Seite auswählen

Pháp công bố chiến lược cứng rắn với Trung cộng tại châu Á

Bộ trưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly và đồng nhiệm Singapore Ng Eng Hen tại diễn đàn an ninh Shangri-La 2019. Ảnh ngày 01/06/2019.REUTERS/Feline Lim  

“Pháp sẽ tiếp tục tuần tra tại Biển Đông tối thiểu hai lần mỗi năm“. Bộ trưởng Quân Lực Pháp tuyên bố như trên tại diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La, Singapore, ngày 01/06/2019. Tại đây, bà Florence Parly công bố chiến lược “Ấn Độ -Thái Bình Dương”, nơi 1,6 triệu dân Pháp sinh sống tại các lãnh thổ hải ngoại và 80 % vùng đặc quyền kinh tế Pháp nằm trong khu vực chiến lược này.

Mở đầu bài diễn văn, bộ trưởng Quân Lực Parly nhắc khéo một số đối tác trong khu vực rằng bà đến dự diễn đàn an ninh châu Á trong lúc hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đang neo ngoài khơi Singapore. Ngoài ra, “tàu khu trục, tàu tiếp liệu, chiến đấu cơ Rafale, trực thăng …được huy động tham gia chiến dịch tuần tra từ Địa Trung Hải đến Singapore ngang qua Hồng Hải vàẤn Độ Dương” từ đầu tháng 3/2019.

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương bộ trưởng Quân Lực Pháp trình bày tại diễn đàn an ninh châu Á 2019 bao gồm 5 điểm. Thứ nhất là “bảo vệ quyền lợi về chủ quyền, của các công dân, bảo vệ lãnh thổ và các vùng đặc quyền kinh tế” của nước Pháp. Để hoàn thành những mục tiêu đó Paris đã huy động 7.000 lính đến khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương. Nhiệm vụ của những người lính này rất rõ ràng : “chống khủng bố, các tổ chức tội phạm, và chống lại mọi hành vi thù nghịch nhắm vào chủ quyền quốc gia của nước Pháp”.

Điểm thứ nhì trong chiến lược an ninh được bộ trưởng Pháp, Florence Parly đề cập đến là “đóng góp duy trì ổn định khu vực qua việc tăng cường các hoạt động hợp tác an ninh và quân sự. Ấn Độ và Úc là hai đối tác then chốt” của Paris.

Ưu tiên thứ ba của nước Pháp là cùng với các đối tác trong vùng, bảo vệ tự do lưu thông hàng hải. Paris sẽ “tiếp tục tuần tra Biển Đông tối thiểu mỗi năm hai lần”. Bà Parly cũng tuyên bố không chấp nhận việc Trung cộng quân sự hóa Biển Đông và lên án chủ trương “sự đã rồi”của Bắc Kinh là vi phạm luật pháp quốc tế. Tránh nêu đích danh Trung cộng nhưng bộ trưởng Quân Lực Florence Parly bồi thêm “Pháp không để bất cứ một quốc gia nào uy hiếp”. Bà gián tiếpnhắc đến sự cố hồi tháng 4/2019 khi Trung cộng đã uy hiếp chiến hạm Vendémiaire của Pháp đi ngang qua eo biển Đài Loan. Họp báo hôm 25/04/2019, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung cộng chỉ trích Pháp xâm nhập “bất hợp pháp” lãnh hải của Trung cộng.

Điểm thứ tư trong chiến lược của Pháp đối với khu vực châu Á liên quan đến hạt nhân Bắc Triều Tiên. Paris “ủng hộ những nỗ lực ngoại giao” để đạt được đến mục đích “giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên một cách không thể đảo ngược” và những cam kết trên hồ sơ này sẽ phải được tôn trọng. Cuối cùng, Florence Parly cho rằng, phòng chống thiên tai, giải quyết khủng hoảng do biến đổi khí hậu gây nên trong vùng châu Á Thái Bình Dương cũng là một ưu tiên của Pháp.

Kết thúc bài diễn văn, bộ trưởng Quân Lực Pháp khẳng định : “Pháp đối thoại với mỗi thành viên trong khu vực rộng lớn này, tiếp tục nói lên tiếng nói riêng của mình, không liên kết với một bên nào, nhưng cũng không để bất kỳ một ai hù dọa. Pháp luôn thúc đẩy một mô hình đa phương, dân chủ và tôn trọng luật pháp”.

RFI (02.06.2019)

Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hoà: Trung cộng chưa bao giờ xâm lược nước khác

Bộ trưởng Quốc phòng Nguỵ Phượng Hoà tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 2/6/2019 AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng Nguỵ Phượng Hoà trong bài phát biểu được trông đợi tại Đối thoại Shangri-La, Singapore, hôm 2/6 đã đưa ra một hình ảnh Trung cộng yêu hoà bình nhưng sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ các quyền lợi cốt lõi của mình.

Đối thoại Shangri-La là một diễn đàn khu vực được tổ chức hàng năm với sự tham gia của các quan chức quốc phòng và chuyên gia đến từ nhiều nước. Các vấn đề chủ yếu được thảo luận tại Đối thoại bao gồm quốc phòng và an ninh.

Ngay từ đầu bài phát biểu của mình, ông Nguỵ đã nói đến một Trung cộng mong muốn chung sống hoà bình với các nước, vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới trong nhiều năm qua.

Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung cộng chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”, ông Nguỵ Phượng Hoà phát biểu.

Nói về tương lai, ông nói tiếp “Trong tương lai, dù có lớn mạnh thế nào, Trung cộng cũng không bao giờ đe doạ ai, tìm cách bành trướng hay tạo ảnh hưởng. Lịch sử đã chứng minh và sẽ tiếp tục chứng minh là Trung cộng sẽ không theo con đường của những cường quốc tìm kiếm việc bá quyền khi mình lớn mạnh. Bá quyền không phù hợp với những giá trị và quyền lợi quốc gia của Trung cộng”.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung cộng cũng không quên lên tiếng bảo vệ quyền lợi của Trung cộng bằng lời lẽ mạnh mẽ. Ông nói: “Chúng tôi sẽ không tấn công trừ khi bị tấn công, nhưng chúng tôi sẽ chắc chắn phản công nếu bị tấn công”.

Để nói rõ điều này, tướng Nguỵ Phượng Hoàng nói rằng Quân đội Nhân dân Trung cộng tham gia nhiều cuộc chiến và không sợ sự hy sinh và đã giành được từ chiến thắng này đến chiến thắng khác.

Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình. Không một quốc gia nào nên trông đợi Trung cộng cho phép chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình bị xâm phạm”, ông Nguỵ Phượng Hoà phát biểu.

Các vấn đề được trông đợi sẽ được đề cập trong Đối thoại lần này đều được tướng Nguỵ Phượng Hoà đưa ra trong bài phát biểu của mình bao gồm căng thẳng thương mại với Mỹ, Biển Đông, Đài Loan, và vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn.

Liên quan đến căng thẳng thương mại với Mỹ, ông Nguỵ Phượng Hoà nói rằng Trung cộng luốn sẵn sàng mở cửa đàm phán nhưng nếu Mỹ muốn chiến tranh thì Trung cộng sẽ chiến đấu đến cùng.

Về vấn đề Biển Đông, Tưởng Nguỵ liên tục khẳng định vùng nước đang tranh chấp giữa Trung cộng và một số nước láng giềng đang ổn định. Ông cũng không quên ám chỉ Hoa Kỳ là quốc gia bên ngoài đang gây mất ổn định khu vực này, dù không nêu tên Mỹ trực tiếp trong phần này. Ông cũng không quên khẳng định việc Trung cộng xây lấp các đảo và quân sự hoá khu vực Biển Đông là thuộc quyền chủ quyền của Trung cộng và hoàn toàn vì mục đích tự vệ.

Đây là lần đầu tiên sau 8 năm vắng bóng, Trung cộng lần này đã gửi Bộ trưởng Quốc phòng đến Đối thoại Shangri-La. Sự có mặt của tướng Nguỵ Phượng Hoà được trông đợi là dịp để Trung cộng gửi ra các thông điệp với Mỹ và thế giới vào khi quan hệ giữa hai cường quốc đang căng thẳng liên quan đến một loạt các vấn đề về thương mại, công nghệ, Biển Đông và Đài Loan.

RFA (02.06.2019)

Trung cộng tập trận gần Quần đảo Hoàng Sa

Hình minh hoạ. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung cộng trong một cuộc diễn tập vào tháng tư 2018 AFP

Trung cộng đã bắt đầu tập trận hai ngày bắt đầu từ ngày Chủ Nhật, ngày 2/6/2019 ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Cơ quan An toàn Hàng hải Trung cộng loan tin này hôm 2/6.

Theo Cơ quan An toàn Hàng hải Trung cộng, cuộc tập trận sẽ diễn ra cả ngày Chủ Nhật và nửa ngày thứ Ba.

Cuộc tập trận diễn ra vào khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng Nguỵ Phượng Hoà phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Singapore, rằng Trung cộng sẽ không chấp nhận để chủ quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm, và khẳng định khu vực Biển Đông đang ổn định.

Trung cộng là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển.

Trong bài phát biểu của mình tại Đối thoại Shangri-La, tướng Nguỵ Phượng Hoà nói rằng việc Trung cộng xây lấp đảo nhân tạo và triển khai vũ khí ra các đảo ở Biển Đông là thuộc quyền của Trung cộng và hoàn toàn mang tính phòng vệ.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Trung cộng cũng chỉ trích các hoạt động của Mỹ trong khu vực bao gồm việc ủng hộ Đài Loan, và hoạt động tự do hàng hải của Hải quân Mỹ tại Biển Đông.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần này, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan cho biết từ giờ Mỹ sẽ không lờ đi những hành động của Trung cộng đối với Biển Đông và Đài Loan.

“Chúng tôi không thể tiếp tục nhìn sang hướng khác khi các nước sử dụng lời lẽ hữu nghị để không gây chú ý đến những hành động không hữu nghị”, ông Patrick Shanahan nói tại hội nghị.

RFA (02.06.2019)

Sẽ có căn cứ quân sự của Trung cộng ở Đông Nam Á?

Bản quyền hình ảnhVCG/VCG VIA GETTY IMAGESImage captionHải quân Trung cộng tập trận chung với Nga tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông hồi cuối tháng 4/2019

Việc có căn cứ quân sự của Trung cộng ở Đông Nam Á là điều không thể tránh khỏi, theo Nikkei Asian Review.

Ngoài các cuộc chiến về cơ sở hạ tầng, hỏa lực vẫn là thước đo cho khả năng thống trị trong khu vực

Sự cạnh tranh quyền lực lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã chuyển trọng tâm từ hỏa lực quân sự sang cạnh tranh về cơ sở hạ tầng và đầu tư, được thúc đẩy bởi kế hoạch Vành đai-Con đường của Trung cộng và chiến lược Ấn Độ và Thái Bình Dương tự do và do Mỹ và Nhật Bản lãnh đạo.

Tuy nhiên, mối quan tâm an ninh truyền thống vẫn quan trọng hơn bao giờ hết, và trong một số trường hợp xác định việc triển khai các dự án khổng lồ và hoạt động quân sự.

Hoa Kỳ vẫn là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới – chi 648,8 tỷ đôla trong năm 2018 cho quốc phòng, so với 250 tỷ đôla của Trung cộng, theo Viện nghiên cứu SIPRI có trụ sở tại Stockholm.

Nhưng Trung cộng đang nỗ lực để biến Quân đội Giải phóng Nhân dân từ một lực lượng lớn, nhưng không hiệu quả, và chưa được trang bị đúng mức, thành một cường quốc quân sự hiện đại.

Nước này đang thử nghiệm hàng không mẫu hạm đầu tiên được chế tạo trong nước, với một chiếc khác đang được thành hình.

Trung cộng đã có những bước tiến lớn trong các lĩnh vực vũ khí chiến tranh mới nổi – bao gồm cả thông minh nhân tạo và an ninh mạng.

Trung cộng đã gây ra sự phản đối kịch liệt của quốc tế đối với việc ráo riết xây dựng các cơ sở quân sự trên những hòn đảo nhỏ ở Biển Đông.

Nhưng có một khía cạnh gây tranh cãi khác về sự mở rộng toàn cầu của Trung cộng: cảm giác rằng, sớm hay muộn, nước này sẽ cần các căn cứ quân sự ở nước ngoài, ngoài cơ sở duy nhất hiện có ở Djibouti, Châu Phi.

Thật vậy, một số dự án thuộc Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung cộng, từ Myanmar và Campuchia đến Pakistan và Sri Lanka, đã gây ra suy đoán về tiềm năng sử dụng quân sự của họ.

“Quân đội Hoa Kỳ hoạt động trên toàn cầu, và có nhiều kinh nghiệm trong cả các hoạt động quân sự cường độ cao và cường độ thấp, trong khi Trung cộng thì không“, Drew Thompson, cựu quan chức quốc phòng Mỹ thuộc Trường Chính sách công ở Đại học Lee Kuan Yew, Singapore, nói.

Mỹ đã cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào của Trung cộng để thiết lập một căn cứ quân sự tại Đông Nam Á sẽ đe dọa sự ổn định khu vực, nhưng một số quan chức châu Á cho rằng triển vọng này không thể tránh khỏi.

“Đó chỉ là vấn đề thời gian”, ông Bilahari Kausikan, chủ tịch Viện Trung Đông của Singapore và cựu thư ký thường trực của bộ ngoại giao nước này, nói.

“Trung cộng cuối cùng có thể sẽ có một căn cứ ở Campuchia, nhưng tôi không quá phấn khích về điều đó. Mỹ đã sử dụng nhiều cơ sở đáng kể của Singapore, đang bắt đầu sử dụng lại một số căn cứ cũ của Phi Luật Tân và Thái Lan, và thỉnh thoảng cũng sử dụng các cơ sở của Malaysia. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ cuối cùng sẽ sử dụng các cơ sở của Việt Nam và Indonesia theo một cách nào đó.”

Đông Nam Á đã chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong mua sắm quốc phòng, với ít nhất năm trong số 10 nước ASEAN đã mua hoặc đang trong quá trình mua tàu ngầm, và nâng cấp đều đặn khả năng chiến đấu tổng thể.

Sau khi tăng mạnh từ năm 2004, chi tiêu quân sự Đông Nam Á bị đình trệ trong năm 2017, với mức giảm 0,6% trong khu vực từ năm 2017 đến 2018, theo IISS có trụ sở tại Anh.

Ở cấp độ thương mại, doanh số bán vũ khí của Trung cộng tại châu Á – cùng với Nga – được xem là một mối đe dọa khác đối với lợi ích của Mỹ, mặc dù chúng chỉ chiếm gần 11% tổng số của Mỹ trong năm 2018.

Theo các dữ liệu chính thức của Mỹ, các công ty Mỹ đã kiếm được 9,4 tỷ đôla doanh số bán hàng hóa và dịch vụ quốc phòng trực tiếp tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương vào năm 2018.

Giống như Nga, Trung cộng cũng sẵn sàng thâm nhập các thị trường nhạy cảm ngoài giới hạn đối với các nhà sản xuất phương Tây.

BBC (02.06.2019)

Mỹ và Trung cộng khẩu chiến về Đài Loan và Biển Đông

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 1/6/2019  AFP

Giới chức Quốc phòng Mỹ và Trung cộng đã có những phát biểu mạnh mẽ về vấn đề Đài Loan và Biển Đông hôm 1/6 tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, diễn đàn về quân sự và an ninh hàng năm trong khu vực.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp túc thực hiện nghĩa vụ về quốc phòng với Đài Loan, giúp người dân Đài Loan tự quyết định tương lai của chính mình.

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ nói Hoa Kỳ sẽ thực hiện cam kết của mình Theo đạo luật Taiwan Relations Act mà theo đó Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Đài Loan các vũ khi và dịch vụ quốc phòng.

Mặc dù không nêu tên quốc gia cụ thể nào nhưng ông Shanahan nói rằng một số nước đang sử dụng cách xâm lược để làm mất ổn định trong khu vực, bao gồm cả việc triển khai vũ khí ra các khu vực tranh chấp, và hỗ trợ việc đánh cắp công nghệ quốc phòng và dân sự của nước khác.

Đáp lại lời phát biểu của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Shao Yuanming, một quan chức cấp cao của Quân đội Nhân dân Trung Hoa có mặt tại Đối thoại, nói rằng các hành động của Mỹ với Đài Loan và Biển Đông không có lợi cho việc duy trì ổn định trong khu vực.

“Ông (Shanahan) đã bày tỏ cách nhìn không đúng và lặp lại những luận điệu cũ về vấn đề Đài Loan và Biển Đông”, ông Shao Yuanming nói với báo giới, đồng thời khẳng định phát biểu của phía Mỹ đang gây nguy hại cho hoà bình và ổn định khu vực.

Đại diện Bộ Quốc phòng Trung cộng cũng lên tiếng bảo vệ các quyền lợi của Trung cộng khi nói rằng nước này sẽ bảo vệ chủ quyền của mình bằng mọi giá nếu ai đó có ý định tách rời Đài Loan khỏi Trung cộng.

Trước đó, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nói với các đại biểu các nước có mặt tại Đối thoại lần này là Hoa Kỳ sẽ không còn “rón rén” trước các hoạt động của Trung cộng ở Châu Ákhi mà ổn định trong khu vực đang bị đe doạ xung quanh vấn đề Biển Đông và Đài Loan.

Mỹ trong những tháng gần đây đã gia tăng các hoạt động tuần tra Biển Đông trong chương trình Tự do hàng hải. Từ đầu năm đến nay, tàu chiến của Mỹ đã 4 lần đi vào gần các khu vực quanh các đảo và bãi đá mà Trung cộng đòi chủ quyền. Trung cộng tức giận gọi đây là các hành động vi phạm chủ quyền của nước này.

RFA (01.06.2019)

Biển Đông : TT Phi Luật Tân lên án tham vọng độc chiếm của Bắc Kinh

Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte và thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong buổi họp báo chung tại phủ thủ tướng Nhật, Tokyo ngày 31/05/2019.Kazuhiro Nogi /Pool via Reuters 

Tổng thống Phi Luật Tân, đang trong chuyến công du Nhật Bản, đã lên án tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung cộng.

Hôm qua, 31/05/2019, tại một diễn đàn kinh tế ở Tokyo, tổng thống Rodrigo Duterte thừa nhận là ông « quý mến Trung cộng », nhưng buộc phải tự hỏi « Liệu có công bằng không khi để một quốc gia đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông ». Nguyên thủ Phi Luật Tân cảnh báo « càng để thời gian kéo dài, vùng biển này càng có nguy cơ trở thành nơi bùng lên các căng thẳng».

Phát biểu của tổng thống Phi Luật Tân được đưa ra trong bối cảnh, từ nhiều năm nay, các nước Đông Nam Á đàm phán với Trung cộng một bộ Quy tắc về Ứng xử tại Biển Đông (COC), nhưng các thương lượng tiến triển rất chậm.

Theo nhiều nhà quan sát, kể từ khi đắc cử năm 2016, cho đến ít tháng gần đây, tổng thống Phi Luật Tân chủ trương không trực diện chỉ trích Trung cộng về Biển Đông, nhằm lấy lòng Bắc Kinh để thu hút đầu tư.

Gần đây, với sự hậu thuẫn gia tăng của Hoa Kỳ, chính quyền ông Duterte dường như tỏ ra mạnh bạo hơn.

RFI (01.06.2019)

Mỹ quyết ‘đấu’ Trung cộng ở Biển Đông

CC BY 2.0 / U.S. Navy photo/Lt. Chad A. Dulac / Headed home

Không khí căng thẳng Mỹ – Trung hiện tại không chỉ giới hạn ở lĩnh vực thương mại, mà bắt đầu lan sang các lĩnh vực an ninh, quân sự khi phía Mỹ liên tiếp tung ra các “đòn hạng nặng” nhằm vào Trung cộng, TS Nguyễn Thành Trung có bài bình luận trên báo Tuổi Trẻ.

Thứ năm tuần trước (23-5), thượng nghị sĩ từ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cùng đưa ra bàn thảo lại dự luật nhằm trừng phạt các công ty và cá nhân Trung cộng có liên quan đến các hành động “phi pháp và nguy hiểm” ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông, vốn được nói rõ ngay trong trang đầu tiên.

Không kiêng nể

Dự luật sẽ yêu cầu Chính phủ Mỹ đóng băng tài sản, và hủy bỏ hay từ chối thị thực (visa) đối với bất kỳ ai liên quan đến “các hành động hay chính sách đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định” của khu vực Biển Đông.

Dự luật dài 27 trang này nhằm thẳng một cách không kiêng nể vào Trung cộng, khi trừng phạt cá nhân và thực thể Trung cộng tham gia “vào các hành động phi pháp và nguy hiểm” với danh sách ban đầu gồm 25 công ty và cá nhân Trung cộng liên quan đến các hành động ở khu vực Biển Đông.

Trong đó có các công ty nhà nước lớn như Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung cộng (CNOOC) từng kéo giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) vào tháng 5-2014, hay Tập đoàn Hóa chất và dầu khí Trung cộng (SINOPEC), Tổng công ty Xây dựng giao thông Trung cộng (CCCC) tham gia việc cải tạo đảo ở Biển Đông…

© ẢNH: COOEC SUBSEA TECHNOLOGY CO. LTD

Giàn khoan Dongfang 13-2 CEPB (Đông Phương 13-2 CEPB) của Trung cộng   

Ngoài ra, dự luật cũng yêu cầu ngoại trưởng Mỹ mỗi 6 tháng cung cấp báo cáo cho Quốc hội bất kỳ công ty hay cá nhân Trung cộng nào được xác định liên quan đến việc xây dựng hay phát triển các dự án tại các khu vực tranh chấp ở vùng biển này.

Thượng nghị sĩ Rubio của Đảng Cộng hòa, thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và thượng nghị sĩ Ben Cardin của Đảng Dân chủ cùng bảo trợ dự luật.

Dự luật này từng được đưa ra lần đầu vào tháng 3-2017 nhưng không thành công ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Tuy nhiên, lần này nó được sự ủng hộ của 13 thượng nghị sĩ khác, trong đó đáng kể có thượng nghị sĩ Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2012.

Số lượng ủng hộ dự luật ngày càng tăng. Hiện tại Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện – thượng nghị sĩ James Risch của Đảng Cộng hòa hết sức quan tâm tới vấn đề Trung cộng.

Chính vì vậy, dự thảo này có thể đi xa hơn so với trước đây, mặc dù cũng cần chỉnh sửa nhiều về ngôn ngữ để có thể được sự đồng thuận từ ít nhất 218 hạ nghị sĩ (trong tổng số 435) và 51 thượng nghị sĩ (trong tổng số 100) trước khi được tổng thống phê chuẩn để có thể trở thành luật.

Rõ ràng, vấn đề Trung cộng ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông không mới, nhưng nó mới ở chỗ các chính trị gia lưỡng Đảng của Mỹ ngày càng thống nhất hơn trong các nhìn nhận về Trung cộng, và cả phương cách đối phó với Trung cộng.

Cũng cần phải nhắc lại chính sách đối ngoại mềm dẻo với Trung cộng dưới thời tổng thống Obama trước đây không có tác dụng làm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Trung cộng.

Hành động hơn lời nói

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng nhấn mạnh rằng Mỹ có mặt ở châu Á không phải để tham gia các hội đàm mà để “hành động”. Ngoại trưởng Mỹ từng là cựu giám đốc CIA nhấn mạnh:

“Chúng tôi chủ động. Giới quân sự của chúng tôi chủ động”. Ông muốn nhấn mạnh rằng chính quyền Trump hoàn toàn khác với thời Obama.

Hôm 29-5, tướng Joseph F Dunford Jr, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, nhấn mạnh nếu một quốc gia nào đó tiếp tục bành trướng ở khu vực sẽ bị đáp trả bởi phản ứng tập thể, hàm ý phản ứng của Mỹ và đồng minh.

Tướng Dunford nhắc khéo là ông không đề cập tới hành động quân sự, nhưng bất kỳ vi phạm luật và thông lệ quốc tế trong tương lai sẽ phải được ngăn chặn. Tướng Dunford không nêu đích danh nhưng ai cũng hiểu rõ ông ám chỉ con voi ở trong phòng. Đó là Trung cộng.

Tuy nhiên, viên tướng cao cấp nhất trong giới quân sự Mỹ không ngần ngại thẳng thừng chỉ đích danh Trung cộng đã bội tín, khi Chủ tịch Tập Cận Bình hứa với Tổng thống Obama vào năm 2015 không quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

© AP PHOTO / RAHMAT GUL 

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford

“Họ đã phớt lờ các cam kết – ông nói – Bây giờ chúng ta thấy họ đã hoàn tất các đường băng dài 3.000m, kho chứa đạn dược, các tên lửa phòng thủ, các thiết bị không quân…”.

Trước đó vào tháng 2-2019, cấp dưới của tướng Dunford là đô đốc Philip Davidson, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDOPACOM), trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, cũng tố cáo Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình thất hứa về việc này.

Tướng Dunford lưu ý Trung cộng không gia tăng việc quân sự hóa ở Biển Đông trong những tháng gần đây chứng tỏ họ đã hoàn thành việc lắp đặt các thiết bị quân sự mà họ cần có.

Năm 2017, một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Mỹ (CSIS), mà chủ tịch là ông John Hamre từng là thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, đưa ra cảnh báo rằng Biển Đông sẽ hầu như trở thành “ao nhà của Trung cộng” vào năm 2030.

CC BY 4.0 / LELAND SMITH ET AL. / FIGURE 1 (CROPPED PHOTO) 

Xây đảo nhân tạo gây hại cho hệ sinh thái Biển Đông

Hằng năm hàng ngàn tỉ USD hàng hóa được vận chuyển thông qua khu vực Biển Đông, trong đó có hơn 1,2 ngàn tỉ USD hàng hóa Mỹ. Thời gian từ bây giờ cho đến mốc 2030 có lẽ không còn xa nữa, trừ khi Mỹ phải hành động nhiều hơn là lời nói và cam kết.

Chính vì vậy, các diễn biến gần đây đưa ra thông điệp Mỹ đã mất kiên nhẫn và đặc biệt là mất niềm tin với Trung cộng ở khu vực Biển Đông. Họ phải đưa ra các biện pháp cụ thể cứng rắn hơn, và chúng ta phải chờ xem liệu Mỹ có thực thi các cảnh báo của mình hay không nếu Trung cộng vẫn tiếp tục hành vi mạnh bạo của mình ở khu vực Biển Đông. Các đồng minh của Mỹ bắt buộc phải chọn phe trong thời gian sắp tới thay vì ngồi trên “hàng rào quan sát”.

Nhất quán bảo vệ tự do hàng hải

Việc các tướng lĩnh quân sự Mỹ công khai chỉ trích Trung cộng hay việc hải quân Mỹ gia tăng các chuyến tuần tra tự do hàng hải (FONOPS), cũng như không quân giám sát ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông trong thời gian gần đây chuyển tải một thông điệp rằng Mỹ sẽ tiếp tục bảo vệ các nguyên tắc về tự do, an ninh hàng hải và sẵn sàng bắt các quốc gia vi phạm phải trả giá.

Sputnik (31.05.2019)

Mỹ tuyên bố không bỏ qua hành vi đe dọa chủ quyền của Trung cộng

Mỹ yêu cầu Trung cộng chấm dứt hành vi gây ngờ vực và cho biết Washington đang đầu tư công nghệ quân sự mới để duy trì ổn định ở châu Á.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm nay. Ảnh: AFP.  

Trung cộng có thể và nên duy trì quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực. Tuy nhiên hành vi làm xói mòn chủ quyền các nước khác và gieo rắc sự ngờ vực về ý định của Trung cộng phải chấm dứt”, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm nay.

Cho đến khi điều đó được thực hiện, chúng tôi phản đối tầm nhìn hạn hẹp, vi mô về tương lai và chúng tôi ủng hộ trật tự tự do, cởi mở để mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta, bao gồm Trung cộng”, Shanahan nói.

Theo Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mỹ đang đầu tư mạnh mẽ vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để duy trì ưu thế quân sự và năng lực bảo vệ các đồng minh châu Á. Washington và Bắc Kinh đang cạnh tranh ở khu vực có nhiều điểm nóng tiềm tàng như Biển Đông, bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan.

“Có lẽ mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với lợi ích sống còn của các quốc gia trong khu vực đến từ những nước tìm cách phá hoại thay vì duy trì trật tự dựa trên luật lệ. Nếu xu hướng hành vi này tiếp tục, các thực thể nhân tạo trên toàn cầu có thể trở thành các trạm thu phí, chủ quyền có thể trở thành mục tiêu của kẻ mạnh”, Shanahan nói, ám chỉ đến các đảo nhân tạo phi pháp của Trung cộng ở Biển Đông.

Chúng tôi sẽ không bỏ qua hành vi của Trung cộngvà tôi nghĩ rằng trong quá khứ mọi người đã tránh bàn đến vấn đề đó”, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định.

Quan hệ của hai cường quốc trở thành trung tâm tại Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh có sự tham dự của các bộ trưởng quốc phòng và quan chức quân sự hàng đầu từ các nước châu Á – Thái Bình Dương. Đối thoại năm nay là lần đầu tiên Trung cộng cử bộ trưởng quốc phòng tới dự sau 8 năm.

“Khi chúng tôi nói sẵn sàng nghĩa là chúng tôi có những khả năng phù hợp ở đúng nơi để đối phó khủng hoảng, cạnh tranh và ngăn chặn những đối thủ tầm cỡ”, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói, thêm rằng Mỹ không muốn xảy ra xung đột nhưng khả năng chiến thắng trong các cuộc chiến là sự răn đe tốt nhất.

“Chúng tôi muốn đảm bảo không có đối thủ nào tin rằng họ có thể thông qua lực lượng quân sự để thành công trong các mục tiêu chính trị”, Shanahan nói. “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vẫn là ưu tiên của chúng tôi. Chúng tôi có mặt ở những nơi chúng tôi thuộc về. Chúng tôi đang đầu tư vào khu vực”.

Shanahan cho biết Lầu Năm Góc đã đề nghị 104 tỷ USD chi phí quân sự trên toàn cầu, cao nhất từ trước đến nay, cho việc nghiên cứu và phát triển trong năm tài khóa 2020, và 125 tỷ USD cho việc duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu. 

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói rằng ông không xem tranh chấp thương mại hiện tại giữa Washington và Bắc Kinh là chiến tranh thương mại, mà chỉ là một phần của các cuộc đàm phán. “Tôi chẳng thấy cuộc chiến thương mại nào, chỉ thấy các cuộc đàm phán đang diễn ra”, Shanahan cho hay.

Shanahan cũng lưu ý Triều Tiên vẫn là “mối đe dọa đặc biệt và cần cảnh giác cao độ”. “Những thách thức là đáng kể. Chúng tôi đang tập trung vào các cuộc đàm phán để đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng trên bán đảo Triều Tiên”, Shanahan nói. “Chúng tôi thừa nhận Triều Tiên đã gần đạt đến khả năng có thể tấn công các đồng minh trong khu vực, lãnh thổ Mỹ và các lực lượng được triển khai tiền phương”.

Về vấn đề Đài Loan, một trong những điểm nóng của quan hệ Mỹ – Trung, Shanahan cho biết Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện Đạo luật Quan hệ với Đài Loan để cung cấp cho hòn đảo khả năng tự vệ. “Sự hỗ trợ này trao cho người dân Đài Loan quyền xác định tương lai của chính họ. Chúng tôi đảm bảo bất kỳ giải pháp nào cho sự khác biệt ở eo biển Đài Loan phải diễn ra trong trường hợp không có sự ép buộc và phù hợp với ý chí của người dân hai bên eo biển”, người đứng đầu Lầu Năm Góc khẳng định.

Shanahan đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La hôm 31/5 để trao đổi về những cách thức xây dựng quan hệ quân đội với quân đội, giúp giảm nguy cơ hiểu lầm và tính toán sai lầm giữa hai nước cũng như thảo luận về việc quân đội hai nước có thể hợp tác tốt hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt với Triều Tiên. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung cộng leo thang cả về thương mại và an ninh. 

Đối thoại Shangri-La 2019, diễn ra từ 31/5 đến 2/6, là diễn đàn an ninh liên chính phủ được tổ chức hàng năm bởi Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), Anh. Đối thoại Shangri-La được tổ chức nhằm trao đổi về những vấn đề an ninh cấp bách trong khu vực hay củng cố mối quan hệ quốc phòng giữa các nước.

Theo AFP (31.05.2019)

Ngũ Giác Đài: Trung cộng quân sự hóa “quá mức” ở Biển Đông

© REUTERS / U.S. Navy  

Quyền lãnh đạo Lầu Năm Góc, Patrick Shanahan gọi việc Trung cộng quân sự hóa ở Biển Đông là quá mức, – theo thông báo của Reuters.

Ông Shanahan tuyên bố rằng hành động của Trung cộng ở Biển Đông, chẳng hạn như lắp đặt tên lửa “đất đối không”, là động thái “quá mức và thừa thãi”.

Trong quá khứ, Trung cộng và Hoa Kỳ nhiều lần châm chọc lẫn nhau vì Washington cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông bằng cách xây dựng các chủ thể quân sự trên các đảo nhân tạo và rạn san hô.

Sputnik (31.05.2019)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen