mới ban hành. Dân biểu Kevin McCarthy (CH-Calif.) hy vọng sẽ thành chủ tịch Hạ viện, thay thế bà Nancy Pelosi, nếu được các đại biểu theo cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ. Dân biểu Cộng Hòa Elise Stefanik, New York, đứng hàng thứ ba trong Hạ viện đe dọa sẽ đàn hạch (impeach) Tổng thống Biden khi chiếm đa số, nhưng ông McCarthy chưa đồng ý.

Ông McCarthy đã báo trước sẽ ngăn cản nhiều chương trình đối nội và đối ngoại của ông Joe Biden. Ông sẽ dùng đa số Cộng Hòa ở Hạ viện không cho nâng cao “mức trần” các món nợ quốc gia, khiến chính phủ hết tiền xài. Hạ viện có thể không thông qua ngân sách khiến chính phủ phải đóng cửa, như đã xảy ra năm 2013 thời Tổng thống Obama và năm 2018 thời Tổng thống Trump. Ông McCarthy đề nghị cho xét lại hàng năm những chi phí trong chương trình y tế cho người về hưu (Medicare) và Bảo hiểm Xã hội (Social Security) thay vì giữ nguyên như cũ.

Đối ngoại, ông cũng tỏ ý không muốn “ký ngân phiếu trắng” viện trợ quân sự cho Ukraine, như ông Biden đang làm, khiến cho hai nhân vật quan trọng trong đảng Cộng Hòa, Nghị sĩ Mitch McConnell, trưởng khối Cộng Hòa ở Thượng viện và cựu Phó Tổng thống Mike Pence đều phải lên tiếng phản đối.

Một thành phần cử tri quan trọng là phụ nữ lâu nay vẫn nghiêng về phía đảng Dân chủ, nhưng chính họ đang thay đổi. Phá thai là một vấn đề có thể giúp đảng Dân chủ chiếm ưu thế. Ông Joe Biden đã hứa sẽ đưa ra một dự luật bảo đảm quyền phá thai sau cuộc bỏ phiếu năm nay, nhằm khích động cử tri nữ; nhưng không biết có thu hút được kết quả ông mong muốn hay không. Trong tháng Chín, các cử tri phụ nữ không theo đảng nào ủng hộ đảng Dân chủ 14% nhiều hơn đảng Cộng Hòa. Trong tháng Mười, tỷ số đã lật ngược, Cộng Hòa chiếm đa số hơn 18%. Trong số các cử tri không đảng phái, đảng Cộng Hòa đang chiếm ưu thế 10%.

Từ đầu năm nay, Nghị sĩ Mitch McConnell tin rằng đảng Cộng Hòa sẽ thắng lớn ở Hạ viện nhưng còn tỏ ý lo ngại không thể lật ngược thế cờ trên Thượng viện. Nhưng ưu thế của đảng Dân chủ trong cuộc tranh cử các chức nghị sĩ đang bị lung lay khiến ông McConnell đang nuôi hy vọng.

Tại tiểu bang Pennsylvania, ứng cử viên Dân chủ John Fetterman từ đầu năm đã dẫn trước Bác sĩ Mehmet Oz, Cộng Hòa, người được cựu Tổng thống Donald Trump ủng hộ, nhưng hiện nay ông Mehmet Oz đã thâu hẹp được khoảng cách và có thể qua mặt ông Fetterman vì ông có vấn đề sức khỏe. Trong tuần này, Tổng thống Biden đã đến Pennsylvania ủng hộ gà nhà nhưng chưa biết kết quả sẽ ra sao.

Tại tiểu bang Arizona, ứng cử viên Cộng Hòa Blake Masters đang bám sát Nghị sĩ đương nhiệm Mark Kelly, Dân chủ. Các ứng cử viên nghị sĩ của đảng Dân chủ ở Wisconsin và Nevada, trước đây có vẻ nắm chắc phần thắng, nay cũng đang lung lay. Ở Nevada, ứng cử viên Cộng Hòa Adam Laxalt đang chiếm 49% còn Nghị sĩ Catherine Cortez Masto, Dân chủ chỉ được 48% ủng hộ. Ở Wisconsin, phó thống đốc Mandela Barnes, Dân chủ, đã dẫn trước Nghị sĩ Ron Johnson từ đầu nhưng ưu thế đang mất trong hai tuần trước ngày dân bỏ phiếu.

Cuộc tranh cử chức nghị sĩ ở tiểu bang Georgia còn đang nghiêng ngửa, mặc dù Nghị sĩ Raphael Warnock, Dân chủ khởi hành với nhiều lợi thế. Đối thủ của ông, Herschel Walker được cựu Tổng thống Trump ủng hộ, đã bị mang tiếng có nhiều con riêng với nhiều phụ nữ đến mức ông không nhớ hết được, với mấy bà mẹ của các con ông tố giác ông đã trả tiền cho họ phá thai, nhưng ông Walker vẫn chưa chịu thua. Hầu như dân chúng đã quen nghe các chuyện xì căng đan về tính dục của các chính trị gia nhiều rồi, bây giờ họ có vẻ dửng dưng trước các tin tức ly kỳ, hấp dẫn mới.

Tại tiểu bang Ohio, cuộc tranh cử giữa J.D. Vance (CH), và Tim Ryan (DC) bỗng trở nên hứng thú mặc dù cựu Tổng thống Trump đã thắng ở tiểu bang này hai lần, năm 2016 và 2020, mỗi lần với ưu thế 8%. Dân biểu Tim Ryan, đã đắc cử 10 lần, phải đương đầu với một ứng cử viên Cộng Hòa được ông Trump ủng hộ. Ông Ryan đã gây quỹ được $40 triệu mỹ kim nhưng ngân quỹ tranh cử còn thua ông Vance $2 triệu!

Có thể đoán trước đảng Cộng Hòa sẽ thắng lớn trong cuộc bỏ phiếu bầu Hạ viện năm nay, nhưng chưa đủ mạnh để chắc chắn chiếm được đa số ở Thượng viện, đúng như ông Mitch McConnell vẫn lo lắng. Dù sao cũng có thể đoán trước Tổng thống Joe Biden sẽ gặp nhiều khó khăn trong hai năm sắp tới khi Kevin McCarthy đóng vai chủ tịch Hạ viện. Ông sẽ trở thành nhân vật thứ ba có thể lên làm tổng thống sau Ông Joe Biden và bà Kamala Harris!

Tổng quan về cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ năm 2022

Đỗ Kim Thêm
Tiếng Dân

4-10-2022

 

Vào ngày 8 tháng 11 năm 2022 tới đây, các cử tri Mỹ sẽ đi bầu Quốc hội vào giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden và được gọi chung là Midterm Elections. Kết quả bầu cử này sẽ là thước đo về thành quả trong hai năm vừa qua và tiên đoán về triển vọng trong hai năm sắp tới của Tổng thống Joe Biden.

Nhưng ai sẽ bầu cho ai? Cuộc tranh cử lần này có ảnh hưởng đặc biệt nào đối với toàn bộ nền chính trị của Mỹ? Dân chúng hài lòng với công việc của chính quyền Joe Biden đến mức nào và hai đảng Cộng hoà và Dân chủ sẽ vận động tranh cử với các đề tài nào?

Ai bầu cho ai?

Theo Hiến pháp quy định, Quốc hội là cơ quan lập pháp, bao gồm Hạ viện và Thượng viện; cứ hai năm một lần, tất cả 435 Dân biểu Hạ viện và một phần ba trong số 100 Thượng nghị sĩ Thượng viện sẽ được bầu lại; lần bầu này được quy định vào ngày 8 tháng 11 năm 2022. Tại một vài tiểu bang có ngoại lệ cho phép được bầu trước ngày này.

Ngoài ra, trong dịp này, tại 36 trong số 50 tiểu bang, các chức vụ thống đốc sẽ được bầu lại, họ là những nhà lãnh đạo hành pháp của từng tiểu bang.

Sinh hoạt lưng đảng

Trong sinh hoạt chính trị hiện nay, chỉ có hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đóng vai trò chủ yếu cho sự vận hành của hệ thống. Đảng Dân chủ chiếm đa số với 222 trong số 213 ghế tại Hạ viện; tại Thượng viện, mổi đảng đều có 50 ghế. Trong số 35 ghế mới được bầu tại Thượng viện lần này, 14 ghế hiện do đảng Dân chủ giữ và 21 ghế do đảng Cộng hòa giữ. Trước cuộc bầu cử 36 thống đốc mới, đảng Cộng hòa có 20 thống đốc, đảng Dân chủ có 16.

Ý nghĩa chính trị

Nói chung, sau cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 năm 2022, thì vấn đề đa số tại Quốc hội sẽ được tổ chức lại cho phù hợp với kết quả và sẽ quyết định cho khả năng hành động của Tổng thống Joe Biden trong hai năm tới. Đảng Cộng hòa đang hy vọng sẽ giành lại đa số tại Hạ viện và Thượng viện và đảm nhận nhiều chức vụ thống đốc hơn.

Nếu đạt được thành quả này, thì gió sẽ xoay chiều, cụ thể là Joe Biden sẽ gặp nhiều trở ngại tại Quốc hội và ước mơ trở lại Nhà Trắng vào năm 2024 của Donald Trump sẽ trở thành hiện thực.

Bầu cử Hạ viện

Các tiểu bang chia nhau 435 ghế trong Hạ viện, các ghế này tính theo tỷ lệ dân số của từng tiểu bang. Các tiểu bang có diện tích rộng lớn như Montana hay Wyoming, nhưng lại là nơi có ít cư dân, nên chỉ bầu được một người, trong khi tiểu bang đông dân như California có được một số đông đại biểu.

Luật bầu cử quy định nguyên tắc đa số tương đối, có nghĩa là, ứng viên có nhiều phiếu bầu nhất trong khu vực tranh cử sẽ nhậm chức dân biểu Hạ viện.

Hạ viện trước cuộc bầu cử

Vai trò của dân số có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc bầu cử Hạ viện. Hiến pháp quy định là cứ mười năm một lần, một cuộc điều tra dân số sẽ được tiến hành để tái xác định số lượng dân biểu và lần mới nhất là ngày 1 tháng 4 năm 2020.

Dựa vào kết quả của Bảng Điều tra Dân số này, bảy tiểu bang sẽ nhận được ít ghế hơn trong Hạ viện (California, Illinois, Michigan, New York, Ohio, Pennsylvania, West Virginia), sáu tiểu bang sẽ có nhiều ghế hơn (Colorado, Florida, Montana, North Carolina, Oregon, Texas).

Theo truyền thống, cử tri của một số tiểu bang chỉ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa, nên việc phân bổ ghế mới trong Hạ viện cũng có thể dẫn đến đa số mới.

Nếu theo dõi kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ trong những lần gần đây, thì đảng của tổng thống đang cầm quyền hầu như luôn mất ghế. Nếu xu hướng này tiếp tục, thì kết quả khó tránh khỏi của lần này là đảng Dân chủ sẽ mất đa số tại Hạ viện.

Bầu cử Thượng viện

Thượng viện có tổng cộng 100 Thượng nghị sĩ và được bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu đa số. Nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ là sáu năm. Để có thể hoạt động liên tục, cứ hai năm một lần, một phần ba Thượng viện được bầu lại.

Ứng viên đắc cử phải được nhiều phiếu bầu nhất, ở một số tiểu bang thậm chí còn qui định thêm là muốn được đắc cử, ứng viên phải có nhiều hơn một nửa số phiếu bầu.

Bất kể dân số là nhiều hay ít, mổi tiểu bang được quy định chỉ là một khu vực bầu cử và được hai Thượng nghị sĩ đại diện. Do đó, giữa 50 tiểu bang có số lượng dân số chênh lệch, thì số lượng cư dân được đại diện bởi một Thượng nghị sĩ hoàn toàn khác nhau.

Thượng viện trước cuộc bầu cử

Kể từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa mỗi bên có 50 ghế tại Thượng viện. Nếu trong tình trạng bế tắc xảy ra, Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ với lá phiếu của mình, là người quyết đoán chung cuộc.

Vào ngày 8 tháng 11 năm 2022, 34 tiểu bang sẽ bầu một thượng nghị sĩ mới (Alabama, Alaska, Arizona, Arkansas, Colorado, Connecticut, Florida, Georgia, Hawaii, Idaho, Illinois, Indiana, Iowa, California, Kansas, Kentucky, Louisiana, Maryland, Missouri, Nevada, New Hampshire, New York, North Carolina, North Dakota, Ohio, Oklahoma, Oregon, Pennsylvania, South Carolina, South Dakota, Utah, Vermont, Washington và Wisconsin). Tại Oklahoma, một cuộc bầu cử bất thường cũng được tổ chức vì lý do có một Thượng nghị sĩ từ chức.

Trong số 35 ghế mới được bầu, 14 ghế hiện do đảng Dân chủ nắm và 21 ghế do đảng Cộng hòa nắm. Theo các chuyên gia, hiện nay chỉ có bảy ghế được coi là còn trong vòng tranh chấp. Đảng Cộng hòa phải bảo vệ hai ghế ở hai tiểu bang thuộc đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đó là Pennsylvania và Wisconsin. Vì vậy, liệu cử tri sẽ bầu cho ai, đảng Cộng hòa hay cho đảng Dân chủ, cuộc tranh cử ở đây sẽ sôi nổi hơn.

Arizona, Georgia, Nevada, New Hampshire và North Carolina là những tiểu bang dao động, nghĩa là, nhiều cử tri còn e dè trong việc quyết định bầu cho đảng nào. Do đó, cho dến nay, ai sẽ thắng cử là khó đoán.

Bầu cử thống đốc

Tại 36 trong số 50 tiểu bang cũng như ở ba vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ (Guam, Quần đảo Bắc Mariana và Quần đảo Virgin), cuộc bầu cử thống đốc cũng sẽ được tổ chức vào cùng ngày 8 tháng 11 năm 2022.

Các thống đốc của từng tiểu bang là những người đứng đầu chính phủ và bốn năm bầu một lần. Một số tiểu bang cũng có các điều khoản ngoại lệ, việc tranh cử của ứng cử viên bị giới hạn trong hai hoặc ba nhiệm kỳ.

Trước cuộc bầu cử lần này, trong số 36 vị thống đốc, đảng Cộng hòa có 20 thống đốc, đảng Dân chủ là 16. Tuy nhiên, chỉ có 10 trong số 36 chức vụ mới này đang được coi là còn trong vòng tranh chấp ( Arizona, Georgia, Kansas, Maine, Michigan, Minnesota, New Mexico, Nevada, Pennsylvania và Wisconsin.)

Các thống đốc tiểu bang có nhiều thẩm quyền chính trị và phương tiện pháp lý, nên có thể đưa ra nhiều biện pháp chống lại các kế hoạch của chính quyền trung ương. Do đó, cuộc bầu cử thống đốc cũng có tầm quan trọng đối với việc thực hiện chính sách của chính phủ liên bang.

Các cuộc thăm dò dư luận

Tính cho đến cuối tháng mười năm 2022, đã có nhiều cơ quan truyền thông khác nhau khảo sát về sự hài lòng của dân chúng đối với Tổng thống Joe Biden, hầu như tất cả đều đi đến một kết quả chung là công luận bất bình đối với Joe Biden.

Theo Project FiveThirtyEight cho biết, chỉ có 42% số người được hỏi là hài lòng với công việc chính phủ và 52% là không.

Trước đó, vào tháng Ba năm 2021, tỷ lệ ủng hộ cho Joe Biden là 55 %. Kể từ cuối tháng 8 năm 2022, tình thế đã thay đổi, số người không hài lòng với Joe Biden gia tăng đáng kể.

Các lý do chính cho sự thay đổi này là việc Mỹ rút quân hỗn loạn ra khỏi Afghanistan vào tháng tám năm 2021, cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch Corona và cuộc chiến ở Ukraine. Do đó, đảng Dân chủ không còn ưu thế tranh cử như trong mùa hè.

Gần đây nhất, lý do quan trọng khác là Tối cao Pháp viện đã quyết định bãi bỏ quyền phá thai trên toàn quốc, một điểm bất bình mới đã dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ trong cả nước.

Nhưng các chủ đề này đang giảm dần thu hút trong công luận, vì tất cả giá cả tăng cao bất thường, nhất là giá thực phẩm, bất động sản, xăng dầu, lò sưởi, bảo hiểm y tế và cuối cùng là lãi suất thế chấp. Dân chúng đang hoang mang hơn vì lo sợ nạn suy thoái đang gần kề.

Ngược lại, theo các thăm dò chung, cho dù ở cấp tiểu bang và trên toàn liên bang, hiện nay đa số cử tri tin là đảng Cộng hòa có khả năng hơn trong việc giải quyết vấn đề kinh tế cho đất nước và sẽ có nhiều cơ hội thắng cử không chỉ ở Hạ viện mà còn tại Thượng viện.

Trong bối cảnh mới sau kỳ bầu cử này, Tổng thống Joe Biden sẽ chỉ là một “con vịt què”, có nghĩa là, trong thực tế, hai năm tới không có thể đệ trình một dự luật mới hoặc giới thiệu ứng cử viên sáng giá trước Quốc hội.

Những chủ đề tranh cử

Tình trạng lạm phát

Mức lạm phát mới nhất được ghi nhận là khoảng là 8,2%, đó là một cú sốc đối với người tiêu dùng và chính giới. Cụ thể, giá thực phẩm trung bình đắt hơn 11,2% so với năm ngoái, giá dầu cho lò sưởi ấm thậm chí tăng đến 58%. So với giá năm trước, giá bất động sản đã tăng vọt khó kiểm chứng và lãi suất thế chấp tăng lên hơn khoảng 6 %. Mọi người tiêu dùng nhận ra  rằng số tiền chi ra cho bất cứ nhu cầu nào cũng có giá trị thấp hơn so với năm trước.

Để ứng phó, chưa ai biết liệu Cục Dự trữ Liên bang có tăng lãi suất không, nhưng đó trở thành mối quan tâm chung. Bi quan nhất là vì mức lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng và không có dấu hiệu nào cho thấy là chính phủ sẽ cải thiện tình trạng.

Mỗi người dân Mỹ trung bình hiện nay mang nợ khoảng 92.000 đô la và gần một nửa là không có thể để dành được tiền tiết kiệm. Tính trung bình, họ phải làm hai công việc cùng lúc, nhưng thường là không đủ để trang trải cho các chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà hoặc tiền lãi thế chấp.

Cho dù các chuyên gia cho là Joe Biden mang lại cho thị trường nhân dụng đã có những chuyển biến khởi sắc, bằng chứng là nhiều người đã tìm được việc làm và khoản nợ của ngân sách nhà nước đã giảm rõ rệt, nhưng cũng không phải vì thế mà dân chúng lạc quan hơn, vì thực ra, việc cải thiện tình hình chung không có gì được gọi là bảo đảm. Các gói cứu trợ Covid năm ngoái, dù tất cả đều có tác dụng nhất định, nhưng cũng giống như các thời trước đây.

Hiện nay, vì không có biện pháp nào hữu hiệu hơn để kiềm chế tình trạng lạm phát, nên đảng Dân chủ sẽ phải trả một cái giá rất đắt trong cuộc bầu cử này.

Bạo lực và tội phạm

Việc gia tăng bạo hành và tội phạm hình sự không chỉ quan trọng đối với cư dân thành thị mà còn ở nhiều vùng nông thôn.

Số liệu thống kê của FBI cho năm 2021 về mức vi phạm tội ác trong cả nước hiện chưa được phổ biến chính thức, vì lý do là các dữ liệu chưa được cập nhật và nhu cầu trang bị bằng kỷ thuật số hoá cho cơ sở dữ liệu chưa hoàn chỉnh.

Dù vậy, nhận định sơ khởi của Council on Criminal Justice, cơ quan chuyên thu thập thống kê hình sự hằng năm tại 27 thánh phố lớn về bạo hành, vi phạm tài sản và sử dụng ma túy cho thấy tình hình chung là bi quan: các vụ giết người tăng 5%, tấn công nghiêm trọng tăng 4%, sử dụng súng tăng 8%, các vụ cướp và trộm cắp xe tăng 14% trong năm 2021, số lượng cảnh sát tính trên đầu người để phục vụ cho nhu cầu an ninh xã hội giảm mạnh hơn so với trước đây.

Trong bối cảnh đó, đảng Cộng hòa đã coi tội phạm là chủ đề chính trong việc vận động tranh cử và cáo buộc đảng Dân chủ là quá “mềm mỏng đối với tội phạm” vì không có hành động kiên quyết để giải quyết tình trạng này.

Từ lâu, đảng Dân chủ đã dành nhiều biện pháp ưu tiên để đối phó, đặc biệt là sau vụ thảm sát tại trường học Uvalde và các vụ xả súng khác. Tuy nhiên, chủ đề này đã không gây sự chú ý đặc biệt của công luận khi đảng Dân chủ đưa việc giải quyết vấn đề trong khuôn khổ tranh luận quá bao quát về tội phạm.

Nhập cư trái phép

Tình hình nhập cư trái phép và xáo trộn tại biên giới giữa Mỹ và Mexico được thảo luận sôi nổi không những ở các tiểu bang bị ảnh hưởng trực tiếp mà còn trong phạm vi cả nước.

Các nhân viên biên phòng phía nam đã bắt giữ gần 2,4 triệu người nhập cư trái phép trong năm 2022, một kỷ lục mà chính phủ không muốn công khai đề cập tới. Đảng Cộng hòa cáo buộc Tổng thống Biden là  quá lỏng lẻo trong công tác biên phòng, nhất là việc trục xuất không nghiêm nhặt. Do đó, để đối phó, chính quyền phải tiếp tục xây dựng bức tường ngăn chận như Donald Trump đã từng chủ trương.

Đảng Dân chủ thừa nhận việc giải quyết vấn đề biên phòng là quan trọng, bằng chứng là đã cung ứng ngân sách cho các biện pháp ngăn chận ở nhiều nơi và kết quả là có khoảng một nửa số người nhập cư đã bị trục xuất. Nhưng thực tế cho thấy khác hẳn, nhiều người Cuba, Venezuela hoặc Nga, một khi đã nộp đơn xin tị nạn, thì không thể bị đưa trở lại Mexico.

Sôi bỏng nhất hiện nay là vấn đề chia sẻ  trách nhiệm tiếp nhận và ngân sách không được đặt ra trong phạm vi toàn liên bang, có nghĩa là, việc phân phối người nhập cư  không được phối hợp cho cả nước.

 

Các tiểu bang Texas và Arizona cáo buộc các tiểu bang do đảng Dân chủ nắm quyền đã thúc đẩy việc nhập cư trái phép. Đó là lý do tại sao các thống đốc đảng Cộng hòa của Arizona và Texas thường xuyên cho xe buýt chở người nhập cư đến các thành trì của đảng Dân chủ ở New York, Chicago và Washington mà không cần tham khảo ý kiến với bất cứ ai

Gần đây, Thống đốc Florida Ron de Santis đã đưa những người xin tị nạn từ Texas đến Martha’s Vineyard, một hòn đảo nổi tiếng ở bờ biển phía Đông. Tất cả chi phí di chuyển và cư trú tại các khách sạn được trang trải bằng tiền thuế của cư dân tiểu bang.

Vào tháng 8, cơ quan thăm dò Ipsos cho biết, hơn một nửa số người được hỏi đã mô tả tình hình xáo trộn ở biên giới là một “cuộc xâm lược”. Những người theo chủ trương dân tộc cực đoan đã đặt ra thuật ngữ này mà ngay cả nhiều cử tri theo đảng Dân chủ hoặc độc lập cũng đồng tình. Gần đây, trong công luận và thậm chí đảng viên Cộng hòa cũng tận dụng lối diễn đạt này.

Vấn đề phá thai và luật phá thai

Với quyết định để cho các tiểu bang toàn quyền giải quyết các vấn đề phá thai trong tương lai, Tối cao Pháp viện đã gây thêm chia rẽ cho đất nước, làm ảnh hưởng đến tình trạng phân hoá vốn dĩ đã là nghiêm trọng.

 

Phán quyết này làm cho những người dân phản đối việc phá thai tỏ ra hoan nghênh trong khi nhiều người khác vô cùng phẫn nộ. Các phản ứng dồn dập sau đó là các biện pháp hạn chế và cấm phá thai ở nhiều tiểu bang do đảng Cộng hòa nắm quyền. Do đó, các ứng viên thuộc đảng Cộng hòa đã vận động thêm một chiến dịch tranh cử khác mang tên “Pro Life”.

Mặt khác, đảng Dân chủ đã tham gia đấu tranh cho quyền phá thai không bị hạn chế và đạt mức thành công nhất định; số lượng phụ nữ đăng ký bỏ phiếu cho đảng tăng lên đáng kể và các nữ cử tri trước đây chưa quyết định hoặc nghiêng về đảng Cộng hòa cho biết sẽ ủng hộ đảng Dân chủ trong chủ đề này. Hiện nay, vấn đề phá thai dường như cũng sẽ có ảnh hưởng phần nào quyết định đến kết quả của cuộc bầu cử.

Nhưng cuộc thăm dò vào đầu tháng tám tại Kansas cho thấy là, đa số ở các tiểu bang Trung Tây theo bảo thủ đã bác bỏ lệnh cấm phá thai. Nhiều ứng viên đảng Cộng hòa đã nhìn thấy các dấu hiệu thay đổi và giảm bớt các luận điệu chống phá thai, ngừng thảo luận chủ đề hoặc chuyển sang đề tài khác, điển hình là Kari Lake, ứng cử viên chức vụ thống đốc của tiểu bang Arizona và là ngôi sao đang lên của Đảng Cộng hòa. Kari Lake vẫn chống lại việc phá thai, nhưng cho là nữ giới nên sáng suốt để đưa ra quyết định của riêng mình.

Trong những ngày tới gần cuộc bầu cử, các cuộc thăm dò cho thấy là chủ đề phá thai đã bị đẩy lùi so với lạm phát.

Đối sách của Joe Biden

Trước triển vọng đen tối về kết quả của cuộc bầu cử, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm ra hai đối sách mới.

Một là, trước tình hình vật giá leo thang, Joe Biden tìm cách gây áp lực lên ngành công nghiệp dầu mỏ và cho biết là sẽ đánh thuế các lợi nhuận đặc biệt liên quan đến chiến tranh.

Trong báo cáo định kỳ mới nhất, hai doanh nghiệp ExxonMobil và Chevron cho biết là doanh thu tăng cực mạnh nhờ giá dầu tăng, một hậu quả của cuộc chiến tranh Ukraine. Cụ thể là lợi nhuận của Exxon đã tăng lên gấp ba lần với doanh thu là 19,7 tỷ đô la và Chevron tăng lên 84% với doanh thu 11,2 tỷ đô la.

Theo Joe Biden, các doanh nghiêp khổng lồ này phải thay đổi các biện pháp triệt để, cụ thể là tăng gia đầu tư trở lại thị trường Mỹ, tăng khả nẳng sản xuất của các nhà máy lọc dẩu nội địa và giảm giá cho người tiêu dùng.

Nhưng thực tế cho thấy việc doanh nghiệp thay đổi chính sách kinh doanh không thễ giải quyết trong một sớm một chiều trong khi hai đảng đang chạy đua ráo riết trước ngày bầu cử.

Hai là, trong bài diễn văn vận động tranh cử,cuối cùng, Joe Biden báo động cho dân chúng Mỹ là nền dân chủ đang lâm nguy, cáo buộc Donald Trump đã tạo ra thảm hoạ ngày 6 tháng 1 tại Quốc hội và tha thiết kêu gọi cử tri nên tỉnh thức để quyết định cho tương lai của đất nước.

Liệu hai đối sách này của Joe Biden sẽ mang lại hiệu ứng tốt đẹp không, kết quả bầu cử của ngày 8 tháng 11 năm 2022 sẽ là câu trả lời.

Kết luận

Nhìn chung, đảng Dân chủ có được các năng động trong chiến dịch tranh cử trong mùa hè, phần lớn nay bị mất, đặc biệt là ở những nơi mà các cử tri không thuộc đảng Dân chủ. Đảng Dân chủ sẽ chịu mức độ thất cử nghiêm trọng như thế nào, vẫn còn phải chờ xem.

Nếu đảng Cộng hòa sẽ thắng lớn ở Hạ viện và Thượng viện, thì đảng Dân chủ sẽ lâm vào cảnh bế tắc, đặc biệt là việc đề xuất các dự thảo luật và bổ nhiệm các thẩm phán và nhân viên cấp cao của liên bang.

Các nhận định tổng quan này cần phải được cập nhật và kiểm chứng sau ngày 8 tháng 11năm 2022.

 

Diễn văn của Tổng thống Biden về việc bảo vệ nền dân chủ

The White House

Biên dịch: Người Mỹ gốc Việt

3-11-2022

 

 

Chào tất cả mọi người,

Chỉ vài ngày trước, trước 2:30 sáng một chút, một người đàn ông đã đập vỡ cửa sổ phía sau và đột nhập vào nhà của bà Chủ tịch Hạ viện, quan chức  cao cấp thứ ba của Hoa Kỳ. Hắn ta mang trong ba lô dây trói, băng keo, dây thừng và một cái búa.

Theo như lời khai với cảnh sát, hắn ta đã đến tìm Nancy Pelosi để bắt bà làm con tin, thẩm vấn bà và đe dọa đánh gãy xương bánh chè của bà. Nhưng bà ấy không có ở đó. Chồng bà ấy, người bạn Paul Pelosi của tôi, ở nhà một mình. Kẻ tấn công cố gắng bắt Paul làm con tin. Hắn đánh thức ông dậy, và hắn muốn trói ông ta. Và rồi, kẻ tấn công đã dùng búa đập vỡ hộp sọ của Paul. Rất may, nhờ ơn Chúa, Paul đã sống sót.

Tất cả những điều này đã xảy ra sau khi kẻ tấn công, và thật khó để nói. Thật khó để nói nỗi. Sau khi kẻ tấn công vào nhà hỏi: “Nancy ở đâu? Nancy ở đâu?”

Đó cũng chính là những từ được dùng bởi đám loạn dân đã xông vào Điện Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 1, khi họ đập vỡ cửa sổ, đá vào cửa cái, tấn công tàn bạo các nhân viên thực thi pháp luật, đi nghênh ngang trên các hành lang săn lùng các quan chức và dựng lên giá treo cổ để chờ treo cổ phó tổng thống Mike Pence.

Đó là một đám loạn dân đầy cuồng nộ đã bị xô vào một cơn điên loạn bởi một tổng thống đã lặp đi lặp lại một Lời Đại Bịp, rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị đánh cắp. Đó là lời nói dối đã thúc đẩy sự gia tăng đầy nguy hiểm của bạo lực chính trị và đe dọa cử tri trong hai năm qua.

Ngay cả trước ngày 6 tháng 1, chúng ta đã thấy các quan chức bầu cử và nhân viên bầu cử ở một số tiểu bang phải chịu các cuộc gọi hăm dọa, đe dọa tấn công thể xác, thậm chí đe dọa đến tính mạng của họ. Chẳng hạn, ở Georgia, vị Ngoại trưởng Cộng hòa và gia đình của ông đã bị đe dọa sát hại vì ông từ chối vi phạm pháp luật để tuân theo yêu cầu của tổng thống vừa thất cử: Chỉ cần tìm cho ông ta 11.780 phiếu bầu. Chỉ cần kiếm cho ra 11.780 phiếu bầu.

Các nhân viên bầu cử, như Shaye Moss và mẹ cô, bà Ruby Freeman, đã bị quấy rối và đe dọa chỉ vì họ có can đảm thực hiện công việc của mình và bênh vực sự thật, bảo vệ nền dân chủ của chúng ta.

Sự đe dọa này, bạo lực này đối với các quan chức đảng Dân chủ, đảng Cộng hòa và phi đảng phái đang chỉ làm công việc của họ, là hậu quả của những lời nói dối vì quyền lực và tư lợi, những lời nói dối có âm mưu và ác ý, những lời nói dối lặp đi lặp lại để tạo ra một vòng quay giận dữ, căm thù, cay cú và cả bạo lực.

Vào thời điểm này, chúng ta phải đối đầu với những lời nói dối đó bằng sự thật. Chính tương lai của quốc gia chúng ta phụ thuộc vào nó.

Những người đồng bào Mỹ của tôi, chúng ta đang đối mặt với một thời khắc quyết định, một điểm uốn lịch sử. Chúng ta phải – với một tiếng nói thống nhất áp đảo – nói như một quốc gia và nói rằng sự đe dọa cử tri hoặc bạo lực chính trị ở Hoa Kỳ không được chấp nhận, thật sự không được chấp nhận. Cho dù nó nhắm vào đảng viên Dân chủ hay đảng viên Cộng hòa. Không thể chấp nhận được, nhất định là thế. Sẽ không bao giờ được chấp nhận.

Hôm nay tôi đang phát biểu gần Đồi Quốc hội, gần Điện Quốc hội Hoa Kỳ, thành trì của nền dân chủ của chúng ta.

Tôi biết có rất nhiều điều đang nằm trên bàn cân trong những cuộc bầu cử bán kỳ như lần này, từ nền kinh tế của chúng ta, đến sự an toàn trên đường phố, quyền tự do cá nhân, đến tương lai của dịch vụ chăm sóc y tế, An sinh xã hội và Medicare. Tất cả đều quan trọng.

Chúng ta có những dị biệt. Chúng ta có những dị biệt về quan điểm. Và đó là chuyện đương nhiên. Nhưng có một thứ khác đang bị đe dọa, chính là nền dân chủ.

Tôi không phải là người duy nhất nhìn thấy điều đó. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Mỹ tin rằng nền dân chủ của chúng ta đang gặp nguy hiểm, rằng nền dân chủ của chúng ta đang bị đe dọa. Họ cũng thấy rằng nền dân chủ đang nằm trên lá phiếu năm nay và họ hết sức bận tâm đến điều đó.

Vì vậy, hôm nay, tôi khẩn nài tất cả người Mỹ, bất kể đảng phái, hãy đáp ứng thời khắc quan trọng này của quốc gia và của thế hệ. 

Khi bỏ phiếu, chúng ta hãy nhận thức chuyện được mất và không chỉ là một cái chính sách nào đó tại thời điểm này, mà cả những định chế đã gắn kết chúng ta với nhau trong mưu cầu một liên minh hoàn hảo cũng đang bị đe dọa. Khi bỏ phiếu, chúng ta nên nhận thức chúng ta đã từng là ai, và chúng ta đang có nguy cơ trở thành thế nào.

Hỡi các đồng bào Mỹ của tôi, có một câu ngạn ngữ, “Freedom is not free” – “Tự do chẳng phải thứ cho không,” nó đòi hỏi sự cảnh giác thường xuyên. Ngay từ thuở ban đầu, không có gì bảo đảm cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Mọi thế hệ đã phải chống đỡ cho nó, bảo vệ nó, giữ gìn nó, lựa chọn nó, vì nền dân chủ là như vậy. Đó là sự lựa chọn, quyết định của dân chúng, của dân chúng và vì dân chúng.

Vấn đề không thể rõ ràng hơn, theo quan điểm của tôi. Chúng ta, những người dân phải quyết định xem liệu chúng ta sẽ có những cuộc bầu cử công bằng và tự do hay không, và mọi lá phiếu có được nhìn nhận hay không.

Chúng ta, những người dân, phải quyết định xem chúng ta có duy trì một nền cộng hòa hay không, nơi sự thật được chấp nhận, luật pháp được tuân thủ và lá phiếu của bạn thực sự thiêng liêng.

Chúng ta, những người dân, phải quyết định liệu nền pháp quyền sẽ chiếm ưu thế hay chúng ta sẽ cho phép các thế lực đen tối và thèm khát quyền lực vượt lên trên các nguyên tắc đã hướng dẫn chúng ta từ lâu.

Như bạn biết, nền dân chủ Hoa Kỳ đang bị tấn công vì cựu tổng thống thất cử của Hoa Kỳ đã từ chối chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử năm 2020. Nếu ông ta từ chối chấp nhận ý muốn của dân chúng, nếu ông ta từ chối chấp nhận sự thật rằng ông ta thua cuộc.

Ông ta đã lạm dụng quyền lực của mình và đặt lòng trung thành với bản thân lên trên lòng trung thành với Hiến pháp. Và ông ta đã biến Lời Đại Bịp thành một điều khoản về lòng trung thành trong đảng Cộng hòa MAGA, một thiểu số của đảng Cộng hòa.

Điều trớ trêu lớn về cuộc bầu cử năm 2020 là nó là cuộc bầu cử bị tấn công nhiều nhất trong lịch sử của chúng ta. Tuy nhiên, không có cuộc bầu cử nào trong lịch sử của chúng ta mà chúng ta có thể chắc chắn hơn về kết quả của nó.

Mọi thách thức pháp lý có thể được đưa ra đã được đưa ra. Mọi cuộc tái kiểm phiếu có thể được thực hiện đều đã được thực hiện. Mọi cuộc tái kiểm phiếu đều xác nhận lại kết quả đã có.

Bất cứ tại đâu mà dữ kiện hoặc bằng chứng được yêu cầu, Lời Đại Bịp đã bị chứng minh chỉ là một lời đại bịp. Trong tất cả mọi lần.

Tuy nhiên, hiện nay các đảng viên Cộng hòa MAGA cực đoan không chỉ đặt vấn đề về tính hợp pháp của các cuộc bầu cử trong quá khứ, mà còn cả các cuộc bầu cử đang được tổ chức hiện nay và trong tương lai.

Thành phần MAGA cực đoan của Đảng Cộng hòa, chỉ là thiểu số của đảng đó, như tôi đã đề cập ở trên, nhưng lại là lực đẩy của nó. Nó đang cố gắng đoạt thành công những gì họ đã thất bại vào năm 2020, để đàn áp quyền của cử tri và phá hủy chính hệ thống bầu cử.

Điều đó có nghĩa là từ chối quyền bầu cử của bạn và quyết định xem liệu phiếu bầu của bạn có được tính hay không. Thay vì đợi cho đến khi một cuộc bầu cử kết thúc, họ đã bắt đầu từ lâu trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Họ đang bắt đầu ngay bây giờ.

Họ đã kích động bạo lực và đe dọa các cử tri và quan chức bầu cử.

Người ta ước tính rằng có hơn 300 người từ chối kết quả bầu cử đang nằm trên lá phiếu trên khắp nước Mỹ trong năm nay.

Chúng ta không thể bỏ qua tác động của điều này đối với đất nước của chúng ta. Nó gây hại, nó ăn mòn và nó mang tính hủy diệt.

Và tôi muốn trình bày thật rõ ràng, đây không phải là về tôi, mà là về tất cả chúng ta. Đó là về những gì đã làm Hoa Kỳ là một Hoa Kỳ. Đó là về sự vững bền của nền dân chủ chúng ta.

Bởi vì nền dân chủ không chỉ là một dạng chính phủ. Đó là một cách tồn tại, một cách nhìn thế giới, một cách xác định chúng ta là ai, chúng ta tin tưởng điều gì, tại sao chúng ta làm những gì chúng ta làm.

Đơn giản nền dân chủ là nền móng.

Trong thời điểm này, chúng ta phải tự vấn sâu sắc và nhận ra rằng chúng ta không thể coi dân chủ là điều hiển nhiên nữa.

Với nền dân chủ nằm trên lá phiếu, chúng ta phải nhớ những nguyên tắc đầu tiên này. Dân chủ có nghĩa là sự cai trị của nhân dân, không phải là sự cai trị của quân vương hay kẻ ham tiền, mà là sự cai trị của nhân dân.

Chuyên quyền đối lập với dân chủ. Nó có nghĩa là sự cai trị của một, một người, một lợi ích, một hệ tư tưởng, một đảng phái.

Để nói rõ hơn, cuộc sống của hàng tỷ người, từ thời cổ đại cho đến nay, đã được định hình bởi cuộc chiến giữa các lực lượng cạnh tranh này: giữa khát vọng của đa số và lòng tham cùng quyền lực của thiểu số, giữa quyền tự quyết của dân chúng và kẻ chuyên quyền tự tôn, giữa những ước mơ về một nền dân chủ và sự thèm muốn một chế độ chuyên quyền.

Những gì chúng ta đang làm bây giờ là xác định xem liệu nền dân chủ có tồn tại lâu dài hay không. Và đó là câu hỏi lớn lao nhất, theo quan điểm của tôi: liệu hệ thống của Mỹ một hệ thống vốn đánh giá cao những cá nhân thuận theo công lý và dựa trên pháp quyền có giành chiến thắng hay không.

Đây là cuộc đấu tranh mà chúng ta đang tham gia: một cuộc đấu tranh cho dân chủ, một cuộc đấu tranh cho sự đoan chính và phẩm giá, một cuộc đấu tranh cho sự thịnh vượng và tiến bộ, một cuộc đấu tranh cho chính linh hồn Mỹ quốc.

Đừng nhầm lẫn, nền dân chủ đang nằm trên lá phiếu cho tất cả chúng ta.

Chúng ta phải nhớ rằng dân chủ là một giao ước. Chúng ta cần bắt đầu để tâm đến lẫn nhau trở lại, coi nhau là một dân tộc – “We the People”, chứ không phải là những kẻ thù cố truyền kiếp.

Đây là một sự lựa chọn mà chúng ta có thể thực hiện. Chuyện phân rã và hỗn loạn không phải là chuyện không thể tránh khỏi.

Trước đây đã từng có sự tức giận ở Mỹ. Trước đây đã từng có sự phân chia ở Mỹ. Nhưng chúng ta chưa bao giờ từ bỏ cuộc thử nghiệm Mỹ, và chúng ta không thể làm điều đó bây giờ.

Điều đặc biệt về nền dân chủ Mỹ chính là đây: Chỉ vừa đủ số trong chúng ta trong vừa đủ những hoàn cảnh đã chọn không phá bỏ nền dân chủ, mà là gìn giữ nền dân chủ. Chúng ta phải chọn lại con đường đó.

Bởi vì nền dân chủ đang nằm trên lá phiếu, chúng ta phải nhớ rằng ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất của chúng ta, vẫn có những giá trị và niềm tin cơ bản đã gắn kết chúng ta với tư cách là những công dân Mỹ, và những giá trị đó phải lại gắn kết chúng ta vào lúc này.

Vậy đó là những giá trị nào?

Tôi nghĩ, trước tiên, chúng tôi tin rằng tại Hoa Kỳ, lá phiếu là thiêng liêng, sẽ được vinh danh, không bị từ chối; được tôn trọng, không bị vứt bỏ; được tính, không bị bỏ qua. Một lá phiếu không phải là một công cụ đảng phái, chỉ được tính khi nó giúp ích cho các ứng cử viên của bạn và bỏ qua một bên nếu ngược lại.

Thứ hai, chúng ta phải, với tiếng nói áp đảo, chống lại bạo lực chính trị và sự hăm dọa cử tri. Chắc chắn phải vậy. Hãy đứng lên và lên tiếng chống lại nó.

Chúng ta không giải quyết sự khác biệt của chúng ta, tại Mỹ quốc, bằng bạo loạn, một đám loạn dân, hoặc một viên đạn hay một cái búa. Chúng tôi giải quyết chúng một cách hòa bình tại thùng phiếu.

Tuy nhiên, chúng ta phải trung thực với chính mình. Chúng tôi phải đối mặt với vấn đề này. Chúng ta không thể quay lưng lại với nó. Chúng ta không thể giả vờ rằng nó sẽ tự giải quyết.

Có một sự gia tăng đáng báo động về số lượng dân chúng ở đất nước này dung túng cho bạo lực chính trị, hoặc chỉ đơn giản là im lặng, bởi vì im lặng là đồng lõa. Sự gia tăng đáng lo ngại của chuyện đe dọa cử tri. Xu hướng độc hại của việc tha thứ cho bạo lực chính trị hoặc cố gắng bào chữa nó.

Chúng ta không thể cho phép quan điểm này phát triển. Chúng ta phải đối đầu với nó ngay bây giờ. Nó phải bị chặn lại ngay bây giờ.

Tôi tin rằng những tiếng nói bào chữa hoặc cổ võ bạo lực và đe dọa là một thiểu số biệt dị ở Mỹ. Nhưng họ ồn ào, và họ cương quyết.

Chúng ta phải cương quyết hơn bọn họ. Tất cả chúng ta, những người từ chối bạo lực chính trị và đe dọa cử tri, và tôi tin rằng tuyệt đại đa số dân chúng Hoa Kỳ là như thế, tất cả chúng ta phải đoàn kết lại để tỏ rõ rằng bạo lực và đe dọa không có chỗ đứng ở Hoa Kỳ.

Và, thứ ba, chúng ta tin vào nền dân chủ. Đó là bản sắc của chúng ta trong tư cách người dân Mỹ. Tôi biết nó không dễ dàng. Nền dân chủ không hoàn hảo. Nó vẫn luôn như thế. Nhưng bây giờ tất cả chúng ta được kêu gọi để bảo vệ nó. Ngay bây giờ.

Lịch sử và lẽ thường cho chúng ta biết rằng tự do, cơ hội và công lý chỉ phát triển mạnh trong một nền dân chủ, chứ không phải trong một chế độ chuyên quyền.

Nếu chúng ta làm tốt, nước Mỹ không phải là một xã hội có tổng bằng không, tức là để bạn được thành công thì người khác phải thất bại. Một Lời hứa Mỹ đủ lớn, đủ lớn để tất cả mọi người đều có thể thành công. Mỗi thế hệ đều mở ra cánh cửa cơ hội rộng thêm một chút. Mỗi thế hệ sẽ đón nhận thêm những kẻ đã bị bỏ mặc trước đó.

Chúng ta tin rằng chúng ta không nên bỏ ai lại phía sau, bởi vì mỗi người chúng ta là con cái của Chúa, và mỗi người, mỗi người đều thiêng liêng. Nếu điều đó là đúng, thì quyền của mỗi người cũng phải thiêng liêng.

Phẩm giá cá nhân, giá trị cá nhân, quyết tâm của cá nhân, đó là nước Mỹ, đó là dân chủ và đó là những gì chúng ta phải bảo vệ.

Hãy nhìn xem, ngay cả khi tôi phát biểu ở đây tối nay, 27 triệu người đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử bán kỳ. Hàng triệu người khác sẽ bỏ phiếu trong những ngày cuối cùng cho đến ngày 8 tháng 11. Và lần đầu tiên – đây là lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử quốc gia năm 2020, một lần nữa, chúng ta lại chứng kiến ​​số lượng cử tri đi bầu kỷ lục trên khắp cả nước.

Và điều đó tốt đẹp. Chúng ta muốn cử tri Mỹ đi bầu. Chúng ta muốn mọi người Mỹ đều được lắng nghe.

Bây giờ chúng ta phải đẩy tiến trình này về phía trước. Chúng ta biết rằng ngày càng có nhiều lá phiếu được bỏ phiếu sớm hoặc qua đường bưu điện ở Mỹ. Chúng ta biết rằng nhiều tiểu bang không bắt đầu đếm những lá phiếu đó cho đến sau khi các cuộc bỏ phiếu kết thúc vào ngày 8 tháng 11.

Điều đó có nghĩa là, trong một số trường hợp, chúng tôi sẽ không biết người chiến thắng trong cuộc bầu cử trong vài ngày – cho đến vài ngày sau Ngày Bầu cử. Cần có thời gian để đếm tất cả các lá phiếu hợp pháp một cách hợp pháp và có trật tự.

Điều luôn quan trọng là các công dân trong nền dân chủ luôn được cung cấp thông tin và tham dự. Và giờ đây điều quan trọng không kém đối với các công dân là phải kiên nhẫn. Đó là cách việc này được thực hiện.

Đây cũng là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ sự kiện ngày 6 tháng 1 khi đám loạn dân có vũ trang, giận dữ xông vào Điện Quốc hội của Hoa Kỳ. Tôi ước rằng tôi có thể nói rằng cuộc tấn công vào nền dân chủ của chúng ta đã kết thúc vào ngày hôm đó, nhưng tôi không thể.

Khi tôi đứng đây hôm nay, có những ứng cử viên tranh cử cho mọi cấp ở Mỹ – thống đốc, Quốc hội, tổng chưởng lý, bộ trưởng hành chánh – những người đã không cam kết chấp nhận, sẽ không cam kết chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử mà họ đang tranh.

Đây là con đường dẫn đến sự hỗn loạn ở Mỹ. Đây là điều chưa từng có. Đây là điều bất hợp pháp và không có Mỹ-tính. Như tôi từng nói, bạn không thể yêu đất nước của mình chỉ khi bạn giành chiến thắng.

Đây không phải là năm bình thường. Vì vậy, tôi yêu cầu bạn suy nghĩ thật lâu và thật kỹ về thời điểm này của chúng ta. Vào một năm bình thường khác, chúng ta thường không phải đối mặt với câu hỏi liệu lá phiếu chúng ta có bảo toàn nền dân chủ hay đẩy chúng ta vào rủi ro. Nhưng năm nay chúng ta phải đối mặt với nó.

Năm nay, tôi hy vọng bạn sẽ xem tương lai của nền dân chủ của chúng ta là một phần quan trọng trong quyết định bỏ phiếu và cách bạn bỏ phiếu.

Tôi hy vọng bạn sẽ đặt một câu hỏi đơn giản về từng ứng cử viên mà bạn có thể bầu chọn. Liệu người đó có chấp nhận ý chí chính đáng của dân chúng Hoa Kỳ và những người cử tri trong quận của họ hay không? Liệu người đó sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử, thắng hay thua?

Câu trả lời cho câu hỏi đó mang nặng tính tồn vong. Và, theo tôi, nó nên nắm phần quyết định. Tương lai của đất nước mà chúng ta vô cùng yêu mến, và số phận của nền dân chủ đã từng tạo ra rất nhiều khả năng cho chúng ta bị treo trên câu trả lời cho câu hỏi đó.

Quá nhiều người đã hy sinh quá lớn trong bao năm để chúng ta từ bỏ dự án Mỹ và nền dân chủ Mỹ. Bởi vì chúng ta đã tận hưởng các quyền tự do của mình quá lâu, nên thật dễ lầm tưởng chúng sẽ luôn còn đó bất chấp điều gì.

Nhưng hôm nay điều đó không còn đúng. Tận xương tuỷ, chúng ta biết nền dân chủ đang gặp rủi ro. Nhưng chúng ta cũng biết điều này. Rằng mỗi một người chúng ta đều có khả năng duy trì nền dân chủ của chúng ta.

Tôi tin rằng chúng ta sẽ làm được. Tôi nghĩ rằng tôi hiểu biết đất nước này. Tôi biết chúng ta sẽ làm được điều đó.

Bạn có quyền lực, nằm ở sự lựa chọn của bạn, ở quyết định của bạn. Số phận của quốc gia, số phận của linh hồn Mỹ quốc vẫn nằm ở đó, với người dân, trong tay bạn, trong trái tim bạn, trên lá phiếu của bạn.

Hỡi các đồng bào Mỹ của tôi, chúng ta sẽ đáp ứng thời điểm này. Chúng ta chỉ cần nhớ chúng ta là ai. Chúng ta là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Không có gì, không có gì vượt quá khả năng của chúng ta nếu chúng ta làm điều đó cùng nhau.

Cầu xin Chúa phù hộ tất cả các bạn. Xin Chúa bảo vệ quân đội của chúng ta. Xin Chúa ban phước cho những người bảo vệ nền dân chủ của chúng ta.

Cảm ơn bạn và chúc may mắn./.

Bầu cử Mỹ: Phe Dân chủ chật vật chống đỡ trước làn sóng của phe Cộng hòa

 


VOA

Các ứng cử viên Đảng Dân chủ trên khắp nước Mỹ đang tăng cường nỗ lực ngăn chặn điều có vẻ như là một đợt sóng của Đảng Cộng hòa đang hình thành mà có thể chiếm lấy hơn 20 ghế trong Hạ viện Hoa Kỳ và có thể là quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kì vào thứ Ba tuần sau, theo Reuters.

Hãng tin này cho biết viễn cảnh ảm đạm đang khiến một số nghị sĩ Dân chủ chỉ trích thông điệp tranh cử của đảng họ, vốn nhấn mạnh vào mối đe dọa phe Cộng hòa đề ra đối với quyền phá thai và nền dân chủ trong một năm mà cử tri nói rằng họ lo ngại nhất là về kinh tế và tội phạm bạo lực.

Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cử tri bất mãn về giá tiêu dùng cao và đổ lỗi cho đảng cầm quyền, từ Tổng thống Joe Biden trở xuống. Một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos được thực hiện từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11 cho thấy 69% người Mỹ tin rằng đất nước đang đi sai hướng, so với chỉ 18% người nói rằng đất nước đang đi đúng hướng.

Vài tháng trước, những nghị sĩ Dân chủ đương nhiệm vẫn còn nằm trong vùng tương đối an toàn. Nhưng sau khi phe Cộng hòa dốc tiền vào một loạt quảng cáo truyền hình đổ lỗi phe Dân chủ về “lạm phát cao ngất ngưỡng” và “thả những kẻ phạm tội bạo lực trở lại đường phố,” cử tri bắt đầu ngả theo Đảng Cộng hòa, giúp các ứng cử viên của đảng này thu hẹp khoảng cách.

“Chúng tôi đang chứng kiến rất nhiều cuộc đua được cho là không thể thắng được trở thành có thể thắng được,” Doug Heye, cựu giám đốc truyền thông của Ủy ban Đảng Cộng hòa Toàn quốc, nêu nhận định với Reuters.

Tại các sự kiện vận động tranh cử, các nghị sĩ Dân chủ thường nêu ra một loạt những chiến thắng lập pháp dưới thời Tổng thống Biden: các luật về cơ sở hạ tầng và khí hậu quy mô khổng lồ, cũng như các biện pháp để giảm chi phí thuốc kê đơn và thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn trong nước. Một số người thậm chí còn chỉ trích phe cấp tiến trong nội bộ đảng mình để lấy lòng các cử tri có quan điểm độc lập.

Nhưng Rodell Mollineau, một chuyên viên tư vấn bên Dân chủ và cựu trợ lý lãnh đạo Thượng viện, nói các cử tri phẫn nộ về giá năng lượng và thực phẩm khó lòng xem những hành động đó tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống hàng ngày của họ.

“Người ta không muốn nghe về thành tích của họ,” ông Mollineau nói với Reuters. “Họ không cảm nhận được trực tiếp lợi ích của những thành tích đó.”

Trong khi đó lạm phát leo thang, được phản ánh qua sự gia tăng vật giá gần như ở khắp mọi nơi, là lời nhắc nhở thường trực đối với những người đang chật vật mưu sinh.

Một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện từ ngày 10 tới 16 tháng 10 cho thấy 79% cử tri đã đăng kí bầu cử nói kinh tế là vấn đề rất quan trọng khi đưa ra quyết định bỏ phiếu cho ai trong các cuộc bầu cử Quốc hội, cao nhất trong số 18 vấn đề được hỏi trong cuộc khảo sát.

Ông Võ Huy Ngân, một cử tri gốc Việt 67 tuổi ở Franklin, bang Wisconsin, cho biết lạm phát đang gây áp lực to lớn lên công việc kinh doanh của ông. Là chủ một quán phở, ông nói lượng khách bây giờ đã quay trở lại như lúc trước dịch COVID-19 nhưng giá cả nguyên liệu “lên cao khủng khiếp” trong khi nhân công thì khan hiếm, khiến thu nhập của ông gần như không có lời.

“Có thể lá phiếu của tôi sẽ dành cho sự thay đổi,” ông nói, cho biết ông đang nghiêng về phía ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào ghế thống đốc. “Sự thay đổi có thể làm tốt cho tiểu bang mình. Tôi thấy vậy. Cái mới lúc nào cũng làm cho mình cảm thấy hứng thú hơn là cái cũ, cái cũ mà lề mề thì kẹt lắm.”

Đối với những cử tri trẻ hơn thì cuộc bầu cử lần này là cơ hội cho nhiều người lên tiếng về những vấn đề mà họ xem là căn cơ cần được giải quyết.

Alex Le, 25 tuổi, sinh viên ngành y tại Houston, bang Texas, nói vấn đề quan trọng nhất với anh là y tế và mở rộng Medicaid, một chương trình phúc lợi của chính phủ cấp liên bang và cấp tiểu bang giúp hỗ trợ chi phí y tế cho những người thu nhập thấp.

“Texas có tỉ lệ người không có bảo hiểm cao hơn hầu hết các bang, và dịch COVID-19 đã làm hiển hiện những sự chênh lệch về y tế,” anh nói.” Nhiều người, đặc biệt là những người trong cộng đồng người Việt Nam, chật vật để tiếp cận được dịch vụ y tế giá cả phải chăng. Mở rộng Medicaid nên là ưu tiên cho các nhà lập pháp tương lai.”

Anh nói anh tin rằng các nhà lập pháp Đảng Dân chủ có nhiều phần chắc sẽ tranh đấu vì vấn đề này.

Trong cuộc bầu cử giữa kì năm 2018, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, y tế là vấn đề hàng đầu và phe Dân chủ thắng thế nhờ vận động ráo riết về vấn đề này. Cuộc khảo sát của Pew cho thấy y tế đứng ở vị trí thứ tư trong số 18 vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong cuộc bầu cử giữa kì năm nay.

Với ưu thế đang nghiêng về phe Cộng hòa, phe Dân chủ vẫn đang ráo riết vận động hi vọng hạn chế được phần nào những tổn thất của mình. Nhưng viễn cảnh xấu nhất không phải là không có nguy cơ xảy ra khi phe Cộng hòa lấn sâu vào những địa hạt vốn ủng hộ phe Dân chủ từ nhiều thập niên qua.

“Người Mỹ nhìn chung đang rất bất mãn,” chuyên viên tư vấn Mollineau nói, “và họ sẽ trừng phạt những người đang cầm trịch.”

Cử tri gốc Việt phản ứng thế nào trước kết quả bầu cử Mỹ?


Úng viên Dân chủ John Fetterman thắng trước ứng viên do ông Trump chọn lựa trong cuộc đua giành ghế Thượng viện ở bang Pennsylvania

Hiện giờ kết quả vẫn chưa ngã ngũ và vẫn chưa biết được đảng nào sẽ kiểm soát Hạ viện cũng như Thượng viện. Đảng Cộng hòa được dự báo sẽ chiếm đa số ở Hạ viện, nhưng Thượng viện thì vẫn chưa ngã ngũ với 3 ghế vẫn còn chờ kết quả.

Bất chấp dự đoán của truyền thông và của nhiều nhân vật bên Đảng Cộng hòa về một làn sóng đỏ khổng lồ nhấn chìm Đảng Dân chủ, điều đó đã không xảy ra. Đảng Cộng hòa đã không đánh bật Đảng Dân chủ để giành đa số thuyết phục ở cả hai viện Quốc hội.

‘Món quà cho Đảng Dân chủ’

Từ Houston, Texas, ông Nguyễn Đình Minh Quốc, giáo sư Toán, nói với VOA rằng trong ba ghế Thượng viện còn chưa định đoạt, ông ‘tin chắc Dân chủ sẽ giành được hai để duy trì thế đa số ở Thượng viện’.

“Hạ viện sẽ mất đi một số ghế của Đảng Dân chủ,” ông Quốc nhìn nhận nhưng ông nói so với cựu Tổng thống Donald Trump, số ghế Hạ viện ông Biden mất là ‘không bao nhiêu’.

Tại kỳ bầu cử giữa kỳ hồi năm 2018, Tổng thống Trump khi đó đã mất 40 ghế, đưa Đảng Dân chủ lên nắm Hạ viện cho đến nay.

“Chắc chắn đây là cuộc đua ngang ngửa chứ không có làn sóng đỏ như tiên đoán trước đây,” ông Quốc nói và nhận định đó là ‘thành công’ của ông Biden và Đảng Dân chủ trong bối cảnh gặp nhiều yếu tố bất lợi.

Ông dẫn ra xu thế lịch sử là tổng thống đương nhiệm thường để mất nhiều ghế Quốc hội trong bầu cử giữa kỳ và bối cảnh kinh tế với lạm phát cao dai dẳng đã tạo ra khó khăn rất lớn cho Đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử năm nay.

Phân tích về lý do Đảng Dân chủ chặn được làn sóng đỏ, vị giáo sư Toán này nói rằng ông Biden và Đảng Dân chủ đã đánh trúng và xoáy sâu vào những vấn đề cử tri của họ quan tâm, đó là quyền phá thai và bảo vệ nền dân chủ.

“Khi đi vận động, ông Biden bên cạnh nêu bật những thành tích của ông trong hai năm qua còn cảnh báo các cử tri về mối đe dọa đối với nền dân chủ, điều này thúc đẩy các cử tri đi bầu,” ông Quốc nói.

Chỉ ra các cuộc thăm dò ngoài phòng phiếu ở các bang New Hampshire và Pennsylvania, nơi Đảng Dân chủ giành được các ghế Thượng viện quan trọng, ông Quốc nói cử tri ở đó nhấn mạnh về nền dân chủ và quyền phá thai là ưu tiên của họ, chứ không phải vấn đề kinh tế.

“Các cử tri ở đó hiểu được vấn đề lạm phát không do ông Biden gây ra mà là do chiến tranh ở Ukraine và hậu quả của dịch COVID-19,” ông nói.

“Họ chọn từ chối những người thuộc phe MAGA (‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ – phong trào chính trị của ông Donald Trump), những người từ chối hệ thống bầu cử Mỹ, những người chủ trương phá hoại nền dân chủ Mỹ,” ông nói thêm và chỉ ra rằng hầu hết các ứng cử viên MAGA tranh cử cho các vị trí thống đốc bang hay các vị trí có ảnh hưởng đến kết quả bẩu cử đều thất bại.

Vấn đề phá thai là ‘do Đảng Cộng hòa tự tạo ra cho họ’ vì giới nữ là thành phần cử tri đi bầu đông đảo nhất và họ muốn được phá thai dễ dàng, ông phân tích, còn lạm phát là ‘vấn đề của toàn thế giới trong khi lạm phát ở Mỹ chỉ ở mức trung bình so với thế giới’.

Do đó, vị giáo sư Toán này cho rằng nếu không có các ứng cử viên MAGA do ông Trump đích thân chọn hay ủng hộ ra tranh cử thì ‘chắc chắn Dân chủ đã mất rất nhiều ghế’.

Ông dẫn chứng là những ứng cử viên Cộng hòa bảo vệ tính toàn vẹn của bầu cử Mỹ và chỉ trích ông Trump đều thắng vẻ vang như Thống đốc Georgia Brian Kemp hay Brad Raffensperger, quan chức phụ trách bầu cử bang Georgia.

“Ông Trump là món quà dành cho Đảng Dân chủ,” ông Quốc nhấn mạnh. “Trừ ở những bang đỏ đậm (tức những bang nghiêng hẳn sang Cộng hòa) ứng cử viên MAGA mới thắng được, còn ở những bang cạnh tranh với Đảng Dân chủ, ứng viên MAGA đều thất bại.”

“Tình hình kinh tế, lạm phát thuận lợi cho Đảng Cộng hòa rất nhiều mà họ không thắng nổi,” ông Quốc nói.

Nhìn về cuộc bầu cử vào năm 2024, ông Quốc nói: “Nếu ông Trump ra tranh cử tổng thống thì sẽ là lợi thế lớn cho Đảng Dân chủ.”

Trước đây ông Trump đã thua, ông lập luận, thì làm sao có thể thắng vào năm 2024 trong lúc ông đang bị các cuộc điều tra hình sự bủa vây và bị Đảng Cộng hòa dòng chính xa lánh. Ông Trump từng thua bà Hillary Clinton về số phiếu phổ thông năm 2016, mất Hạ viện năm 2018, mất cả Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện năm 2020 và không tạo được làn sóng đỏ như kỳ vọng vào năm 2022.

Tuy nhiên, cử tri Dân chủ này bày tỏ lo ngại về ưu thế của ông Ron DeSantis, người vừa tái đắc cử Thống đốc Florida vang dội với cách biệt đến 20 điểm phần trăm.

“Nếu ông DeSantis ra tranh cử tổng thống thì đương nhiên vô cùng lợi hại. Kết quả chiến thắng dễ dàng của ông ta báo hiệu cho thấy cử tri sẵn sàng bỏ phiếu do DeSantis,” ông Quốc nói.

Ông cho rằng trong hai năm còn lại, nếu chính quyền Biden phát huy được những chính sách của mình, chẳng hạn như gói cơ sở hạ tầng Build Back Better, gói giảm nợ cho sinh viên, chương trình cản trở tham vọng của Bắc Kinh trong lĩnh vực sản xuất chip, thực hiện các mục tiêu về biến đổi khí hậu, hỗ trợ Ukraine cho đến thắng lợi cuối cùng, ông hy vọng ông Biden ‘sẽ đắc cử nhiệm kỳ hai’.

“Lợi thế của Đảng Dân chủ là ông Trump và phong trào MAGA của ông ta, nếu ông Biden liên tục nhắc nhở người dân Mỹ về cuộc bạo loạn Đồi Capitol là do ai gây ra, nhấn mạnh vào quyền phá thai thì ông Biden sẽ có cơ hội lớn vào năm 2024,” ông nói.

‘Có ông Trump, Cộng hòa mới thắng’

Từ Pensacola, bang Florida, ông Hùng Nguyễn, cử tri Đảng Cộng hòa, cho biết kết quả sơ bộ bầu cử giữa kỳ khiến ông ‘30% vui mừng, còn 70% thất vọng’.

Ông nói ông mừng là vì Đảng Cộng hòa vẫn giữ lập trường ‘American First’ (tức ‘Nước Mỹ trước hết’, phương châm của ông Trump và phong trào MAGA), tức là ‘vẫn ủng hộ kiểm soát biên giới và bảo vệ quyền tự do cá nhân’. Ông Hùng là ủng hộ viên tích cực của phong trào MAGA và từng nằm trong Hội người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Donald Trump.

Ông nói trước ngày bầu cử, ông có kỳ vọng rất lớn vào ‘sóng thần đỏ’ nhưng kết quả không được như ông mong muốn.

“Thất vọng là mình không được thắng thôi. Thất vọng là người dân không ủng hộ mình như mình mong muốn,” ông giãi bày với VOA.

Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng nếu Đảng Cộng hòa cuối cùng cũng lấy được Hạ viện thì trong hai năm tới ‘sẽ hạn chế được sự tàn phá của ông Biden và Đảng Dân chủ’.

Về lý do đảng của ông có màn trình diễn tệ hơn mong đợi, ông Hùng nói: “Ranh giới giữa Cộng hòa và Dân chủ đã chia rẽ quá rõ ràng. Cho nên dù bên kia (Dân chủ) có sai như thế nào đi nữa, các cử tri của họ vẫn giữ vững lập trường bầu cho đảng phái của họ.”

“Rất khó cho Đảng Cộng hòa thuyết phục các cử tri Dân chủ bầu cho họ, trong khi nhóm cử tri độc lập ở giữa thì nhỏ quá không đủ xoay chuyển tình thế,” ông nói thêm.

Ông cho biết ông mừng với chiến thắng vang dội của Đảng Cộng hòa ở bang Florida nhưng chiến thắng đó đối với ông là không đủ ‘vì mình bầu cử cho toàn quốc mà’.

Khi được hỏi ông Trump có trách nhiệm gì trong màn trình diễn thiếu thuyết phục của Đảng Cộng hòa hay không, ông Hùng cho rằng ‘Ai trong Đảng Cộng hòa muốn trách ông Trump thì cứ trách, tôi không cãi. Nhưng nếu không có ông Trump thì Đảng Cộng hòa không mạnh như hiện tại.”

“Dù sao Đảng Cộng hòa cũng sắp lấy lại Hạ viện. Có chiến thắng là tốt rồi, ông Trump đâu có lỗi gì đâu,” ông phân bua.

“Dù muốn hay không, dù ông Trump có khuyết điểm nhưng phong trào ông tạo ra là chủ chốt trong Đảng Cộng hòa,” ông khẳng định và cho rằng nếu không có vai trò của ông Trump, Đảng Cộng hòa ‘sẽ không thắng thêm ghế ở Hạ viện’.

Khi được hỏi sẽ ủng hộ ai giữa ông Trump và DeSantis trong trường hợp hai người ra tranh vé đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa, ông Hùng nói ‘khó quyết định’ nhưng ông vẫn nghĩ ‘ông Trump sẽ mạnh hơn’.

“Ông Trump đã có kinh nghiệm trong nhiệm kỳ 4 năm rồi. Ông ấy cũng rút kinh nghiệm từ những thất bại trong quá khứ,” ông giải thích. “Ông DeSantis thì không chê được, nhưng còn thua kinh nghiệm của ông Trump và không có phong trào mạnh như ông Trump.”

Tuy nhiên, ông bày tỏ không hài lòng với việc ông Trump gần đây chĩa mũi dùi vào ông DeSantis: “Nếu hai ông không làm việc chung với nhau được thì thôi, cũng không nên đấu đá nhau làm gì. Không ai có lợi cả.”

Một cử tri Cộng hòa khác là ông Đỗ Văn Hội, một bác sỹ cũng từ Florida, nhận định với VOA rằng lần bầu cử giữa kỳ này, ‘cả Cộng hòa lẫn Dân chủ đều thành công’.

“Đảng Cộng hòa giành thêm ghế ở Hạ viện, trong khi Đảng Dân chủ dù gặp nhiều trở ngại họ vẫn đứng lên lấy lại một số ghế,” ông nói và cho rằng kết quả ‘sự cân bằng ở Quốc hội là điều tốt’.

Bác sỹ Hội nói Đảng Dân chủ có kết quả tốt hơn mong đợi là ‘ở chiến thuật tranh cử tốt’.

Về sự lựa chọn giữa ông Donald Trump và ông Ron DeSantis, ông Hội nói ‘trong Đảng Cộng hòa số đông cử tri vẫn có khuynh hướng ủng hộ ông Trump’.

“Bốn năm nhiệm kỳ của ông Trump có rất nhiều thành quả ngoại trừ dịch COVID-19,” ông nói và cho biết bản thân ông vẫn ủng hộ ông Trump.

“Tuy nhiên, người lớn tuổi sức khỏe đi xuống nhanh lắm, nếu hai năm tới ông Trump vẫn còn khỏe thì tôi sẽ ủng hộ ông ấy,” ông nói thêm.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen