Seite auswählen

Tàu thăm dò của Trung Quốc và vị trí đang thăm dò.

Tàu thăm dò của Trung Quốc và vị trí đang thăm dò.

Blogger Nguyễn Anh Tuấn

 

Năm năm kể từ khi kéo giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc nay lại tiếp tục thử lửa quốc gia láng giềng phương Nam bằng việc vừa gửi đội tàu khảo sát địa chấn vừa triển khai tàu cảnh sát biển trang bị vũ khí hạng nặng quấy rối giàn khoan của Việt Nam.

Trước chỉ là khảo sát, thăm dò, nhưng nay đã là quấy nhiễu, cản trở hoạt động khai thác dầu khí bình thường của Việt Nam, cho thấy bước leo thang mới của Trung Quốc trong một khu vực hứa hẹn sẽ còn căng thẳng hơn nữa bởi các tranh chấp chủ quyền phức tạp kéo dài.

Nhưng vì sao trong số 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có tranh chấp trong khu vực, Việt Nam lại thường được Trung Quốc chọn để tạo tình huống căng thẳng dù trên danh nghĩa vẫn là đồng minh ý thức hệ?

Không dễ để có câu trả lời rốt ráo song những nhận định của Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng cấp cao của RAND trong bài viết 2 tháng trước đây có thể phần nào đó gợi ý về lời giải.

Trong bài viết có tựa đề rất khiêu khích Vietnam Is the Chinese Military’s Preferred Warm-Up Fight (Quân đội Trung Quốc ưa đánh khởi động với Việt Nam) [1], Derek Grossman chỉ ra có ít nhất 3 lý do khiến Trung Quốc sẽ chọn Việt Nam, nếu muốn đánh khởi động.

Lý do thứ nhất đến từ nhu cầu của chính Trung Quốc khi mà quân đội nước này đang rất cần nâng cao kinh nghiệm tác chiến của hải quân và không quân. Tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông là một kịch bản được chuẩn bị sẵn sàng để Giải phóng Quân (PLA) thực hành việc chiếm đảo, phòng thủ cũng như hợp đồng tác chiến trên biển chống lại một kẻ địch khu vực.

Lý do thứ hai có liên quan đến yếu tố Hoa Kỳ. Nếu phải chọn ai đó để khai chiến, Trung Quốc sẽ tránh những quốc gia có thể lôi Mỹ vào cuộc vì dù có nhiều tiến bộ song Giải phóng Quân vẫn chưa chuẩn bị đủ cho một cuộc đụng độ với siêu cường số một thế giới. Với Phillipines, tháng 3 vừa rồi Mỹ đã tái khẳng định một cuộc tấn công vào quân đội Philippines sẽ kích hoạt Hiệp ước Phòng thủ Chung giữa hai quốc gia. Với Đài Loan, dù Hoa Kỳ không duy trì một liên minh an ninh chính thức song Luật Quan hệ Đài Loan lại đòi hỏi Washington phải bảo vệ Đài Loan trước các cuộc tấn công của Đại Lục. Riêng Việt Nam với chính sách 3 Không (không liên minh quân sự, không cho quân nước ngoài đồn trú, không hợp tác nước này chống lại nước khác) chắc hẳn sẽ khiến Trung Quốc an tâm hơn nhiều khi động binh.

Cuối cùng, Trung Quốc ưa thích một cuộc chiến mà họ nắm chắc phần thắng. Quân đội Việt Nam hiện khó có thể duy trì tác chiến lâu dài với Trung Quốc vì thua kém về năng lực, huấn luyện và nhân sự. Thêm nữa Việt Nam cũng chưa có nhiều kinh nghiệm tác chiến trên không và trên biển, đặt ra nghi ngờ ngay cả với việc liệu họ có thể tiến hành hợp đồng tác chiến trên biển nổi hay không?

Nếu những lập luận của Derek Grossman là đúng thì sẽ không ngạc nhiên chút nào nếu Trung Quốc tiếp tục leo thang khiêu khích Việt Nam ở Biển Đông như những gì diễn ra hiện nay, bởi họ rất muốn, hoặc ít nhất là không ngại coi Việt Nam như bao cát để tập đấm.

RFA

PDF

[1] https://thediplomat.com/2019/05/vietnam-is-the-chinese-militarys-preferred-warm-up-fight/

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen