Seite auswählen

Kiến nghị khẩn cấp về tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam

Bối cảnh

Ngày 14 tháng 4 năm 1980, chính phủ Việt Nam ra quyết định số 113/TTg về việc cấp đất xây dựng sân bay quân sự Miếu Môn (trên địa bàn xã Đồng Tâm), với diện tích 208ha, trong đó có 47,36ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Dự án xây sân bay bị dừng lại, tuy nhiên khu đất từ đó do quân đội quản lý.

Theo Quyết định số 551/QĐ-TM ngày 27 tháng 3 năm 2015, Bộ Quốc phòng giao 50,03ha cho Viettel, một công ty thương mại do Bộ Quốc phòng làm chủ và quản lý, trong đó bao gồm 46ha thuộc xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức). Phần đất này, theo người dân Đồng Tâm, bao gồm cả đất họ đang canh tác và không thuộc Bộ Quốc Phòng.

Trong nhiều năm sau đó người dân Đồng Tâm đã nỗ lực đấu tranh với chính quyền để giành lại quyền sở hữu. Ông Lê Đình Kình, một cụ già 80 tuổi, được xem là lãnh đạo của người Đồng Tâm.

Viettel, thuộc quân đội, được biết đến như nhà mạng điên thoại di động lớn nhất Việt Nam, chiếm 42% thị phần trong nước.

Sự kiện

Khoảng 3 giờ sáng ngày 9/1/2020, hàng ngàn công an chính quy đã bao vây và tấn công vào làng Đồng Tâm. Họ xông vào nhà ông Lê Đình Kình, bắn chết ông và bắt đi 29 người dân Đồng Tâm, đã tham gia chống lại cuộc càn quét này. Ba viên cảnh sát bị chết trong trận càn và chính quyền đã đổ lỗi là họ bị dân làng giết, dù không có bằng chứng thuyết phục.

Phiên tòa ngày 7/9/2020 mở ra ở Hà nội, xử 29 người dân xã Đồng Tâm. Phiên tòa đã vi phạm nghiêm trọng ngay cả các thủ tục tố tụng của Việt Nam. Các luật sư không được tiếp xúc với thân chủ của mình. Không có thân nhân nào của bị cáo được có mặt trong phiên xử. Tại tòa, có ít nhất 19/29 người khai họ đã bị tra tấn trong quá trình điều tra. Đặc biệt bị cáo Lê Đình Công, người cuối cùng chịu án tử, đã khai bị 1 sĩ quan công an tên Phạm Việt Anh đánh đập, bức cung nhiều ngày liền.

Mặc dù vậy, phiên tòa kết thúc sau 4 ngày với 2 án tử hình cho 2 con ông Kình là Lê Đình Công, Lê Đình Chức và 1 án chung thân cho cháu ông, Lê Đình Doanh. 26 người còn lại lĩnh án từ 15 tháng đến 16 năm tù. Các ý kiến của luật sư như cần thiết thực nghiệm hiện trường để làm sáng tỏ cái chết của 3 viên công an, hay trưng bằng chứng về lệnh công vụ tấn công vào làng Đồng Tâm vào đêm 9/1/2020 đều bị bỏ qua.

Đề nghị

Chúng tôi, những cá nhân và tổ chức dân sự ký tên dưới đây, đề nghị Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu, thông qua Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao xem xét:

1/ Đưa vào danh sách không được cấp visa nhập cảnh vào các nước thành viên EU:

Ông Trương Việt Toàn, sinh năm 1961, thẩm phán phiên tòa ngày 7/9/2020 nói trên,

Ông Phạm Việt Anh, sinh năm 1991, là người đã tra tấn dã man các bị cáo Đồng Tâm.

2/ Đưa tập đoàn viễn thông quân đội Viettel của Việt Nam vào danh sách các công ty bị cấm kinh doanh tại các nước thành viên EU.

Praha ngày 22/09/2020

_____

Mời ký tên kiến nghị gửi EU về vụ Đồng Tâm

Kính gửi: Cá nhân và các tổ chức XHDS Việt Nam.

Nhóm Văn Lang (CH Séc) vừa soạn thảo Kiến nghị về vụ án Đồng Tâm để gửi tới Liên hiệp châu Âu.

Chúng tôi kêu gọi các cá nhân, các tổ chức XHDS Việt Nam ủng hộ và cùng tham gia ký tên vào Kiến nghị này.

Chữ ký ủng hộ Kiến nghị xin quý vị gửi cho chúng tôi, muộn nhất là 12g00 (giờ Praha, tức 17g00 giờ Hà Nội) ngày 29/9/2020.

Sau đó chúng tôi sẽ tổng kết và gửi Kiến nghị tới ông Josep Borrell Fontelles, Cao ủy phụ trách đối ngoại của Liên hiệp châu Âu.

Trân trọng,

Thay mặt Ban điều hành Nhóm Văn Lang

Nguyễn Cường

Chữ ký xin gửi về email: vanlang@vanlang.eu

Nguyễn Cường, Občanské sdružení Van Lang

Tel.: +420 776 585 499

Theo Tiếng Dân (26.09.2020)

Lạnh xương sống với tình trạng nhân quyền ở Việt Nam

Tác giả: Saskia Bricmont, Dịch giả: Nguyễn Hoàng Hải

Lạnh xương sống với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam” là tiêu đề bài viết mới nhất của bà Saskia Bricmont, nghị sĩ châu Âu, thuộc đảng Xanh, đăng trên trang web chính thức của mình ngày 25-9-2020. Sau đây là bản dịch bài viết:

Ảnh chụp bài viết của nữ nghị sĩ châu Âu Saskia Bricmont, thuộc đảng Xanh

Có lẽ các bạn còn nhớ hồ sơ dầy cộp về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), mà tôi được giao nghiên cứu tại Ủy ban Thương mại Quốc tế (thuộc Nghị viện châu Âu).

Những phê bình, chỉ trích của tôi đối với hiệp định này chủ yếu căn cứ vào tình trạng nhân quyền: Từ thiếu sót của Ủy ban châu Âu không thực hiện đánh giá tác động nhân quyền, tức là những ảnh hưởng tiềm năng đến quyền nghiệp đoàn, quyền tự do báo chí, sự tôn trọng tín ngưỡng và tôn giáo v.v… (trong khi đó Liên minh châu Âu đã thông qua một Nghị quyết cứng rắn về tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm ở Việt Nam); cho đến vụ bắt giữ Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Phạm Chí Dũng, ngay trong giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán hiệp định. Những “thất bại” đã chồng chất.

Đảng Xanh và các nghị sĩ châu Âu thuộc các đảng khác đã từ chối không bật đèn xanh thông qua EVFTA, nhưng chúng tôi đã không đủ đông để ngăn chặn hiệp định này. Lúc đó, những nghị sĩ thuộc các đảng khác, cũng như Ủy ban châu Âu (EC) đã thề thốt, hứa hẹn với chúng tôi rằng, khi hiệp định EVFTA đi vào thực thi thì sẽ “tự động thúc đẩy cải thiện các điều kiện sinh sống của người dân Việt Nam”.

Tiếc là kể từ đó, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn và làm chúng ta lạnh xương sống. Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết được ký trước Liên Hiệp Quốc hoặc EU, nhưng khi vi phạm thì không có ai nói gì cả!

Đó là lý do tại sao tôi đã tập hợp hơn 60 nghị sĩ châu Âu để gióng lên hồi chuông cảnh báo và kêu gọi các cơ quan cao nhất của EU phải có hành động dứt khoát để bảo vệ người dân Việt Nam, đặc biệt những người có chính kiến độc lập, họ bày tỏ công khai những điều mà nhiều người khác không dám nói, và họ thể hiện sự phản kháng đối với chế độ độc tài.

Rất cần phải hành động khẩn cấp và tuyên bố các biện pháp trừng phạt, nhất là khi Đại hội đảng CSVN đang tới gần và chúng tôi lo sợ từ bây giờ cho tới đó nhà cầm quyền lại càng hà khắc, càng cứng rắn hơn.

Nguồn: https://saskiabricmont.eu/droits-humains-au-vietnam-la-situation-fait-froid-dans-le-dos/

Theo Tiếng Dân (26.09.2020)

Dân biểu Mỹ nhận bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa – RFA

Tù nhân lương tâm trẻ Nguyễn Văn Hóa, người tham gia đưa tin về thảm họa ô nhiễm do nhà máy thép Formoasa Hà Tĩnh gây nên, chính thức được dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal nhận bảo trợ.Thông cáo của Văn phòng Dân biểu Alan Lowenthal phát đi vào ngày 24 tháng 9 cho biết như vừa nêu. Cụ thể Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal (CA-47) thông báo ông đã chính thức nhận bảo trợ tranh đấu cho nhà hoạt động trẻ tuổi và là tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, qua chương trình Defending Freedoms Project của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos trong Quốc Hội Hoa Kỳ.

Dân biểu Alan Lowenthal nêu rõ trong thông cáo rằng ông hãnh diện nhận bảo trợ tranh đấu cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa. Theo ông thì anh Nguyễn Văn Hóa là một con người có niềm tin vững mạnh, và anh đã bị ngược đãi, bị giam giữ và bị cầm tù một cách sai trái vì hoạt động của anh đưa ra những vấn đề quan trọng đối với người dân Việt Nam, nhưng lại là những chuyện mà chính phủ Việt Nam không thích nghe.

Theo thông cáo của Văn phòng Dân biểu Alan Lowenthal thì anh Nguyễn Văn Hóa sinh năm 1995 là phóng viên của Đài Á Châu Tự Do (RFA).  Anh đã bị bắt vào đầu năm 2017 và cùng năm đó, anh bị tòa án tỉnh Hà Tĩnh tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Điều luật này bị cho là mơ hồ với mức án tối đa là 20 năm tù và tòa án Việt Nam thường xuyên sử dụng để cầm tù các nhà hoạt động ôn hòa và các tiếng nói bất đồng chính kiến.

Trong phiên tòa xử anh Nguyễn Văn Hóa vào tháng 11 năm 2017, chính quyền Việt Nam đã ép buộc Nguyễn Văn Hóa từ bỏ quyền đại diện của luật sư bào chữa và bị xét xử bí mật mà không có mặt gia đình hoặc nhân chứng độc lập.

Cơ quan chức năng Việt Nam từng đánh đập và tịch thu các máy điện tử của Nguyễn Văn Hóa trong lúc anh làm việc cho đài RFA vào tháng 11, năm 2016.  Trong vai trò của một nhà báo độc lập, anh Nguyễn Văn Hóa đã thực hiện nhiều video về các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân xuất phát từ vụ thảm họa môi trường Formosa vào năm 2016.

Trước đây, Dân Biểu Alan Lowenthal đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa.  Ông từng viết thư đến Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi Hoa Kỳ có hành động đối với trường hợp này và ông cũng đã gửi thư đến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc để kêu gọi trả tự do cho anh Nguyễn Văn Hóa.

Nỗ lực tranh đấu của Dân Biểu Lowenthal cũng đã góp phần dẫn đến việc trả tự do cho ba tù nhân lương tâm được ông nhận bảo trợ tranh đấu trước đây, đó là nhà hoạt động trẻ Nguyễn Tiến Trung, Mục sư Nguyễn Công Chính, và Luật sư Nguyễn Văn Đài.

RFA (25.09.2020)

Công an Việt Nam và cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ tăng cường hợp tác

Hôm 23/9, Hoa Kỳ và Việt Nam thực hiện Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng hàng năm lần thứ 11 tại Hà Nội, nhằm tăng cường hợp tác an ninh song phương, trong đó đẩy mạnh hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ.

Trợ lý Ngoại giao Hoa Kỳ Clarke Cooper thông báo trên Twitter rằng cuộc Đối thoại này nhằm “ủng hộ một đất nước Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập.”

Trợ lý Ngoại giao Hoa Kỳ Clarke Cooper tham gia Đối thoại Chính trị – An ninh – Quốc phòng hàng năm lần thứ 11 trực tuyến ngày 23/09/2020. Twitter Clarke Cooper.

Báo Quốc tế dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển thực chất, sâu rộng và hiệu quả, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

“Hai bên khẳng định tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ thông qua tăng cường trao đổi đoàn, ký kết các thỏa thuận/hiệp định thực thi pháp luật,” Báo Quốc tế cho biết.

Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink và Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ tại đầu cầu trực tuyến Hà Nội hôm 23/09/2020. Photo Twitter Clarke Cooper.

Ngoài ra, hai bên đánh giá cao những tiến triển trong hợp tác quốc phòng, an ninh trên cơ sở các văn bản hợp tác sẵn có; nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác về khắc phục hậu quả chiến tranh, chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng…

“Hai bên cũng thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm liên quan đến hòa bình, an ninh, trong đó có an ninh hàng hải, hợp tác và phát triển tại khu vực,” vẫn theo trang Báo Quốc tế.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 23/9, Đối thoại lần này nhằm “tăng tiến hơn nữa mối quan hệ song phương mạnh mẽ và phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đồng thời phản ánh cam kết chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương độc lập, rộng mở, và tự do.”

Các đề tài đôi bên thảo luận trong Đối thoại năm nay bao gồm hợp tác an ninh và thương mại quốc phòng, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, thăng tiến các nỗ lực quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, các vấn đề nhân đạo trong đó có việc tìm kiếm Tù binh Chiến tranh/Quân nhân Mỹ mất tích trong khi thi hành nhiệm vụ (POW/MIA) và tháo gỡ mìn bẫy còn sót lại sau chiến tranh.

Theo VOA (25.09.2020)

64 dân biểu Châu Âu gửi kiến nghị thư yêu cầu EU gây sức ép lên Việt Nam về nhân quyền

Hình minh họa. Người dân Dương Nội biểu tình bên ngoài phiên toà xử bà Cấn Thị Thêu ở Hà Nội hôm 20/9/2016.  Reuters

Ngày 25/9, 64 dân biểu Quốc hội Châu Âu đã ký một bức thỉnh nguyện thư chung gửi lên Valdis Dombrovskis, Cao ủy Thương mại EU; và ông  Josep Borrell Fontelles, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), đề nghị EU có những biện pháp gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

Theo bức thư, mặc dù Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam đã được quốc hội hai bên thông qua và đi vào hiệu lực từ ngày 1/8 năm nay, nhưng tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn gia tăng trong năm 2020, ngay trước khi diễn ra Đại hội Đảng 13 vào tháng 1 năm 2021.

Các dân biểu Châu Âu đề cập đến hai trường hợp nổi bật nhất là việc chính quyền Việt Nam cho bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng vì những khuyến nghị của ông lên EU lên quan đến nhân quyền Việt Nam, và vụ xử 29 người dân Đồng Tâm mới đây liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền.

Bức thư có đoạn viết: “Việc bắt giữ các blogger, và nhà báo, những người chỉ trích chính phủ thậm chí đã gia tăng trong năm 2020…. Ông chỉ là một trong nhiều người cất tiếng nói chỉ trích thường xuyên bị sách nhiễu, bắt bớ, truy tố theo các điều luật mập mờ như điều 109, 117 và 331 của Bộ Luật hình sự vốn đã bị Quốc hội Châu Âu và các quốc gia thuộc EU lên án trong phiên kiểm điểm định kỳ với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền UN”.

Nói về tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nộ, các dân biểu EU viết trong thư: “Việc lấy đất thường xuyên là nguyên nhân gốc rẽ của bạo lực. Nó đã dẫn đến những sự kiện đau lòng ở Đồng Tâm vào tháng 1 vừa qua. Cảnh sát đã dùng bạo lực quá mức đối với xã này nơi những người dân phàn nàn việc thu hồi đất đai sai trái….”

Hôm 14/9 vừa qua, toà án Nhân dân Hà Nội đã kết án tử hình 2 người dân Đồng Tâm và tù chung thân 1 người dân Đồng Tâm khác về tội giết người. 26 người còn lại bị kết án từ 16 tháng tù treo đến 15 năm tù về các tội giết người và chống người thi hành công vụ. Tất cả họ đều bị bắt giữ sau vụ công an tấn công vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020.

Các dân biểu Châu Âu nhận định những người dân Đồng Tâm đã phải chịu “bạo lực, tra tấn hoặc bị đối xử tàn tệ, và các phiên toà diễn ra nhanh chóng không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về công bằng và độc lập.”

Các dân biểu Châu Âu đề nghị EU cần gia tăng đối thoại với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, thiết lập cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền đối với Việt Nam, và lập các Nhóm Tư vấn Nội địa, cảnh báo giới chức Việt Nam không nên can thiệp vào hoạt động của các nhóm này.

Ngoài ra, các dân biểu cũng kiến nghị một báo cáo gửi Quốc hội EU về vấn đề nhân quyền Việt Nam và nhắc nhở Việt Nam về điều khoản nhân quyền trong EVFTA và IPA mà theo đó EU có thể ngưng thực hiện các hiệp định nếu giới chức Việt Nam tiếp tục không có những cải thiện trong tình hình nhân quyền.

Hiện EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt hơn 56 tỷ đô la, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt hơn 41 tỷ đô la.

RFA (25.09.2020)

Các nhà hoạt động Israel gửi kiến nghị thư yêu cầu chính phủ ngừng xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam

52 nhà hoạt động người Israel mới đây đã gửi một kiến nghị thư lên Toà án Quận Tel Avis để yêu cầu chính phủ Israel ngừng xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam vì những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam thời gian qua. Trong một bài báo được đưa vào mục ý kiến của trang tin Haaretz của Israel, hai đồng tác giả của bài báo là ông Vũ Quốc Ngữ – Giám đốc tổ chức Defend the Defenders và luật sư Eitay Mack – đại diện cho những người tham gia kiến nghị thư, đã chỉ ra một loạt những vi phạm nhân quyền của Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là ngay trước Đại hội Đảng 13 dự kiến diễn vào đầu năm tới.

Theo bài báo: “trong vòng 5 năm qua, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ khoảng 40 nhà hoạt động mỗi năm và buộc họ vào các tội thuộc các điều luật về an ninh quốc gia gây tranh cãi của Bộ Luật hình sự. Chỉ trong vòng 7 tháng của năm nay, chính quyền (Việt Nam) đã giam giữ 19 nhà hoạt động và 30 người đấu tranh vì đất đai”.

Cũng theo các tác giả, Việt Nam hiện là nước có số các nhà hoạt động bị cầm tù nhiều nhất ở Đông Nam Á với ít nhất 276 tù nhân lương tâm.

Theo một báo cáo vào năm 2018 của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm, Việt Nam là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai của Israel. Chỉ trong năm 2017, Việt Nam đã chi 142 triệu đô la mua vũ khí của Israel.

Vào tháng 10 năm 2018, Bộ Quốc phòng Israel và Việt Nam đã có đối thoại chiến lược và ký bản ghi nhớ. Theo bài báo, lực lượng an ninh Việt Nam đã sử dụng các vũ khí như súng trường và súng máy của Israel. Một nhà máy có tên Z111 của Việt Nam được Bộ Quốc phòng Israel cho phép sản xuất súng Tavor và Galil Ace của Israel. Việt Nam cũng mới ký một hợp đồng mua các máy bay không người lái của Israel.

Ngoài ra, theo các báo cáo của các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam và một số tổ chức nhân quyền, Việt Nam cũng sử dụng các hệ thống giám sát của các công ty Israel.

Bài báo cho rằng: “Không một nước nào hoặc công ty nào bất cứ đâu trên thế giới nên xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam vì có khả năng Hà Nội sẽ sử dụng những vũ khí này để đàn áp người dân của mình, thay vì bảo vệ đất nước từ những mối hoạ từ bên ngoài”

Báo cáo Đồng Tâm

Tác giả: Phạm Đoan Trang – Will Nguyen  

Tài liệu này là báo cáo về vụ tấn công tàn khốc của chính quyền vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm (ngoại  thành Hà Nội) vào rạng sáng 09 tháng 01 năm 2020. Vụ tấn công là đỉnh điểm của một tranh chấp đất  đai kéo dài, và đã dẫn đến cái chết của thủ lĩnh tinh thần của thôn, ba cảnh sát thiệt mạng, và gần 30  người bị bắt.  

Ngày 07 tháng 9 năm 2020, phiên xét xử sơ thẩm diễn ra tại Hà Nội, tuyên hai án tử hình, một án chung  thân, và hơn 80 năm tù cho những người dân bị tấn công.  

Bản báo cáo đưa ra kết luận rằng đây có thể là vụ tranh chấp đất đai lớn nhất tại Việt Nam thời bình, xét  về quân số công an được huy động, về dư luận, và về số sinh mạng thiệt hại. Báo cáo cũng nêu bật tình  trạng bạo hành và lộng quyền của lực lượng công an, cũng như khái niệm đầy mâu thuẫn – “quyền sở hữu  toàn dân về đất đai” – tại Việt Nam.  

Tháng 9/2020

VỀ TÁC GIẢ 

Phạm Đoan Trang là một nhà báo, nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam. Tốt nghiệp chuyên ngành  kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đoan Trang đã làm việc trong lĩnh vực truyền thông  (báo chí, truyền hình, xuất bản) từ cuối năm 2000. Hiện Đoan Trang là biên tập viên của Luật Khoa  tạp chí.

Đoan Trang là tác giả, đồng tác giả của nhiều cuốn sách, trong đó có: “Anh Ba Sàm”, “Từ Facebook  xuống đường”, báo cáo “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt Nam” (2016), “Chính trị bình dân”  (2017), “Phản kháng phi bạo lực” (2017), “Học chính sách công qua chuyện đặc khu” (2018), “Politics  of a Police State” (2019).

Will Nguyen là một người viết, một nhà hoạt động dân chủ. Anh cộng tác với nhiều tổ chức xã hội  dân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm các công việc: đào tạo nhà hoạt động, biên dịch sách  (các tác phẩm của giới đối kháng) và biên tập báo chí, cũng như vận động quốc tế cho mục đích cải  cách chính trị ở Việt Nam.

Anh tốt nghiệp Đại học Yale năm 2008 với bằng cử nhân ngành nghiên cứu Đông Á, và vào năm  2018, sau khi tốt nghiệp cao học chính sách công tại Đại học Quốc gia Singapore, đã bị bắt giam và  bỏ tù ở Việt Nam một thời gian do tham gia biểu tình.

 MỤC LỤC  

I. Tóm tắt sự kiện 69

II. Hỏi nhanh đáp gọn về vụ Đồng Tâm 71

III. Bối cảnh tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm 76

IV. Các mốc thời gian trong vụ tranh chấp đất tại Đồng Tâm 79

V. Đối sách của chính quyền: thông tin bất nhất và đàn áp 85

VI. Các điểm gây tranh cãi xung quanh vụ tấn công Đồng Tâm 89

VII. Phiên tòa sơ thẩm 94

VIII. Bình luận và lời chứng về vụ tấn công Đồng Tâm và phiên xử sơ thẩm 103

IX. Các vi phạm đối với luật pháp Việt Nam 106

X. Các vi phạm xét theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế 109

XI. Khuyến nghị 113

Phụ lục

Phụ lục A: Dữ kiện và số liệu thực tế về vụ tấn công Đồng Tâm 114  Phụ lục B: Bào chữa của luật sư 116  Phụ lục C: Lê Đình Công trả lời luật sư trước tòa 118  Phụ lục D: Bản câu hỏi của Luật Khoa tạp chí 122  Phụ lục E: Những câu hỏi sau phiên tòa sơ thẩm 124  

I. TÓM TẮT SỰ KIỆN66 

Khoảng từ 1 đến 3h sáng ngày mùng 09 tháng 01 năm 2020, hàng nghìn cảnh sát thuộc  nhiều lực lượng: đặc nhiệm, cơ động, hình sự, trọng án, đặc biệt cảnh sát điều tra, phối hợp với các  lực lượng tại địa phương bao vây và tấn công xã Đồng Tâm, nơi cách cánh đồng Sênh –khu vực đất  tranh chấp – khoảng 5km.

Trước đó, dân làng không hề được thông báo gì, nhưng có nghe loa truyền thanh xã nhắc đi  nhắc lại rằng đất Đồng Tâm là đất quốc phòng – quan điểm mà chính quyền đã lặp lại nhiều lần  trong nhiều năm qua về vùng đất tranh chấp này. Ý thức được thông điệp ngầm là chính quyền sẽ tổ chức cưỡng chế, dân Đồng Tâm tuyên bố trong một đoạn video được ghi hình lại vài tiếng đồng hồ trước khi diễn ra vụ tấn công, rằng họ sẽ “chiến đấu tới cùng” để giữ được mảnh đất.

Theo truyền thông độc lập của dân và blogger, phía công an đã cắt mạng internet và phá  sóng điện thoại trước, sau đó ồ ạt tiến vào làng với hơi cay và lựu đạn, chất nổ. Cuối cùng, công an  xông vào nhà riêng của ông Lê Đình Kình – người được xem như thủ lĩnh tinh thần của ngôi làng –  và bắn chết ông.

Các nhân chứng thuật lại cảnh “hàng ngàn cảnh sát tiến quân vào làng” ném lựu đạn gây  choáng, bắn đạn hơi cay, đạn cao su, chặn tất cả các ngả đường và ngõ ngách, đánh đập người dân  trong làng một cách bừa bãi, kể cả phụ nữ và người già.

Buổi sáng 09/01, 26 người, phần lớn là thành viên đại gia đình ông Lê Đình Kình, đã bị công  an bắt. Cùng lúc, các trang mạng của đội ngũ dư luận viên ở Việt Nam đưa tin “có ba chiến sĩ hy sinh”  vì bị “bọn khủng bố” sát hại, cùng hình ảnh một thi thể cháy đen, không nhận rõ nhân dạng.

Báo đài chính thống của nhà nước, chỉ lấy nguồn tin duy nhất từ Bộ Công an, cho hay, người  dân đã tấn công công an bằng “lựu đạn, bom xăng và dao” khi lực lượng công quyền đang dựng tường  rào bảo vệ sân bay Miếu Môn. Nguồn tin của công an cũng cáo buộc dân làng đã cản trợ người thi  hành công vụ và “gây rối trật tự công cộng” – một thuật ngữ thường được gán cho tất cả các hành  động phản kháng chính quyền tại Việt Nam.

Các bức ảnh chụp và video được đăng tải trên mạng xã hội đã cho thấy rất nhiều bằng chứng  về việc nhà chức trách đã bạo hành người dân, bao gồm một đoạn video mà trong đó bà Dư Thị Thành – vợ của ông Kình – kể về việc đã bị công an tra tấn để ép khai nhận chồng bà đã dùng lựu  đạn để tấn công lực lượng chức năng.

Ngày 13/01, truyền thông nhà nước phát đi hình ảnh của một số người dân làng bị bắt, với  khuôn mặt xây xát và thâm tím, cúi đầu nhận tội. Báo chí cũng công bố quyết định của công an khởi  tố 26 cá nhân, trong đó có 5 người là con trai và cháu của ông Kình là Công, Chức, Quang, Doanh và  Uy, vì tội “giết người” và “chống người thi hành công vụ”.

Trong những tháng sau đó, công an tiếp tục bắt giam thêm vài người dân Đồng Tâm khác.

66 https://www.thevietnamese.org/2020/01/long-simmering-land-dispute/  

Tensions Mount in Aftermath of Attack on Dong Tam Village

Ngày 07/9/2020, 29 người Đồng Tâm bị đưa ra xét xử sơ thẩm. Phiên tòa tiếp tục làm nóng  dư luận với việc một số bị cáo kêu bị tra tấn để bức cung, trong khi công an huy động lực lượng cực  kỳ đông đảo để kiểm soát tình hình, canh gác chặt xã Đồng Tâm cũng như giới hoạt động nhân  quyền, quấy nhiễu và đe dọa luật sư. Chỉ sau ba ngày, mồng 09/9, Viện Kiểm sát đề nghị hai án tử hình đối với hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Thứ hai, ngày 14/9/2020, Tòa tuyên án tử hình cho Lê Đình Công, Lê Đình Chức (hai con trai của ông Kình), án chung thân cho Lê Đình  Doanh (cháu nội ông Kình), 16 năm tù cho ông Bùi Viết Hiểu.

Cuộc tấn công của chính quyền vào Đồng Tâm đêm 09/01 được công an, Viện Kiểm sát và  Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội gọi nhất quán trong các văn bản và trên truyền thông là “vụ án giết  người và chống người thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội ngày  09/01/2020”. Vì không nhất trí với cách gọi có tính áp đặt tội này, và để ngắn gọn, báo cáo sẽ gọi đây  là “vụ Đồng Tâm”, hoặc “vụ tấn công Đồng Tâm”.

II. HỎI NHANH ĐÁP GỌN VỀ VỤ ĐỒNG TÂM67 

1. Đất Đồng Tâm thực sự là của ai?  

Để trả lời câu hỏi này, bạn phải tìm hiểu về lịch sử vùng đất này cũng như toàn bộ lịch sử tranh chấp giữa nhà nước và dân xung quanh nó. Đây là một việc khó và mất thời gian. Tuy nhiên,  bạn không cần phải biết chính xác đất này của ai thì mới có thể lên tiếng về vụ tấn công của công an  vào Đồng Tâm; đó là một chuyện hoàn toàn khác.

Vấn đề tranh chấp đất ở khu vực cánh đồng Sênh (xã Đồng Tâm) và vụ tấn công của công an  vào khu dân cư thôn Hoành (cũng xã Đồng Tâm) là hai vụ việc có bản chất pháp lý khác nhau, dù có  liên quan với nhau nhưng phải được xem xét một cách độc lập về mặt pháp lý.

2. Nhưng theo hiến pháp và luật pháp Việt Nam hiện hành, toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân,  do nhà nước quản lý, đúng không?  

Đúng vậy. Điều 53 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Đất đai, tài nguyên  nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài  sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Điều 4, Luật Đất đai 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện  chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy  định của Luật này”.

Tuy vậy, ngay cả giới chuyên gia luật cũng nghi ngờ tính hợp lý của chế độ sở hữu toàn dân  về đất đai. Nhưng đó là một việc khác và sẽ được bàn trong một dịp khác.

3. Nếu vậy, khi nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất mà công dân không chấp hành thì công an có  quyền cưỡng chế đất?  

Theo luật hiện hành thì đúng vậy, nhưng vụ tấn công ngày 09/01/2020 không phải là cưỡng  chế đất. Nếu là cưỡng chế đất thì phải tiến hành trên khu vực đất tranh chấp ở đồng Sênh, chứ không  phải trên khu dân cư ở thôn Hoành như đã diễn ra trên thực tế.

Ngay cả khi là cưỡng chế đất, thì vụ việc cũng phải theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật. Liệu  cưỡng chế đất vào nửa đêm về sáng có phải là một trình tự hợp lý hay không? Phương pháp cưỡng  chế này gần với một hoạt động quản lý hành chính của nhà nước hay gần với một cuộc tập kích tiêu  diệt kẻ thù hơn?

Nhưng ngay cả luật hiện hành cũng rất có thể không hợp lý. Bản chất tranh chấp tài sản  (trong đó có đất đai, hay quyền sử dụng đất) là tranh chấp dân sự, lẽ ra nên được giải quyết theo cơ chế hòa giải, trọng tài hoặc tòa án dân sự độc lập. Sau khi đã có phán quyết của tòa rồi, nếu dân Đồng  Tâm thua, thì lúc đó mới đến lượt cơ quan thi hành án vào cuộc để thu hồi tài sản, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế.

67 Bài “Hỏi nhanh đáp gọn về vụ Đồng Tâm” của nhóm bút Bình dân Học vụ, đăng trên Luật Khoa tạp chí ngày  15/6/2020: https://www.luatkhoa.org/2020/06/hoi-nhanh-dap-gon-ve-vu-dong-tam/ 

Liệu có nên giải quyết tranh chấp dân sự bằng quyết định hành chính hay không? Ở đây, cơ quan hành chính vừa là một bên tranh chấp, vừa là bên thanh tra tính đúng sai của vụ việc, lại vừa là  bên cưỡng chế thu hồi, thì tức là vừa đá bóng, vừa thổi còi.

4. Ông Lê Đình Kình được coi như thủ lĩnh tinh thần của dân Đồng Tâm, và vì thế có thể coi ông  như “đối tượng cầm đầu nhóm chống đối”. Vậy, tiêu diệt một đối tượng chống đối thì có gì sai?  

Nếu dùng logic này, bất kỳ ai chống đối nhà nước đều có thể bị tiêu diệt.

Gia đình ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long chống đối đến cùng  các bản án mà họ cho là oan sai. Như vậy công an cũng nên tiêu diệt họ luôn? (Những người này về sau đều được giải oan).

Gia đình tử tù Hồ Duy Hải biểu tình ròng rã từ năm này qua năm khác để phản đối các bản  án của tòa, cũng nên bị tiêu diệt nốt?

Vào những năm bao cấp, những ai phản đối kinh tế kế hoạch, đòi làm ăn theo cơ chế thị trường, hẳn cũng thuộc diện nên bị tiêu diệt?

Lần lại xa hơn trong lịch sử, những ai chống đối việc đấu tố, tiêu diệt địa chủ trong Cải cách  Ruộng đất cũng nên bị tiêu diệt luôn?

Nếu dùng logic này, ta phải dựa trên hai giả định: Nhà nước luôn đúng, và hành vi chống đối  luôn luôn gây ra mối nguy hiểm tức thì, tới mức phải tiêu diệt để ngăn chặn một thiệt hại lớn hơn cho  xã hội.

Bạn có chắc hai giả định này luôn đúng hay không? Nếu đúng, ông Lê Đình Kình đáng bị tiêu diệt. Nếu không, toàn bộ logic của lập luận trên sẽ bị phá sản.

5. Nếu nói vậy thì khi nào chính quyền mới được quyền dùng vũ lực tiêu diệt một công dân?  

Theo lẽ thường, mọi người đều có quyền sống. Chính quyền chỉ có thể tiêu diệt công dân  trong hai trường hợp: Công dân bị tuyên án tử hình, và công dân đang tạo ra một mối nguy hiểm cận  kề đủ lớn để chính quyền phải tiêu diệt. Xin lưu ý, mối nguy hiểm này phải đủ lớn và phải cận kề thì  mới phải tiêu diệt. Nguy hiểm đủ lớn nhưng không cận kề thì cũng không cần phải tiêu diệt. Ví dụ:  Công dân cầm chai bia vỡ đi giữa phố vắng người và nói đến nhà tổ trưởng giết, thì chỉ cần khống chế và cách ly đối tượng là đủ.

Chưa từng có tòa án nào kết tội ông Lê Đình Kình vì bất cứ tội gì, chứ chưa nói đến án tử hình. Giết người mà không có bản án được gọi là “giết người vô luật”,68 vốn là hành vi phạm tội và vi  phạm các chuẩn mực nhân quyền căn bản nhất.

Ông Lê Đình Kình có gây ra mối nguy hiểm nào đủ lớn và cận kề để cần phải bị tiêu diệt hay  không?

68 Định nghĩa trong Luật Bảo vệ các nạn nhân của tra tấn, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành năm 1991, và “Sổ tay  LHQ về ngăn chặn và điều tra tội hành quyết vô luật, tùy tiện, cẩu thả”, cùng năm 1991.

Ở hầu như bất kỳ quốc gia nào thì quân đội và công an cũng được mặc định là hai lực lượng  duy nhất trong xã hội có quyền sử dụng vũ khí và vũ lực để cưỡng bức khi cần; nói cách khác, họ có  tính chính danh để sử dụng vũ khí và vũ lực. Vì thế, quân đội và công an có sức mạnh, và ở họ tiềm ẩn  khả năng lạm quyền rất cao. Bởi vậy cho nên luật pháp của mọi quốc gia đều có quy định về việc sử dụng bạo lực, sử dụng vũ khí để ngăn ngừa lực lượng chấp pháp lạm dụng vũ lực.

Khoản 2, Điều 22 của Luật Quản lý, Sử dụng Vũ khí, Vật liệu nổ và Công cụ Hỗ trợ quy định  “chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối  tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo”. Trong vụ tấn công ở Đồng Tâm, chưa  rõ liệu các lực lượng công quyền đã phát đi cảnh báo hay chưa, hoặc liệu có phải người dân địa  phương đã không chịu tuân thủ. Tuy nhiên, xét bối cảnh một vụ đụng độ mà trong đó chỉ có vài chục  nông dân đối đầu với lực lượng công an có vũ trang, có loa phóng thanh, có thế chủ động (tấn công  giữa đêm), thật khó có thể nói rằng “không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối  tượng”.

Các chuẩn mực về nhân quyền trên toàn thế giới cũng có những quy định để ngăn việc lực  lượng chấp pháp sử dụng vũ lực vượt quá mức cho phép.69 Bản chất vụ Đồng Tâm là lực lượng công  an có vũ trang tấn công một mục tiêu dân sự vào ban đêm. Căn cứ vào đó, khả năng rất cao là công  an Việt Nam đã đi quá giới hạn trong vụ tấn công vào Đồng Tâm.

6. Theo công an, dân làng Đồng Tâm, nhất là gia đình ông Lê Đình Kình, có tàng trữ vũ khí. Nếu  công an không ra tay tấn công và ngăn chặn trước, những người này đem vũ khí đi làm điều ác, ví  dụ khủng bố, thì sao?  

Trước hết, phải làm rõ, mọi thứ đều có thể là vũ khí giết người (bom, súng, dao, kiếm, côn,  kéo, dây thừng, máy tính xách tay, v.v.). Đó có thể là những vật dụng thông thường.

Trên thực tế, trong vụ Đồng Tâm, chỉ sau khi đã khống chế toàn bộ dân làng, công an mới  bắt đầu thu gom “vũ khí” của dân Đồng Tâm để làm bằng chứng về tội tàng trữ vũ khí và công bố hình ảnh lên trang web của Bộ Công an vào buổi sáng hôm sau. Rất nhiều trong số “vũ khí” đó chỉ là  gạch đá, dao kéo đồ dùng trong nhà, bình gas, nghĩa là khó mà được coi là vũ khí được tàng trữ từ trước với động cơ xấu.

Như đã nói ở trên, việc công an thi hành pháp luật luôn phải theo đúng thủ tục, quy trình,  trình tự pháp lý, hay còn gọi là theo đúng chuẩn mực tố tụng.

Để tấn công một mục tiêu (dân sự) như Đồng Tâm, công an phải có đầy đủ bằng chứng về việc đối phương có tàng trữ vũ khí từ trước, bằng chứng này lại phải được thu nhận một cách hợp lệ,  đúng chuẩn.

Rồi để tấn công mục tiêu, công an cũng phải thực hiện theo đúng quy trình, có cảnh báo từ trước, có cân nhắc đầy đủ mọi yếu tố, điều kiện, hoàn cảnh liên quan trước khi có thể nổ súng. Nôm  na là, ngay cả khi phát hiện một bọn khủng bố đang bắt cóc con tin chẳng hạn, công an cũng phải  tiến hành vây hãm, gọi loa thuyết phục đầu hàng, thương lượng… rất lâu mới có thể tấn công.

69 “Chuẩn mực nhân quyền quốc tế cho hoạt động hành pháp” và mục 18, Bình luận chung của Ủy ban Nhân  quyền LHQ về Điều 6 ICCPR.

Ngoài ra, tất cả mọi người đều có quyền được sống, đi cùng với quyền tự vệ chính đáng. Nếu  bị đe dọa, bị cướp xông vào nhà lúc nửa đêm chẳng hạn, mọi người đều có quyền chống trả bằng bất  cứ phương tiện gì mà họ có được.

7. Nhưng dân Đồng Tâm đã đe dọa trước. Chính họ làm các clip tuyên bố sẽ tấn công công an, và  đăng tải lên mạng. “Chúng tôi hứa không diệt từ 300 đến 500 thằng chúng tôi sẽ không nhìn thấy  đồng bào cả nước nữa. Lần này chúng quyết giết tôi thì chúng cũng phải nổ tan xác. Đấy là một cái  quyết tâm của người Đồng Tâm chúng tôi”. Vậy công an chủ động tấn công họ trước thì có phải là  tự vệ chính đáng không?  

Nếu có người nói “mấy người hỏi linh tinh quá, hỏi nữa là đập chết đấy”, bạn có mang súng  đến nhà họ bắn trước để “tự vệ” không?

Họ nói – rất có thể chỉ là “chém gió” hoặc gồng lên để dằn mặt đối phương trước – rằng họ sẽ diệt “từ 300 đến 500 thằng”, công an bèn đem một số lớn quân có vũ trang, kéo vào làng ban đêm  và nổ súng. Như thế có phải là công an tự vệ chính đáng?

Ở khía cạnh ngược lại, nếu có kẻ ban đêm kéo một đoàn rầm rập vào nhà bạn (mà không  được mời), bạn có quyền tự vệ chính đáng, chống trả bằng bất cứ phương tiện gì.

8. Trong vụ Đồng Tâm, công an không phải kẻ trộm, kẻ cướp. Đây là họ đang thi hành công vụ;  công vụ đó có thể là cưỡng chế đất đai, tiêu diệt tội phạm…  

Là công vụ thì cũng phải chính đáng và hợp pháp, nếu không muốn nói là càng là công vụ,  càng phải chính đáng và hợp pháp. Việc cưỡng chế đất đai trong trường hợp này là không chính đáng  (thực hiện ban đêm, ngoài giờ hành chính, vi phạm Luật Đất đai). Nói là để tiêu diệt tội phạm thì  càng không đúng vì đã xác định được tội phạm đâu mà đã tấn công người ta? (Bạn hãy so sánh vụ tấn  công của công an vào Đồng Tâm với vụ truy sát Tuấn khỉ – nghi phạm giết người trốn truy nã.  Trường hợp tấn công nào là chính đáng?).

Kế đó là tính hợp pháp. Công vụ hợp pháp luôn luôn được thể hiện bằng một văn bản hành  chính xác định trước nội dung công vụ, mà trong đó, cơ sở pháp lý của công vụ sẽ được trích dẫn.  Trong vụ Đồng Tâm, chính quyền có nói đến bản kế hoạch đã được thông qua nhằm mục đích bảo  đảm an ninh trật tự trong địa phương, nhưng thực tế chưa bao giờ chính quyền công khai bản kế hoạch này cả. Cho dù trong phiên tòa xét xử, các luật sư đã liên tục yêu cầu minh bạch hóa bản kế hoạch đó.

9. Theo bản kết luận điều tra của công an thì phía dân Đồng Tâm, nhất là người nhà ông Lê Đình  Kình, đã sát hại ba chiến sĩ công an rất dã man. Thậm chí đốt công an xong còn nói “thơm nhỉ?”.  Đó là tội ác, phải nghiêm trị.  

Công an là bên tấn công. Công an là bên bắt giam người, thẩm vấn lấy cung, thu gom bằng  chứng, quản lý hiện trường, lập kết luận điều tra… Toàn bộ quá trình, chỉ do công an thực hiện,  không có sự chứng kiến của bất cứ một bên thứ ba độc lập nào, kể cả nhân chứng theo quy định của  pháp luật. Theo bạn, trong trường hợp ấy, công an có khách quan không? Lấy gì bảo đảm công an  khách quan?

Bạn cũng đừng quên là toàn bộ gia đình ông Lê Đình Kình đã bị bắt đi mất tích ngay trong  đêm xảy ra vụ tấn công Đồng Tâm. Sau đó, họ mới được thả dần, và lại cũng có những người khác  tiếp tục bị bắt. Đến ngày 09/6/2020, tròn 5 tháng sau vụ tấn công, tổng cộng có 29 người đã bị bắt  giam, không ai được tiếp cận với họ (ngoài công an). Trong số này, một vài người đã “lên tivi” nhận  tội (bản tin Thời sự 19h của VTV tối 13/01/2020), với gương mặt sưng vù, bầm tím – dấu hiệu của  tra tấn. Bạn nghĩ những người đang ở trong tay công an có thể nói khác ý công an không?

Và bạn nghĩ, với những điều kiện làm việc như thế, được ưu đãi tuyệt đối trong quá trình  điều tra như thế, công an có đủ “năng lực” để dựng lên cả một câu chuyện, thậm chí cả câu nói “thơm  nhỉ?” kia không?

Đó là lý do vì sao trong những vụ việc mà chính công an là một bên tham gia xung đột (thậm  chí có dấu hiệu phạm tội) như thế này, phải có điều tra độc lập của bên thứ ba để bảo đảm lẽ công  bằng.

III. BỐI CẢNH TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Ở ĐỒNG TÂM 

Vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm xoay quanh hai mảnh đất liền kề nhau và sẽ được gọi tên  là phần Đông (rộng 47,36 héc-ta) và phần Tây (rộng 59 héc-ta) trong báo cáo này.70

Năm 1980, phó thủ tướng lúc đó là Đỗ Mười ký Quyết định 113-TTg ngày 14/4/1980 thu  hồi 208 héc-ta đất, trong đó có phần Đông, để thực hiện dự án sân bay Miếu Môn.71

Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình lúc đó ban hành Quyết định 386 QĐ/UB,  triển khai giai đoạn 1 của dự án. Phần phía Đông được lên kế hoạch cho việc xây dựng sân bay Miếu  Môn, và cư dân xã Đồng Tâm đã đồng ý chuyển giao khu đất này cho chính quyền trung ương mà  đại diện quản lý là Bộ Tư lệnh Công Binh, sau này là Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng không Không  quân (PKKQ).72

Tuy nhiên, không có giai đoạn nào của dự án được thực thi, và phía quân đội đã cho người  dân địa phương thuê lại để canh tác nông nghiệp. Phần đất 47,36 héc-ta trở thành khu đất duy nhất  của xã Đồng Tâm đã được thu hồi có đền bù.73

Phần phía Tây hiện đang được người dân xã Đồng Tâm sử dụng và gọi tên là “cánh đồng  Sênh”.

Tranh chấp bắt đầu nảy sinh khi bên quân đội có kế hoạch thu hồi lại phần Đông để chuyển  giao cho tập đoàn Viettel – một đơn vị kinh doanh viễn thông thuộc sở hữu của quân đội – và họ

70 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40591173

71 https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/17145/dat-tranh-chap-o-dong-tam-thuoc-quoc phong

72 https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/3388653707828019/

73 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40591173 

76

cũng muốn lấy luôn cả phần phía Tây.74 Cư dân Đồng Tâm phản đối ý định này, cho rằng phần phía  Tây là đất nông nghiệp của họ, nghĩa là bên Viettel hoặc quân đội phải trả tiền đền bù giải tỏa theo  giá thị trường.

Ngược lại, phía quân đội và Viettel một mực khẳng định rằng toàn bộ mảnh đất này đều  được quy hoạch riêng cho mục đích quốc phòng an ninh và chỉ chấp nhận một mức đền bù thấp hơn.  Đáng chú ý, Tập đoàn Viettel đã đưa ra những thông tin không nhất quán: Trong một cuộc họp với  ông Lê Đình Kình, họ nói rằng chính quyền huyện Mỹ Đức đã bán mảnh đất này cho họ, vì thế không đặt ra vấn đề bồi thường cho cư dân75.

Quân đội và Viettel hẳn là được sự ủng hộ của chính quyền Hà Nội. Ngày 20/10/2014, phó  chủ tịch UBND TP. Hà Nội khi đó là Vũ Hồng Khanh đã ký Quyết định 5383 thu hồi 236 héc-ta “đất dự án sân bay Miếu Môn” cho Lữ đoàn 28 xây doanh trại,76 vượt hẳn con số 208 trong kế hoạch  thu hồi năm 1980. Tuy nhiên, ba ngày sau, Lữ đoàn 28 đã phản hồi rằng họ chỉ sở hữu 208 héc-ta  chứ không phải 236.

Lập luận và hành động của người dân xã Đồng Tâm 

Cư dân Đồng Tâm khẳng định rằng 100% diện tích 59 héc-ta đất cánh đồng Sênh đều là đất  nông nghiệp của xã. Vì vậy, nếu Viettel muốn sử dụng mảnh đất này, họ có nghĩa vụ phải trả tiền đền  bù theo luật định.

Tháng 5/2016, UBND TP. Hà Nội đã gửi Văn bản số 2590 đến bốn cơ quan, bao gồm Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng TP, UBND huyện Mỹ Đức và  Tập đoàn Viễn thông Viettel. Theo văn bản này, Tập đoàn Viettel có trách nhiệm “đền bù giải tỏa”  cho người dân địa phương.77

Người dân địa phương chất vấn rằng nếu đất đồng Sênh thực sự là đất quốc phòng thì tại sao  Viettel và chính quyền thành phố Hà Nội lại trả tiền “đền bù giải tỏa” cho cư dân, thay vì xử phạt  người dân vì đã “lấn chiếm đất dành cho mục đích quốc phòng”?

Ngoài ra, khi tin tức về việc thu hồi đất bị rò rỉ vào năm 2014, cư dân xã Đồng Tâm đã gửi  đơn khiếu nại lên đơn vị phụ trách xây dựng sân bay Miếu Môn – Quân chủng PKKQ. Quân chủng  PKKQ sau đó đề nghị người dân lên gặp các cơ quan dân sự của Thành phố Hà Nội để giải quyết  khiếu nại. Phản hồi này của Quân chủng PKKQ cho thấy phía quân đội đã thừa nhận đồng Sênh là  “đất dân sự”.

Cuối cùng, dân Đồng Tâm trích dẫn các quyết định của chính quyền Hà Nội vào đầu thập  niên 1980 (đã nêu trên), theo đó chính quyền cho rằng tổng diện tích đất quốc phòng ở Đồng Tâm  là 236 héc-ta, nhưng Lữ đoàn 28 lại nói chỉ đang quản lý 208 héc-ta. Câu hỏi dân đặt ra là sao lại có  chênh lệch 28 héc-ta giữa hai con số này.

—–

74 Các văn bản của nhà nước tránh phân định “phần phía Đông” và “phần phía Tây”, chỉ gọi chung là khu đất. 75 Ông Lê Đình Kình là nhân chứng trực tiếp, theo sát ngay từ đầu quá trình tranh chấp đất đai kéo dài vài thập  kỷ này. Nhiều người cho rằng đó chính là lý do vì sao ông Kình bị sát hại.

76 https://www.nhandan.org.vn/phapluat/item/33392502-cong-bo-du-thao-ket-luan-thanh-tra-ve-dat-dai-tai-xa dong-tam.html

77 https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/nha-dat/17115/ha-noi-rut-du-an-thu-hoi-dat-tai-dinh cu-o-xa-dong-tam

Lập luận và hành động của nhà chức trách  

Nhà chức trách, đại diện là quân đội và tập đoàn Viettel, khẳng định rằng toàn bộ khu đất  (cả phần phía Đông và phần phía Tây) đều là đất quốc phòng.

Ngày 03/7/2017, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung (nguyên là thiếu tướng,  giám đốc công an thành phố) yêu cầu Hội đồng Nhân dân Thành phố rút lại đề xuất “tái định cư những người dân (đang sinh sống) tại đất đồng Sênh”, cho rằng những người dân này không cần tái  định cư nữa (vì đã có đất rồi).78 Bốn ngày sau, Thanh tra TP. Hà Nội công bố dự thảo kết luận thanh  tra,79 mà ta có thể thấy là đứng về phía chính quyền. Theo đó, toàn bộ khu đất gần xã Đồng Tâm, bao  gồm cả phần Đông và phần Tây, đều là đất quốc phòng. Thậm chí theo kết luận này thì trên thực tế,  chẳng có “phần Đông”, “phần Tây” nào cả.

Cơ quan thanh tra cũng cho rằng chính quyền địa phương đã có những “sơ hở trong việc  quản lý đất đai”, tạo điều kiện để người dân xâm phạm vào đất quốc phòng.

Chênh lệch 28 héc-ta trong Quyết định 5383 được giải thích là “bị ảnh hưởng của thi công”  (!), mặc dù chưa từng có giai đoạn “thi công” nào của dự án sân bay Miếu Môn được tiến hành.

78 https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-rut-du-an-thu-hoi-dat-tai-dinh-cu-o-xa-dong-tam20170703114227262.htm

79 https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thanh-tra-ha-noi-59-ha-dat-dong-senh-la-dat-quoc-phong 382550.html#inner-article

IV. MỐC THỜI GIAN TRONG VỤ TRANH CHẤP ĐẤT ĐỒNG TÂM 

1980 Chính quyền thu hồi 47,36 héc-ta đất từ người dân xã Đồng Tâm để triển khai dự án xây  dựng “sân bay Miếu Môn”.

2014 Bộ Quốc phòng chuyển giao cho Tập đoàn Viettel “đất dành cho mục đích quốc phòng”  tại xã Đồng Tâm để xây dựng nhà máy.

2017 15/4: Công an TP. Hà Nội mời đại diện xã Đồng Tâm đến đo đạc ranh giới giữa phần  “đất quân sự” và “đất nông nghiệp”. Khi bốn đại diện của dân làng đến nơi, họ bị bắt giữ và lôi đi mà không hề có lệnh bắt bằng văn bản. Một người trong số đó là ông Lê Đình  Kình, sinh năm 1936, đã bị đánh gãy một chân.80

Người dân địa phương đến giải cứu và xảy ra đụng độ với cảnh sát. Thêm nhiều cảnh sát  được điều động tới để giải tán đám đông đang phẫn nộ; 38 cảnh sát cơ động bị người dân  bắt giữ làm con tin.81

22/4: Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung và một đoàn công tác đến xã  Đồng Tâm để “đối thoại” với dân. Cuối cùng, các con tin được trả tự do và ông Chung  viết văn bản cam kết không truy tố những người dân có liên quan đến vụ việc. Một số nhà  quan sát tỏ ra nghi ngờ cam kết này, cho rằng vì ông Chung là một quan chức chính  quyền và là đại diện của hành pháp nên không có tư cách để đại diện cho tòa án, vì thế cam kết của ông về cơ bản là vô nghĩa.

13/6: Công an khởi tố hình sự đối với một số người dân xã Đồng Tâm liên quan đến vụ bắt giữ nhóm cảnh sát cơ động làm con tin, bất chấp cam kết của Chủ tịch UBND TP. Hà  Nội Nguyễn Đức Chung trước đó rằng sẽ không ai bị truy tố.82

07/7: Thanh tra TP. Hà Nội đưa ra bản dự thảo “kết luận việc thanh tra đất đai ở xã Đồng  Tâm”, trong đó khẳng định rằng toàn bộ khu đất này đều là đất dành cho quốc phòng.83 Ông Bùi Văn Kính, một người đại diện của xã Đồng Tâm, không đồng tình với kết luận  này và nói rằng họ đã thừa kế đất đồng Sênh từ ông bà thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, chính  quyền TP. Hà Nội vẫn một mực cho rằng không có mảnh đất nào có thể “của ông bà tổ tiên” nào, bởi vì toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân.84

25/7: Thanh tra TP. Hà Nội công bố kết luận cuối cùng về cuộc thanh tra đất đai ở xã  Đồng Tâm, giữ nguyên quan điểm đã nêu trong dự thảo.

2018 15/4: Dân Đồng Tâm gửi tâm thư đến Hội nghị Trung ương 7, Ban Chấp hành Trung  ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. Trong thư, bà con khẳng định với Bộ Chính trị

80 Có thể kiểm chứng với các nhân chứng là cư dân Đồng Tâm. Vì lý do an toàn cho các nguồn tin ở Đồng Tâm,  chúng tôi không công bố danh tính nhân chứng trong báo cáo này.

81 https://www.nytimes.com/2017/04/21/world/asia/vietnam-hostages-protest-land-dispute-eviction.html&nbsp82 https://tuoitre.vn/khoi-to-dieu-tra-vu-bat-nguoi-trai-phap-luat-tai-xa-dong-tam-1331049.htm&nbsp83 https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thanh-tra-ha-noi-59-ha-dat-dong-senh-la-dat-quoc-phong 382550.html#inner-article

84 https://video.vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thanh-tra-ha-noi-tra-loi-khuc-mac-cua-nguoi-dan-dong-tam 3610455.html

Báo cáo Đồng Tâm

Theo VNTB (25.09.2020)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen