Seite auswählen

Foto: Eric Gaillard/REUTERS

Tại sao việc phát triển điện thoại di động 5G dùng thiết bị mạng Trung Quốc Huawei là một sai lầm.

Người New Zealand không muốn Huawei nữa: Nhà cung cấp mạng Trung Quốc bị loại trừ khỏi việc thiết kế hệ thống thông tin di động 5G. Có “rủi ro đáng kể đối với an ninh quốc gia”, họ cho biết chính thức vào tuần trước. Người New Zealand đang theo dõi người Úc và chính phủ Hoa Kỳ. Tại Mỹ, ngành tư pháp cũng điều tra công ty này vì vi phạm lệnh cấm vận Iran, dẫn đến việc bắt giữ giám đốc tài chính và con gái của người sáng lập Huawei tại Canada. Ở Đức hoàn toàn khác: an ninh không đóng vai trò gì trong cuộc tranh luận về 5G cho đến nay, thay vào đó, phạm vi phủ sóng được thảo luận sôi nổi.

Vấn đề là sự an toàn của dữ liệu
Vào tháng 10, chính phủ liên bang đã quyết định rằng không có cơ sở pháp lý nào để loại trừ các nhà cung cấp cho việc phát triển 5G ở Đức. Và trong hồ sơ dự thầu của Cơ quan Mạng lưới Liên bang để bán đấu giá tần số 5G được công bố vào tuần trước, an ninh không được trích dẫn là điều kiện tiên quyết để trao hợp đồng. Tuy nhiên, điều này thì rất nghiêm trọng, bởi vì không chỉ viễn thông, mà ngành công nghiệp và vận chuyển trong tương lai của chúng ta sẽ được phát triển trên mạng di động 5G nhanh này. Vì vậy, nó không chỉ là về quyền bảo vệ vệ dữ liệu cá nhân được thảo luận nhiều, mà còn về tính toàn vẹn của dữ liệu và hệ thống mà tạo thành xương sống của nền kinh tế và xã hội chúng ta. Không có cơ sở hạ tầng cốt yếu nào sẽ có tầm quan trọng và quyết định như nó cả.

Các lựa chọn thay thế: Nokia và Ericsson
Trái ngược với tuyên bố của Huawei, Hoa Kỳ, Úc và New Zealand không theo chủ nghĩa bảo hộ thô thiển khi loại trừ nhà cung cấp Trung Quốc, bởi vì không có ai trong ba quốc gia là nhà cung cấp nội địa, những người hưởng lợi chính. Điểm đặc biệt của thị trường cho 5G là không có nhà cung cấp nào ở Mỹ bao trùm toàn bộ công nghệ. Các lựa chọn thay thế cho Huawei và ZTE, nhà cung cấp công nghệ mạng lớn thứ hai của Trung Quốc, chủ yếu là hai công ty châu Âu: Nokia và Ericsson.

Huawei có những người ủng hộ mạnh mẽ ở Đức, cũng nhờ các nhà vận động hành lang chuyên nghiệp. Nó làm ra vẻ như một công ty tư nhân hợp tác và không có sự kiểm soát của nhà nước Độc Đảng Trung Quốc. Các nhà khai thác mạng như Telekom là một trong những khách hàng hài lòng của Huawei, hãng đã cung cấp một phần đáng kể cơ sở hạ tầng 3G và 4G hiện có của Đức. Telekom cảnh báo rằng sẽ khó có thể loại trừ “các nhà cung cấp hiệu suất cao” như Huawei trước nhu cầu phát triển cấp bách.

Telekom không có trách nhiệm đền bồi nguy cơ đối với các mối đe dọa an ninh

Từ quan điểm của Telekom và các nhà cung cấp mạng khác, tình trạng rõ ràng: Huawei cung cấp các sản phẩm hiện đại với giá thấp và rất hợp tác. Telekom hoạt động hợp lý theo quan điểm riêng của mình, nó không có trách nhiệm đền bồi nguy cơ đối với các mối đe dọa an ninh, có dính líu với công nghệ của Huawei. Về việc Huawei có lợi thế về giá, dựa trên các điều kiện không công bằng tại thị trường nhà Trung Quốc, Telekom và các khách hàng khác của Huawei không quan tâm đến. Tại Trung Quốc, cho đến nay là thị trường lớn nhất thế giới, hơn 75% thị trường truyền thông di động được dành riêng cho các nhà cung cấp công nghệ trong nước. Lợi thế cạnh tranh này các nhà cung cấp không phải là người Trung Quốc không thể có được.

“Công ty được xác minh nhất trên thế giới”?
Trong số những người binh vực cho Huawei lại có người đứng đầu Cơ quan Bảo mật Thông tin Liên bang (BSI). Arne Schönbohm tin vào “cách tiếp cận phòng ngừa” đối với quản lý rủi ro, nơi cơ quan của ông kiểm tra xem các nhà cung cấp thiết bị mạng có đáp ứng các yêu cầu bảo mật CNTT hay không. Điều này cho phép BSI “có thể đưa ra các tuyên bố đáng tin cậy cần thiết một cách chuyên nghiệp”. Schoenbohm dường như tin vào Huawei, mà tự mô tả mình: “công ty được kiểm tra nhiều nhất thế giới”.

Người Trung Quốc đề nghị thử nghiệm thiết bị của họ tại các trung tâm thử nghiệm, gần đây nhất là một trung tâm đã được khai mạc tại Bonn. Phòng thí nghiệm này cho phép “trao đổi kỹ thuật rộng mở hơn và sâu hơn giữa Huawei và BSI”, Schönbohm bày tỏ sự hứng thú. Giám đốc điều hành Huawei Kevin Hu tán thành Schönbohm với những lời nói đẹp đẽ: “Huawei và BSI có chung một tầm nhìn: làm cho thế giới được kết nối hoàn toàn trong tương lai một cách an toàn nhất.”

Nhưng sự nhiệt tình này là sai lầm. Mặc dù Trung tâm Bonn theo khuôn mẫu của Anh, từ năm 2010, nơi Trung tâm đánh giá an ninh mạng Huawei (HCSEC), được cơ quan tình báo GCHQ của Anh, trong số những cơ quan khác, kiểm soát. Tuy nhiên, chỉ trong năm nay, đánh giá của Anh chỉ cung cấp “sự đảm bảo hạn chế” rằng các sản phẩm của Huawei không có mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia. Chính phủ Anh cảnh báo các nhà điều hành mạng rằng, một nhà cung cấp nào đó (Huawei) có thể bị loại khỏi các hoạt động. Quyết định cuối cùng của Vương quốc Anh vẫn chưa được phán quyết, nhưng kết luận thì rõ ràng.

Giới tình báo Đức hoài nghi Huawei
Nhưng nếu cơ quan tình báo của Anh GCHQ, có kỹ thuật vượt trội hơn nhiều so với BSI của Đức, không thể chứng thực về an toàn của Huawei, bạn không cần phải chờ kết quả của Trung tâm kiểm tra Bonn. Ngoài ra, cuối cùng, không phải chủ yếu nguy cơ là từ cổng sau phần cứng, mà là các bản cập nhật hàng tuần của phần mềm 5G, rất cần thiết vì các yêu cầu mạng phức tạp. Không có trung tâm kiểm tra nào có thể kiểm soát trước các bản cập nhật phần mềm hàng tuần. Rủi ro an ninh như vậy sẽ ở cửa trước. Vì lý do chính đáng đó, các nhân viên tình báo Đức, không giống như BSI, hoài nghi Huawei.

Họ chia sẻ đánh giá của các đồng nghiệp Úc. Trong một bài phát biểu vào cuối tháng 10, giám đốc cơ quan tình báo của họ lập luận, họ quyết định sẽ không thể mạo hiểm với “các nhà cung cấp nhiều rủi ro” như Huawei ở bất cứ nơi nào trong mạng 5G. Báo chí Úc gần đây đưa tin rằng các đơn vị gián điệp Trung Quốc đã sử dụng nhân viên Huawei trong một trường hợp để lấy mã truy cập vào một mạng nước ngoài.

Huawei có thể bị buộc làm gián điệp
Các báo cáo không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào, nhưng hành động như vậy sẽ được bảo vệ bởi Luật Tình báo Trung Quốc 2017. Điều này đòi hỏi rằng “các tổ chức và công dân nên hỗ trợ công tác tình báo quốc gia và hợp tác với các cơ quan và giữ bí mật”. Điều này phù hợp với logic của nhà nước do Đảng Cộng sản (KP) kiểm soát: các công ty có thể là riêng tư, nhưng điều này không bảo vệ họ khỏi quyền truy cập của KP, mà cũng duy trì các bộ phận trong các công ty như Huawei. Nhà nước độc đảng này có thể buộc Huawei tham gia vào các hoạt động gián điệp và phá hoại các mạng lưới châu Âu.

Vì lý do đó, những tuyên bố tin tưởng vào việc sử dụng các công nghệ Trung Quốc tại cơ sở hạ tầng quan trọng, như BSI CEO Schönbohm hy vọng ở tương lai, là vô trách nhiệm. Đức nên cấm các nhà cung cấp có nguy cơ cao từ Trung Quốc hoạt động trong thị trường Đức 5G. Căn bản luật pháp nên theo những đổi mới trong Luật Ngoại thương được thông qua vào năm 2017, theo đó các khoản đầu tư có thể bị cấm nếu gây nguy hiểm cho trật tự công cộng và an ninh cụ thể. Đây cũng là trường hợp của 5G.

Bạn có thể tin tưởng vào Hoa Kỳ?
Mặc dù điều này sẽ làm tăng chi phí cho các nhà khai thác mạng như Telekom trong thời gian ngắn và có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc mở rộng mạng. Nhưng những chi phí này là hợp lý trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Quyết định loại trừ Huawei và các nhà cung cấp đáng ngờ khác được đưa ra càng nhanh, các nhà khai thác mạng càng sớm có thể thích nghi với thực tế mới. Một quyết định nhanh chóng cũng sẽ là tín hiệu ảnh hưởng tới phần còn lại của châu Âu. Các quốc gia liên kết chặt chẽ với ngành công nghiệp Đức hiện đang nhìn vào Đức theo phương châm: Nếu Đức không quan tâm đến an ninh của ngành liên quan đến 5G – tại sao chúng ta phải làm điều đó? Những nước này có thể sẽ theo lệnh cấm của Đức đối với các nhà cung cấp Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuối cùng, chính phủ Mỹ vẫn có thể buộc Đức ra quyết định về Huawei. Các nhà cung cấp 5G châu Âu, như Nokia và Ericsson, vẫn đang phụ thuộc vào các bộ phận của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của họ. Chính phủ Trump, tuy nhiên, hiện đang thúc đẩy sự phân tách kinh tế giữa phương Tây và Trung Quốc, không chỉ ở hệ thống 5G mà nói chung là trong các sản phẩm công nghệ cao. Chuỗi cung ứng toàn cầu với sự tham gia của Trung Quốc sẽ nhường chỗ cho “thị trường đáng tin cậy” ở phương Tây. Nhưng sau đó, câu hỏi được đặt ra cho người châu Âu: Liệu một lục địa có công nghệ yếu ở nhiều khu vực có thể tin tưởng vào một nước bá quyền như Hoa Kỳ?

Thorsten Benner, Giám đốc viện Chính sách Công Toàn cầu  (GPPi), một Thinktank độc lập ở Berlin, và phụ trách chuyên mục Causa của Der Tagesspiegel.

 

8.12.2018, VNChi dịch

Nguồn: Der Tagesspiegel

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen