Seite auswählen

This is the first story in our Nordic Way series, that examines life in Scandinavia and beyond.

If you’re aware of global stereotypes about Sweden, working life in the Nordic nation might conjure up images of Scandi-sleek ergonomic offices, numerous breaks for coffee and cinnamon buns (called fika in Swedish), or clocking off early on Fridays to disappear to a lakeside cottage.

Tại sao làm việc kiệt sức là vấn nạn ở Thụy Điển

Nếu bạn ý thức được những định kiến toàn cầu về Thụy Điển thì cuộc sống nơi công sở ở quốc gia Bắc Âu này có thể gợi lên hình ảnh của các văn phòng làm việc thoải mái bóng loáng, nhiều giờ nghỉ để nhấm nháp cà phê và bánh quế hoặc nghỉ sớm vào thứ Sáu để biến đi đến một ngôi nhà ven hồ.

While not all workers are afforded such luxuries, figures suggest less than 1% of Swedes work 50 hours a week or more, and citizens are guaranteed at least five weeks’ holiday. There’s a strong culture of flexible working, alongside some of the most generous parental leave and subsidised childcare policies in the world. So it’s not a place you’d imagine finding an exhausted employee struggling to complete workplace tasks or unable to switch off at home.

Mặc dù không phải tất cả nhân viên đều được hưởng những thứ xa xỉ như vậy, nhưng các con số liệu cho thấy chưa đến 1% người Thụy Điển làm việc từ 50 giờ một tuần trở lên, trong lúc người dân được đảm bảo ít nhất năm tuần nghỉ phép mỗi năm.

Thuỵ Điển có văn hóa làm việc rất linh hoạt, cùng các chính sách nghỉ sinh con và trợ cấp nuôi con hào phóng nhất trên thế giới.

Vì vậy, Thụy Điển không phải là nơi ta có thể nghĩ mình sẽ thấy có nhân viên kiệt sức đang phải vật lộn để hoàn thành công việc, hoặc về đến nhà rồi vẫn không rời được khỏi công việc.

But the number of people diagnosed with chronic stress-related illnesses – including exhaustion, a condition also referred to as ‘clinical burnout’ – has risen rapidly in recent years. This category of sickness was the most common reason for Swedes to be off work in 2018, according to the Swedish Social Insurance Agency, accounting for more than 20% of sickness benefit cases across all age groups.

Nhưng số người được chẩn đoán mắc các bệnh mãn tính liên quan đến áp lực công việc – bao gồm kiệt sức, một tình trạng còn được gọi là ‘kiệt sức lâm sàng’ – đã tăng nhanh trong những năm gần đây.

Loại bệnh này là lý do phổ biến nhất khiến người Thụy Điển nghỉ ốm vào năm 2018, theo Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thụy Điển – chiếm hơn 20% các trường hợp trợ cấp ốm đau ở tất cả các nhóm tuổi.

 Rates have shifted dramatically among young workers, with cases up by 144% for 25-29 year-olds since 2013. Women are more likely than men to be off sick with exhaustion – experts say women still spend more time on household chores regardless of whether they have children or not, are over-represented in stressful, care-based jobs such as nursing and social work – but the rise has been noticeable across both genders and in different sectors.

Tỷ lệ này đã thay đổi đáng kể ở những nhân viên trẻ, với các ca bệnh tăng 144% cho những người 25-29 tuổi kể từ năm 2013.

Nữ nhiều khả năng nghỉ ốm vì kiệt sức hơn nam giới – các chuyên gia nói rằng phụ nữ thì dành nhiều thời gian hơn cho việc nhà hơn, bất kể là họ có con hay không, và số lượng phụ nữ làm việc trong các công việc căng thẳng như chăm sóc người ốm, điều dưỡng và công tác xã hội, thì cao hơn hẳn so với nam giới. Tuy nhiên, sự gia tăng thể hiện rõ trên cả hai giới và trong các ngành nghề khác nhau.

Stress-related illness was the most common reason for Swedes to be off work in 2018

‘A constant high, high, level of stress’

Natali Suonvieri, a 27-year-old based in Gothenburg on Sweden’s west coast, is among those affected. She says she “hit the wall” and was signed-off with exhaustion in 2017, while she was working as a marketing manager for a small start-up. Her standard working hours were 0800-1700, though she sometimes worked overtime and checked her emails in the evening.

‘Mức độ căng thẳng cao, liên tục’

Natali Suonvieri, 27 tuổi, sống ở Gothenburg trên bờ biển phía tây của Thụy Điển, là một trong những người bị ảnh hưởng.

Cô nói bản thân đã ‘chạm đến chân tường’ và phải nghỉ việc vì kiệt sức vào năm 2017 khi đang làm quản lý tiếp thị cho một công ty khởi nghiệp nhỏ. Giờ làm việc chuẩn của cô là 8h-17h mặc dù đôi khi cũng cô làm việc ngoài giờ và kiểm tra email vào buổi tối.

 “I had a constant high, high, level of stress,” she explains. “I was actually on sick leave for more than one year, and for three, four months I was lying in bed in the foetal position, more or less.” She says she still has problems with cognitive issues. “I have trouble with focusing. I have trouble concentrating… trouble remembering stuff.”

“Tôi bị căng thẳng cao, rất cao, liên tục,” cô giải thích. “Tôi thực sự đã nghỉ ốm hơn một năm. Trong khoảng ba, bốn tháng năm đó, tôi thường nằm co quắp người trên giường.” Cô nói cô vẫn gặp vấn đề về nhận thức. “Tôi gặp khó khăn trong việc tập trung… Tôi gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các vấn đề.”

While many countries do not formally recognise exhaustion or clinical burnout as a medical condition, it has been a legitimate diagnosis in Sweden since 2003.

Mặc dù nhiều quốc gia không chính thức công nhận kiệt sức hoặc kiệt sức lâm sàng là một chứng bệnh về sức khỏe, nhưng các bác sỹ được phép chẩn đoán hợp pháp chứng bệnh này ở Thụy Điển kể từ năm 2003.

Professor Marie Åsberg, a psychiatrist at Karolinska Institute, Sweden’s largest academic medical research centre, explains that it is important to recognise that the condition encompasses much more than the “feeling of being overwhelmed” at work, which is a common reaction during stressful periods that we often refer to as “burnout” and usually subsides when things calm down.

Giáo sư Marie Åsberg, bác sĩ tâm thần tại Viện Karolinska, trung tâm nghiên cứu y học lớn nhất Thụy Điển, giải thích rằng điều quan trọng là phải nhận ra rằng hội chứng này mạnh hơn nhiều so với ‘có cảm giác của việc bị quá tải’ trong công việc, vốn là phản ứng phổ biến trong giai đoạn bị căng thẳng và thường biến mất khi mọi thứ dịu đi.

 

Although the symptoms of clinical burnout can vary, she says they typically include “a chronic ongoing stress”, which might manifest in severe fatigue, anxiety, concentration difficulties and other cognitive disturbances. “Once you develop it, it takes a very long time to recover. If your brain doesn’t function properly, it is terribly difficult to go to work and do a normal job,” she says. Asberg believes recent years have seen “epidemics” of the condition in Sweden.

Mặc dù các triệu chứng của kiệt sức lâm sàng có thể đa dạng, nhưng bà nói rằng chúng thường bao gồm ‘căng thẳng triền miên mãn tính’, mà biểu hiện là mệt mỏi và lo lắng nghiêm trọng, khó tập trung và các rối loạn nhận thức khác.

“Một khi bạn có hội chứng đó, phải mất một thời gian rất lâu để phục hồi. Nếu não của bạn không hoạt động bình thường, sẽ cực kỳ khó để tới công sở và làm những công việc bình thường,” bà nói. Asberg tin rằng những năm gần đây đã chứng kiến sự lan tràn của tình trạng này ở Thụy Điển.

A Swedish problem?

International comparisons are tricky, because definitions of burnout vary and not all countries recognise the diagnosis. But when it comes to the high figures in Sweden, one argument is that since Swedes were early to formulate a medical diagnosis for the condition, this has helped break down taboos, encouraging more people to come forward and making employers more aware of and accepting of the problem.

Vấn đề của Thụy Điển?

So sánh quốc tế là không đơn giản, bởi vì các định nghĩa về kiệt sức giữa các nước khác nhau là khác nhau, và không phải tất cả các quốc gia đều công nhận những dấu hiệu chẩn đoán này.

Nhưng khi nói đến con số mắc bệnh cao ở Thụy Điển, có một lập luận được nêu ra, đó là vì người Thụy Điển đã sớm hình thành chẩn đoán y tế cho tình trạng này, dẫn đến giúp phá vỡ những điều cấm kị, khuyến khích nhiều người bước ra và khiến chủ lao động có ý thức cao hơn và sẵn sàng chấp nhận vấn đề.

“People used to think it was some kind of mumbo jumbo… but the debates about mental health in general and burnout have been more and more common, which also of course increases the tendency to seek help and to talk about it,” explains Selene Cortes, a spokesperson on clinical burnout for Swedish mental health charity Mind.

“Người ta từng nghĩ rằng đó là điều rối rắm… nhưng các cuộc tranh luận về sức khỏe tâm thần nói chung và sự kiệt sức thì ngày càng phổ biến, và điều này tất nhiên cũng làm tăng xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ và nói về nó,” bà Selene Cortes, người phát ngôn về kiệt sức lâm sàng cho Mind, tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm thần của Thụy Điển, nói.

I was actually on sick leave for more than one year, and for three, four months I was lying in bed in the foetal position, more or less – Natali Suonvieri

Professor Marie Åsberg also points out that Sweden’s generous welfare system plays a role: those who are diagnosed with exhaustion can typically receive approximately 80% of their salary, capped at 774 Swedish krona ($83, £66) per day. “The state pays, so you are not supposed to suffer economically if you are ill,” she explains. “And because of that, the state has created very good databases of people who are on sick leave and why.”

Giáo sư Marie Åsberg cũng chỉ ra rằng hệ thống phúc lợi hào phóng của Thụy Điển cũng đóng một vai trò trong chuyện này: những người được chẩn đoán bị kiệt sức thường có thể nhận được khoảng 80% tiền lương của họ, giới hạn ở mức tối đa là 774 krona Thụy Điển (83 đô la Mỹ) mỗi ngày.

“Nhà nước chi trả, vì vậy bạn không phải bị thiệt hại về kinh tế nếu bạn ốm,” bà giải thích. “Chính vì vậy, nhà nước đã tạo ra hệ thống cơ sở dữ liệu rất tốt về những người đang nghỉ ốm và tại sao.”

 But even if Swedes have a greater tendency or economic ability to seek help, how can we unpack the disconnect between the nation’s short working hours and obsession with work-life balance, and the prevalence of a condition characterised by chronic stress levels?

Nhưng ngay cả khi người Thụy Điển có xu hướng hoặc khả năng kinh tế lớn hơn để tìm kiếm sự giúp đỡ, làm thế nào chúng ta có thể giải thích được sự không liên quan giữa thời gian làm việc ngắn của Thụy Điển cũng như nỗi ám ảnh về cân bằng công việc – cuộc sống với mức độ phổ biến của chứng bệnh về mức độ căng thẳng mãn tính?

“I can see why people outside Sweden might have a hard time believing we’re getting burned out, when we have everything served up on a plate,” says Pia Webb, a Swedish life and career coach certified by the European Mentoring and Coaching Council.

“Tôi có thể thấy tại sao những người bên ngoài Thụy Điển có thể khó mà tin rằng chúng tôi đang đuối trong khi chúng tôi có sẵn mọi thứ được bày lên đĩa,” Pia Webb, nhà tư vấn về cuộc sống và sự nghiệp của Thụy Điển, nói.

She believes it is something of a “Swedish problem” that while many people clock off work at 1700 or even earlier and are “very bad at doing nothing”. She argues there is strong social pressure to invest time in “being fit, being busy and looking perfect”, which she believes has increased in recent years.

Bà tin rằng Thụy Điển có một vấn đề là mặc dù nhiều người kết thúc ngày làm việc vào lúc 17h hoặc thậm chí sớm hơn nhưng lại ‘rất dở trong việc ở không’.

Bà nói rằng có áp lực xã hội mạnh mẽ trong việc thúc đẩy mọi người đầu tư thời gian vào việc ‘giữ cho cơ thể khoẻ đẹp, giữ cho mình bận rộn và giữ ngoại hình hoàn hảo’, điều mà bà tin rằng đã tăng trong những năm gần đây.

Swedes work out more than any Europeans other than the Finns, according to a recent Eurobarometer poll, with almost one in three exercising five times a week or more. Although numerous studies have confirmed the benefits of exercise in boosting mental health, Webb argues that there are dangers when it comes to competing in “increasingly tough races and challenges”, or training with the goal of achieving a certain body type. These pressures could help explain why younger people are more frequently succumbing to exhaustion, she says.

Người Thụy Điển tập thể hình nhiều hơn bất kỳ người dân nước châu u nào khác, trừ Phần Lan, theo một cuộc thăm dò gần đây của Eurobarometer; gần một phần ba người Thuỵ Điển tập thể dục năm lần một tuần trở lên.

Mặc dù nhiều nghiên cứu đã xác nhận lợi ích của việc tập thể thao trong việc tăng cường sức khỏe tâm thần, Webb lập luận rằng có những nguy hiểm khi tranh tài trong ‘những cuộc đua ngày càng đòi hỏi và khắc nghiệt’, hoặc tập luyện với mục tiêu đạt được dáng người nào đó. Những áp lực này có thể giúp giải thích tại sao những người trẻ thường xuyên bị kiệt quệ hơn, bà nói.

Natali Suonvieri

Working in marketing for a small start-up, Natali Suonvieri burned out in 2017 while working standard hours of 08:00-17:00 with lots of overtime too (Credit: Benoît Derrier)

 

It’s a view that Cecilia Axeland, 25, from Stockholm agrees with. She was working above average hours and “travelling a lot” in a sales job when she experienced a clinical burnout two years ago, but says that the pressure to work out and “achieve things” in her spare time was also a major trigger for her exhaustion.

Đó là quan điểm mà Cecilia Axeland, 25 tuổi, đến từ Stockholm đồng ý. Cô đã làm việc với thời gian trên mức trung bình và “đi đó đây rất nhiều” trong công việc kinh doanh bán hàng cho đến khi cô bị kiệt sức lâm sàng hai năm trước, nhưng cô cũng nói rằng áp lực phải tập thể thao và ‘đạt được thành tích’ trong lúc rảnh rỗi cũng là một tác nhân chính khiến cô kiệt quệ.

“I felt the pressure…you need to be healthy, you need to eat healthy, you need to relax but you also need to be ‘out there’,” she explains. “And since I also do music…I never basically rested and that drained me.”

“Tôi cảm thấy áp lực … bạn cần phải khỏe mạnh, bạn cần ăn uống lành mạnh, bạn cần thư giãn nhưng bạn cũng cần phải ‘ra ngoài kia’,” cô giải thích. “Do tôi cũng dành thời gian cho âm nhạc… về cơ bản tôi chưa bao giờ nghỉ ngơi và điều đó rút cạn sức lực của tôi.”

Contemporary pressures

Professor Marie Åsberg says she is sceptical about whether these types of pressures are stronger in Sweden than in other Western countries, however she agrees that a failure to schedule proper relaxation time is the most crucial factor leading to clinical burnout, and helps explain why exhaustion is not just a reaction to working long hours.

Áp lực đương đại

Giáo sư Marie Åsberg nói rằng bà nghi ngờ liệu những loại áp lực này ở Thụy Điển có mạnh hơn các nước phương Tây khác hay không. Tuy nhiên, bà đồng ý rằng việc không sắp xếp thời gian thư giãn đúng đắn là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến kiệt sức lâm sàng và giải thích tại sao kiệt sức không chỉ là một phản ứng trước việc làm việc nhiều.

 The brain, Åsberg explains, cannot differentiate between employment and other work-like tasks, such as planning a lot of activities in your spare time, having a competitive hobby, or staying up late to ensure your social media profile is up-to-date.

Bộ não, Åsberg giải thích, không thể phân biệt giữa công việc và các hành động khác giống như công việc, chẳng hạn như lên kế hoạch rất nhiều hoạt động trong thời gian rảnh rỗi, có sở thích cạnh tranh hoặc thức khuya để cập nhật tài khoản mạng xã hội của bạn.

“I guess the brain doesn’t care if you get paid for it, or not,” she says, adding that most people who “hit the wall” are “very ambitious” and “don’t sleep enough”. “They want to succeed and show the world how good they are, so they overtax their own strengths and endurance.”

“Tôi đoán bộ não không quan tâm liệu bạn có được trả tiền khi làm việc đó hay không,” bà nói và cho rằng hầu hết những người ‘chạm đến chân tường’ đều là những người ‘rất tham vọng’ và ‘không ngủ đủ giấc’.

“Họ muốn thành công và cho thế giới thấy họ giỏi như thế nào, do đó họ đã khiến sức mạnh và sức chịu đựng của mình bị quá tải.”

She argues that alongside social media and smartphones, there are other contemporary pressures that may be influencing the increase in exhaustion disorders both in Sweden and elsewhere.

Bà lập luận rằng bên cạnh mạng xã hội và điện thoại thông minh, có những áp lực đương đại khác có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng chứng kiệt sức ở Thụy Điển và các nước khác.

 In today’s competitive job market, where young people can struggle to secure permanent employment in popular fields, she believes many are so “keen and eager to show that they are good”, that they work harder than they need to.

Trong thị trường việc làm cạnh tranh ngày nay, nơi những người trẻ tuổi phải vật lộn để đảm bảo việc làm lâu dài trong các lĩnh vực được ưa chuộng, bà tin rằng nhiều người rất ‘hăng hái và hăm hở muốn chứng tỏ rằng họ là người giỏi’ và rằng họ làm việc chăm chỉ hơn cần thiết.

Modern mantras that encourage us to live out our dreams can also increase pressure and create disappointment when things don’t go to plan. “These days you are told from childhood that if you just work a bit, you can be anything – all opportunities are open to you – and that is not the case for everyone.”

Những câu châm ngôn thời hiện đại vốn khuyến khích chúng ta thực hiện ước mơ của mình cũng có thể làm tăng áp lực và đem đến thất vọng khi mọi thứ không như kế hoạch.

“Ngày nay, bạn được dạy từ thời thơ ấu rằng bạn chỉ cần làm việc một chút, bạn có thể đạt được bất cứ điều gì – tất cả các cơ hội đều mở ra với bạn – nhưng không phải ai cũng vậy.”

 

Selene Cortes
“Young people are quite lonely in the process of creating a future life,” says Selene Cortes, a spokesperson for Mind, a Swedish mental health charity (Credit: Benoît Derrier)

An individual or collective issue?

Some experts argue that the way Swedish society is structured also puts a unique strain on young people’s mental health. Selene Cortes, from mental health charity Mind, reflects that Sweden is one of the world’s most individualistic and secular countries, according to global research project the World Values Survey (WVS).

Vấn đề cá nhân hay tập thể?

Một số chuyên gia cho rằng cách cấu trúc của xã hội Thụy Điển cũng tạo ra áp lực đặc biệt lên sức khỏe tâm thần của thanh niên.

Selene Cortes, thuộc tổ chức từ thiện về sức khỏe tâm thần Mind, phản ánh rằng Thụy Điển là một trong những quốc gia cá nhân nhất và thế tục nhất thế giới, theo dự án nghiên cứu toàn cầu có tên Khảo sát Giá trị Thế giới (WVS).

There is a cultural norm suggesting Swedes should be independent from a young age, which Cortes says can feel like a burden or mean that some don’t communicate struggles that could be warning signs for a clinical burnout. “Young people are quite lonely in the process of creating a future life,” she argues.

Có một chuẩn mực văn hóa cho rằng người Thụy Điển nên độc lập từ khi còn nhỏ. Cortes nói điều này có thể đem đến cảm giác gánh nặng, hoặc có nghĩa là một số người không muốn nói về sự vật lộn của mình vốn có thể là dấu hiệu cảnh báo bị kiệt sức lâm sàng. “Những người trẻ tuổi khá cô đơn trên hành trình tạo dựng tương lai,” bà nói.

Pia Webb, who has lived in the UK and worked with clients from across Europe as well as Sweden, has a similar message. “Other cultures are more family-oriented…people help each other more,” she argues. “And I think with that also comes more relaxation time, and just being in the ‘here and now’, whether that’s a big get-together for a dinner, or in the UK just sitting around having a cup of tea.”

Bà Pia Webb, người đã sống ở Anh và làm việc với các khách hàng từ khắp châu u cũng như Thụy Điển, cũng đưa ra lời giải thích tương tự.

“Các nền văn hóa khác mang tính gia đình nhiều hơn… mọi người giúp đỡ nhau nhiều hơn,” bà nói. “Tôi nghĩ rằng điều đó cũng đem đến nhiều thời gian thư giãn hơn, và giúp cho mọi người chỉ ‘ở đây và vào lúc này’, cho dù đó là một bữa tối sum họp tuyệt vời, hay chỉ ngồi xuống uống một tách trà như ở Anh.”

Preventing burnout

When it comes to tackling clinical burnout in Sweden and elsewhere, there is a split between those who believe it is up to individuals to take matters into their own hands and those who argue it is more of a societal problem.

Phòng ngừa kiệt sức

Khi nói đến đối phó kiệt sức lâm sàng ở Thụy Điển và các nơi khác, có sự chia rẽ giữa những người tin rằng mỗi cá nhân phải tự xử lý vấn đề của mình và những người lập luận rằng đó là vấn đề mang tính xã hội nhiều hơn.

“It’s easy to say ‘it’s society’s fault that I am getting it’ [burnout] and ‘I am just another number’, or even to feel some ‘prestige’ for working so hard,” argues Webb. But she suggests many of those who end up off work with exhaustion have failed to tackle personal issues such as perfectionism, anxiety or confidence problems.

“Thật dễ dàng để nói rằng ‘là do lỗi của xã hội mà tôi kiệt sức’ và ‘tôi chỉ là một người nữa’, hoặc thậm chí cảm thấy có ‘sự đáng nể’ vì đã làm việc rất chăm chỉ,” Webb nói. Nhưng bà cũng nói rằng nhiều người kiệt sức sau ngày làm việc đã không giải quyết được các vấn đề cá nhân như sự cầu toàn, lo lắng hoặc thiếu tự tin.

 

Stockholm
Sweden is well known for its work-life balance, with much flexible work, childcare support and generous holiday. But clinical burnout is creeping in (Credit: Benoît Derrier)
“Being busy is an easy way of not dealing with those issues,” she says. “Of course working long hours or not having a supportive manager might drain you further, but if you still haven’t dealt with your issues, you will never manage as well as you could.”

“Bận bịu là cách dễ dàng để không phải đối phó với những vấn đề này,” bà nói. “Dĩ nhiên, làm việc nhiều giờ hoặc không có người sếp tạo điều kiện có thể bào mòn bạn nữa, nhưng nếu bạn vẫn không giải quyết được vấn đề của chính mình, bạn sẽ không bao giờ cân bằng tốt như bạn có thể.”

But former marketing manager Natali Suonvieri argues that the emphasis should be on helping companies do more to ensure employees can manage their stress levels. She now works as an educator in sustainable work life, after going back to university to study for a Masters in Employment Relations and Organisational Psychology following her own exhaustion.

“Bất cứ ai cũng có thể bị kiệt sức,” bà Suonvieri, người điều hành cộng đồng Facebook lớn nhất của Thụy Điển cho phụ nữ gặp căng thẳng, nói. “Đó không phải là mức độ thời gian bạn làm việc, mà là về sự kiểm soát và tài nguyên bạn có ở nơi làm việc để bạn biết bạn có thể làm việc đầy đủ với chất lượng cao,” bà nói. “Đây là một vấn đề phức tạp, liên quan đến mọi thứ, từ lãnh đạo đến loại môi trường làm việc nói chung.”

“Anybody can get burned out,” argues Suonvieri, who also runs Sweden’s biggest Facebook community for women experiencing stress. “It’s not about the amount of time that you’re working, it’s about the control and the resources you have in the workplace… so that [you know you can] do a sufficient and a high-quality job,” she says. “It’s a complex issue, involving everything from leadership to what kind of working environment you have in general.”

 Suonvieri also says she is sceptical about official figures that suggest less than 1% of Swedes regularly work long hours, arguing that many employees and employers do not properly track how much time is spent checking emails or texts once the official work day is over.

Suonvieri cũng nói rằng ba nghi ngờ tính chính xác của các số liệu chính thức theo đó nói chưa tới 1% người Thuỵ Điển thường xuyên làm việc nhiều giờ. Bà nói rằng nhiều nhân viên và chủ lao động không ghi chép đầy đủ thời gian dành cho các việc như kiểm tra thư điện tử hoặc tin nhắn các loại một khi giờ làm việc chính thức đã hết.

 Clinical solutions

While by far “the best treatment is prevention”, Professor Marie Åsberg says that Sweden’s healthcare system offers a range of heavily-subsidised treatments for people with exhaustion that other countries might learn from.

Giải pháp

Mặc dù phương pháp điều trị tốt nhất là phòng ngừa, nhưng Giáo sư Marie Åsberg nói rằng hệ thống y tế của Thụy Điển cung cấp một loạt các phương pháp điều trị được trợ cấp hào phóng cho những người kiệt sức mà các quốc gia khác có thể học hỏi.

These include group stress courses, where participants are given tips and exercises to help tackle their stress. “It helps you get over this sense of shame,” says Åsberg. “They (the other group members) have the same condition as you, and you see they are good people and interesting people and then logically there is no reason to be ashamed.”

Chúng bao gồm các khóa học nhóm về căng thẳng, trong đó người học được hướng dẫn lời khuyên và bài tập để giúp xử lý căng thẳng.

“Nó giúp bạn vượt qua cảm giác xấu hổ,” Åsberg nói. “Họ (những học viên khác trong nhóm) cũng bị y chang như bạn, và bạn thấy họ là những người tốt, thú vị và khi đó về mặt logic thì không có lý do gì phải xấu hổ cả.”

“You’ve kind of got this network of people going through the same thing,” agrees Cecilia Axeland, who participated in a stress course as well as a state-subsidised sleep programme after her clinical burnout. “That’s something that I felt helped me, because I understood I’m not alone.”

“Có một mạng lưới những người cũng gặp vấn đề tương tự,” Cecilia Axeland, người đã tham gia vào một khóa học căng thẳng cũng như chương trình giấc ngủ được nhà nước trợ cấp sau khi kiệt sức lâm sàng, đồng ý. “Đó là điều mà tôi cảm thấy có ích cho tôi, vì tôi hiểu rằng tôi không đơn độc.”

 Some Swedes with exhaustion are also offered individual therapy, but there are long waiting lists in some regions, due to a shortage of trained psychotherapists, which has become an increasingly debated social and political issue in recent years.

 

Cecilia Axeland

It’s not just work stress – for Cecilia Axeland, the pressure to work out and achieve things in her spare time was also exhausting (Credit: Benoît Derrier)

But Åsberg argues that one of the most sought-after talking therapy treatments, Cognitive Behavioural Therapy, which aims to train patients replace unhelpful thoughts with more useful or realistic ones, can actually have a negative impact on people suffering from exhaustion, especially in the early stages. “It may be counterproductive, because it teaches people to do a lot of things and work on their own recovery when they should just be resting at this point.”

Taking time out to unwind completely is also Cecilia Axeland’s advice to fellow sufferers. After getting plenty of rest during her four months of sick leave, she studied for a year and now has a new job in the tech industry. But she is much more conscious about finding the time to “switch off” from her day job and hobbies than before she got ill.

Dành thời gian để thư giãn hoàn toàn cũng là lời khuyên của Cecilia Axeland dành cho những người đồng cảnh ngộ.

Sau khi nghỉ ngơi nhiều trong bốn tháng nghỉ ốm, cô đã đi học một năm và hiện có một công việc mới trong ngành công nghệ. Nhưng cô đã ý thức hơn rất nhiều về việc dành thời gian để dừng công việc so với trước khi bị ốm.

“I usually go out on walks to just clear my mind and leave my phone at home. No one can reach me,” she says. “Before my burnout, I really needed to prove myself… and now I would say I am a lot kinder to myself… that’s what’s most important.”

“Tôi thường đi dạo để giải tỏa đầu óc và để điện thoại ở nhà. Không ai có thể gọi tôi được,” cô nói. “Trước khi kiệt sức, tôi thực sự cần phải chứng tỏ bản thân… và giờ đây tôi có thể nói rằng tôi tử tế với bản thân mình hơn rất nhiều… đó là điều quan trọng nhất.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen