Seite auswählen
Tập Cận Bình tăng cường kiểm duyệt  thông tin về dịch virus corona tại Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 05/02/2020.
Tập Cận Bình tăng cường kiểm duyệt thông tin về dịch virus corona tại Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 05/02/2020. REUTERS

Xưa kia nổi tiếng là khiêm tốn và nhã nhặn, các nhà ngoại giao Trung Quốc nay bỗng trở nên hung hăng và đôi khi thô lỗ. Vì sao ngành ngoại giao Trung Quốc lại có những thay đổi đột ngột như thế? Le Figaro đặt câu hỏi: Phải chăng thái độ ngạo mạn đó của nền ngoại giao Trung Quốc phản ảnh rõ những tham vọng quá cỡ của ông Tập Cận Bình?

Pháp triệu mời đại sứ Trung Quốc ở Paris để bày tỏ bất bình về những phát biểu gây tranh cãi. Washington, Luân Đôn rồi đến Paris lần lượt lên tiếng nghi ngờ và đòi điều tra về nguồn gốc dịch bệnh virus corona. Ấn Độ đòi Trung Quốc bồi thường hàng ngàn tỷ đô la. Bắc Kinh bị tố cáo che giấu thông tin và thao túng Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO khiến dịch bệnh lan rộng và thế giới không kịp phản ứng gây thiệt hại to lớn về nhân mạng và kinh tế …

Trung Quốc bị chỉ trích dồn dập từ tứ phía. Chuyện gì đã xảy ra? Bà Marie Holzman, nhà nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng tất cả những sự việc này cho thấy rõ có một sự thay đổi cứng rắn, thô bạo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đặc biệt có liên quan đến đường lối chính sách do Tập Cận Bình đề ra.

Nhà Trung Quốc học nhắc lại, về mặt nguyên tắc, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp thì phải biết cách nói chuyện với mọi người, luôn cởi mở, ưu tiên đối thoại, thảo luận và nếu có thể thì giải quyết các xung đột. Những đức tính này của một nhà ngoại giao đã được những bậc cha ông của chủ tịch Tập Cận Bình áp dụng một cách khôn khéo.

Thế nên, thế giới mới biết đến một Chu Ân Lai, cố thủ tướng và cũng là ngoại trưởng thời Mao Trạch Đông, người đã kiến tạo nền ngoại giao “bóng bàn” cho phép Hoa Kỳ và Trung Quốc nối lại bang giao ngay giữa lòng chiến tranh lạnh. Hay Đặng Tiểu Bình, người đưa đất nước đi lên nhưng tránh mọi sự ngạo mạn. Những chính khách uyên thâm này hiểu rằng vị thế và sự rộng lớn của đất nước, thế mạnh mà Trung Quốc có thể tác động trên quy mô toàn cầu có nguy cơ gây lo ngại cho những người cùng thời, gần hay xa.

Chỉ có điều những lời khuyên dạy này của các bậc tiền bối đã bị ông Tập Cận Bình nhanh chóng bỏ rơi. Khá kín tiếng khi mới lên cầm quyền, lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đã nhanh chóng để rớt mặt nạ và tỏ rõ tham vọng toàn cầu mà dự án Con Đường Tơ Lụa Mới là một ví dụ điển hình.

Hơn thế nữa, Bắc Kinh không cần che giấu hình ảnh về cách thức chiếm đoạt nguồn tài nguyên thiên theo kiểu thực dân mới. Những nỗ lực “quyền lực mềm” của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào để thế giới chấp nhận văn hóa, điện ảnh, thư pháp (nghệ thuật viết chữ), khí công và nhiều giá trị văn hóa khác của Trung Quốc cũng bị bỏ rơi.

Giờ đây, thay cho những lời nói khiêm tốn và nhã nhặn cần phải có, các nhà ngoại giao Trung Quốc trở nên hung hăng và không ngần ngại có những lời chỉ trích dối trá ngay khi được chính phủ bật đèn xanh. Nội dung, giọng điệu, thời điểm, tất cả đều được chỉ đạo từ xa, từ thượng tầng lãnh đạo mà ông Tập Cận Bình là người chủ trì.

Thói ngạo mạn này của ngành ngoại giao Trung Quốc cũng có nguồn gốc từ thái độ hai mặt của ông Tập Cận Bình: Lời lẽ hòa dịu khi công du nước ngoài, nhưng khi ở trong nước thì lại cứng rắn và dữ dội không giới hạn.

Chỉ có điều, ngòi lửa đã được châm khắp nơi và giờ đây ngành ngoại giao Trung Quốc phải ra sức dập tắt, không chỉ ở Paris và một số nước phương Tây, mà cả ở những nước châu Phi đối tác quan trọng!

RFI

Ngoại giao Trung Quốc lãnh đòn đầu tiên của Pháp do tung tin vịt

Ông Lô Sa Dã (Lu Shaye), đại sứ Trung Quốc tại Pháp. Ảnh chụp ngày 14/12/2018 khi ông còn là đại sứ Trung Quốc tại Canada.
Ông Lô Sa Dã (Lu Shaye), đại sứ Trung Quốc tại Pháp. Ảnh chụp ngày 14/12/2018 khi ông còn là đại sứ Trung Quốc tại Canada. © REUTERS/Chris Wattie

Một sự kiện khá hiếm hoi vừa diễn ra : đại sứ Trung Quốc tại Paris được bộ Ngoại Giao Pháp triệu mời để phản đối về những tuyên bố vô căn cứ.

Thông cáo của bộ Ngoại Giao công bố vào tối thứ Ba 14/04/2020 chỉ tiết lộ thông tin chính ở những dòng cuối. Theo Le Monde, ông Lô Sa Dã (Lu Shaye), đại sứ Trung Quốc tại Pháp đã được triệu mời vào buổi sáng. Cụ thể là ông ta bị chánh văn phòng bộ Ngoại Giao, François Delattre chất vấn qua điện thoại, trong tình hình phong tỏa vì dịch bệnh.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian phản đối việc đăng tải một loạt những bài viết nặc danh mang tính xuyên tạc trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris. Thông cáo viết : « Một số quan điểm công khai mới đây của các đại diện Trung Quốc tại Pháp không phù hợp với tính chất mối quan hệ song phương giữa hai nước ». Một cách nói lịch sự để cho rằng đây là quan điểm cá nhân của một số đại diện Trung Quốc, nhằm không làm mất mặt Bắc Kinh.

Tin « vịt cồ » trên trang web ngoại giao

Trong bài viết mới nhất đề ngày 12/4, một nhà ngoại giao Trung Quốc không ký tên, dùng những từ ngữ thô bạo trả đũa người Mỹ và châu Âu, do phương Tây đã phê phán Trung Quốc về việc xử lý dịch bệnh. Người này viết : « Những người cao tuổi ở các viện dưỡng lão bị yêu cầu ký xác nhận ‘không muốn chữa trị khẩn cấp’, nhân viên EHPAD không thực hiện chức trách, đồng loạt bỏ vị trí, để mặc cho những người già chết vì đói và bệnh tật ».

Tuy không nói ở nước nào, nhưng « EHPAD » là từ viết tắt của « Établissement d’hébergement pour personnes âgées dépendantes » (Cơ sở lưu trú cho người cao tuổi không thể tự sinh hoạt độc lập), tức viện dưỡng lão ở Pháp. Le Monde sau khi kiểm tra cho biết nguồn tin được đại sứ quán Trung Quốc lấy từ một bài báo trên tờ Ouest-France nói về…Tây Ban Nha.

Tác giả còn viết thêm : « OMS (Tổ chức Y tế Thế giới – WHO) bị các nước phương Tây hạch tội, một số còn tấn công trực diện vào tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus. Chính quyền Đài Loan với sự ủng hộ của 80 nghị sĩ Pháp đồng ký tên trong một tuyên bố, thậm chí còn dùng từ ‘nègre’ (tạm dịch : tên da đen) để chỉ ông. Tôi không hiểu nổi những gì đã diễn ra trong đầu tất cả những đại biểu Pháp này ».

Vấn đề là lời kêu gọi cho Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới được L’Obs đăng tải ngày 31/3, không hề nhắc đến tổng giám đốc WHO. Người ta tìm đỏ mắt chẳng thấy chữ « tên da đen » ở đâu !

« Quan sát của một nhà ngoại giao » diều hâu

Trước khi đến Pháp vào mùa hè 2019, Lô Sa Dã đã nổi tiếng là « diều hâu » khi tùng sự tại Canada. Paris từng phàn nàn về một số tuyên bố sai lạc của ông ta liên quan đến Hoa Vi (Huawei). Từ đó đến nay, ông Lô Sa Dã thường xuyên đăng bài dưới tựa đề « Quan sát của một nhà ngoại giao Trung Quốc đương chức ở Paris ».

Nhiều chuyên gia đã phẫn nộ viết trên Twitter đòi hỏi Nhà nước Pháp phải có phản ứng chính thức.

Bộ Ngoại Giao Pháp đứng trước thế lưỡng nan. Nếu công khai phản đối, sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng đến việc mua hàng tỉ khẩu trang của Trung Quốc mà Pháp đang hết sức cần. Vai trò của Bắc Kinh cũng mang tính quyết định trong một vấn đề lớn khác đối với Paris, đó là xóa hoặc giảm một phần nợ cho các nước châu Phi. Vấn đề này được thảo luận nhiều lần trong các cuộc họp tại văn phòng ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian.

Tuy nhiên không lẽ để yên cho đại sứ quán Trung Quốc tự tung tự tác ? Trang web của một cơ quan đại diện ngoại giao nhưng lại đầy những bài viết hung hăng, độc hại, bất chấp sự thật nhằm trốn tránh trách nhiệm của Bắc Kinh để xảy ra đại dịch.

Lô Sa Dã không phải là nhà ngoại giao duy nhất của Trung Quốc thích bóp méo sự kiện.

Thi nhau tấn công phương Tây để được thăng tiến

Trong bài « Trung Quốc muốn các nhà ngoại giao có tinh thần chiến đấu cao hơn », South China Morning Post ngày 12/04/2020 nhận xét, sự trỗi dậy của các « chiến binh sói » cho thấy đường lối ngày càng hung hăng để quảng bá chủ trương của đảng. Tờ báo cho rằng việc này có thể gây tổn hại cho hình ảnh Trung Quốc, tuy bản thân những « chiến binh » này được thăng tiến.

Một thời gian ngắn trước khi được thăng chức vụ trưởng vụ Thông Tin bộ Ngoại Giao vào năm ngoái, Hoa Xuân Oánh than phiền các nhà ngoại giao Trung Quốc « thiếu tinh thần chiến đấu » trong việc xúc tiến các luận điệu của Bắc Kinh.

Bà ta nhìn nhận rằng Trung Quốc vất vả khi phổ biến thông điệp của mình, trong lúc sự kình địch với Hoa Kỳ ngày càng sâu sắc hơn, và tham vọng toàn cầu của Trung Quốc đang bị giám sát. Nhưng đối với Hoa Xuân Oánh, người vừa hoàn tất một khóa huấn luyện về chính sách đối nội và đối ngoại của chủ tịch Tập Cận Bình tại Trường Đảng trung ương, lỗi một phần ở việc ngồi yên không hành động của các nhà ngoại giao.

Được đăng ngay trang đầu của Học Tập Thời Báo (Study Times), tờ báo của Trường Đảng vào tháng Bảy, những phê phán của bà phản ánh một thông điệp quan trọng, mà các nhà lãnh đạo vẫn lặp đi lặp lại từ đầu năm ngoái, rằng cán bộ đảng cộng sản phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh lâu dài, vượt qua các khó khăn. Cuộc khủng hoảng virus corona đương nhiên là một trong thử thách.

Đồng nghiệp của Hoa Xuân Oánh là Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tháng trước đã gây bão trong giới ngoại giao khi công khai nêu ra thuyết âm mưu, theo đó quân đội Mỹ đã làm lây lan con virus corona cho Vũ Hán.

Từ một năm qua, các nhà quan sát đã ghi nhận hiện tượng những nhà ngoại giao Trung Quốc trên toàn thế giới đổ xô vào các mạng xã hội như Twitter – vốn bị cấm đoán ở Hoa lục – để quảng bá các quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Và với đại dịch Covid-19, họ lại càng hung hăng hơn, để bác bỏ mọi chỉ trích về cung cách xử lý nạn dịch của Bắc Kinh.

Gậy ông sẽ đập lưng ông

South China Morning Post nhắc lại, ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) và người tiền nhiệm Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) luôn tỏ ra cứng rắn mỗi khi Bắc Kinh bị chỉ trích về vấn đề Biển Đông, Hoa Vi, Tân Cương và Hồng Kông.

Người ta không quên câu nói ngạo mạn của Dương Khiết Trì trong hội nghị ASEAN năm 2010 tại Hà Nội, để đáp trả phát biểu của bà Hillary Clinton về tự do hàng hải trên Biển Đông : « Trung Quốc là nước lớn còn các nước khác là nước nhỏ, đó là một thực tế ! ». Còn Hoa Xuân Oánh mới đây nói rằng « tuy tàu hải cảnh Trung Quốc đã cố tránh nhưng các tàu cá Việt Nam vẫn đâm vào » – một tuyên bố khá hài hước đối với các nhà quan sát.

Nhà nghiên cứu Tôn Vận (Yun Sun) của Stimson Center ở Washington nhận xét : « Rõ ràng là các tuyên bố đầy khiêu khích, kể cả việc nêu ra thuyết âm mưu – quy cho Mỹ phát tán virus ở Trung Quốc, đã được các nhà lãnh đạo Bắc Kinh bật đèn xanh ».

Giáo sư Triệu Thông (Zhao Tong), trung tâm Carnegie-Thanh Hoa cảnh báo, các nhà ngoại giao cấp cao « cần biết rằng họ sẽ phá hủy hình ảnh trên trường quốc tế của Trung Quốc, hơn bất kỳ người ngoại quốc nào ».

Các nhà phân tích cho rằng hiện tượng những « chiến binh sói » thượng đài đánh dấu một sự thay đổi trong quan hệ của Bắc Kinh với thế giới. Quyền lực tập trung trong tay Tập Cận Bình, những tiếng nói ôn hòa bị gạt ra ngoài, theo mô tả của giáo sư Triệu Thông là « một chu trình tự củng cố giữa một nhà lãnh đạo tự đắc và các cố vấn chính sách quyết đoán ».

Tương tự, chuyên gia Bàng Trung Anh (Pang Zhongying), Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhấn mạnh, những « chiến binh sói » này đang đi ngược lại nguyên tắc ngoại giao, không có lợi cho Trung Quốc, không giúp Bắc Kinh có được bạn bè trên thế giới. Ông bày tỏ sự thất vọng khi các nhà ngoại giao này đặt sự nghiệp cá nhân lên trên, gây tổn hại nghiêm trọng cho hình ảnh Trung Quốc trên toàn cầu.

Hành động đáng xấu hổ

Chuyên gia Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược khi trả lời phỏng vấn trên trang Atlantico ngày 14/04/2020 nhận định, bài viết của đại sứ quán Trung Quốc ngày 12/4 là một việc « đáng xấu hổ ».

Ông kể ra : « Họ loan tin đồn, bóp méo thông tin, sỉ nhục tất cả từ nghị sĩ, nhà báo, cho đến nhà nghiên cứu. Đây không phải là lần đầu tiên. Cách đây vài tuần, tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc còn ‘like’ một bài khẳng định ‘’đài BFM và truyền thông phát-xít tuyên truyền cho tính thượng đẳng da trắng’’. Nhưng bài viết lần này đã vượt qua một cái ngưỡng đáng ngại ».

Từ những sự kiện tưởng tượng ở viện dưỡng lão, những tuyên bố « virus chỉ tấn công người da vàng » được sáng tác và gán vào miệng các nhà lãnh đạo Âu-Mỹ, cho đến từ ngữ kỳ thị chủng tộc tự đặt ra…Nếu không phản ứng, coi như khuyến khích Trung Quốc tiếp tục chính sách bôi nhọ công khai.

Không thể dung túng cho thái độ ngang ngược của Bắc Kinh

Các phát biểu hung hăng, những lời vu khống từ nhiều năm qua vẫn được đảng Cộng Sản Trung Quốc tung ra nhưng nhiều người ở châu Âu không chú ý, vì chủ yếu nhắm vào các nước láng giềng châu Á. Tuy nhiên từ nhiều tuần qua, Bắc Kinh lao vào một chiến dịch bóp méo thông tin với quy mô chưa từng thấy, nhằm khỏa lấp trách nhiệm trong đại dịch xuất phát từ Vũ Hán, khoa trương mô hình cai trị của Trung Quốc đồng thời hạ uy tín các chế độ dân chủ.

Theo ông Bondaz, sự im lặng của chính giới, đặc biệt là các dân biểu, nghị sĩ thuộc nhóm hữu nghị Pháp-Trung, rất đáng kinh ngạc. Quốc Hội Mỹ năm 2000 đã thành lập một ủy ban phụ trách việc xem xét quan hệ kinh tế và an ninh với Trung Quốc, đây là sáng kiến mà Pháp cần theo chân. Các nhà báo và nhà nghiên cứu cũng cần đóng vai trò quan trọng – không phải do bị tấn công trực tiếp, mà phải giúp cho quần chúng ý thức rằng thái độ ngang ngược của Bắc Kinh là không thể chấp nhận được.

Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz kết luận, hợp tác với Trung Quốc là cần thiết – nhưng qua việc bảo vệ các nguyên tắc của mình, tỏ rõ những bất đồng, tố cáo những tuyên bố quá khích – đặc biệt là từ miệng các nhà ngoại giao Trung Quốc trên đất Pháp.

RFI

TBT báo Đức gửi thư cho Tập Cận Bình: “Ông đang gây nguy hiểm cho toàn thế giới”

BILD

TBT Julian Reichelt

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

16-4-2020

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Photo: picture alliance / Photoshot

Thưa ông Chủ tịch Tập Cận Bình!

Đại sứ quán của ông ở Berlin đã gửi cho tôi một bức thư ngỏ vì tờ báo BILD của chúng tôi đã đặt vấn đề rằng, Trung Quốc có phải bồi thường thiệt hại kinh tế khổng lồ do virus corona hiện đang gây ra trên toàn thế giới hay không.

Đại sứ quán của ông gọi đó là “bỉ ổi” và buộc tội tôi là “kích động chủ nghĩa dân tộc“. Hãy để tôi nói một vài điều về việc đó.

1. Ông cai trị nước ông bằng cách theo dõi, kiểm soát. Ông sẽ không trở thành chủ tịch nước nếu không có sự theo dõi, canh chừng. Ông có thể theo dõi mọi thứ, mọi người dân, nhưng ông không theo dõi các chợ thú vật có nguy cơ dịch bệnh cao ở nước ông. Ông đóng cửa bất cứ tờ báo nào hay trang web nào mà chỉ trích phê bình, nhưng ông không đóng cửa quán bán cháo dơi. Ông không chỉ theo dõi nhân dân của ông, mà còn gây nguy hại cho họ – và qua đó với cả thế giới.

2. Theo dõi kiểm soát dẫn đến mất tự do. Con người không có tự do thì không thể sáng tạo. Con người không sáng tạo thì không thể phát minh ra bất cứ điều gì. Đó là lý do tại sao ông đã biến đất nước của mình trở thành nhà vô địch thế giới về trộm cắp tài sản trí tuệ. Trung Quốc làm giàu cho chính mình bằng những phát minh của người khác thay vì phát minh ra chính nó. Nguyên do là vì ông không để những người trẻ tuổi ở đất nước ông tự do suy nghĩ. Món hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc mà không ai muốn, nhưng mặc dù thế nó đã đi khắp thế giới, đó là virus corona.

3. Khi ông, chính phủ của ông và các nhà khoa học của ông đã biết từ lâu rằng, virus corona được truyền từ người sang người, nhưng ông lại để thế giới trong bóng tối của sự bưng bít. Các chuyên gia hàng đầu của ông đã không trả lời điện thoại, không trả lời e-mail khi các nhà nghiên cứu phương Tây muốn biết chuyện gì đang xảy ra ở Vũ Hán. Do quá tự hào dân tộc, nên ông không dám nói ra sự thật, vì ông cảm thấy sự thật đó là một sự ô nhục của quốc gia.

4. Báo Washington Post tường thuật rằng các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã nghiên cứu virus corona ở dơi mà không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Tại sao phòng thí nghiệm độc hại của ông không được bảo đảm an toàn như nhà tù chính trị? Ông có thể giải thích điều đó với những góa phụ đau buồn, con gái, con trai, chồng, cha mẹ của các nạn nhân Corona trên khắp thế giới?

5. Ở đất nước của ông, mọi người đang thì thầm về ông. Quyền lực của ông đang dần sụp đổ. Ông đã tạo ra một Trung Quốc mập mờ, không minh bạch, từ một quốc gia giám sát và kiểm soát một cách vô nhân đạo và bây giờ là nước làm lây lan dịch bệnh chết người. Đây chính là di sản chính trị của ông.

Đại sứ quán của ông viết rằng có lẽ tôi không xứng đáng với “tình hữu nghị truyền thống giữa 2 dân tộc chúng ta“. Tôi cho rằng ông coi là “tình hữu nghị” vĩ đại khi hiện nay ông hào phóng gửi khẩu trang đi khắp thế giới. Tôi không gọi cái đó là tình hữu nghị, mà là một thứ chủ nghĩa đế quốc nực cười. Ông muốn làm Trung Quốc mạnh lên bằng một dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc. Tôi không tin rằng, qua đó, quyền lực cá nhân của ông còn có thể cứu vãn được. Tôi tin rằng sớm hay muộn corona sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.

Trân trọng

Julian Reichelt

Tổng biên tập báo Bild

 

BILD-CHEF SCHREIBT AN CHINAS STAATSCHEF

„Sie gefährden die ganze Welt“

Sehr geehrter Herr Präsident Xi Jinping,

Ihre Botschaft in Berlin hat sich in einem offenen Brief an mich gewandt, weil wir in BILD die Frage gestellt haben, ob China für den gigantischen wirtschaftlichen Schaden aufkommen sollte, den das Corona-Virus derzeit weltweit anrichtet.

  • Ihre Botschaft nennt das „infam“ und wirft mir vor, ich würde „Nationalismus schüren“.

Lassen Sie mich dazu ein paar Dinge sagen.

1. Sie regieren durch Überwachung. Ohne Überwachung wären Sie nicht Präsident. Sie können alles überwachen, jeden Ihrer Bürger, aber Sie weigern sich, die hoch seuchenriskanten Tiermärkte in Ihrem Land zu überwachen. Jede kritische Zeitung oder Internetseite machen Sie dicht, aber nicht die Buden, an denen Fledermaussuppe verkauft wird. Sie überwachen Ihr Volk nicht nur, Sie gefährden es auch – und damit die ganze Welt.

2. Überwachung führt zu Unfreiheit. Wer nicht frei ist, ist nicht kreativ. Wer nicht innovativ ist, erfindet nichts. Deswegen haben Sie Ihr Land zum Weltmeister im Diebstahl von geistigem Eigentum gemacht. China bereichert sich an den Erfindungen anderer, statt selber zu erfinden. Der Grund dafür ist, dass Sie die jungen Menschen in Ihrem Land nicht frei denken lassen. Der größte chinesische Exportschlager, den keiner haben wollte, aber der trotzdem um die Welt gegangen ist, ist Corona

3. Als Sie, Ihre Regierung und Ihre Wissenschaftler längst wissen mussten, dass Corona von Mensch zu Mensch übertragen wird, haben Sie die Welt im Dunkeln darüber gelassen. Ihre Top-Experten sind nicht ans Telefon gegangen, haben keine Mail beantwortet, als westliche Forscher wissen wollten, was da bei Ihnen in Wuhan los ist. Sie waren ein zu stolzer Nationalist, um die Wahrheit zu sagen, die Sie als nationale Schmach empfanden.

4. Die „Washington Post“ berichtet, dass Labore in Wuhan an Corona-Viren in Fledermäusen geforscht haben, ohne höchste Sicherheitsstandards einzuhalten. Warum sind Ihre toxischen Labore nicht so abgesichert wie Ihre Gefängnisse für politische Gefangene? Wollen Sie das den trauernden Witwen, Töchtern, Söhnen, Ehemännern, Eltern der Corona-Opfer in aller Welt vielleicht einmal erklären?

5. In Ihrem Land tuschelt man bereits über Sie. Ihre Macht bröckelt. Sie haben ein undurchschaubares, intransparentes China geschaffen, das erst für einen unmenschlichen Überwachungsstaat stand und nun für die Verbreitung einer tödlichen Seuche steht. Das ist Ihr politisches Erbe.

Ihre Botschaft schreibt mir, ich würde der „traditionellen Freundschaft unserer Völker“ nicht gerecht werden. Ich nehme an, Sie betrachten es als große „Freundschaft“, wenn Sie jetzt großzügig Masken um die Welt schicken. Ich nenne das nicht Freundschaft, sondern lächelnden Imperialismus. Sie wollen China stärken durch eine Seuche, die von China ausging. Ich glaube nicht, dass Sie persönlich Ihre Macht dadurch noch retten können. Ich glaube, dass Corona über kurz oder lang Ihr politisches Ende bedeutet.

BILD

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen