Seite auswählen

Nhiều Dân biểu Quốc hội Châu Âu yêu cầu có biện pháp mạnh với Việt Nam vì vấn đề nhân quyền.

Sau một khoáng đại sôi nổi nhưng hào hứng tại Quốc hội Châu Âu ở thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Nghị quyết về nhân quyền cho Việt Nam đã được thông qua vào lúc 4 giờ 30 chiều ngày 21 tháng 1 vừa qua. Hầu hết các Dân biểu đại diện các quốc gia Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu đều lên tiếng phát biểu.

 

Sự nô nức tham gia phát biểu cho thấy họ theo dõi và am hiểu tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam, đặc biệt giới Đông Âu nắm vững ý thức hệ Cộng sản qua sự phân tích và phê phán của họ. Vì đại dịch COVID-19 nên một số Dân biểu không thể trực tiếp có mặt nhưng vẫn tham dự qua video viễn liên.

 

* So với các khoáng đại thảo luận vấn đề Việt Nam trước đây, khoáng đại này rất quyết liệt, vì cảm thức bị xúc phạm trước sự bội ước của Hà Nội khi hứa hẹn hão trên bình diện nhân quyền và các tự do cơ bản để kết thúc Hiệp định EVFTA.

 

– Đến khi ký xong thì Hà Nội đã phủi tay đàn áp nhân quyền. Nhiều Dân biểu đặt thẳng yêu sách Liên Âu đình chỉ Hiệp định Thương Mại Tự Do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) hoặc dựng lại hàng rào quan thuế đối với Việt Nam mà hiệp định đã huỷ.

 

Những Dân biểu có tên sau đây đã ra yêu sách Liên Âu đình chỉ Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam nếu CSVN phủi tay bội ước tiếp tục đàn áp nhân quyền.

 

Nữ Dân biểu Saskia Bricmont (Đảng Xanh, người Bỉ), Dân biểu Adam Bielen (Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu, người Ba Lan), Nữ Dân biểu Marianne Vind (Đảng Xã hội, người Đan Mạch), Dân biểu Petras Austrevicius (Tân Đảng, người Lithuania), Dân biểu Sean Kelly (Đảng Bình dân Châu Âu, người Ái Nhĩ Lan), Dân biểu Antonio-Isturiz White (Đảng Bình dân Châu Âu, người Tây Ban Nha), Nữ Dân biểu Maria Arena (Liên minh Xã Hội & Dân Chủ, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu), Nữ Dân biểu Karin Karlsbro (Tân Đảng, người Thuỵ Điển), Dân biểu Paryk Jaki (Đảng Bình dân Châu Âu, người Ba Lan), Nữ Dân biểu Isabel Wiseler-Lima (Đảng Bình dân Châu Âu, người Luxembourg)

 

Dân biểu Pascal Durand (Tân Đảng, người Pháp) phát biểu với câu kết thúc đầy mỉa mai:

Giống như người đồng viện xuất chúng của tôi, Maria Arena, tôi chẳng muốn ngỏ lời với độc tài toàn trị Việt Nam. Tôi muốn nói với Uỷ ban Châu Âu, người canh gác các Hiệp định. Thế thì các hiệp định nói gì ?  Điều 21 Hiệp ước Liên Âu viết rất rõ ràng : « Hành động của Liên Âu trên trường quốc tế đặt trên những nguyên tắc trước khi thành lập, nhắm vào mục tiêu thăng tiến dân chủ, nhà nước pháp quyền, nhân quyền phổ quát và bất khả phân cùng các tự do cơ bản trong toàn thế giới. 

Vì vậy, thưa Bà Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, xin hãy làm sao cho các nguyên tắc này được áp dụng và tôn trọng. Nếu không làm được, thì hãy vì lương thiện trí thức, mà thêm vào Hiệp ước một khoản, minh định rằng, các nguyên tắc trên sẽ huỷ bỏ, khi chúng làm đe doạ các thị trường, lợi tức, quyền lợi của Châu Âu.

 

TL – RFA.

H1 : Dân biểu Maria Arena thuộc Liên minh Xã hội & Dân chủ, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu.

H2: Dân biểu thuộc Đảng Xanh Saskia Bricmont, Bỉ

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen