Seite auswählen

Hoa Kỳ ủng hộ các công ty dầu khí khai thác ở Biển Đông.

Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Francis Fannon. Ảnh: The Nation.

Trợ lý bộ trưởng năng lượng Mỹ cho biết nước này nhiệt liệt ủng hộ các công ty dầu khí đóng vai trò lớn hơn trong hợp tác phát triển năng lượng với các nước tại khu vực Biển Đông.

“Chúng tôi rất hoan nghênh vai trò quan trọng mà các công ty Mỹ đóng góp tại Việt Nam và trong toàn khu vực”, Trợ lý Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Francis Fannon ngày 24/6 tiếp tục ủng hộ việc các công ty dầu khí Mỹ tham gia phát triển năng lượng tại Biển Đông.

“Các công ty này có những công nghệ và phát minh tốt nhất, họ có những tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn và môi trường tốt nhất.

Họ cũng hoạt động với mức độ minh bạch tối đa. Điều đặc biệt quan trọng là các công ty Mỹ luôn tôn trọng chủ quyền của các quốc gia mà họ hợp tác”
, ông chia sẻ trong cuộc điện đàm với phóng viên quốc tế.

Ông Fannon nhấn mạnh một trong những mục tiêu lớn của chương trình Nâng cao Phát triển và Tăng trưởng thông qua Năng lượng – Asia EDGE – là ủng hộ thị trường mở, hiệu quả, minh bạch và cạnh tranh tại khu vực.

“Kế hoạch của chúng tôi không phải là can thiệp vào thị trường. Chính phủ Mỹ không làm điều đó. Chúng tôi muốn tạo ra những điều kiện cho cạnh tranh tự do và minh bạch. Điều này sẽ cho các công ty Mỹ cơ hội tiếp cận, đồng thời giúp chính phủ các nước tăng thêm đầu tư từ Mỹ”, trợ lý bộ trưởng năng lượng Mỹ cho biết.

“Cách tiếp cận của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có nền tảng dựa trên những khái niệm trên và mang tính bao trùm.

Chiến lược này không tìm kiếm xung đột hoặc q.uan h.ệ đối đầu với bất kỳ nước nào, kể cả Trung cộng
”, ông trả lời các phóng viên.

“Chúng tôi kỳ vọng những giá trị này được chia sẻ và Trung cộng sẽ tuân thủ. Tôi nghĩ tất cả các bên đều nên ủng hộ những giá trị này”, ông nói.

Hồi tháng 3, phát biểu tại Hội nghị Năng lượng Toàn cầu tại Houston, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói giá trị trữ lượng dầu mỏ và khí đốt xa bờ có thể khai thác tại Biển Đông lên đến 2,5 nghìn tỷ USD.

Ông Fannon cho biết Washington có nhiều quan ngại về những hoạt động của Trung cộng đang diễn ra trong các vùng biển tranh chấp trên

RFA (24.06.2019)

Việt Nam, Nam Dương thúc đẩy đàm phán phân định ranh giới vùng Đặc quyền Kinh tế chồng lấn

Hình minh họa. Nam Dương đánh đắm một tàu cá Việt Nam hôm 4/5/2019  AFP

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nam Dương Joko Widodo thống nhất sẽ thúc đẩy các đàm phán về phân định ranh giới vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước ở Biển Đông.

The Jakarta Post hôm 24/6 cho biết lãnh đạo hai nước vừa có cuộc gặp bên lề Thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok, Thái Lan, hồi cuối tuần qua để thảo luận về vấn đề này.

The Jakarta Post trích lời bà Retno Marsudi, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Dương hôm 22/6 cho biết thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo đã diễn ra rất lâu và cả hai bên tuyên bố rằng những nỗ lực để giải quyết đàm phán nên được đẩy nhanh, nếu không hai bên sẽ gặp phải những vụ việc như đã xảy ra.

Việt Nam và Nam Dương hiện vẫn còn một vùng chồng lấn chưa đàm phán xong ở gần vùng đảo Hòn Cau của Việt Nam ở phía Đông Nam, và gần đảo Natuna của Nam Dương.

Vào năm 2003, sau 30 năm đàm phán, hai bên cuối cùng đã đạt được thỏa thuận về phân chia vùng thềm lục địa nhưng vẫn chưa thể thống nhất về phân chia vùng EEZ.

Nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam gần đây đã bị phía Nam Dương bắt giữ và đánh chìm với cáo buộc đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng nước của Nam Dương gần Natuna. Tuy nhiên, những ngư dân mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc cho biết họ chỉ đánh bắt cá ở vùng nước được Biên phòng Việt Nam cho phép.

Theo Bộ Ngư Nghiệp Nam Dương, kể từ năm 2014 đến nay, nước này đã đánh đắm 488 tàu cá nước ngoài trong đó có 276 tàu cá Việt Nam.

Hôm 27/4 vừa qua, Nam Dương đã bắt giữ 2 tàu cá Việt Nam cùng 12 ngư dân sau một vụ đụng độ giữa tàu kiểm ngư của Việt Nam và tàu Hải quân Nam Dương.

RFA (24.06.2019)

ASEAN kêu gọi kiềm chế ở Biển Đông

Các vị lãnh đạo các nước ASEAN chụp ảnh tại Thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok hôm 23/6/2019 AFP

Các vị lãnh đạo các nước ASEAN hôm 23/6 ra tuyên bố chung kêu gọi các nước kiềm chế trong các hoạt động của mình ở Biển Đông để tránh làm phức tạp thêm tình hình, và theo đuổi giải pháp cho các tranh chấp một cách hòa bình, theo luật quốc tế.

Tuyên bố chung Thượng đỉnh ASEAN như mọi năm không nêu tên cụ thể bất cứ nước nào có liên quan đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông.

Theo AP, việc ASEAN không công khai nêu tên nước nào trong vấn đề Biển Đông như Trung cộng hay Mỹ là một thông lệ, tuy nhiên tại các cuộc họp kín, vấn đề này có thể được đem ra thảo luận.

Trước Thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở Bangkok, Thái Lan, Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte nói rằng ông sẽ đề cập vấn đề xung đột tranh chấp trên Biển Đông tại Thượng đỉnh. Ông Duterte đưa ra tuyên bố này sau vụ tàu cá Trung cộng đâm chìm tàu cá của ngư dân Phi Luật Tân hôm 9/6 ở Bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Trung cộng với một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và Phi Luật Tân.

Theo RFA (24.06.2019)

Biển Đông, liên hệ trực tiếp đến vấn đề năng lượng.

Mỹ có nhiều lo ngại về các hành động của Trung cộng trên Biển Đông làm cản trở khả năng phát triển dầu khí của các nền kinh tế khu vực. Ảnh: Reuters.

Sẽ rất đáng lo ngại nếu Trung cộng tìm cách ngăn các nước khác phát triển năng lượng trên chính vùng biển của các nước này. Đây là những quốc gia cũng có nhu cầu năng lượng đang tăng mạnh. Một số nước có tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với cùng kỳ năm trước ở mức hai con số”, ông Fannon cho biết.

Trợ lý bộ trưởng năng lượng Mỹ nhấn mạnh việc các quốc gia cảm thấy lo sợ, không thể khai thác tiềm năng dầu mỏ và khí đốt trên Biển Đông là một vấn đề khiến Mỹ thấy quan ngại và cần được tất cả các bên quan tâm giải quyết.

“Tình trạng này có thể cản trở lộ trình phát triển của các nền kinh tế khu vực”, ông Fannon nhận định. “Tuy nhiên, trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trụ cột kinh tế của chiến lược vẫn đặt mục tiêu chính là tạo cơ sở hạ tầng và thúc đẩy minh bạch thị trường”.

Theo
VietBF (23.04.2019)

Tổng thống Duterte cảm ơn Việt Nam cứu ngư dân Phi Luật Tân

© AP Photo / Martin Mejia

Ngày 23/6, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 34, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp ngắn với Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte.

Hai bên trao đổi các biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương và hợp tác trên các diễn đàn đa phương.

Nhân dịp này, Tổng thống Rodrigo Duterte cảm ơn về việc tàu cá Việt Nam cứu giúp 22 ngư dân của Phi Luật Tân gặp nạn trên biển ngày 9/6, khẳng định sẽ tiếp tục dành cho ngư dân Việt Nam sự đối xử nhân đạo theo tinh thần hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Chính quyền Phi Luật Tân trước đó lên án tàu Trung cộng bỏ mặc các ngư dân Phi Luật Tân trên biển sau vụ đâm tàu. Mới đây, Manila đã đồng ý đề xuất của Trung cộng về việc tiến hành cuộc điều tra chung để tìm hiểu sự thật, cũng như xác định bên chịu trách nhiệm trong vụ đâm tàu.

Phát ngôn viên của Tổng thống Phi Luật Tân, ông Salvador Panelo cho biết, Phi Luật Tân vẫn duy trì quan điểm về việc chủ quyền là vấn đề “không thể đàm phán” và nước này sẽ tìm ra bên chịu trách nhiệm cũng như yêu cầu bồi thường cho những ngư dân bị bỏ rơi trên biển.

“Chúng tôi đang đòi công lý cho người dân của mình và sẽ tận dụng mọi phương tiện hợp pháp cho mục đích đó”, ông Panelo nói.

Sputnik (24.06.2019)

Việt Nam đề nghị ASEAN không bỏ qua những diễn biến phức tạp trên Biển Đông

© ẢNH: VGP Các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 vừa diễn ra tại Thái Lan.

Tại hội nghị lần này, các nước ASEAN cũng trao đổi sâu những vấn đề lớn, mang tầm chiến lược liên quan tới hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác; thảo luận nhiều biện pháp vĩ mô để nâng cao hơn nữa hợp tác kinh tế – thương mại nội khối, tăng cường tính tự cường.  

Một trong những nội dung khác được mang ra thảo luận là tình hình khu vực và quốc tế trong đó có Biển Đông, bán đảo Triều Tiên, Bang Rakhine… Các lãnh đạo thống nhất sẽ tăng cường hơn nữa đoàn kết ASEAN, đề cao đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh của khu vực.

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, trao đổi với báo chí :

„ASEAN cần nhìn nhận thẳng thắn, ghi nhận những tiến triển tích cực trong đàm phán COC, song cũng không bỏ qua những diễn biến phức tạp trên thực địa. ASEAN cần vừa khuyến khích đối thoại và hợp tác, vừa có tiếng nói trách nhiệm với những diễn biến tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực.

Những diễn biến xung quanh Biển Đông luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm, chú ý của các nước. Tại hội nghị lần này, các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định tại vùng biển huyết mạch này của thế giới.

Các nước thống nhất đóng góp duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông là nghĩa vụ của tất cả các nước, các bên. Trong bối cảnh đó, các nước cần kiên trì các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, đề cao kiềm chế, tránh có các hành động đơn phương, có thể làm xói mòn lòng tin như tôn tạo, bồi đắp các thực thể, quân sự hóa khu vực Biển Đông.

Các nước đồng thời ghi nhận kết quả đạt được trong đàm phán COC, mong muốn sớm có Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông hiệu lực, hiệu quả và được cộng đồng quốc tế thừa nhận, ủng hộ.

Theo Sputnik (24.06.2019)

ASEAN-Trung cộng có thể đạt ‘dự thảo COC’ vào cuối 2019

Hội Nghị Cấp Cao ASEAN lần thứ 34 diễn ra tại Bangkok, Thái Lan, cuối tuần qua. (Hình: Getty Images)

Các nước ASEAN và Trung cộng có thể đạt được cuối năm nay một bản dự thảo cho bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (Code of Conduct- COC) để hy vọng tránh nguy cơ xung đột võ trang.

Hãng tin Bloomberg hôm Chủ Nhật dẫn nội dung bản tuyên bố được đưa ra sau hai ngày họp ở Bangkok cuối tuần cho biết, mười nước trong hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, cho hay hai bên đã hoàn thành nhanh chóng các cuộc đàm phán bản dự thảo “Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông” để “giảm các căng thẳng và nguy cơ các tai nạn, hiểu lầm và tính toán sai lệch.”

Bản tuyên bố viết rằng “Chúng tôi hoan nghênh nồng nhiệt những sự hợp tác tiếp tục được cải thiện giữa ASEAN và Trung cộng và được khích lệ từ những cuộc đàm phán lâu dài đã dẫn đến những kết luận sớm.”

Tuy bản tuyên bố có những lời nói đẹp đẽ về cuộc đàm phán cù cưa khi có khi không hơn chục năm qua, người ta vẫn thấy có những lời lẽ “quan ngại” về những diễn biến xảy ra trên Biển Đông kéo dài từ năm này sang năm khác.

Nổi bật trong các chuỗi sự việc là Trung cộng đã ngang ngược bồi đắp 7 bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân tạo khổng lồ rồi xây dựng trên đó các căn cứ quân sự quy mô không ngoài tham vọng muốn nuốt trọn Biển Đông, khống chế toàn bộ khu vực.

Bản tuyên bố nói trên viết rằng những hành động đã diễn ra ở khu vực tranh chấp đã “làm xói mòn sự tin cậy và lòng tin (nên) gia tăng các căng thẳng, và có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực.”

Tổng thống Phi Rodrigo Duterte hôm Chủ Nhật bày tỏ “quan ngại và thất vọng” vè sự chậm chạp của các cuộc đàm phán. Ít ngày trước đây, một tàu đánh cá “dân quân biển” của Trung cộng đã đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân Phi Luật Tân ở khu vực Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông mà Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền. Tất cả 22 ngư dân Phi Luật Tân có thể chết chìm nếu không được một tàu đánh cá Việt Nam cứu mạng ít giờ sau đó.

“Càng trì hoãn để có sớm một Bộ COC, các tai nạn trên biển càng dễ xảy ra và cơ hội gia tăng cho các sự tính toán sai lầm dẫn đến những xung đột ngoài tầm kiểm soát.” Salvador Panelo, phát ngôn viên của ông Duterte viết trong bản tuyên bố.

Hồi Tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh và ASEAN đã đồng ý các cuộc đàm phán cho Bộ COC sẽ được hoàn tất trong vòng 3 năm.

Tháng Tám năm ngoái, các Bộ trưởng Ngoại giao Trung cộng và ASEAN đã thông qua dự thảo khung đàm phán cho COC, một động thái được coi là tiến bộ trong quá trình giải quyết căng thẳng trên Biển Đông. Tháng Ba năm nay, một nhóm làm việc chung đã được tổ chức để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Việt Nam đề nghị COC phải có tính ràng buộc pháp lý nhưng Bắc Kinh và một số nước bị mua chuộc như Cambodia, Lào chống lại.

Hãng tin Reuters dẫn lời ông Kantathi Suphamongkhon, một cựu ngoại trưởng của Thái Lan nói “Chúng tôi hy vọng Bản COC đang đàm phán phải có ràng buộc pháp lý. Nếu không, chúng ta lại phải bắt đầu lại từ đầu.” (TN)

Theo Người Việt (23.06.2019)

Trung cộng vẫn lộng hành ở Biển Đông 

Tàu cá Trung cộng đã được cải tiến với hầm đạn và sẵn sàng đâm chìm các tàu cá khác. Ngũ Giác Đài cho rằng Trung cộng đang tìm cách biến tàu cá dân sự thành tàu vũ trang để thực hiện hoạt động phi pháp trên Biển Đông.

Một đội tàu cá vỏ thép cỡ lớn của Trung cộng. Ảnh: AFP.


Báo cáo thường niên mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi đến quốc hội nước này cho biết lực lượng dân quân biển (PAFMM) của Trung cộng đang giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động cưỡng ép trên Biển Đông nhằm giúp Bắc Kinh đạt được mục tiêu chính trị của mình mà không làm nổ ra xung đột. 

Đây được coi là một phần trong học thuyết quân sự mới của Trung cộng, nhấn mạnh vào các hoạt động gây sức ép phi vũ trang trên biển để hiện thực hóa tham vọng chủ quyền ở Biển Đông.

Theo báo cáo, các đơn vị PAFMM của tỉnh Hải Nam được tổ chức chuyên nghiệp nhất và thường xuyên nhận được nguồn trợ cấp lớn để mở rộng hoạt động tới khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Báo cáo chỉ ra rằng chính quyền tỉnh Hải Nam gần đây đã cho đóng 84 tàu cá cỡ lớn với thân tàu được gia cố và trang bị hầm chứa đạn. Các thành viên của PAFMM Hải Nam chủ yếu được tuyển dụng từ các binh sĩ xuất ngũ và được trả lương riêng.

“Nhiều tàu PAFMM được huấn luyện cùng hải quân và hải cảnh Trung cộng, được hỗ trợ thực hiện những nhiệm vụ như bảo vệ tuyên bố chủ quyền, do thám và trinh sát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hỗ trợ hậu cần“, báo cáo có đoạn.

Dân quân biển là lực lượng bán quân sự trực thuộc chính quyền các tỉnh ven biển Trung cộng, ban đầu được thành lập với mục đích cứu hộ cứu nạn. Những năm gần đây, lực lượng này đã phát triển khá tinh vi và được nâng cao vai trò, chuyên thực hiện các nhiệm vụ từ vận tải đến thu thập thông tin tình báo và thực thi tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Mỹ lần đầu kêu gọi chú ý đến lực lượng dân quân biển trong báo cáo sức mạnh quân sự Trung cộng năm 2017. Theo đó, Bắc Kinh đang sử dụng hạm đội tàu cá thương mại để xâm lấn “vùng xám”, thực thi yêu sách chủ quyền và thúc đẩy lợi ích theo hướng có tính toán ở dưới ngưỡng khơi mào xung đột quân sự.

Các hành động này không gặp trở ngại cho đến khi Washington bắt đầu gia tăng áp lực lên dân quân biển Trung cộng trong năm nay. Tư lệnh hải quân Mỹ John Richardson đầu năm nay tuyên bố sẽ coi tàu hải cảnh và dân quân biển là tàu chiến, đồng thời áp dụng cách phản ứng với hành vi khiêu khích tương tự chiến hạm Trung cộng.

VietBF (23.06.2019)

Việt Nam cáo buộc tàu Trung cộng “xâm phạm chủ quyền” Hoàng Sa

Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu vỏ thép của Trung cộng đâm thẳng vào khi đang đánh bắt trên vùng biển của Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ)

Hà Nội hôm 20/6 cáo buộc tàu Trung cộng xâm phạm chủ quyền Việt Nam và yêu cầu Bắc Kinh xử lý tàu của họ cũng như bồi thường cho các ngư dân Việt bị ảnh hưởng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng về việc gần đây một số tàu cá, ngư dân Việt Nam đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu công vụ Trung cộng khống chế, tịch thu ngư cụ, tài sải, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết “hành động nói trên của tàu công vụ Trung cộng đã xâm phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.”

Truyền thông trong nước hôm 7/6 đưa tin một tàu chụp mực của ngư dân Quảng Nam bị tàu Trung cộng chặn và cướp đi 2 tấn mực khô ở khu vực đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, sau khi đe dọa sẽ “cắt lưới, lấy hết tài sản và lai dắt tàu về Trung cộng” nếu tái phạm.

Theo bà Hằng hành động trên của tàu Trung cộng còn “vi phạm luật quốc tế” đối với “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết đối với vấn đề trên biển Việt Nam-Trung cộng” và “đe dọa an toàn tài sản của ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển này.”

“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của phía Trung cộng, yêu cầu Trung cộng xử lý nghiêm các nhân viên và tàu công vụ Trung cộng vi phạm,” người phát ngôn BNG nói với phóng viên tại buổi họp báo thường kỳ ở Hà Nội.

Việt Nam còn yêu cầu Trung cộng phải “bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam” và kêu gọi Bắc Kinh “có hình thức giáo dục các nhân viên của phía Trung cộng không để tái diễn vụ việc tương tự.”

Bà Hằng cho biết, đại diện BNG hôm 19/6 đã “giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung cộng phản đối hành động nêu trên.”

Đây không phải lần đầu tiên tàu Trung cộng cản trở tàu cá và ngư dân Việt Nam đánh bắt trên vùng biển có tranh chấp này.

Hồi tháng 3, một tàu cá và 5 ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu Trung cộng đâm chìm trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, BNG Việt Nam đã yêu cầu phía Trung cộng xử lý nghiêm tàu hải cảnh xua đuổi tàu cá Việt Nam và bồi thường thỏa đáng cho ngư dân.

Trung cộng đã áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trên Biển Đông trong suốt 20 năm qua, bất chấp phản đối từ các nước láng giềng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trong khu vực.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 4/5 chính thức lên tiếng phản đối và bác bỏ lệnh cấm này.

VOA (20.06.2019)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen