Seite auswählen

Thủ tục và tiến trình bầu cử tại Hoa Kỳ

Ngày 3/11/2020: (Ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11) là ngày Bầu cử trên toàn quốc ở Mỹ. Họ bầu đủ thứ một lúc chứ không phải chỉ bầu mỗi Tổng thống. Họ bầu lại 1/3 Thượng viện, toàn bộ Hạ viện, Thống đốc các tiểu bang; bầu cử quốc hội và quan chức địa phương; bầu cử các vấn đề bổ sung ở địa phương của họ (kiểu như trưng cầu dân ý). Nhiều tiểu bang cho bỏ phiếu sớm, cho bỏ phiếu qua bưu điện… Những cái này là đều có từ lâu rồi chứ không phải chỉ mùa này mới có.

Trong vòng 2 tuần sau ngày 3/11: các tiểu bang tiến hành kiểm đếm và công bố kết quả chính thức theo quy trình, luật định riêng của họ. Có nơi được kiểm sớm đếm sớm, có nơi phải chờ đến 7pm ngày 3/11 mới được khởi động việc kiểm đếm.

Ngày 8/12/2020: là hạn chót cho các tiểu bang xử lý dứt điểm các tranh chấp về phiếu bầu. Tức là, sau khi có kết quả chính thức thì ứng viên nào có muốn khiếu kiện về kết quả (bắt đếm lại, cáo buộc gian lận…) thì sẽ kiện và mọi việc kiện tụng sẽ phải xử lý dứt điểm vào ngày 8/12. Điểm này quan trọng vì nó có nghĩa là không có ông UCV nào dở hơi lại đi kiện vì cái Projection của CNN hay FoxNews nói rằng UCV đó đã thua ở tiểu bang ABC nào đó cả. Again, mỗi tiểu bang có quy trình riêng nhưng về cơ bản khi khiếu kiện chưa ngã ngũ thì kết quả bỏ phiếu chưa thể gọi là chính thức.

Ngày 14/12/2020: (Ngày Thứ Hai sau ngày Thứ Tư thứ 2 của tháng 12): Các Đại cử tri nhóm họp tại thủ phủ của từng tiểu bang để bỏ phiếu bầu Tổng thống. Số phiếu này sẽ được niêm phong lại và chờ kiểm đếm chính thức tại DC.

Ngày 23/12/2020: (Ngày Thứ Tư thứ 4 của tháng 12) là hạn chót để các tiểu bang gửi phiếu bầu của các ĐCT về trụ sở quốc hội ở Washington DC.

Ngày 03/01/2021: Quốc hội mới được bầu (tại kỳ bầu cử ngày 3/11) sẽ nhóm họp lần đầu tiên tại Washington DC.

Ngày 06/01/2021: Lúc 13 giờ, sẽ có phiên họp hỗn hợp đặc biệt gồm cả Thượng viện và Hạ viện (do Phó tổng thống Mike Pence điều hành). Khi đó, các phiếu bầu tổng thống do ĐCT bầu hôm 14/12 sẽ được đưa ra kiểm đếm. Nếu không có ai đủ 270 phiếu thì Hạ viện sẽ bầu Tổng thống từ 2 UCV có nhiều phiếu ĐCT nhất. Mỗi tiểu bang sẽ được bỏ 1 phiếu. 50 tiểu bang sẽ bỏ 50 phiếu và UCV nào được 26 phiếu sẽ thắng. Nếu nhóm nghị sỹ từ một tiểu bang nào đó bỏ phiếu nội bộ mà không tự phân định được họ sẽ dành phiếu của tiểu bang đó cho UCV nào thì phiếu của tiểu bang đó sẽ không được tính. Hạ viện sẽ bỏ phiếu đi bỏ phiếu lại bao giờ bầu bằng ra được Tổng thống thì thôi. Tương tự, 100 TNS ở thượng viện sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu Phó Tổng thống. Có điểm đáng chú ý là mặc dù Thủ đô Washington DC được cho 3 phiếu ĐCT trong bầu cử tổng thống sẽ không có tiếng nói gì trong cuộc bầu cử Tổng thống ở vòng này. Sau ngày này thì tổng thống mới đắc cử mới chính thức trở thành President-Elect.

Hai chính trị gia thuộc đảng Cộng Hòa không thích Trump nói về các vụ kiện gian lận bầu cử

Cựu Tổng thống George W. Bush và Thượng Nghị Sĩ Mitt Romney, hai chính trị gia Cộng hòa có quan hệ không thuận với Tổng thống Trump, hôm 8/11 đã bày tỏ quan điểm của mình với cuộc chiến pháp lý của ông Trump chống lại gian lận bầu cử, theo Epoch Times.

Ông George W. Bush (trái) và ông Mitt Romney (ảnh: Reuters)

Ông George W. Bush nói rằng ông Trump có “quyền yêu cầu kiểm phiếu lại và theo đuổi con đường pháp lý” đối với “bất kỳ vấn đề chưa được giải quyết nào” để “được phân định một cách thích đáng”.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mitt Romney nói với chương trình “Meet the Press” của NBC rằng ông Trump có quyền kêu gọi kiểm phiếu lại và thúc đẩy các thách thức pháp lý.

“Ông ấy có mọi quyền để kêu gọi kiểm [lại] phiếu. Bởi vì chúng ta đang nói về mức chênh lệch 10.000 phiếu bầu ở đây, hoặc ít hơn trong một số trường hợp”, ông Romney, người từng là ứng viên tổng thống năm 2012, nói. “Và do đó, một cuộc kiểm [lại] phiếu có thể thay đổi kết quả. Ông ấy [TT Trump] muốn xem xét những bất thường, theo đuổi điều đó trong tòa án. Nhưng nếu đúng như dự đoán, những điều đó không thay đổi được kết quả, thì sao, ông ấy sẽ chấp nhận điều không thể tránh khỏi ”.

Ông George W. Bush và ông Romney đưa ra những phát biểu này sau khi Tổng thống Trump khởi động các thách thức pháp lý để chống lại gian lận bầu cử ở một số bang chiến địa, bao gồm Pennsylvania, Nevada và Georgia.

Cả gia đình ông Bush được cho là đều bỏ phiếu cho bà Clinton vào năm 2016. Còn ông Romney là Thượng nghị sĩ Cộng hòa duy nhất từng bỏ phiếu ủng hộ luận tội ông Trump.

Theo Đại Kỷ Nguyên (09.11.2020)

Chiến dịch TT Trump có đủ bằng chứng để xoay chuyển cục diện tại Pennsylvania

Bất chấp việc Joe Biden được nhiều hãng truyền thông chủ lưu, phần nhiều là cánh tả, dự đoán là tổng thống đắc cử kế tiếp của Hoa Kỳ, Tổng thống Trump đang đẩy mạnh các vụ kiện pháp lý khi việc kiểm đếm phiếu bầu vẫn đang diễn ra, và nhiều lãnh đạo Đảng Cộng hòa đa phần không tán đồng với dự đoán kết quả của giới truyền thông, theo Fox News.

Ảnh: Reuters

Rudy Giuliani, luật sư riêng của TT Trump, cựu thị trưởng thành phố New York, ước tính nhóm pháp lý của ông sẽ đệ trình thêm bốn đến năm đơn kiện với cáo buộc gian lận cử tri ở các tiểu bang chiến trường vào cuối tuần trước. Ông cho rằng TT Trump đúng khi không chịu nhượng bộ vào Chủ nhật.

Phát biểu trên chương trình “Sunday Morning Futures” của đài Fox News, ông Giuliani nói:

“Sẽ thật sự sai lầm nếu ông ấy nhận thua vào thời điểm này. Có bằng chứng chắc chắn rằng đây là một cuộc bầu cử mà ít nhất ba đến bốn tiểu bang, thậm chí đến 10 tiểu bang, đã bị đánh cắp. Nói cách khác, kết quả kiểm phiếu được dựa trên những lá phiếu giả mạo. Giờ đây chúng ta không thể để cuộc bầu cử này đi vào lịch sử mà không thách thức điều đó”.

Ông Giuliani cho biết nhóm ông có thể hội đủ bằng chứng để “thay đổi kết quả bầu cử tại tiểu bang chiến địa Pennsylvania”, cho biết rằng hàng trăm nghìn phiếu bầu ở đó là “hoàn toàn bất hợp pháp”.

Ông Giuliani nói hôm Chủ nhật:

“Có tới 50 nhân chứng, và đây sẽ là chủ đề của một vụ kiện mà chúng tôi sẽ nộp lên tòa án vào ngày mai vì vi phạm quyền công dân khi tiến hành một cuộc bầu cử không công bằng, vì vi phạm luật lệ tiểu bang, vì đã đối xử với hai thành phố Pittsburgh và Philadelphia khác với phần còn lại tiểu bang. Hiện tại chúng tôi có 450.000 lá phiếu gửi qua thư nhất định mà họ đã lấy từ phong bì và ném phong bì đi. Chúng tôi không bao giờ có thể biết được chúng có hợp lệ hay không”.

Theo Đại Kỷ Nguyên (09.11.2020)

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ Trey Trainor: Nếu luật không được tuân thủ, cuộc bầu cử là ‘bất hợp pháp’

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên bang Mỹ Trey Trainor cho rằng gian lận bầu cử đang diễn ra ở các bang mà số phiếu vẫn đang được kiểm và đơn kiện của chiến dịch Trump là một “lời buộc tội rất xác đáng”.

Người ủng hộ Tổng thống Trump biểu tình ngày 8/11 sau khi giới truyền thông tuyên bố ông Biden đắc cử (ảnh: Reuters).

NTD cho biết, ông Trey Trainor trong chương trình trên Newsmax TV hôm thứ Sáu (6/11) (giờ Mỹ) nói rằng những nơi mà quan sát viên không được phép theo dõi quá trình kiểm phiếu có thể liên quan đến gian lận bầu cử.

Ông nói: “Tôi tin rằng gian lận bầu cử đã xảy ra ở những nơi này. Nếu không, họ sẽ cho phép các quan sát viên vào”.

Nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Trump đã được tòa án cho phép các quan sát viên của họ theo dõi việc kiểm phiếu ở Pennsylvania với khoảng cách là 6 feet (khoảng 1,8 mét), song họ bị đưa ra khu vực cách 100 feet (hơn 30 mét) .

Ông Trainor nói: “Họ (những người quan sát) đã không có được một cơ hội hiệu quả (để giám sát quá trình kiểm đếm)”.

Ông nhấn mạnh: “Toàn bộ hệ thống chính trị của chúng ta được xây dựng dựa trên sự minh bạch để tránh tham nhũng”. Ông Trainor chỉ ra rằng Pennsylvania và các bang khác đã không kiểm phiếu một cách minh bạch.

Ông nói: “Luật tiểu bang cho phép những quan sát viên đó có mặt ở đó (giám sát).”

Quan chức Trey Trainor nói thêm rằng nếu luật không được tuân theo, cuộc bầu cử là “bất hợp pháp.”

Đại Kỷ Nguyên (09.11.2020)

39 Hạ Nghị sĩ Đảng Cộng Hoà gửi thư yêu cầu điều tra gian lận bầu cử

Mới đây, 39 Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đồng loạt viết thư gửi tới ông William Barr, Tổng Chưởng lý Mỹ, để yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra liên quan đến vấn đề gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Tổng Chưởng lý William Barr. (Ảnh: Charlotte Cuthbertson/The Epoch Times)

Trong lá thư gửi ngày 6/11, nhóm Dân biểu đảng Cộng hòa đã yêu cầu ông William Barr rằng với “các báo cáo hiện tại về những tình trạng bất thường, đặc biệt là trong quá trình kiểm phiếu, đã đến lúc ông cần phải sử dụng các nguồn lực của Bộ Tư pháp để đảm bảo cho quá trình kiểm phiếu được tiến hành theo quy định pháp luật của tiểu bang và liên bang. Và một điều quan trọng nữa là quy trình này phải hoàn toàn minh bạch, để người dân Mỹ có thể tin tưởng vào kết quả của cuộc bầu cử.”

Theo các Hạ nghị sĩ, cuộc điều tra này là trách nhiệm của các nhà lập pháp Mỹ nhằm đảm bảo rằng “quyền bầu cử là bất khả xâm phạm.”

“Điều này không chỉ liên quan đến quyền tiếp cận hòm phiếu, mà còn nó còn đảm bảo rằng giá trị của lá phiếu từ bất kỳ ai cũng không bị suy giảm bởi bất kỳ phương thức gian lận cử tri nào,” trích nội dung bức thư. Bên cạnh đó, nhóm Dân biểu đảng Cộng hòa còn cho biết thêm rằng, các sắc lệnh phải được tuân thủ và những quan sát viên cần phải được cấp quyền theo dõi quá trình kiểm phiếu.

Ngoài ra, trong bức thư còn đưa ra một loạt các câu hỏi: “Trên cơ sở này, chúng tôi yêu cầu có phản hồi ngay lập tức cho các câu hỏi sau. Ông sẽ làm gì để đảm bảo tính toàn vẹn của quy trình bỏ phiếu và kiểm phiếu ngay lúc này? Liệu ông có cam kết sẽ sử dụng tất cả các nguồn lực mà mình có để đảm bảo rằng, chỉ những phiếu bầu hợp pháp mới được tính đến và chúng được kiểm đếm một cách hoàn toàn minh bạch ngay lập tức hay không?” 

Hạ nghị sĩ Jim Banks của bang Indiana là một trong số 39 Dân biểu thuộc Đảng Cộng hòa yêu cầu một cuộc điều tra chính thức liên quan đến các cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Trên trang Twitter cá nhân, Hạ nghị sĩ Banks cho biết: “Tôi đã cùng với 38 đồng nghiệp của mình viết một lá thư cho Tổng Chưởng lý William Barr, để yêu cầu ông điều tra các cáo buộc về hành vi gian lận cử tri, và đảm bảo rằng chỉ những phiếu bầu hợp lệ mới được tính trong cuộc bầu cử này.”

Theo The Epoch Times,

Trithucvn (09.11.2020)


Những lời của cựu phó TT Al Gore trái với điều mà Đảng Dân chủ đang làm

Những ngày qua, Tổng thống Donald Trump, Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng hòa và những người bảo thủ trên toàn quốc đã không ngừng kêu gọi tính công bằng và chính xác cho mọi lá phiếu hợp pháp trong cuộc bầu cử năm nay. Thay vì đợi kết quả phiếu bầu cuối cùng ở các bang như Arizona, Nevada và Pennsylvania, nhiều hãng truyền thông dòng chính đã tuyên bố chiến thắng cho cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Bất chấp những cáo buộc về gian lận phiếu bầu, ông Joe Biden cũng đã tuyên bố chiến thắng và gửi lời cảm ơn tới những ai ủng hộ mình.

Cựu Phó Tổng Thống HK Al Gore (Photo by Paul Marotta/Getty Images)

Trong cục diện tranh chấp và còn nhiều điểm đáng ngờ hiện nay, thay vì đi tìm hiểu đến tận cùng các cáo buộc gian lận cử tri, đảng viên Đảng Dân chủ lại làm ngơ trước toàn bộ các cáo buộc. 

Mới đây, hôm Chủ nhật (8/11), Thống đốc Đảng Dân chủ Kristi Noem tiểu bang Nam Dakota đã nhấn mạnh trên chuyên mục “This Week” của ABC rằng, trong cuộc bầu cử năm 2000, cựu Phó Tổng thống Al Gore đã có 37 ngày để tiến hành quy trình pháp lý đối với những quan ngại về tính minh bạch của cuộc bầu cử.

Do đó, cô ấy nói rằng chúng ta nên “dành cho 70,6 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump sự cân nhắc tương tự như vậy”.

Năm 2000, cũng liên quan đến vấn đề lo ngại gian lận bầu cử, cựu phó tổng thống Al Gore đã từng yêu cầu được tiến hành quy trình pháp lý:

“Sáng nay, chúng tôi đã đề xuất với tòa án ở Tallahassee một kế hoạch để đảm bảo toàn bộ phiếu bầu được kiểm đếm lại trong vòng bảy ngày, bắt đầu từ sáng mai và sẽ hoàn tất toàn bộ phiên xét xử tại tòa trong một hoặc hai ngày sau đó.” “Hãy để tôi nhắc lại thực chất việc đề xuất của chúng tôi ở đây hôm nay: bảy ngày, bắt đầu từ ngày mai, để kiểm đếm đầy đủ và chính xác tất cả các phiếu bầu.”

Ông giải thích: “Một khi chúng ta có tính toán đầy đủ và chính xác về số phiếu bầu, chúng ta sẽ biết tổng thống tiếp theo của chúng ta là ai và đất nước của chúng ta có thể tiến lên phía trước.” “Thật không may, khoảng một giờ trước, các luật sư của Thống đốc Bush đã từ chối đề xuất này. Thay vào đó, họ đã đề xuất thêm hai tuần tố tụng tại tòa án và các phiên điều trần bổ sung, kéo dài đến tận ngày 12/12. Và, theo kế hoạch của họ, không có lá phiếu nào trong số hàng nghìn phiếu bầu còn lại sẽ được kiểm đếm. Tôi tin rằng hiện giờ chính là thời điểm để kiểm đếm mọi phiếu bầu và không được để thời gian trôi qua.”

Dù ủng hộ ứng viên Đảng Dân chủ nhưng hôm 5/11, ông Al Gore đã nói với kênh NBC News: “Nguyên tắc quan trọng nhất mà tôi đã bảo vệ cách đây 20 năm, giống như Joe Biden và nhiều người khác đang bảo vệ hiện nay, chính là hãy kiểm đếm mọi phiếu bầu một cách hợp pháp và tuân theo nguyện vọng của người dân Mỹ.”

Rõ ràng, mỗi một người Mỹ đều muốn đi sâu tìm hiểu ngọn ngành về vấn đề lá phiếu, cho dù đó là lỗi lập bảng do hệ thống phần mềm gây ra, lỗi của con người hay là do người ta thẳng thừng bỏ phiếu bất hợp pháp. Thay vì vội vàng phán xét, chúng ta nên nhớ rằng chiến dịch tranh cử của TT Trump có quyền hợp pháp để yêu cầu bất cứ điều gì mà họ cho là đáng ngờ.

Theo Trithucvn (09.11.2020)

Bầu cử Mỹ 2020: Các hãng truyền thống lớn của Mỹ đồng loạt công bố Joe Biden đắc cử Tổng thống

Tuy phiếu bầu vẫn chưa kiểm xong và một số tiểu bang vẫn chưa có kết quả, một số hãng truyền thông lớn của Mỹ như CNN, NBC, Fox News, The New York Times… đã đồng loạt công bố ứng viên Dân chủ Joe Biden đắc cử, trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.

Ảnh kết hợp: Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden và Tổng thống Donald Trump (Ảnh qua AP)

Các hãng truyền thông lớn ở Mỹ đã đồng loạt công bố ông Biden thắng ở bang chiến địa Pennsylvania và vượt qua mức phiếu 270 phiếu đại cử tri cần thiết để chiến thắng chung cuộc và đắc cử tổng thống. 

CNN trở thành kênh đầu tiên tuyên bố Joe Bide thắng cử vào lúc lúc 11 giờ 24 phút tối 7/11, nhanh chóng theo sau đó là NBC, CBS, ABC và The Associated Press. Fox News đã đợi đến 11 giờ 40 tối.

“Sau 4 ngày dài căng thẳng, chúng ta đã đạt đến thời khắc lịch sử trong cuộc bầu cử này”, người dẫn chương trình Wolf Blitzer của CNN tuyên bố. Lời kêu gọi của CNN được đưa ra sau khi một loạt khoảng 3.000 phiếu bầu qua thư bí ẩn, đến từ Philadelphia, ủng hộ tuyệt đối cho ông Biden.

Được biết vào 11h 20 phút tối 7/11, Fox News đã độc quyền công bố chiến thắng sớm cho ông Biden ở bang Arizona và Associated Press công bố vài giờ sau đó. Tuy nhiên lúc đó Biden có 264 phiếu đại cử tri, và phải có thêm 6 phiếu nữa để có đủ 270 phiếu cần thiết cho một chiến thắng tại Nhà Trắng. Các tổ chức tin tức khác còn tuyên bố chiến thắng cho ông Biden với 253 phiếu đại cử tri vào sáng 7/11.

 “Tổ quyết định của Fox News hiện có thể dự đoán rằng cựu Phó Tổng thống Joe Biden sẽ giành chiến thắng ở Pennsylvania và Nevada, đưa ông ấy vượt qua 270 phiếu đại cử tri mà ông cần để trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ,” người dẫn chương trình Fox News – Bret Baier cho biết lúc 11 giờ 40  phút tối  7/11

Trên Fox News, ông Baier nói về ông Trump rằng: “Chúng ta phải nhớ rằng ông ấy là tổng thống cho đến ngày 20 /1. Và có những điều thú vị có thể hoặc không thể xảy ra trong thời gian đó vì những thách thức pháp lý đang diễn ra.”

Người người dẫn chương trình Chris Wallace dự đoán rằng ông Trump “sẽ kết thúc cuộc đua  với nhiều phiếu bầu hơn bất kỳ ai trong lịch sử – ngoại trừ Joe Biden năm nay”, nói thêm, “ông ấy sẽ trở thành một người chơi lớn. Ông ấy sẽ không bỏ đi và im lặng.”

Dự đoán Joe Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ được đưa ra trước sự hấp tấp của truyền thông dòng chính. Trong khi đó, Tổng thống Trump đã đâm kiện ở các bang Nevada, Georgia, Pennsylvania và Arizona vì tình trạng kiểm đếm phiếu đáng ngờ.

Ngay sau 12 giờ 30 phút tối 7/11, Fox News đã phát sóng cảnh dòng người đổ ra trên đường phố Lansing, bang Michigan; Washington, DC, và Thành phố New York, cũng như một nhóm những người ủng hộ Trump ở Harrisburg, Pennsylvania. Họ vẫy cờ Trump và mang các biển hiệu có dòng chữ “Hãy dừng việc đánh cắp”, ám chỉ đến những tuyên bố của tổng thống Mỹ rằng cuộc bầu cử là gian lận.

Theo theepochtimes.com

Tinhhoa.net (08.11.2020)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen