Seite auswählen

“Đó là câu chuyện của tôi và Rap Viet Underground. Dù không đồng ý với tất cả các bạn nhưng cũng phải cảm ơn sự sáng tạo âm nhạc đó.”

 

RAP PHẢN ĐỘNG VÀ KU BÚA – NORTHSIDE VS SOUTHSIDE

 

 

Nói về truyền thông chính trị thì không thể nào không nhắc tới âm nhạc. Riêng với Việt Nam thì càng không thể bỏ qua vai trò của Rap Viet, nhất là bài Đ*t Mẹ Cộng Sản (ĐMCS) của rapper Nah Sơn. Sáng nay đang ngồi nghe nhạc nên có hứng kể lại cho các bạn nghe.

Tôi bắt đầu gõ phím sau cái bài ĐMCS ra đời. Hôm đó đang ngồi quán trà sữa. Tự nhiên có thằng bạn nhắn tin cho tôi về một bài hát của Nah Sơn. Anh ta trước đây là một rapper có danh tiếng trong nước với những bài như Phố Cổ và Sài Gòn Đẹp Lắm. Tôi chỉ nghe và lưu lại chứ không để ý anh ta là ai.

 

Nếu tôi nhớ không lầm thì đó là vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015 gì đó. Bài ĐMCS đã tạo ra một cơn sóng chính trị trong hệ ý thức của giới trẻ mà trước đây chưa từng thấy. Chính trị từ một cái gì đó rất nhàm chán và khô khan, bỗng nhiên nhờ âm nhạc, nó đã trở thành một cái gì đó rất “Cool” và ngầu.

 

Lúc đó thì tôi hơi bất ngờ và khó hiểu. Vì anh ta rap giọng Nam nhưng lại chửi “Đ*t Mẹ” của người Bắc. Chắc có lẽ vì “Đ*t Mẹ” dễ hát và vầng hơn “Đ* Má.” Trước đó thì tôi có theo dõi tình hình chính trị nhưng không hứng thú cho lắm. Rồi tự nhiên bài đó cho tôi cảm hứng để tìm hiểu.

 

Rồi sau tầm vài tuần theo dõi, sau khi nhìn lại xã hội và suy ngẫm về những nước tôi đã đi, bài đầu tiên tôi viết là “23 điều vô lý chỉ có ở Việt Nam” và xuất bản trên trang Triết Học Đường Phố. Không biết nguyên nhân hay lý do gì, bài đầu tiên cũng là bài gây bão, coi như đó là tiếng gọi từ ở trên kêu tôi hãy bắt đầu gõ phím. Phải cảm ơn Triết Học Đường Phố và Huy Nguyễn, vì nếu tôi bắt đầu ở một trang khác thì có lẽ mọi chuyện đã khác, có lẽ tôi có tư tưởng hoặc hoạt động sẽ không giống như bây giờ.

 

Bây giờ Nah không còn ĐMCS như trước nữa. Sau vài tháng ĐMCS thì lại quảng bá cần sa, rồi Bitcoin, rồi tiền tiền ảo crypto, rồi sau đó âm thầm từ bỏ. Tôi không trách, mỗi người có lựa chọn riêng. Dù sao cũng cảm ơn Nah vì đã tạo một làn sóng phẫn nộ và khai phá, mặc dù phong trào đó cũng như bao phong trào khác, nẩy nở rồi lại tàn.

 

Tôi lại cảm thấy Rap Viet có cái gì đó rất cuống hút, nên tiếp tục nghe và theo dõi. Những bài như sau tôi đã nghe lại cả vạn lần: 1) Bố em là cán bộ 2) Ông lớn về làng 3) Dear Vietnam 4) Làm việc nước. Kể ra chắc không hết vì còn nhiều lắm.

 

Nam Kỳ có Southside thì Bắc Kỳ có Northside. Tuy cũng là người Việt, cũng nhạc rap nhưng có vài điểm khác biệt:

  1. Northside chửi “ba que, đu càng, bại trận, bán nước, phục quốc.” Southside thì chửi kiểu: “Mày hết cách chửi rồi hả lũ ngu?”
  2. Northside đi đầu bởi RichChoi và ai đó quên rồi. Southside thì có Nah, Lác.
  3. Northside “Đ*t Mẹ” trong tất cả các bài. Southside ít khi nào “Đ* Má.

 

Riêng về nghệ thuật thì tôi nghe cả hai nhưng thú thật nếu xét về đấu khẩu thì Southside thắng áp đảo, đó là điều không bàn cãi. Các bạn Northside hãy sáng tạo lên, chứ tối này “phân biệt vùng miền, “Đ*t mẹ” và “bán nước” nghe nhàm chán lắm.

Đó là câu chuyện của tôi và Rap Viet Underground. Dù không đồng ý với tất cả các bạn nhưng cũng phải cảm ơn sự sáng tạo âm nhạc đó. Cảm ơn Nah, cảm ơn bài ĐMCS, cảm ơn các rapper Việt, cảm ơn Triết Học Đường Phố và Huy Nguyễn. Nhờ có các bạn mà mới có Ku Búa ngày hôm nay.

Xin kết thúc bằng câu kinh điển:

Tao không vào địa ngục thì ai? ĐMCS.

Hẹn mọi người vào một ngày không xa.

 

Ku Búa @ Cafe Ku Búa

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen