Seite auswählen
Sáng hôm 4/11, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Anh tại Việt Nam đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ 39 nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch tại #Essex, Anh.FACEBOOK/UKINVIETNAM Sáng 4/11, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Anh tại Việt Nam đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ 39 nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch tại #Essex, Anh.

Việt Nam là đối tác chiến lược của Anh trong rất nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, quốc phòng, v.v. Trong thời gian làm nhiệm kỳ Đại sứ tại đây, tại các cuộc họp với Luân Đôn, tôi được báo cáo về rất nhiều hoạt động tích cực, các số liệu kinh tế khả quan, các chuyến thăm chính thức thành công và các hoạt động hợp tác đầy triển vọng.

Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức mà chúng tôi phải đối mặt và những vấn đề khiến tôi lo lắng. Một trong số đó là vấn đề mua bán người và di cư trái phép. Người Việt Nam vẫn đang bị mua bán sang Anh để làm các công việc nguy hiểm, trái pháp luật, phục vụ lợi ích của các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, không có nhiều người Việt Nam biết đến thực trạng này. Vì vậy, hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn về một mua bán người rất khác đang xảy ra với người Việt ở bên kia bán cầu.

Nói đến mua bán người, có lẽ các bạn sẽ nghĩ đến Trung Quốc hay các nước láng giềng như Lào và Campuchia. Trên thực tế, người Việt Nam không chỉ bị mua bán đến các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam mà còn tới các nước trong khu vực châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và thậm chí còn tới châu Âu, trong đó có Vương quốc Anh. Ở nước Anh, chúng tôi sử dụng khái niệm ‘Nô lệ thời hiện đại’ với hàm ý bao gồm mua bán người vì nạn nhân bị mua bán thường bị ép làm việc trong những điều kiện vô cùng tội tệ, cả về thể xác lẫn tinh thần. Những năm gần đây, Việt Nam luôn là nước có số người nghi là nạn nhân của mua bán người và nô lê hiện đại cao nhất tại Anh, chỉ xếp sau Albania.

Khác với các nạn nhân bị mua bán sang các nước láng giềng với thủ đoạn thường gặp như bắt cóc, gạ gẫm hay lừa gạt, những nạn nhân người Việt Nam tại Anh là những người tự nguyện ra đi, với giấc mơ về một miền đất hứa, kì vọng về cơ hội cải thiện kinh tế cho bản thân và gia đình. Rất nhiều trong số họ là những người đến từ những huyện còn khó khăn của Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Những người này tìm đến những người quen, họ hàng, bạn bè mà nghe đâu đã từng đưa trọt lọt ai đó đến Anh để nhờ giúp đỡ. Họ bỏ ra một khoản tiền rất lớn có khi lên đến 600-700 triệu đồng, phần nhiều có được là do thế chấp nhà cửa, ruộng vườn, tàu thuyền hay vay nặng lãi để trả cho những kẻ môi giới và những kẻ tổ chức đưa người trái phép qua biên giới. Như vậy, ngay từ đầu cuộc hành trình của mình từ Việt Nam, họ đã chọn di cư bất hợp pháp và giao phó số phận của mình vào tay bọn tội phạm.

Bà con xóm giềng đến chia sẻ nỗi đau với gia đình ông Nguyễn Đình Tú, có thân nhân nghi nằm trong số 39 nạn nhân tại Anh.GETTY IMAGES Bà con xóm giềng đến chia sẻ nỗi đau với gia đình ông Nguyễn Đình Tú, có thân nhân nghi nằm trong số 39 nạn nhân tại Anh.

Trên danh nghĩa ‘giúp đỡ’ làm giả giấy tờ, làm giả hồ sơ hay giúp vượt biên trái phép những kẻ này thu lợi rất lớn từ các nạn nhân. Theo thông tin chúng tôi có được, chi phí cho hành trình do những băng nhóm tội phạm đưa người bất hợp pháp từ Việt Nam sang Anh dao động từ 30.000USD đến 50.000 USD. Việc nhập cư bất hợp pháp vào Anh có thể bằng giấy tờ giả trên một chuyến bay thẳng, hoặc thông dụng hơn là một đoạn đường gian khổ nhiều rủi ro và kéo dài qua nhiều nước châu Âu. Hầu hết trong số họ, bất chấp nguy hiểm, tìm đường sang Anh với một hy vọng là chỉ sau một năm làm việc ở đây, họ có thể chuộc được các sổ đỏ hoặc trả hết nợ nần vay mượn cho chuyến đi và sau đấy là một cơ hội “đổi đời” sẽ đến với gia đình. Rất tiếc, sự thật khác xa hơn thế rất nhiều.

Tôi có cơ hội được nghe kể lại câu chuyện của một người nhập cư vào Anh bất hợp phát. Đó là một hành trình ác mộng từ Việt Nam qua Trung Quốc rồi cả tháng trời lang thang trong lạnh giá ở Nga, Ba Lan, Đức, Pháp và cuối cùng là trốn trong thùng xe tải vượt biên giới từ Pháp sang Anh. Anh nói mình là một trong số những người may mắn sống sót. Bên cạnh những rủi ro về sức khỏe, về kinh tế, đã có trường hợp người nhập cư bất hợp pháp gặp tai nạn lúc bị truy đuổi. Có không ít trường hợp bị chết do quá lạnh, bị thiếu ô xy trong thùng xe và chẳng bao giờ đặt chân đến ‘miền đất hứa’.

Từ ngày 30/9 đến ngày 11/10/2019, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp với Cục quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an tổ chức Chương trình "Nâng cao năng lực phòng, chống mua bán người Việt Nam - Vương Quốc AnhFACEBOOK/UKINVIETNAM Từ ngày 30/9 đến ngày 11/10/2019, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp với Cục quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an tổ chức Chương trình “Nâng cao năng lực phòng, chống mua bán người Việt Nam – Vương Quốc Anh

Khi đến Anh, điều gì đón chờ họ – những người vừa trải qua chặng đường dài nhiều gian khổ và nguy hiểm để mong tìm cho mình cơ hội đổi đời? Với nỗi sợ hãi của người nhập cư trái phép, mang theo gánh nặng trả nợ và gánh vác những niềm hi vọng của người thân ở Việt Nam, họ chấp nhận làm bất kỳ công việc gì có thể để có tiền và chỗ trú ẩn. Không có giấy tờ hợp lệ, họ làm việc trốn tránh. Giới chủ hay các băng nhóm, lợi dụng sự yếu thế và nỗi lo sợ bị chính quyền phát hiện của họ, trả cho họ đồng lương rẻ mạt và ép họ làm việc nhiều giờ biết chắc chắn rằng sẽ không ai dám kêu ca hay tố giác. Cứ như thế, người Việt tại Anh bị bóc lột và trở thành nô lệ trong thời hiện đại lúc nào không hay.

Và khi đến cả những công việc tạm thời với tiền công rẻ mạt như làm móng tay, trông trẻ, phụ bếp, dọn khách sạn cũng trở nên rất khó khăn, với áp lực là gánh nợ trên vai, số đông những người nhập cư bất hợp pháp chấp nhận đi trồng cần sa để kiếm tiền trả nợ. Họ cũng đã biết trồng cần sa là bất hợp pháp và mạo hiểm nhưng chỉ khi thật sự bắt tay vào công việc, họ mới thấm thía cảm giác cô đơn, ngột ngạt và tù túng cũng như nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh có thể bị cướp, bị đánh đập, bị bắt và bị trục xuất. Để tránh bị lộ, những căn nhà dùng để trồng cây thường bịt kín các cửa sổ để không có ánh sáng cũng như mùi phát tán ra ngoài. Những người có nhiệm vụ chăm sóc cây thường bị buộc sống ở trong nhà, bị giam lỏng, kiểm soát và bị bóc lột sức lao động không khác gì những nô lệ. Theo nghiên cứu, do sống trong môi trường nhiệt độ cao, không có không khí, tiếp xúc với phấn hoa, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc kích thích,…. người trồng cây cần sa trong nhà kín chịu nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí để lại di chứng về sau như ảnh hưởng đến thần kinh và đến đường hô hấp.

Một số đồng bào Việt, hai ba vị khách Trung Quốc và nhiều dân địa phương tới Eastern Avenue, thị trấn Grays, hạt Essex, Anh Quốc để tưởng niệm 39 nạn nhân vụ án lớn trong lịch sử Anh.
Image caption Một số đồng bào Việt, hai ba vị khách Trung Quốc và nhiều dân địa phương tới Eastern Avenue, thị trấn Grays, hạt Essex, Anh Quốc để tưởng niệm 39 nạn nhân vụ án lớn trong lịch sử Anh.

Các bạn ạ, di cư vì mục đích kinh tế và tìm kiếm cơ hội tốt đẹp hơn là một nhu cầu chính đáng đối với bất cứ ai ở bất cứ quốc gia nào. Nước Anh luôn chào đón những người đến Anh hợp pháp, có đầy đủ sự hiểu biết và đánh giá thận trọng. Những kẻ giúp bạn sang Anh ‘cửa sau’ cộng với lời hứa về một công việc hấp dẫn đang chờ đón chỉ là muốn lấy tiền của bạn. Đừng đánh cược tương lai của mình. Chúng không phải là bạn. Chúng là đối tượng phạm tội.

Ở Anh, chúng sẽ lợi dụng sự yếu thế của người nhập cư bất hợp pháp để ép bạn làm những công việc phi pháp nhằm kiếm lợi nhuận cao trên rủi ro và nguy hiểm của bạn. Đó là hành vi mua bán người. Mua bán người Việt Nam tại Anh gần hơn bạn nghĩ. Đừng để bản thân và gia đình rơi vào bàn tay của kẻ buôn người. Hãy hiểu rủi ro và tránh xa nó!

Bài của ông Gareth Ward, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam đăng vào tháng 9/2019, khoảng một tháng trước vụ 39 người chết tại Essex, Anh.

Đại sứ Gareth Ward: Chúng tôi sẽ hợp tác [với Chính phủ Việt Nam] để nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của nạn mua bán người.FACEBOOK/UKINVIETNAM Đại sứ Gareth Ward: Chúng tôi sẽ hợp tác [với Chính phủ Việt Nam] để nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của nạn mua bán người.

BBC

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen