Seite auswählen

Tim Berners-Lee là một nhà khoa học máy tính người Anh, được biết đến nhiều nhất với vai trò phát minh ra World Wide Web, trình duyệt web đầu tiên. Hiện ông có kế hoạch xây dựng một phiên bản mới của trình duyệt web cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu của mình.

 

Trong nhiều năm nay Berners-Lee đã bày tỏ sự chán ghét với các tập đoàn lớn vì áp đặt những hạn chế đối với môi trường tự do trên Internet. Ông không thích cách các nhóm như Facebook, Google và Amazon tập trung quyền lực trên Internet, cũng như cách những công ty này kiểm soát dữ liệu người dùng. Vì vậy ông đang làm việc trên một nền tảng mới để “tuyên chiến” với Big Tech.

 

Theo India Times, ông Berners-Lee đã bí mật làm việc cùng công ty khởi nghiệp Inrupt trong 9 tháng qua. Và cuối cùng, Inrupt sẽ ra mắt thế giới trong tuần này.

Inrupt được xây dựng trên nền tảng Solid, mà ông và những đồng nghiệp tại Học viện Công nghệ Massachusetts đã nghiên cứu trong nhiều năm. Solid được thiết kế giống như nền tảng Internet những ngày đầu, hoang sơ và tự do, và người dùng có thể truy cập nền tảng này thông qua trình duyệt Inrupt. Ông cũng thử mở một trình duyệt cơ bản của Inrupt, trong đó hiển thị một số ứng dụng như lịch, box chat, âm nhạc, danh bạ… nhìn khá giống việc kết hợp giữa Google Drive với WhatsApp, Spotify và các dịch vụ lưu trữ đám mây.

 

Theo New York Times, điều khác biệt là đối với nền tảng này là người dùng có thể kiểm soát dữ liệu của mình như lịch sử website đã truy cập, lịch sử mua sắm, thói quen tập luyện, âm nhạc… trong một két dữ liệu cá nhân, thường là một phần nhỏ trong dữ liệu máy chủ.

 

Các công ty có thể có quyền truy cập vào dữ liệu của một người nếu được phép, thông qua một đường link liên kết an toàn đối với các mục đích cụ thể như xử lý đơn xin vay hoặc phân phối quảng cáo cá nhân hóa. Các công ty có thể liên kết và sử dụng thông tin cá nhân một cách chọn lọc, nhưng không được lưu trữ.

 

Ông Berners-Lee tin rằng sử dụng Solid là cách để mọi người thoát khỏi tình trạng độc quyền dữ liệu mà các công ty như Google và Facebook đang cố gắng tạo ra.

 

Tất nhiên, ông Berners-Lee nhận thức rất rõ rằng những gì ông đang làm sẽ thực sự khiến Big Tech khó chịu. Nhưng ông không quan tâm và nói rõ trong buổi phỏng vấn:

 

Chúng tôi không nói chuyện với Facebook và Google về việc có nên đưa ra một sự thay đổi hoàn toàn [khiến] tất cả mô hình kinh doanh của họ hoàn toàn không hoạt động chỉ sau một đêm không… Chúng tôi không xin phép họ.”

 

***

Tin phụ lục

 

Twitter xóa tài khoản của TT Trump nhưng giữ nguyên các tài khoản tai tiếng

Hiện tại Twitter đã khóa vô thời hạn tài khoản của TT Trump và những người ủng hộ ông như luật sư Lin Wood, Sidney Powell và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, tướng Michael Flynn, tuy nhiên lại giữ nguyên các tài khoản của những nhân vật hoặc tổ chức bị thế giới lên án, theo Fox News.

 

Lần gần nhất Twitter kiểm duyệt tài khoản người dùng là vào tháng 10. Thời điểm đó tài khoản của tờ New York Post đã bị Twitter phong tỏa vì đưa tin về các bê bối của Hunter Biden, con trai của ông Joe Biden.

Twitter khóa tài khoản của TT Trump với lý do ông dùng tài khoản của mình để kích động bạo lực, viện dẫn vụ người biểu tình tràn vào Tòa nhà Quốc hội hôm 6/1. Tuy nhiên, trên thực tế TT Trump có kêu gọi người dân đòi lại công lý nhưng không có lời lẽ kích động bạo lực và còn yêu cầu người biểu tình tôn trọng pháp luật và trở về nhà hòa bình sau khi diễn hành phản đối gian lận bầu cử.

Trước đó, sau ngày bầu cử 3/11, tài khoản của ông Trump luôn bị Twitter thêm dòng cảnh báo “vấn đề bị tranh cãi” khi ông đề cập tới các hành vi gian lận phiếu bầu của phe thiên tả.

Trong khi Twitter khóa tài khoản của TT Trump và những người ủng hộ ông với lý do thiếu thuyết phục thì công ty công nghệ này lại duy trì tài khoản của những nhân vật hoặc tổ chức chuyên kích động, thực hành bạo lực và bị thế giới tự do lên án.

Người đầu tiên trong nhóm này là lãnh tụ tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei. Trong cuộc cách mạng năm 1979 ở Iran, Khamenei đã thuyết giảng về việc lật đổ Shah (vua Iran), chống lại Hoa Kỳ và thế giới phương Tây.

Khamenei đã nhiều lần đưa ra các dòng tweet kích động bạo lực đối với cả Mỹ và Israel. Vào tháng 7, ông tuyên bố rằng chế độ Iran sẽ tìm cách trả thù Mỹ sau vụ ám sát tướng Iran Qassem Soleimani.

Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ không bao giờ quên sự tử đạo của Hajj Qasem Soleimani và chắc chắn sẽ giáng một đòn đáp trả vào Mỹ”, Khamenei viết.

Một dòng tweet với lời lẽ “sắt máu” nhắm vào Nhà nước Do Thái từ năm 2018 vẫn tồn tại trên tài khoản Khamenei, tweet này viết: “Lập trường của chúng tôi chống lại Israel cũng giống như lập trường mà chúng tôi luôn thực hiện. # Israel là một khối u ung thư ác tính ở khu vực Tây Á cần phải được loại bỏ và tiêu diệt: điều này có thể xảy ra và nó sẽ xảy ra”.

Mặc dù Khamenei thường xuyên có các tuyên bố kích động bao lực như vậy, Twitter vẫn giữ nguyên tài khoản của lãnh tụ tối cao Iran.

Vào tháng 11, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa một tweet gây tranh cãi là: “Chuyên gia: Tất cả các bằng chứng hiện có đều cho thấy # COVID19 không bắt đầu ở Vũ Hán, miền trung Trung cộng, nhưng có thể đến Trung cộng thông qua các sản phẩm thực phẩm đông lạnh nhập khẩu và bao bì chứa chúng”.

Vào thời điểm đó, Twitter nói với Fox News rằng họ đang xem xét dòng tweet của Nhân dân Nhật báo, nhưng cho tới nay vẫn chưa có hành động cụ thể nào. Tweet có vấn đề đó vẫn còn nguyên trên nền tảng.

Tuần này, Twitter đã phán quyết rằng một dòng tweet của Tòa Đại sứ  Trung cộng tại Hoa Kỳ không vi phạm chính sách của nền tảng này mặc dù đưa tin sai lệch về người Duy Ngô Nhĩ, những người đã bị Bắc Kinh giam cầm trong các trại tập trung.

“Nghiên cứu cho thấy rằng trong quá trình xóa bỏ chủ nghĩa cực đoan, tâm trí của phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã được giải phóng và bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản được thúc đẩy, khiến họ không còn là những cỗ máy sinh con nữa. Họ tự tin và độc lập hơn”, tòa đại sứ Trung cộng tại Mỹ viết.

 

 

Ngoại trưởng Pompeo lên án kiểm duyệt của Big Tech: ‘Chủ nghĩa độc tài đội lốt đạo đức công bình’

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã ví các động thái kiểm duyệt của các hãng công nghệ lớn đang đạt đến tầm cao mới trong tuần này như “một loại chủ nghĩa độc tài được che đậy dưới danh nghĩa sự công bình về mặt đạo đức”.

“Tất cả chúng ta là một phần của những tổ chức có nhiệm vụ và trách nhiệm ngày càng cao hơn, lớn hơn và quan trọng hơn bất kỳ cá nhân độc lập nào trong chúng ta”, ông Pompeo phát biểu tại Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) sau khi phê bình các nhân viên chính phủ tại đài này vì phản đối sự xuất hiện của ông. “Nhưng loại bản năng kiểm duyệt này rất nguy hiểm. Nó sai trái về mặt đạo đức. Thật vậy, nó đi ngược lại nhiệm vụ luật định của các bạn tại VOA”.

Ông Pompeo tiếp tục: “Sự kiểm duyệt, sự thức tỉnh, tính đúng đắn chính trị – tất cả đều hướng về một hướng: chủ nghĩa độc tài được che đậy dưới danh nghĩa sự công bình về mặt đạo đức, tương tự như những gì chúng ta đang thấy trên Twitter, Facebook và Apple và trên quá nhiều trường đại học ngày nay. Đó không phải là bản chất con người chúng ta”.

Phát biểu của ông Pompeo được đưa ra sau khi các nhân viên VOA phàn nàn trước thềm bài phát biểu của ông hôm thứ Hai rằng mạng truyền thông của họ sẽ phải truyền tải phát bài phát biểu của nhà ngoại giao chủ chốt của nước Mỹ đang trả lương cho họ.

Những lời lẽ gay gắt của Pompeo chống lại các công ty công nghệ lớn nối tiếp theo sau sự cấu kết leo thang giữa các công ty này trong việc tẩy chay khỏi nền tảng của họ những tiếng nói bất đồng không tán đồng với trật tự thế giới loạn lạc của họ. Khi đồng hồ điểm nửa đêm vào sáng sớm thứ Hai (11/1 theo giờ Mỹ), mạng xã hội cánh hữu Parler đã bị ngắt kết nối sau khi Amazon thông báo vào cuối tuần trước rằng họ sẽ ngừng cung cấp dịch vụ lưu trữ web cho mạng xã hội là giải pháp tự do ngôn luận thay thế cho Twitter này. 

Apple và Google cũng đã cấm nền tảng này khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ là Google Play và Appstore, khi hai gã khổng lồ công nghệ này quy trách nhiệm cho Parler là nơi trú ẩn cho những kẻ cực đoan cánh hữu âm mưu nổi loạn, bất chấp việc Facebook và Twitter cũng đều có các hoạt động như vậy trong sự kiện hỗn loạn tại Điện Capitol hồi tuần trước.

Tương tự Twitter, các công ty trực tuyến khác, từ Shopify đến Reddit, cũng đã ra các hạn chế hoặc lệnh cấm toàn diện đối với Tổng thống Donald Trump và các nhóm liên quan.

Đặc biệt, lệnh cấm của Twitter cũng đã làm dấy khởi sự lên án ở hải ngoại. Nhà bất đồng chính kiến người Nga Alexey Navalny đã chế nhạo lệnh cấm này là “không thể chấp nhận được”, trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi đó là “có vấn đề “.

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen