Seite auswählen
Phái đoàn Việt Nam tại Kỳ kiểm điểm lần thứ 3 cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) tại LHQ ở Geneva, ngày 22/1/2019. Photo Facebook Vietnam UPR.

NHIỀU QUỐC GIA ĐẶT CÂU HỎI CHO VN DỊP UPR (Universal Periodic Review- UPR)

Trong phiên điều trần tại UPR kỳ thứ 32 được tường thuật trực tiếp, Phái đoàn Việt Nam phái đoàn Việt Nam do ông Thứ trưởng Lê Hoài Trung dẫn đầu tường trình rằng Việt Nam thực hiện được hơn 96% khuyến nghị nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ).

“Chúng tôi đã có những sáng kiến đặc biệt, ghi nhận khuyến nghị hữu ích của các thủ tục đặc biệt trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam,” Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva, Trưởng đoàn Việt Nam tại phiên họp phát biểu.

Tại chu kỳ thứ 3 Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát này, phái đoàn Việt Nam đã nhận được câu hỏi chất vấn và khuyến nghị của đại diện từ 125 quốc gia khác nhau. Con số kỷ lục này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. 

Các nước phương Tây thì đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận, các tổ chức xã hội dân sự và vấn đề tra tấn những người bị giam giữ.

Các nước Cuba, Lào, Trung Hoa cộng sản thì lại hay tập trung vào vấn đề người cao tuổi, người khuyết tật, và quyền phụ nữ.

Các quốc gia khác như Nam Phi, Pakistan, Ai Cập thì quan tâm đến vấn đề luật đất đai, sự minh bạch trong hệ thống tư pháp, và tự do tôn giáo.

Phía Hoa Kỳ đưa ra 10 vấn đề yêu cầu Việt Nam phải trả lời, như vấn đề tra tấn trong đồn công an và đối xử khắc nghiệt trong trại giam, quyền hội họp và giải tán biểu tình ôn hoà bằng bạo lực, quyền tự do ngôn luận và việc sử dụng những điều luật mơ hồ để đàn áp tự do biểu đạt, việc giám sát chặt chẽ môi trường hoạt động của xã hội dân sự, xét xử công bằng và sự độc lập của ngành tư pháp… Đặc biệt, Hoa Kỳ chất vấn Việt Nam làm cách nào để đảm bảo rằng luật An ninh mạng không xâm phạm quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận hoặc khả năng thu thập thông tin của người dùng và liệu thông tin lưu giữ tại quốc gia này có được bảo vệ không. Vấn đề công đoàn độc lập cũng được phía Hoa Kỳ nêu ra.  (Chúng tôi hoan nghênh những tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam. Hoa Kỳ lưu ý rằng sự tăng trưởng này đã không đi cùng việc mở rộng các biện pháp bảo vệ công nhân lao động.

Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra và thực thi các luật như thế nào để đáp ứng các chuẩn mực lao động được quốc tế công nhận về tự do hiệp hội, thương lượng tập thể, lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, và không phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm?)

Bên cạnh việc nêu vấn đề về áp dụng án tử hình, phía Đức chất vấn Việt Nam khi nào thì có luật Biểu tình và tại sao Việt Nam lại không cho phép báo chí tư nhân hoạt động. ( Việt Nam có kế hoạch khi nào thông qua một luật về hội họp/biểu tình để thực thi quyền tự do hội họp biểu tình đã được hiến định?   Vì sao Luật Báo chí 2016 lại cho quyền thành lập cơ quan báo chí chỉ với các tổ chức được liệt kê theo điều 14, và không cho tư nhân hay tổ chức tư nhân quyền này?)

Là một quốc gia quan tâm đến vấn đề nhân quyền, Thuỵ Điển chất vấn Việt Nam về việc nhiều nhà hoạt động nhân quyền và xã hội bị cấm xuất cảnh, việc có khoảng cách xa giữa luật và thực tế về quyền lập hội và biểu tình ôn hoà, về phân biệt đối xử với người thuộc thế giới thứ ba… (Chính phủ sẽ tăng cường việc thụ hưởng đầy đủ các quyền con người của người LGBT như thế nào?)

Vương quốc AnhBắc Ireland tra vấn Việt Nam về việc thực thi Công ước Chống Tra tấn, tình trạng ép cung dẫn đến bị can bị chết, tự do báo chí, quyền tụ tập ôn hoà và môi trường hoạt động của xã hội dân sự cũng như điều tra về việc sử dụng bạo lực đối với người hoạt động. (Chính phủ sẽ có những bước đi nào để đáp ứng các nghĩa vụ theo Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị trong việc thiết lập một hệ thống truyền thông độc lập, bao gồm việc giải quyết tình trạng ngăn chặn một số trang web truyền thông đưa tin thời sự và bằng việc không hình sự hóa việc xúc phạm?  Chính phủ đang có những bước đi nào để thúc đẩy một môi trường an toàn cho xã hội dân sự, bao gồm việc điều tra các vụ sử dụng vũ lực với các nhà hoạt động?)

Vương quốc Bỉ đặt câu hỏi về việc tra tấn tù nhân, luật Báo Chí và An Ninh Mạng. (Chính phủ Việt Nam sẽ đảm bảo như thế nào, theo khuyến nghị của Ủy ban Chống Tra tấn, để tất cả những người bị giam giữ có thể có được , trong luật và trong thực tế, các đảm bảo pháp lý căn bản ngay từ bắt đầu bị tước tự do?   Việt Nam có sửa hoặc thu hồi Luật Báo chí và Luật An ninh mạng để tuân thủ nghĩa vụ của mình theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị không?)

Hoà Lan đặt trọng tâm các câu hỏi về luật sở hữu đất đai, bầu cử. ( Việt Nam có công nhận quyền sở hữu đất của cá nhân và tổ chức không, bao gồm của các dân tộc thiểu số, khi sửa đổi Luật đất đai năm 2019?  Việt Nam sẽ tăng sự minh bạch trong việc trưng thu và đền bù đất đai trong khi sửa đổi Luật đất đai năm 2019?

Việt Nam sẽ cho phép cử tri trực tiếp đề cử ứng cử viên, kiểm tra chứng minh thư hoặc giấy tờ tùy thân trước khi bỏ phiếu, kiểm phiếu công khai và ngay lập tức công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ trong suốt các kỳ bầu cử tiếp theo tinh thần điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị không?)

Cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR 2019 diễn ra trong lúc nhà cầm quyền VN siết chặt kiểm soát, đàn áp khốc liệt những người bất đồng chính kiến như hoạt động dân chủ, biểu tình chống chính sách của chính phủ. Sự đàn áp này trong năm 2018 là chưa từng thấy. Kết quả của Kiểm định định kỳ phổ quát 2019 và những hoạt động xung quanh UPR có ảnh hưởng rất quan trọng đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Nhân dịp Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc rà soát tình hình nhân quyền Việt Nam, thân nhân của 3 tù nhân lương tâm hiện đang ngồi tù tại Việt Nam đã đến Genève để vận động cho nhân quyền tại Việt Nam.

Đó là bà Nguyễn Thị Quý, vợ ông Lê Đình Lượng (bị kết án 20 năm tù), bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ nhà báo Trương Minh Đức (12 năm tù), anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa, con trai mục sư Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù). Sáng nay, họ đã được gặp đại diện Liên Hiệp Quốc để trình bày về tình trạng của ba tù nhân lương tâm này.

Theo tin BBC, VOA, SBTN

Biểu Tình chống Việt gian Cộng sản buôn dân bán nước, Geneva 22.01.2019, trước Trụ Sở Liên Hiệp Quốc tại Geneve, Thuỵ Sĩ. 

Cả sáng và chiều ngày 22/1, hàng trăm người gốc Việt đã biểu tình trước trụ sở LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, để phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.Vào lúc 14 giờ 35 ngày 22/1, giờ Geneva, trong khi diễn ra Kỳ kiểm điểm lần thứ 3 cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) của Việt Nam thì hàng trăm người từ Hoa Kỳ, Úc, châu Âu, và cả Việt Nam đã tham gia biểu tình lên án vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Vào 10 giờ sáng hôm 22/1, trên ba trăm người đã tham gia một cuộc biểu tình tại trụ sở LHQ ở Geneva do Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền tổ chức với các bài hát, khẩu hiệu kêu gọi tôn trọng nhân quyền và chống Trung cộng xâm lược được thể hiện bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Luật sư Trần Kiều Ngọc, Chủ tịch Phong Trào Giới Trẻ Thế Giới Vì Nhân Quyền, nói với VOA về thông điệp gửi đến chính quyền Việt Nam qua cuộc biểu tình này:

“Cái thông điệp mà ban tổ chức cuộc biểu tình muốn gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam là họ đừng nghĩ rằng quốc tế và đồng bào chúng ta sẽ làm ngơ hay không biết gì về những điều dối trá hay những âm mưu bán nước. Chúng tôi muốn cho họ biết rằng chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc trong cuộc đấu tranh để đất nước của chúng ta có được tự do thật sự, nhân quyền thật sự.”

Geneva: Hội Thảo – Kiểm điểm UPR tại LHQ trong bối cảnh đàn áp khốc liệt

Chương trình thảo luận về những Thách Thức của tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam hiện nay qua phần tham luận của các nhà hoạt động nhân quyền quốc tế; lắng nghe những tiếng nói từ quốc nội với sự có mặt tại Geneva của bà Nguyễn Thị Quý vợ TNLT Lê Đình Lượng và bà Nguyễn Thị Kim Thanh vợ TNLT Trương Minh Đức; cùng sự tham dự của các diễn giả như:

– Bà Anne-Marie Von Arx-Vernon, Dân biểu Tiểu bang Geneva, Thụy Sỹ
– Bà Libby Liu, Giám đốc đài Á Châu Tự Do
– Ông Hoàng Tứ Duy, đại diện đảng Việt Tân
– Ông Rolin Wavre , Tổng thư ký đảng Tự Do Cấp Tiến, Dân biểu Tiểu bang Geneve
– Luật sư Nguyễn Văn Đài, Chủ Tịch Hội Anh Em Dân Chủ
– Cô Saba Ashraf, chuyên viên luật pháp của tổ chức Media Legal Defence Initiative
– Ông Daniel Bastard, Giám đốc văn phòng Á Châu của Phóng Viên Không Biên Giới
– Cô Jade Dussart, Giám đốc văn phòng Á Châu của ACAT, tổ chức chống tra tấn
– Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa con của Mục sư Nguyễn Trung Tôn
– Nhà giáo Phạm Minh Hoàng, cựu Tù Nhân Lương Tâm
– Anh Đặng Xuân Diệu, cựu Tù Nhân Lương Tâm

Tin tổng hợp

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen