Seite auswählen

Dương Quốc Chính

5-6-2019

 

Status trước có vẻ như mình viết hơi rộng nên anh em bò đỏ không nắm bắt được ý chính. Vì anh em không đọc được văn bản nào dài quá trang A4. Nên mình tóm tắt lại quan điểm ở đây, cũng chính là quan điểm của các nước phương tây trước xung đột VN-Khmer đỏ.

Cần phân biệt rõ việc VN phản kích tự vệ để đánh Khmer đỏ và việc VN dựng nên 1 chính quyền chư hầu rồi đóng quân ở lại Campuchia thêm 10 năm là 2 việc khác nhau. Việc trước là đúng nhưng việc sau là sai theo chuẩn mực quốc tế. Lẽ ra VN phải kêu gọi LHQ can thiệp để lập nên 1 chính quyền Campuchia mới với bầu cử tự do, giống như đã làm vào hơn 10 năm sau.

Mỹ và ASEAN không ủng hộ VN đóng quân ở Campuchia không đồng nghĩa với việc họ ủng hộ chế độ diệt chủng Khmer đỏ. Thực tế khi Khmer đỏ sụp đổ, họ ủng hộ quân kháng chiến chống VN nhưng nên nhớ trong số đó có cả phe Sihanouk và Son Sann (cựu thủ tướng chính quyền Sihanouk trước đây), gọi tắt là phe quốc gia không CS. Tuy nhiên, phe kháng chiến cần có sự thống nhất để chống VN, nên Khmer đỏ cũng tham gia với 2 phe kia để thành lập 1 liên minh tên là Liên minh Capuchia dân chủ.

Thực tế về tiềm lực quân sự thì Khmer đỏ vẫn mạnh nhất, nhưng Sihanouk có uy tín chính trị nhất. Thực tế Mỹ và ASEAN không ủng hộ Khmer đỏ quay lại nắm quyền và luôn tìm cách đẩy Khmer đỏ ra khỏi liên minh nói trên trong khi TQ luôn phản đối. Khi LHQ can thiệp để bầu cử thì Khmer đỏ nhận thấy không có cơ hội thắng lợi nên đã tẩy chay bầu cử, tách khỏi liên minh.

Khmer đỏ chủ yếu được TQ viện trợ, chiếm 90%. Khmer đỏ chỉ thực sự tan rã sau năm 93, sau khi có tổng tuyển cử do LHQ bảo trợ. Vai trò của Khmer đỏ trong việc kháng chiến chống VN đã chấm dứt vì đã có 1 chính quyền mới dân cử, họ không còn nhận được viện trợ, thậm chí từ TQ, vì thế mà tàn quân Khmer đỏ tự tan hàng quân chính phủ.

Năm 79 có 91 nước phản đối VN chiếm đóng Campuchia thì năm 1985 đã tăng lên là 115 nước.

VN phải rút quân khỏi Campuchia là do CS Đông Âu sụp đổ và LX đứng trước nguy cơ sụp theo. VN bị khủng hoảng kinh tế trong nước, không thể kham được cuộc chiến tiêu hao ở Campuchia. Vì vậy, VN thấy cần phải bình thường hóa quan hệ với Mỹ, TQ, ASEAN để thoát khỏi bị cấm vận.

Nguồn chủ yếu: Brother enemy, bản dịch tiếng Việt: Anh em thù địch.

Nayan Chanda là tác giả của cuốn Brother Enemy: The War After the War (1986), phóng viên và biên tập viên của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, đồng thời là biên tập viên sáng lập của trang YaleGlobal Online. Ông hiện là Phó giáo sư về Quan hệ quốc tế tại Đại học Ashoka, Ấn Độ.

Link sách: https://tramsach.com/brother-enemy-the-war-after-the-war-tieng-viet-nayan-chanda/

Khi anh em có đủ kiến thức đa chiều về lịch sử thì sẽ không bị tinh thần dân tộc hẹp hòi làm mù lý trí và bình thản trước việc ông Long phát biểu về VN.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen