Seite auswählen

 

Bà Trần Kim Yến, bí thư quận nhất, người cho xe cẩu lư hương của Tượng Đức Thánh Trần.

 

FB Đỗ Duy Ngọc

18-2-2019

 Đức Thánh Trần Hưng Đạo đã được lịch sử và nhân dân phong Thánh. Và Đức Thánh theo đạo lý nhân gian từ xưa đến nay hiện diện ở đâu thì ở đó có lư hương để nhân dân chiêm bái và thắp nén hương để tưởng nhớ và ghi nhớ công ơn của ngài đối với dân tộc này.

 Bây giờ, để ngăn chận những người đến kỷ niệm và ghi ơn những chiến sĩ, những anh hùng của dân tộc đã ngã xuống để bảo vệ tấc đất của cha ông 40 năm trước trước họng súng của bè lũ xâm lược Trung quốc, bà Trần Kim Yến, bí thư quận nhất đem xe cẩu lư hương đi và cho rằng dời về đề thờ ở đường Võ Thị Sáu thì mới đúng vì công viên không phải là nơi thờ phụng.

 Đó là cách nguỵ biện dối trá và ti tiện. Đó cũng là ngôn ngữ của kẻ vô đạo đi ngược lại với tâm linh của nhân dân đối với một vị Thánh đã từng đánh cho tan nát bọn giặc bắc phương.

 Khi cẩu lư hương và cho xe rác vây quanh tượng đài của Đức Thánh Trần, các người đã tỏ rõ thái độ của lũ người hèn nhát trước kẻ thù, các người đã xâm phạm lòng tôn kính tổ tiên, các người đã phản bội lại những người anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình để đất nước này tồn tại và các người có chỗ ngồi quyền lực như hôm nay.

 Hàng ngàn người lính cho đến hôm nay vẫn chưa tìm được xác. Xương cốt của các anh, dòng máu đỏ của các anh đã thấm vào lòng đất, thế mà nén hương tưởng nhớ các người không cho thắp, vòng hoa tưởng niệm các người cũng không cho dâng. Các người còn là người Việt Nam không? Các người còn mang dòng máu của dân tộc này không?

 

Chiếc lư hương dưới chân tượng Đức Thánh Trần, có mặt ở Saigon từ thập niên 1960. Ảnh: Ron Ryan

Chiếc lư hương ở tượng Trần Hưng Đạo bị xe cẩu đi nơi khác.

Khi xây tượng đài này, cái chính quyền mà các người gọi là nguỵ đó đã tạo một lư hương, và lư hương này đã có mặt ở đó từ thập niên sáu mươi của thế kỷ trước. Đã một thời gian dài hơn nửa thế kỷ, đã gần 44 năm rồi các người có mặt ở thành phố Sài Gòn, sao các người không di dời, lại chờ cho đến ngày có người muốn thắp nén nhang tưởng niệm để nhắc lại nỗi đau thương mất mát nhưng cũng rất oai hùng của một cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược Trung Cộng, các người mới cuống cuồng lo sợ dời đi với những lời thanh minh chẳng ai thuận nhĩ.

 Các người có thể hèn hạ khom mình sợ hãi trước kẻ thù nhưng nhân dân không hề run sợ. Nhân dân không bao giờ hèn nhát trước bất cứ thế lực xâm lược nào. Lịch sử không thể dấu giếm, không thể bóp méo, lịch sử ghi nhận mối thù này, nhân dân nuôi mãi căm thù này. Các người có thể giấu lư hương nhưng trong lòng nhân dân lúc nào cũng mãi thắp sáng nén nhang tưởng niệm.

 Làm lãnh đạo mà hành động đốn mạt, dối trá, ngu si và ti tiện đến thế thì dân làm sao có thể có lòng tin. Yêu nước và thể hiện lòng yêu nước mà là một tội lỗi thì những trang sử của thời đại này sẽ ghi lại những gì? Hay chỉ là những trang mãi quốc cầu vinh?

 Nhân dân Sài Gòn và nhân dân cả nước yêu cầu chính quyền thành phố này mang trả lại chiếc lư hương trở về vị trí cũ, nơi lư hương đã có mặt hơn nửa thế kỷ nay. Nếu không làm được thế, không những các người xâm phạm anh linh đối với Đức Thánh Trần mà còn đi ngược lại lòng dân.

 

Ý kiến đồng tình

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ

Liên quan tới việc Quận 1 (TP.HCM) di dời lư hương từ Tượng đài Trần Hưng Đạo vào Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ nhìn nhận, đây là việc nên làm.

“Việc này tốt cho quy hoạch không gian thành phố”, ông Vĩ khẳng định.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian này cho rằng chính quyền luôn có lý của chính quyền và người dân cũng có lý của họ vì Tượng đài cũng là chỗ có thể thắp hương. Ở ta, một con cá chép nổi lên cũng thắp hương, một con rắn nằm ở mộ cũng thắp hương… Chỗ nào dân cũng thắp hương được. Do đó, việc quy hoạch kiến trúc không gian thành phố đàng hoàng, để nơi nào ra nơi đó là việc làm cần thiết, nhưng vẫn phải đáp ứng được tín ngưỡng của mọi người.

Không thể để một xã hội “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”, chỗ nào cũng hương khói. Một xã hội nghi ngút hương khói là một xã hội nhộn nhạo“, ông Vĩ nói.

Trước đó, sáng 18/2, trong buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân về cải cách hành chính và ghi nhận sự hài lòng của người dân, Bí thư Quận 1 Trần Kim Yến báo cáo việc quận đang tiến hành tu sửa, tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo (tại Công trường Mê Linh, Bến Nghé, quận 1).

Quận cũng di chuyển lư hương đang đặt ở đây về đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo (số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1). Việc di chuyển sẽ hoàn thành vào ngày 16 tháng Giêng (ngày 20/2).

Theo bà Yến, việc thờ cúng Trần Hưng Đạo được thực hiện tại chùa, đình, đền thì phù hợp hơn tại tượng đài. Sau khi lư hương được di chuyển thì việc thắp hương, dâng hương sẽ không diễn ra ở đây mà sẽ ở Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo.

Chia sẻ thêm với báo chí, bà Yến cho biết có một số ý kiến cho rằng việc di dời là “nhạy cảm”. Tuy nhiên, theo bà Yến, đây là việc bình thường và hợp lý. Việc đặt lư hương giữa công viên để thờ phụng là không đúng với tâm linh của người dân.

Nguồn: Giao Thông

Bí thư Quận 1 thông tin việc di dời lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo, VOV đưa tin. Sáng 18/2/2019, bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận 1 TP HCM, ngụy biện vụ an ninh dùng xe cẩu dời lư hương trước tượng Trần Hưng Đạo: “Vị trí của tượng đài nằm trong công viên, thờ phụng ở đó không trang nghiêm, không trân trọng nên quận chủ trương di dời về đúng nơi thờ phụng để phục vụ hoạt động tâm linh của bà con”.

Các ý kiến phê phán khác

Họa sĩ Đỗ Duy Ngọc viết: “Khi xây tượng đài này, cái chính quyền mà các người gọi là nguỵ đó đã tạo một lư hương, và lư hương này đã có mặt ở đó từ thập niên sáu mươi của thế kỷ trước. Đã một thời gian dài hơn nửa thế kỷ, đã gần 44 năm rồi các người có mặt ở thành phố Sài Gòn, sao các người không di dời, lại chờ cho đến ngày có người muốn thắp nén nhang tưởng niệm để nhắc lại nỗi đau thương mất mát nhưng cũng rất oai hùng của một cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược Trung quốc, các người mới cuống cuồng lo sợ dời đi với những lời thanh minh chẳng ai thuận nhĩ“.

Nhà giáo Dũng Hoàng có bài phản biện: Đỉnh lư hương và thói dối trá. Theo đó, cả Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân và bà Yến “không đủ nhạy cảm để hiểu rằng cẩu lư hương và dùng xe rác để chắn lối vào tượng đài của vị anh hùng dân tộc” vào đúng ngày 17/2 “là một quả búa tạ đánh thẳng vào lòng yêu nước của nhân dân và là một thông điệp khiến người dân phải hiểu kẻ ra lệnh đó đang đứng về phía bọn bán nước cầu vinh”.  Đối với lời ngụy biện “dời về đúng nơi thờ phụng”, bài viết lập luận: “Đề nghị ông Nguyễn Thiện Nhân làm gương, đề xuất Bộ Chính trị dẹp bỏ tất cả lư hương trước tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cả nước. Không lẽ Chủ tịch Hồ Chí Minh thì được phép có lư hương, mà Đức Trần Hưng Đạo lại không?”

Tượng ông Hồ với lư hương đặt ngoài trời giống tượng Trần Hưng Đạo, nhưng không có quan chức, an ninh nào lý luận “thờ phụng ở đó không trang nghiêm”. Nguồn: FB Dũng Hoàng

Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng đang thắp hương trước một lư hương ngoài trời, cũng là nơi “thờ phụng không trang nghiêm” theo lý luận của bà Trần Kim Yến.

 

 

 

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen