Seite auswählen

Patrick Moore kể về việc vì sao ông rời tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) và vì sao việc thúc đẩy phát thải bằng 0 là một mục tiêu không thể đạt được.

Patrick Moore (Ảnh: Wikimedia)

Patrick Moore chỉ mới 24 tuổi khi ông đồng sáng lập Tổ chức Hòa bình Xanh vào đầu những năm 1970. Ông sớm trở thành động lực thúc đẩy nhiều chiến dịch gây ảnh hưởng của nhóm hoạt động môi trường, như chấm dứt các vụ thử hạt nhân, bảo vệ loài cá voi có nguy cơ tuyệt chủng và ngăn chặn đổ chất thải độc hại. 

 

“Chúng tôi đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vào đầu năm 1975 để chặn vụ thử bom khinh khí của Mỹ ở Alaska,” ông Moore nói với Epoch Times. “Và sau đó chúng tôi tập trung vào xử lý vụ thử hạt nhân trong khí quyển của Pháp ở Nam Thái Bình Dương.”

 

Tổ chức Hòa bình Xanh tiếp tục khởi động chiến dịch “Cứu loài cá voi” năm 1975, tiếp theo là một chiến dịch vào năm 1976 nhằm chấm dứt việc giết những con hải cẩu nhỏ để lấy lông, và vào cuối thập kỷ là chiến dịch chống các nhà máy đổ chất thải độc hại vào những con sông ở châu Âu. 

 

Nhưng khi Hòa bình Xanh bắt đầu có tầm ảnh hưởng, Moore nói ông bắt đầu thấy nó dần bị điều khiển bởi điều mà ông mô tả là những người có tư tưởng chính trị cánh tả. 

Không một ai thuộc nhóm ban đầu làm việc ở đây để kiếm tiền. Tất cả chúng tôi đều là tình nguyện viên. Nhưng những người cực tả đã muốn thống trị tổ chức của tôi khi họ nhận thấy có rất nhiều tiền và quyền lực ở đó.”

 

Ông nói điều đó bắt đầu từ chiến dịch “Cứu loài cá voi” khi rất nhiều người bắt đầu quyên góp tiền cho Hòa bình Xanh, và khi đó nhóm bắt đầu có một tài khoản ngân hàng và thuê một văn phòng. 

Và thời gian trôi qua cho đến cuối những năm 1970, Hòa bình Xanh trở thành một loại hình doanh nghiệp. Chẳng mấy chốc nó thực sự trở thành một doanh nghiệp mà việc gây quỹ trở nên ngày càng quan trọng hơn,” ông nói.

 

Vào thời điểm Moore rời đi năm 1986 sau khi làm ở tổ chức 15 năm, “hiện nay việc gây quỹ đã trở thành ưu tiên quan trọng nhất, và họ sẽ tiếp tục với các chiến dịch dù không có cơ sở khoa học nào,” ông nói. 

“Tôi rời Hòa bình Xanh vì những lý do về quan điểm và chính trị,” ông nói, sau khi từng giữ chức giám đốc, chủ tịch và giám đốc quốc tế. 

 

Hòa bình Xanh đã bắt đầu với một định hướng nhân đạo mạnh mẽ, cũng như một niềm tin vào việc cứu môi trường. “Xanh” là cho môi trường, “hoà bình” là để người dân không còn bị giết hại bởi chiến tranh hạt nhân, cùng nhiều vấn đề khác, như ô nhiễm,” ông nói.

 

“Thời gian trôi qua, “hoà bình” dần bị bỏ rơi và Hòa bình Xanh, cùng với phong trào môi trường, bị cuốn vào niềm tin coi “loài người là kẻ thù của tự nhiên, kẻ thù của trái đất,” ông Moore nói. 

Epoch Times đã yêu cầu phỏng vấn Hòa bình Xanh, nhưng không nhận được hồi âm.

 

Chủ yếu việc gây quỹ hơn khoa học

Vào giữa những năm 1980, ông Moore, người có bằng tiến sĩ về sinh thái học, nói rằng ông phát hiện ông là giám đốc duy nhất được đào tạo khoa học chính quy trong hội đồng quốc tế của Hòa bình Xanh, và là giám đốc duy nhất không đồng ý với điều những người khác đề xuất. 

 

“Tất cả bọn họ đều nhất trí rằng chiến dịch tiếp sau của Hoà bình Xanh nên là “cấm chất clo trên toàn thế giới”… họ gọi clo là “nguyên tố của quỷ,” ông nói.

 

Moore nói ông đã chỉ ra cho hội đồng rằng clo là một trong những nguyên tố căn bản của trái đất, và vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng, vì khi cho thêm clo vào “nước uống, bể bơi, và spa đã chấm dứt được các bệnh lây truyền qua đường nước như bệnh tả.” 

 

Ông cho rằng clo rất quan trọng đối với y học vì 25% các loại thuốc có chứa clo, và ngành hoá học chlorine là thiết yếu trong việc sản xuất khoảng 85% thuốc.

 

Tuy nhiên, Hòa bình xanh Quốc tế tiếp tục triển khai chiến dịch, lý do “dựa chủ yếu vào việc gây quỹ”, theo ông Moore, và vì thế ông quyết định đã đến lúc rời đi.

 

Ông Moore nói rằng đó là lúc những câu chuyện đáng sợ về việc sắp xảy ra các thảm hoạ và ngày tận thế xuất hiện. “Nó bắt đầu với việc các chính trị gia và quan chức của họ đầu tư cho các nhà khoa học, những người có thể sẽ đem cho họ một câu chuyện đáng sợ hay tuyệt mỹ.”

 

Tầm quan trọng của Carbon Dioxide 

Khi nói đến biến đổi khí hậu, việc liên tục nói carbon dioxide là một “thứ tồi tệ” và “đang huỷ diệt thế giới” là trái ngược với những gì cộng đồng khoa học đã phát hiện, ông Moore nói. 

 

Hiện nay ông Moore là giám đốc của Liên minh CO2, được thành lập năm 2015 để viết tài liệu giáo dục về tầm quan trọng của carbon dioxide. Tổ chức đã xuất bản các tài liệu trình bày dữ liệu khoa học nhằm chống lại việc cho rằng khí thải CO2 đang gây ra sự nóng lên toàn cầu.

 

Trái với tuyên bố đáng sợ về khí hậu, ông Moore nói “carbon dioxide là cơ sở của tất cả sự sống trên trái đất.”

 

“Nó làm cho đại dương bớt kiềm hơn, vì thế khiến chúng thích hợp cho sự sống,” và “trên mặt đất, CO2 làm Trái đất xanh hơn và khiến cây trồng hấp thu tốt với nước hơn.”   

 

Tháng 4/2016, một bài báo đăng trên tờ Nature được NASA tài trợ một phần phát hiện rằng quá trình CO2 hoá phân có tác động đáng kể đối với việc phủ xanh hành tinh.

 

“Khoảng một phần tư tới một nửa diện tích đất trồng trên trái đất trong 35 năm qua được phủ xanh đáng kể chủ yếu là vì sự gia tăng lượng cacbon dioxit trong khí quyển,” một bài đăng trên trang web của NASA về nghiên cứu này, viết.

 

“Các nghiên cứu cho thấy rằng sự gia tăng nồng độ carbon dioxide làm tăng quá trình quang hợp, kích thích phát triển cây trồng,” bài báo bổ sung.  

 

Phát thải bằng 0 là một “mục tiêu chính trị

Ông Moore nói việc thúc đẩy phát thải carbon bằng 0 của các chính phủ khắp thế giới chỉ “đơn thuần là một khẩu hiệu chính trị.” 

Tôi không chắc làm sao họ có thể giảm lượng khí thải thải CO2 nếu họ không ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch cùng lúc,” ông nói, chất vấn làm sao các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp, khai mỏ và lâm nghiệp có thể hoạt động mà không có nó. 

Tôi tin rằng đây là một mục tiêu chính trị không thể đạt được đối với xã hội. Và tôi cũng tin rằng đây là một mục tiêu sẽ đem đến những đau khổ lớn hơn những gì con người đã phải chịu đựng kể từ sau các cuộc đại chiến, từ sau các đợt dịch bệnh lớn trong quá khứ.”

 

Ông Moore nói có một sự hội tụ mạnh mẽ về lợi ích giữa các giới tinh hoa chủ chốt tại xã hội phương Tây bằng cách thúc đẩy những câu chuyện đáng sợ về môi trường. 

“Nó đưa (các chính trị gia) lên các phương tiện truyền thông, và truyền thông kiếm được nhiều tiền hơn từ xu hướng tìm kiếm những câu chuyện gây kích động, và sau đó các nhà hoạt động quyên tiền,” ông nói.

 

Ông nói thêm Hollywood đóng một vai trò lớn khi những người nổi tiếng tham gia vào việc chứng thực câu chuyện về biến đổi khí hậu. Nhiều nhà khoa học cũng tham gia vào quá trình này. 

Gần như tất cả số tiền đổ vào cho các nhà khoa học để viết nên những câu chuyện này là tiền ngân sách, vì thế chúng được các chính trị gia chấp thuận,” ông bổ sung thêm rằng các nhà khoa học phát biểu bất cứ điều gì trái ngược sẽ bị sa thải. 

 

Trong cuốn sách mới nhất của ông, “Những thảm họa giả dối vô hình và những đe dọa về ngày tận thế”, Moore nói về các thảm họa và đe dọa về môi trường được kích động để tạo ra nỗi sợ hãi. 

Có quá nhiều kiểu tuyên truyền, quá nhiều lời nói dối, nhưng lý thuyết thống nhất về những câu chuyện đáng sợ là điều tôi gọi là điều này, vì chúng có một số điểm chung – tất cả đều dựa trên những thứ vô hình hoặc xa xôi đến mức người dân bình thường không thể quan sát được điều những người  này thấy và không thể xác minh được điều những người này nói.”

 

Tiến Minh dịch (theo Epoch Times)

Theo Trithucvn.com

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen