Seite auswählen

Trung cộng ngày càng lo sợ Mỹ về Biển Đông

Một tiết lộ mới vừa được hé lộ. Lục quân Mỹ sẽ tập trận với kịch bản về Biển Đông. Tiết llooj được chính Chỉ huy Lục quân Thái Bình Dương Mỹ Robert Brooks Brown nói cuộc tập trận quan trọng của lực lượng này ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong năm 2020 sẽ tập trung vào một kịch bản về Biển Đông.

Cuộc tập trận nói trên một phần xuất phát từ tình trạng Trung cộng xây đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông và triển khai vũ khí đến các đảo này, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Trong cuộc tập trận mới, binh sĩ Mỹ sẽ diễn tập triển khai nhanh chóng từ lục địa Mỹ đến Thái Bình Dương nhằm đảm bảo lực lượng Lục quân Thái Bình Dương có khả năng ứng phó một cuộc khủng hoảng tiềm tàng, theo báo Defense News.
Chúng tôi sẽ không đến Hàn Quốc mà sẽ tiến hành một kịch bản về Biển Đông và một kịch bản khác chúng tôi có thể làm là biển Hoa Đông”, ông Brown cho hay. Ông cho biết thêm cuộc tập trận sẽ bao gồm nhiều hoạt động mà Lục quân Thái Bình Dương chưa thực hiện ở quy mô lớn.

Ông Brown nhấn mạnh cuộc tập trận sẽ sự tham gia của nhiều nước và sẽ mang tính phức tạp, nhưng không nói rõ kịch bản về Biển Đông.
Cũng theo ông Brown, Lục quân Thái Bình Dương sẽ có mặt tại những quốc gia như Philiippines, Thái Lan và cũng có thể làm việc với những nước khác như Mã Lai, Nam Dương và Brunei.

VietBF (28.03.2019)

Việt Nam trao công hàm phản đối các hành động của Trung cộng ở Hoàng Sa

Việt Nam đã gặp và trao công hàm phản đối Trung cộng về cuộc tập trận bắn đạn thật vừa qua ở quần đảo Hoàng Sa cũng như kế hoạch của Trung cộng về việc xây các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa thành thành phố căn cứ hậu cần chiến lược quan trọng, bà Lê Thị Thu Hằng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho biết như vậy tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 28/3.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Trung cộng tổ chức diễn tập bắn đạn thật tại quần đảo Hoàng Sa từ ngày 22-24/3 và có kế hoạch xây dựng để biến đảo Cây, Phú Lâm và Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa thành một thành phố hậu cần chiến lược quan trọng, bà Hằng nói:

Trước tiên cần khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo đúng luật pháp quốc tế.

Việc Trung cộng diễn tập bắn đạn thật từ 22-24/3 vừa qua, cũng như có kế hoạch xây đảo Phú Lâm, Cây và Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa thành thành phố căn cứ hậu cần chiến lược quan trọng của Trung cộng là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại thoả thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Hoa, vi phạm tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi có tiến trình đàm phán hiện nay giữa Trung cộng và Asean về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác ở biển Đông.

“Việt Nam yêu cầu Trung cộng chấm dứt và không tái diễn các hành động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo HS và TS, tôn trọng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như hợp tác quốc tế, không có các hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình”, bà Hằng nói.

Bà cho biết Việt Nam đã gặp và trao công hàm phản đối Trung cộng về những sự việc này.

Sputnik News (28.03.2019)

“Trung cộng đã chiếm xong Biển Đông”: Chuyên gia quốc tế nói về sự bành trướng tiếp theo

Máy bay trinh sát Mỹ phát hiện các tháp radar, nhà chứa máy bay và các tòa nhà cao 5 tầng xuất hiện trên đá Chữ Thập tại Biển Đông (Ảnh: New York Times)

Theo Diplomat, sự bành trướng đáng kinh ngạc của Trung cộng tại khu vực Biển Đông rộng gần 3,5 triệu km2 và ngay sau đó là các động thái quân sự hóa trái phép trong vài năm qua đã tạo nên một môi trường an ninh phức tạp. Giai đoạn khởi đầu của sự phức tạp đó được định hình dựa trên sự mở rộng và mối quan tâm địa chính trị, đặc biệt trong nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Tờ NYTimes của Mỹ đã từng nhận định, Trung cộng đã chiếm xong Biển Đông, sẵn sàng đánh Mỹ. Phóng viên báo New York Times đã có dịp tháp tùng một chuyến bay tuần tra Biển Đông, ghi nhận Trung cộng ‘điên rồ’ xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo trái phép trên 4 Đá Xubi, Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Còn theo Scott N. Romaniuk, nhà nghiên cứu về an ninh toàn cầu và vai trò quân sự của Trung cộng tại Viện Trung cộng thuộc đại học Alberta, và Tobias Burgers, nghiên cứu sinh tại Viện Otto-Suhr ở Berlin (Đức), mặc dù có quan điểm cho rằng căng thẳng trong khu vực sẽ không tăng nhiệt vì Trung cộng đã dừng các hành động mở rộng lãnh thổ trái phép về phía nam, song môi trường an ninh phức tạp trong khu vực có thể sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng dâng cao và phức tạp mới trong năm 2019.

Các nhà nghiên cứu cho rằng giai đoạn mới có thể sẽ diễn ra khi Trung cộng đẩy mạnh củng cố những gì mà nước này đã ngang nhiên giành được trên Biển Đông thông qua một loạt biện pháp, bao gồm việc sử dụng sức mạnh quân sự và chính trị, những lời đe dọa cứng rắn từ các cuộc tuần tra quân sự và bước nhảy vọt trong việc triển khai các máy bay trinh sát, các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường và hàng loạt khí tài quân sự.

Mặc dù Trung cộng đang ở trong giai đoạn “im hơi lặng tiếng” khi tạm dừng chiếm thêm các thực thể trên Biển Đông, song cách hành xử của Bắc Kinh vẫn không che giấu được mục tiêu hòng đạt được sự bá quyền trong khu vực.

Theo hai nhà nghiên cứu, Trung cộng hiện vẫn chưa đạt được mức độ kiểm soát như nước này mong muốn đối với tuyến hàng hải quan trọng chiến lược trên Biển Đông. Trong bối cảnh các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng tuyên bố chủ quyền đối với các thực thể trên Biển Đông, yêu sách do Trung cộng đưa ra phải đối mặt với nhiều sức ép. Ngay cả những thực thể mà Bắc Kinh đã kiểm soát cũng vẫn bị đe dọa.

Hai nhà nghiên cứu Romaniuk và Burgers nhận định sau chiến dịch xây đảo ban đầu kéo dài gần 10 năm, giai đoạn tiếp theo trong kế hoạch bành trướng của Trung cộng trên Biển Đông là củng cố và tăng cường năng lực quân sự tại những thực thể mà Bắc Kinh đã ngang nhiên chiếm được như đóng quân trên nhiều đảo nhỏ từng không có người ở, bao gồm bãi cạn Scarborough chiến lược — nơi nằm cách đảo chính Luzon của Phi Luật Tân chỉ 225km.

Việc thiết lập các căn cứ quân sự đã góp phần hình thành “tam giác chiến lược” của Trung cộng.  Mặc dù Bắc Kinh đã thực hiện hàng loạt động thái phi pháp như xây dựng các căn cứ không quân, triển khai các hệ thống trinh sát và hệ thống vận chuyển vũ khí, song tác động của những nỗ lực mang tính hệ thống này chưa đủ để tạo ra sự thay đổi đáng kể trên Biển Đông.

Trong những năm gần đây, Trung cộng đã mở rộng các bãi đá ngầm và san hô hiện có lên tới hàng nghìn hecta, tuy vậy hiện diện quân sự và khả năng sẵn sàng tác chiến của Trung cộng vẫn chưa đủ để nước này có thể giành quyền kiểm soát đối với toàn bộ Biển Đông. Quá trình này sẽ kéo dài hơn so với dự tính.

Hai chuyên gia dự đoán sự kết hợp của 3 yếu tố có khả năng làm gia tăng hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông trong thời gian tới: Thứ nhất là việc Trung cộng trước đây mở rộng và ngày nay củng cố các thực thể trên Biển Đông, bất chấp xung đột với tuyên bố chủ quyền của các nước khác. Thứ hai là việc Mỹ tuyên bố duy trì nguyên tắc tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Thứ ba là việc Bắc Kinh “nuốt lời” khi từng hứa không tiếp tục phát triển các thực thể trên Biển Đông.

Trung cộng lâu nay vẫn lấy cớ thực hiện các chiến dịch dân sự và cứu hộ để biện minh cho hoạt động xây dựng các cơ sở quân sự cũng như triển khai vũ khí trên Biển Đông, bao gồm các máy bay chiến đấu hiện đại, các tên lửa đất đối không, tên lửa đạn đạo chống hạm, công nghệ gây nhiễu. Trong khi đó, Tập Cận Bình trước đây từng đảm bảo rằng Trung cộng sẽ không quân sự hóa các thực thể tại vùng biển này.

Theo dự đoán của các chuyên gia, trong bối cảnh không đủ khả năng theo kịp Mỹ về tất cả khía cạnh trong năng lực quân sự, ít nhất về mặt chất lượng, Trung cộng có thể nhận ra rằng việc mở rộng hiện diện quân sự ra ngoài lãnh thổ là điều cần thiết để phô diễn sức mạnh. Đầu tư quân sự của Trung cộng tiếp tục tăng và nước này chỉ có một “mặt trận” duy nhất để tập trung lực lượng, đó là Biển Đông.

Các chuyên gia còn nhận định thêm rằng những vụ việc như bắt giữ giám đốc tài chính Huawei hay cuộc chiến thương mại dai dẳng với Mỹ có thể thu hút sự chú ý của dư luận, từ đó tạo ra “vỏ bọc” hữu ích để Bắc Kinh triển khai hoạt động trên Biển Đông.

Ngoài ra, Trung cộng cũng có thể tính đến những biện pháp khác để khẳng định yêu sách phi lý ở phía nam, bao gồm thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực.

Brunei đã tăng cường liên kết kinh tế với Trung cộng thông qua các thỏa thuận tài chính và thương mại. Nhờ vậy, Trung cộng không chỉ bảo đảm được các lợi ích của mình, mà còn có thêm một đồng minh mà Bắc Kinh đang rất cần trong vấn đề Biển Đông.

Ngoài Brunei, Phi Luật Tân cũng tăng cường quan hệ với Trung cộng sau khi bị lôi cuốn bởi những lời hứa hẹn về lợi ích của Vành đai và Con đường. Chiến lược này của Trung cộng không chỉ là công cụ chính trị mà còn là sáng kiến kinh tế phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh.

Sputnik News (27.03.2019)

Bắc Kinh có ý định mở rộng đòi hỏi chủ quyền bên ngoài đường lưỡi bò ở Biển Đông

Đường lưỡi bò của Trung cộng ở Biển Đông AFP

Trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung Tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế ở Mỹ hôm 21/3 có bài viết nhận định Trung cộng có khả năng sớm tuyên bố đường cơ sở thẳng qua toàn bộ các thực thể ở Biển Đông bất chấp luật quốc tế.

Theo AMTI : “Trung cộng không hề che giấu ý định cuối cùng sẽ tuyên bố đường cơ sở thẳng quanh phần còn lại của những thực thể tại Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa”.

Đường cơ sở được các quốc gia ven biển áp dụng để xác định vị trí và chiều rộng của các vùng biển để từ đó xác định chủ quyền trên biển căn cứ theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc.

Hiện khu vực Biển Đông cùng các thực thể tại đây là vùng tranh chấp chủ quyền giữa Trung cộng và một số nước trong khu vực bao gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và Đài Loan.

Theo AMTI, từ năm 1996, Trung cộng đã tuyên bố một loạt đường cơ sở thẳng qua quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm được từ Việt Nam vào năm 1974. Đường cơ sở thẳng mà Trung cộng tuyên bố ở khu vực quần đảo này khiến Trung cộng mở rộng phần lãnh hải qua việc áp dụng đường cơ sở thẳng đối với toàn bộ các thực thể thuộc quần đảo, thay vì vẽ riêng với từng thực thể như quy định của luật quốc tế. Không những thế, Trung cộng cũng tuyên bố tất cả vùng nước phía trong của những đường cơ sở thẳng này là vùng nội thủy của Trung cộng. Kết quả là Trung cộng khẳng định các tàu thuyền và máy bay nước ngoài không có quyền đi qua vùng nước và vùng trời khu vực quần đảo Hoàng Sa, kể cả khi ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo.

Lần lượt Hoa Kỳ, Phi Luật Tân và Việt Nam đã tuyên bố phản đối Trung cộng.  Hoa Kỳ lập luận rằng, theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), các nước ven biển như Trung cộng không được áp dụng đường cơ sở thẳng. Đường này chỉ có thể áp dụng với các quốc đảo như Phi Luật Tân và Nam Dương. Vào năm 2016, sau khi có phán quyết của tòa Trọng Tài quốc tế về vụ kiện giữa Phi Luật Tân và Trung cộng về những tranh chấp trên Biển Đông, Hoa Kỳ cũng một lần nữa khẳng định lập trường của mình về đường cơ sở thẳng mà Trung cộng đưa ra.

Theo phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế, việc áp dụng đường cơ sở thẳng của Trung cộng cũng không được chấp nhận. Không những thế, phán quyết của tòa còn quy định các phân khúc đường cơ sở không thể dài quá 100 miles và tỷ lệ vùng nước và đất trong đường cơ sở không thể vượt quá 9/1. Tuy nhiên đường cơ sở mà Trung cộng vẽ ra ở Hoàng Sa dù không quá 100 miles nhưng lại có tỷ lệ là 1.891/1, theo AMTI.

Vào tháng 7/2016, Trung cộng đã lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế và một lần nữa khẳng định chính sách của nước này từ năm 1958 là áp dụng đường cơ sở thẳng đối với tất cả các khu vực Dongsha Qundao (hay còn gọi là Pratas), Xisha Qundao (Hoàng Sa), Zhongsha Qundao (bãi cạn Scarborough và bãi Macclesfield), Nansha Qundao (Trường Sa), cùng tất cả các đảo khác thuộc Trung cộng.

AMTI dự đoán có thể có 4 khả năng Trung cộng sẽ đưa ra đường cơ sở thẳng đối với phần còn lại của Biên Đông như sau:

1: Trung cộng sẽ phớt lờ tất cả các quy định trong UNCLOS và bao gồm tất cả các thực thể ở Quần đảo Trường Sa vào đường cơ sở của mình, tức là bao gồm cả Trường Sa, bãi Luconia và James Shoal của Mã Lai và Vanguard Bank, cùng những thực thể nửa chìm nửa nổi thuộc thềm lục địa Việt Nam.

2: Trung cộng sẽ bao gồm tất cả quần đảo Trường Sa vào các phân khúc của đường cơ sở với chiều dài lớn hơn 100 miles.

3: Trung cộng sẽ vẽ các đường cơ sở quanh các thực thể nổi và bãi cạn lúc chim lúc nổi.

4: Trung cộng sẽ bao gồm chỉ những nhóm thực thể nổi trong các đường cơ sở.

Theo AMTI, động cơ để Trung cộng tuyên bố đường cơ sở thẳng ở quần đảo Trường Sa là để gia tăng đòi hỏi chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa đối với các thực thể, dù phán quyết của Tòa Trọng tại quốc tế trước đó xác định các thực thể này kôong phải là các đảo để có thể có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.

Nói tóm lại, dù với khả năng nào thì với đường cơ sở thẳng, đòi hỏi về chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông cũng sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này đã vẽ ra trên biển trước đó.

RFA (27.03.2019)

Sau bồi đắp đảo, Bắc Kinh củng cố vị trí trên Biển Đông

Các công trình Trung cộng xây dung trên bãi Subi thuộc quần đảo Trường Sa

Bắc Kinh đang tiến vào giai đoạn kế tiếp trong kế hoạch Biển Đông của họ với việc củng cố và quân sự hóa những thực thể mà họ đã chiếm được trên Biển Đông sau khi đã hoàn thành công việc bồi đắp đảo nhân tạo, hai nhà nghiên cứu ở Canada và Đức cho biết.

Trong bài phân tích mới đây đăng trên tạp chí The Diplomat có tiêu đề ‘Giai đoạn quân sự hóa kế tiếp của Trung cộng trên Biển Đông’, Tiến sĩ Scott N. Romaniuk, hiện đang nghiên cứu về vai trò an ninh và quân sự Trung cộng tại Viện Trung cộng, Đại học Alberta, Canada, và nghiên cứu sinh tiến sĩ Tobias Burgers tại Viện Otto-Suhr thuộc Đại học Tự do Berlin, cho rằng việc Trung cộng bành trướng một cách đáng kinh ngạc tại vùng biển rộng 1,35 triệu dặm vuông thuộc Biển Đông và ngay sau đó tiến hành quân sự hóa khu vực trong vài năm qua đã tạo dựng một môi trường an ninh phức tạp. Sự việc này sẽ khiến khu vực có thể sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng dâng cao và phức tạp mới trong năm 2019. Giai đoạn kế tiếp này sẽ diễn ra do Trung cộng quyết tâm củng cố những vị trí mà họ có được trên Biển Đông thông qua sức mạnh quân sự và sức mạnh chính trị song song với mối đe dọa nghiêm trọng từ việc tuần tra quân sự và bước nhảy vọt trong việc triển khai máy bay do thám, chiến hạm có tên lửa được dẫn đường và rất nhiều khí tài quân sự, hai tác giả phân tích.

“Cho dù Bắc Kinh đang có sự yên ắng tạm

 thời – không chiếm thêm các thực thể trên Biển Đông – cách hành xử của họ ở vùng biển này chính là hiện thân của mục tiêu đạt được bá quyền trong khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn chưa đạt được mức độ kiểm soát đối với tuyến hải lộ quan trọng về mặt chiến lược này. Ở một vùng biển mà năm bên tranh chấp còn lại – Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai, và Đài Loan – đều có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, lập trường của Trung cộng vẫn bị áp lực và các lãnh thổ mà họ kiểm soát liên tục bị đe dọa,” bài phân tích nêu rõ.

Chiến dịch xây dựng đảo ban đầu của Trung cộng giờ đây đã diễn ra gần 10 năm. Giai đoạn kế tiếp của việc bành trướng của Trung cộng trên Biển Đông là củng cố và tăng cường khả năng quân sự ở những lãnh thổ họ có được – trú đóng nhiều hòn đảo nhỏ từng được xem là không thể ở được, bao gồm bãi cạn Scarborough chiến lược vốn nằm cách đảo chính Luzon của Phi Luật Tân chỉ có 140 hải lý. Dù vậy, nỗ lực của Trung cộng ở Biển Đông vẫn không thể đem lại thay đổi lớn trong hiện trạng quan hệ giữa các cường quốc.

Trong vòng một vài năm qua, Bắc Kinh đã mở rộng những bãi san hô và bãi đá ngầm hiện có lên đến hàng ngàn mẫu, nhưng sự hiện diện quân sự và sự sẵn sàng chiến đấu của họ vẫn chưa tới mức đủ để giành quyền kiểm soát đối với toàn bộ Biển Đông. “Quá trình này nhiều khả năng sẽ diễn ra lâu hơn mọi người tưởng. Việc chiếm giữ và xây dựng đảo không hề làm giảm đi các tuyên bố chủ quyền hiện tại của các bên tranh chấp. Những tuyên bố chủ quyền này – vốn được các đối tác và đồng minh ở xa hậu thuẫn – cũng không có khả năng biến mất trong tương lai,” bài phân tích lập luận.

Hai nhà nghiên cứu cho rằng do Trung cộng không có khả năng theo kịp tất cả các khía cạnh trong sức mạnh quân sự của Mỹ – ít nhất là về mặt chất lượng – trong ngắn hạn, sự hiện diện quân sự bên ngoài biên giới Trung cộng là một nấc thang hợp lý và cần thiết nếu Trung cộng hy vọng thể hiện quyền lực của họ lên một mức cao hơn. Đầu tư quân sự của Trung cộng tiếp tục tăng và họ chỉ có một mặt trận để tập trung vào – đó là Biển Đông.

Những vấn đề gây xao lãng cũng cho Trung cộng thời gian quý giá để thiết lập sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở Biển Đông trên những thực thể mà họ kiểm soát hơn là mở rộng và theo đuổi các công trình bồi đắp đảo nữa. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng viện tới những phương cách khác để khẳng định chủ quyền với việc Brunei đang ngày càng dựa vào Trung cộng về kinh tế thông qua các thỏa thuận thương mại và tài chính. Nhờ đó mà Bắc Kinh đã có được một đồng minh mà họ rất cần trên Biển Đông vốn hoặc sẽ là giữ im lặng hoặc lay chuyển theo hướng phù hợp với các lợi ích chiến lược của Bắc Kinh,” bài phân tích viết.

Về phía Phi Luật Tân, nước này đã tìm cách lấy lòng Trung cộng sau khi bị hấp dẫn với những hứa hẹn của ý tưởng ‘Vành đai-Con đường’. Chiến lược phát triển hoành tráng này vừa là công cụ chính trị vừa là ý tưởng kinh tế mà Bắc Kinh có thể dựa vào để tăng cường ảnh hưởng chính trị đối với chính sách của các nước quanh Biển Đông.

“Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước tương đối ngoan cố đối với Bắc Kinh và vẫn là thành trì chống lại sự bành trướng của Trung cộng trên Biển Đông với một chuỗi những hành động thách thức Trung cộng. Nỗ lực của Việt Nam trong việc lên án những hành động phiêu lưu của Trung cộng trên Biển Đông cho thấy giới hạn của chính sách gây áp lực hữu hảo của Bắc Kinh lên các nước để họ lặng lẽ từ bỏ tuyên bố chủ quyền các khu vực tranh chấp.”

Bắc Kinh đã chứng tỏ có những con đường khác để tiến trên Biển Đông và mở rộng quyền kiểm soát của họ trên thực tế. Kéo dài các cuộc đàm phán và mua chuộc các nước là hai chiến thuật khả dĩ.

VOA (27.03.2019)

Phi Luật Tân đang lo Trung cộng ‘siết nợ’ ở Biển Đông

Hôm 26/3, các nhà lập pháp Phi Luật Tân bày tỏ quan ngại về các thỏa thuận tài chính với Trung cộng sau khi một viên chức Tòa án Tối cao cáo buộc Bắc Kinh có thể tiếp quản tài sản hàng hải của Phi Luật Tân nếu Manila không trả được khoản vay từ Trung cộng cho một dự án thủy lợi.


Theo trang tin BenarNews, Thượng nghị sĩ Joel Villanueva, một đồng minh của Tổng thống Rodrigo Duterte, là một trong những người lo ngại về các thỏa thuận cho vay với Trung cộng. Ông nhấn mạnh chính phủ không nên được phép “cầm cố tài sản” cho quốc gia láng giềng giàu có hơn.

“Chúng tôi đã thấy những tác động tiêu cực của kiểu thu xếp này với Trung cộng ở một số quốc gia nơi Trung cộng cuối cùng đã kiểm soát tài nguyên và tài sản quan trọng của một đất nước”, ông Villueva nói.

Ông Antonio Carpio, phó thẩm phán cao cấp tại Tòa án Tối cao, đã kêu gọi sự giám sát công khai hơn đối với các thỏa thuận song phương với Trung cộng. Theo ông này, Bắc Kinh cuối cùng có thể tiếp thu tài sản từ bãi Reed Bank (bãi Cỏ Rong) giàu khí đốt ở Biển Đông, nếu Manila không đáp ứng nghĩa vụ cho vay đối với kế hoạch tưới tiêu sông Chico.

Bãi Cỏ Rong là một bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tuy nhiên các bên khác như Trung cộng và Phi Luật Tân cũng tuyên bố chủ quyền. 

“Trong trường hợp Phi Luật Tân không thể trả nợ, Trung cộng có thể thu giữ, để đáp ứng bất kỳ phán quyết trọng tài nào có lợi cho Trung cộng, ‘những tài sản dành cho sử dụng thương mại’ của chính phủ Phi Luật Tân”, ông Carpio nói tại một diễn đàn cuối tuần trước.

Các nhà hoạt động Phi Luật Tân phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Trung cộng Tâp Cận Bình vào tháng 11-2018. Ảnh: BENARNEWS

Theo ông Carpio, các tài sản nói trên có thể bao gồm tài nguyên ở Biển Đông, chẳng hạn như các tài sản xung quanh bãi Reed Bank nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân.

Phản ứng với cáo buộc trên, Dinh Tổng thống Phi Luật Tân hôm 25-3 tuyên bố thỏa thuận liên quan đến dự án sông Chico trị giá 3,6 tỉ peso (68,4 triệu USD) là hợp pháp, trung thực và công khai.

Dự án Chico là một trong những dự án cơ sở hạ tầng đầu tiên được Trung cộng tài trợ theo chương trình mang tên “Xây dựng, Xây dựng, Xây dựng” của Tổng thống Duterte. Chương trình nhằm hỗ trợ khoảng 4.000 gia đình nông nghiệp bằng cách tưới tiêu đất nông nghiệp thông qua lưu vực sông Chico ở miền bắc Phi Luật Tân.

Hôm 25-3, phát ngôn viên của Tổng thống Duterte, ông Salvador Panelo, cho biết các điều khoản là “chuẩn mực giữa người cho vay và người đi vay”. Ông cũng nói không có gì sai khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm tài sản thế chấp.

Tôi không thấy bất cứ điều gì sai trái vì tôi biết điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng có lẽ các nhà quản lý kinh tế đã tham gia ký kết hợp đồng biết sẽ không có chuyện đó”, ông nói.


Phát ngôn viên Panelo cho biết Phi Luật Tân nổi tiếng với việc đáp ứng các nghĩa vụ của mình. Ông Panelo đảm bảo với công chúng Phi Luật Tân rằng chính phủ sẽ không bao giờ vỡ nợ với các khoản vay từ bất kỳ tổ chức quốc tế nào.

VietBF (26.03.2019)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen