Seite auswählen

 

VietTimes – Ngay sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kết thúc chuyến thăm, ngày 3/9, chính phủ Đức đã công bố chính sách ngoại giao mới mang tên “Indo-Pazifik-Leitlinien” (Ấn Độ-Thái Bình Dương – chuẩn tắc). Theo phân tích của truyền thông Đức, điều này đồng nghĩa với sự thay đổi chính sách của Đức đối với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Đức Heiko Mass: sự ổn định của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương có ý nghĩa then chốt đối với nền kinh tế Đức (Ảnh: Deutsche Welle).

Ngoại trưởng Đức Heiko Mass: sự ổn định của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương có ý nghĩa then chốt đối với nền kinh tế Đức (Ảnh: Deutsche Welle).

 

Theo trang Deutsche Welle (Tiếng nói nước Đức) tiếng Trung, chính phủ Liên bang Đức hôm thứ Tư (3/9) đã thông qua phương châm chỉ đạo chính sách châu Á trong lĩnh vực đối ngoại. Sau cuộc họp, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố rằng văn kiện được gọi là Phương châm chỉ đạo chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương (Indo-Pazifik-Leitlinien) này quy định sẽ tăng cường quan hệ với khu vực này, với các nước lớn trong khu vực bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Đức cũng sẽ hợp tác với khu vực này về chính sách an ninh và thúc đẩy giao lưu hơn nữa trong các lĩnh vực chính sách khí hậu, nhân quyền, thương mại tự do và số hóa.

Trước vai trò ngày càng quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong các lĩnh vực địa chính trị và kinh tế, ông Maas nhấn mạnh rằng mặc dù dãy Himalaya và eo biển Malacca bị ngăn cách bởi khoảng cách lớn, nhưng liệu sự giàu có và ảnh hưởng địa chính trị của Đức trong những thập kỷ tới có được liên tục hay không phụ thuộc vào cách Đức hợp tác với khu vực này, “khu vực này sẽ là nơi quan trọng nhất để xây dựng trật tự quốc tế trong tương lai”.

Ngoại trưởng Heiko Maas nói rằng chính phủ liên bang Đức hy vọng sẽ tham gia vào việc xây dựng một trật tự quốc tế mới, “dựa trên các quy tắc và hợp tác quốc tế, thay vì dựa trên cơ sở của mạnh bắt nạt yếu”. Vì lý do này, Đức đang hợp tác chặt chẽ với các quốc gia “chia sẻ với chúng ta các nguyên tắc dân chủ và tự do”. Ông nói rằng trong quá trình này, chúng ta sẽ củng cố khái niệm về một thế giới đa cực và ngăn chặn một quốc gia trở thành nạn nhân của sự tranh giành quyền lực giữa các nước lớn.

Đức công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, thay đổi chính sách với Trung Quốc  - ảnh 1
Đức và EU đang nhận thức lại về mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình dương

Trong vài năm qua, đã có nhiều cuộc xung đột địa chính trị ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, sự thù địch giữa Trung Quốc với Mỹ và các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là nguồn gốc bùng phát khủng hoảng. Ông Maas nói thêm, chúng tôi rất lo lắng khi chứng kiến cuộc chạy đua vũ trang ngày càng gia tăng trong khu vực. Một khi xung đột nổ ra ở đó, toàn thế giới chắc chắn sẽ bị cuốn vào.

Ngoại trưởng Maas nhấn mạnh, sự ổn định của khu vực có ý nghĩa then chốt đối với nền kinh tế Đức. “Là một quốc gia thương mại lớn, sự giàu có của chúng ta liên quan trực tiếp đến tự do thương mại và tự do hàng hải. Một phần lớn hàng hóa thương mại của chúng ta đi qua khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Theo thông tin được Bộ Ngoại giao Đức tiết lộ, Đức sẽ tiếp tục thúc đẩy việc ký kết các hiệp định thương mại tự do với các nước trong khu vực và tăng cường trao đổi trong lĩnh vực khoa học, công nghệ mới.

Theo phân tích của truyền thông Đức, Đức rõ ràng không muốn đơn giản chọn một bên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà đưa ra lập trường của mình một cách chủ động và tự tin hơn.Đức cũng gửi một tín hiệu đến các nước châu Âu khác. Ông Maas cho biết, “Chính phủ Đức đang làm việc với các đối tác EU của chúng ta, đặc biệt là Pháp, để hình thành một chiến lược châu Âu cho Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc và giá trị của chúng tôi”, thực hiện đa dạng hóa ở cấp độ châu Âu.

Các nước châu Âu trước đây đã có những khác biệt lớn trong chính sách của họ đối với Trung Quốc. Ví dụ, Vương quốc Anh đã tự coi  mình là “phái diều hâu” và thể hiện lập trường mạnh mẽ chống lại Trung Quốc về các vấn đề 5G và Hồng Kông. Trong khi đó, các nước như Hy Lạp, Hungary và Italy hy vọng sẽ tăng cường đầu tư vào Trung Quốc, do đó thực hiện kiềm chế trong chính sách với Trung Quốc.

Ngoại trưởng Maas kêu gọi châu Âu đoàn kết hơn, ông nói: “Trong một thế giới khổng lồ bao gồm Trung Quốc, Nga và đối tác của chúng ta là Mỹ, chúng ta chỉ có thể tồn tại nếu đoàn kết với tư cách là Liên minh châu Âu”.

Đức công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, thay đổi chính sách với Trung Quốc  - ảnh 2
Giới quan sát cho rằng với chiến lược ngoại giao Ấn Độ – Thái Bình Dương mới, Đức đã có sự thay đổi về chính sách đối với Trung Quốc (Ảnh: Reuters).

Tờ Die Welt (Thế giới) của Đức chỉ ra rằng Liên minh châu Âu từ lâu đã cố gắng thuyết phục chính quyền Bắc Kinh áp dụng chính sách mậu dịch công bằng với các nước châu Âu. Kể từ năm 2013 đến nay, EU và Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán với mục đích tạo thêm khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh bình đẳng, dỡ bỏ các rào cản đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể nào.

Theo một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Đức thực hiện vào tháng 7, 44% công ty Đức yêu cầu được đối xử công bằng ở Trung Quốc. Theo Die Welt, trong suốt thời gian dài, Đức đã thận trọng và kiềm chế trong các chính sách đối với Trung Quốc, vì cộng đồng doanh nghiệp cảnh báo rằng các cơ hội việc làm của Đức phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, đặc biệt là trong ngành công nghiệp xe hơi. Nhưng bây giờ chính phủ Đức rõ ràng không muốn bị mắc kẹt bởi thương mại, xoa dịu Trung Quốc một cách mù quáng nữa.

Các nước phương Tây dần dần nhận ra rằng dù trong công bằng thương mại hay cải thiện nhân quyền việc thỏa hiệp với Trung Quốc đều không mang lại hiệu quả. Ông Christian Lindner, chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP), gần đây đã tuyên bố rằng chính sách xoa dịu của phương Tây đối với Trung Quốc cuối cùng sẽ đe dọa tự do của chính mình. Chuyên gia về vấn đề Trung Quốc Winzer nói: “Nếu Trung Quốc vẫn muốn đóng một vai trò quan trọng trên thế giới, họ phải chuẩn bị thỏa hiệp và đạt được sự đồng thuận về các giá trị chung”.

Mit diesem Konzept will Maas die Außenpolitik radikal neu denken

Deutschlands außenpolitische Prioritäten sollen sich ändern, hin zum Indo-Pazifik. Die Ziele: eine neue Weltordnung – und den deutschen Wohlstand sichern. 

Will mit einer neuen Außenpolitik hoch hinaus: Bundesaußenminister Heiko Maas (SPD)

Mehr Artikel
Will mit einer neuen Außenpolitik hoch hinaus: Bundesaußenminister Heiko Maas (SPD)FOTO: ADEM ALTAN / AFP

Es ist eine Weltregion, in der sich höchst gefährliche Konflikte zusammenbrauen und die zugleich rasantes wirtschaftliches Wachstum verspricht, also in Zukunft noch wichtiger werden dürfte. Im Umgang mit den Staaten, die an den indischen Ozean und den Pazifik (kurz: Indo-Pazifik) grenzen, ist die deutsche Politik bislang nicht zielgerichtet, systematisch und koordiniert vorgegangen.

Das soll sich nun ändern. Am Mittwoch verabschiedete das Bundeskabinett erstmals Indo-Pazifik-Leitlinien.

Was wie ein bürokratischer Akt aussieht, könnte Deutschlands Rolle in der Welt ändern – zumindest dann, wenn auf die hehren Absichtserklärungen ein langfristig vorangetriebenes, materiell unterlegtes Engagement folgt.

„Der Himalaya und die Straße von Malakka mögen weit entfernt scheinen. Aber unser Wohlstand und unser geopolitischer Einfluss in den kommenden Jahrzehnten beruhen gerade auch darauf, wie wir mit den Staaten des Indo-Pazifiks zusammenarbeiten“, sagte Außenminister Heiko Maas (SPD).

Einen Tag vor der Verabschiedung der Indo-Pazifik-Stragegie kritisierte Außenminister Heiko Maas (SPD) Chinas Politik in Beisein seines Kollegen Wang Yi.

Mehr Artikel
Einen Tag vor der Verabschiedung der Indo-Pazifik-Stragegie kritisierte Außenminister Heiko Maas (SPD) Chinas Politik in Beisein…FOTO: IMAGO IMAGES/PHOTOTHEK

Glaubt man dem Chefdiplomaten, erhebt die Verabschiedung der Leitlinien den Indo-Pazifik zu einer „Priorität der deutschen Außenpolitik“. Dabei geht es laut Maas vor allem darum, mit demokratischen und kooperationswilligen Partnern internationale Regeln gegen das „Recht des Stärkeren“ in einer Region durchzusetzen, in der Schwergewichte wie ChinaIndien und Japan liegen.

Mehr als irgendwo sonst entscheide sich im Raum zwischen Indien, China, Australien und der Westküste der USA „die Ausgestaltung der internationalen Ordnung von Morgen“, erklärte der Außenminister.

Deutschland wolle diese Ordnung mitgestalten. Mit Blick auf gemeinsame Werte gelte: „Der politische Westen liegt auch im Osten.“

Die Aufforderung von Maas, dem „Recht des Stärkeren“ keinen Raum zu lassen, dürfte sich vor allem auf China beziehen. Im südchinesischen Meer beansprucht die Volksrepublik völkerrechtswidrig Hoheitsgebiete, die sie mit militärischen Mitteln durchzusetzen droht.

Weil die USA hart dagegenhalten und unter Präsident Donald Trump einen Handelskrieg gegen China treiben, halten Experten den Ausbruch eines heißen Konflikts in der Region für möglich. „Wir sehen mit Sorge das Wettrüsten in der Region und latente Konflikte, deren Ausbrechen weltweite Erschütterungen nach sich ziehen“, sagte Maas dazu.

Die Verteidigungsministerin will den Machtanspruch Chinas eindämmen

Demokratische Staaten des Indo-Pazifik wie Australien oder Indien fordern von Europa schon länger ein stärkeres Engagement gegen chinesische Hegemonialansprüche und Einschüchterungsversuche, die sich bis in den indischen Ozean erstrecken. Dabei argumentieren sie, dass die Freiheit der Meere auch im Interesse Europas und seiner Wirtschaft sei.

Amerikanisches Manöver im südchinesischen Meer - die USA fahren auch durch internationale Gewässer, die China beansprucht.

Mehr Artikel
Amerikanisches Manöver im südchinesischen Meer – die USA fahren auch durch internationale Gewässer, die China beansprucht.FOTO: IMAGO IMAGES/ZUMA WIRE

Rund zwei Drittel des weltweiten Seehandels führen über Schiffsrouten des Indo-Pazifiks. Der deutsche Handel mit den Südostasien, Südasien, Ostasien, Australien und Neuseeland ist in den vergangenen Jahren konstant gewachsen.

„Als Handelsnation hängt unser Wohlstand unmittelbar von der Freiheit des Handels und der Seewege ab, die zu einem großen Teil durch den Indo-Pazifik führen”, sagte auch Maas. Verteidigungsminister Annegret Kramp-Karrenbauer (CDU) hatte sich mehrfach für eine militärische Präsenz Deutschlands in dem Raum ausgesprochen, war aber auf Widerstand der SPD gestoßen.

Nun haben auch die SPD-Minister der großen Koalition einer Verstärkung der sicherheitspolitischen Zusammenarbeit mit Akteuren der Region zugestimmt. In den Leitlinien heißt es: “Dies kann die Teilnahme an sicherheitspolitischen Foren, die Teilnahme an Übungen in der Region, gemeinsame Evakuierungsplanungen, die Entsendung von Verbindungsoffizieren sowie verschiedene Formen maritimer Präsenz umfassen”.

Deutschland strebt mit den Leitlinien auch mehr Kooperation in Bereichen wie Klimawandel, Menschenrechte, Freihandel und Digitalisierung. Maas kündigte an, Deutschland werde sich gemeinsam mit Frankreich und anderen EU-Partnern nun auch für eine europäische Indo-Pazifik-Strategie einsetzen.
Quelle: TagesSpiegel

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen