Seite auswählen

Quan hệ Mỹ-Trung hiện đã nguội lạnh hơn nhiều. Nhưng sự thay đổi này được thúc đẩy bởi chính phủ Trung cộng từ lâu trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại.

Austin Lowe

Khánh An dịch 

Phóng viên Trung Quốc ở Osaka
OSAKA, JAPAN – JUNE 28: Journalists watch a live broadcast of China’s President Xi Jinping speaking during the first session of the G20 summit on June 28, 2019 in Osaka, Japan. U.S. President Donald Trump arrived in Osaka on Thursday for the annual Group of 20 gathering together with other world leaders who will use the two-day summit to discuss pressing economic, climate change, as well as geopolitical issues. The US-China trade war is expected to dominate the meetings in Osaka as President Trump and China’s President Xi Jinping are scheduled to meet on Saturday in an attempt to resolve the ongoing the trade clashes between the world’s two largest economies. (Photo by Tomohiro Ohsumi/Getty Images)

Các phóng viên đang theo dõi lời phát biểu của CT Trung cộng Tập Cận Bình trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản. Tomohiro Ohsumi/ Getty Images


Sự thù địch ở Bắc Kinh có từ trước cuộc chiến thương mại.

Lần đầu tiên tôi đến Trung cộng đại lục vào năm 2008 khi còn là học sinh trung học. Giống như nhiều nhà quan sát vào thời điểm đó, tôi đã bị mê hoặc bởi sự thành công hiển nhiên của mô hình phát triển Trung cộng, qua cảnh quan đô thị của Bắc Kinh và Thượng Hải.

Khái niệm nổi trội về chủ nghĩa biệt lệ Trung Hoa vào thời điểm đó đã ảnh hưởng đến tôi. Chủ nghĩa này có thể bắt gặp thấy trong cả chiến dịch tuyên truyền của chính phủ lẫn các cuộc thảo luận với những người bán hàng rong địa phương.


Quan điểm ban đầu của tôi về Trung cộng phản ánh quan điểm của chính sách đối ngoại cộng đồng của họ ở Hoa Kỳ cũng như quan điểm của các công ty lớn của Hoa Kỳ tại Trung cộng. Nhưng ngày nay, quan điểm này đã thay đổi.


Quan hệ Mỹ-Trung hiện đã nguội lạnh hơn nhiều. Nhưng sự thay đổi này được thúc đẩy bởi chính phủ Trung cộng từ lâu trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại.

Phân biệt đối xử với người nước ngoài

Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Trung cộng không phải là nơi hoan nghênh người nước ngoài nhiều như họ vẫn nói, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Đồng thời, trong vô số trường hợp chính phủ trong nước, các cơ quan tuyên truyền của chính phủ Trung cộng đang hoạt động hết công suất cáo buộc công dân và các công ty Trung cộng đã bị đối xử bất công ở nước ngoài.

Môi trường mới trong quan hệ song phương cũng xuất phát một phần từ phản ứng muộn của Hoa Kỳ đối với cách Trung cộng đối xử không công bằng với  nhân viên và công ty Hoa Kỳ ở trong và ngoài nước.

Sau khi vào Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh làm thực tập sinh tốt nghiệp, quan điểm cá nhân của tôi về Trung cộng đã thay đổi vĩnh viễn. Trong giai đoạn này, tôi đánh giá cao những thách thức mà các cơ quan ngoại giao của chúng ta và cả các công dân và tập đoàn Hoa Kỳ phải đối mặt mỗi ngày.

Gọi đó là quấy rối sẽ là quá nhẹ nhàng.  Nhiều người đã cho biết có tình trạng cộng đồng doanh nhân nước ngoài bị soi mói và bắt giữ công dân nước ngoài trái phép  như cựu nhà ngoại giao Canada Michael Kovrig bị Trung cộng bắt  làm con tin sau khi Hoa Kỳ yêu cầu dẫn độ một giám đốc điều hành Huawei từ Canada.

Nhiều người cũng nhận ra rằng người nước ngoài gần như chắc chắn sẽ bị theo dõi sau khi bước vào biên giới Hoa lục. Người nước ngoài có nguy cơ mất hoàn toàn các quyền cá nhân và bất kỳ hình thức truy đòi pháp lý hoặc thủ tục tố tụng nào giống như hầu hết công dân Trung cộng khi họ nhập cảnh vào đất nước này.

Nhưng, thực tế này các nhà ngoại giao Mỹ và dân thường sống ở Trung cộng chấp nhận lối xử sự này. Bị đe dọa, thiếu sự riêng tư, và còn tệ hơn vậy nữa. Phản ứng im lìm về việc các nhà ngoại giao Mỹ ở Trung cộng là nạn nhân của các cuộc tấn công siêu âm năm 2017 và 2018 chứng tỏ hành động như vậy lại được chấp nhận như một chuyện bình thường.

Vào tháng 7, cuộc thẩm vấn giám đốc điều hành Koch Industries  thể hiện cuộc điều tra điển hình mà các doanh nhân nước ngoài cao cấp phải chịu đựng, nhưng không cho công khai vì lo ngại bị trả thù hoặc sợ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Ngay cả tại các cuộc họp cấp cao chính thức, các nhà ngoại giao và giám đốc điều hành cấp cao của Hoa Kỳ sẽ bước vào Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, tham gia vào các cuộc đối thoại dài dòng, đầy tranh cãi với các đối tác Trung cộng, và sau đó lại bị xua đi ra mà thường không đạt được kết quả có ý nghĩa nào.

Người nước ngoài thường chấp thuận các thỏa thuận bất công ở Trung cộng. Ngoại hàng chục trường hợp đặc biệt, thực sự không có cách nào để nhập cư vĩnh viễn hoặc thậm chí định cư ở Trung cộng. Ngay cả cư dân nước ngoài ở lâu năm thường phải chấp nhận thị thực theo từng năm. Nhân viên nước ngoài buộc phải trích nộp tiền cho quỹ lương hưu và hệ thống an sinh xã hội, mà cho đến nay  không ai có thể được thụ hưởng.

Các nhà báo nước ngoài là dân thường  được chấp thuận làm việc tại Trung cộng bị đối xử như gián điệp, và thị thực của họ thường bị thu hồi vì tác nghiệp.

Tự đánh mất mình

Trung cộng sử dụng tình trạng thị thực, phê duyệt giấy phép kinh doanh và trình độ chuyên môn làm công cụ chính trị để ban thưởng cho các cá nhân và công ty vâng lời chính phủ trong khi đó lại trục xuất những người bất tuân. Đồng thời, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung cộng có thể tự do phun tin tức được chính phủ ủng hộ và thông tin sai lệch  ở khắp phương Tây. Và ai cũng biết một số phóng viên của Tân Hoa Xã, hãng thông tấn quốc gia chính của Trung cộng, hoạt động gián điệp ở nước ngoài  cũng như các nhà báo Liên Xô đã từng làm.

Xu hướng này phần lớn xuất phát từ sáng kiến ​​được đưa ra dưới thời Tập Cận Bình. Tập Cận Bình khiến nhiều người trong cộng đồng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ngạc nhiên ngay sau khi nhậm chức. Họ tin rằng ông ta sẽ lãnh đạo Trung cộng theo hướng tích cực. Đối với một nhà lãnh đạo tuyên bố sẽ tìm kiếm “mối quan hệ cường quốc kiểu mới”, ủng hộ sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi, ông ta làm mọi thứ  trong quyền của mình để cô lập người nước ngoài.

Để đối phó với sự hoang tưởng bị  lãnh đạo tối cao trùng phạt, công an địa phương đã tăng kiểm soát người nước ngoài gấp đôi, bao gồm cả hạn ngạch trục xuất hay giam giữ. Đồng thời, các công ty Trung cộng đối xử tồi tệ hơn với nhân viên nước ngoài vì họ biết chính quyền sẽ có bênh vực họ.

Với động lực này, không có gì đáng ngạc nhiên khi cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, vốn có truyền thống thúc đẩy sự tham gia trong thời kỳ mất lòng tin chiến lược, đã bắt đầu gây khó khăn cho  triển vọng cải cách của Trung cộng ngay cả trước cuộc chiến thương mại. Thậm chí việc sinh viên Hoa kỳ tham gia  học tiếng Quan Thoại cũng đã giảm đi đáng kể trong những năm gần đây.

Nếu Trung cộng muốn được đối xử bình đẳng, họ có thể bắt đầu bằng cách tôn trọng công dân Hoa Kỳ và tất cả người nước ngoài ở Trung cộng như họ muốn cho công dân mình được hưởng ở Mỹ. Thật đáng xấu hổ khi Hoa Kỳ dung túng cho sự đối xử vô nhân đạo với nhân viên Hoa Kỳ làm việc tại Trung cộng, và Bộ Ngoại giao phải đặt giới hạn về vấn đề này thay vì là phản ứng ngoại giao.

Trung cộng cần được đặt đúng chỗ

Có nhiều biện pháp đối phó tiềm năng, bao gồm hạn chế quan chức Trung cộng liên lạc với các nhóm xã hội dân sự và các trường đại học Mỹ  hoặc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cần có lập trường cứng rắn hơn đối với các hoạt động thông tin sai lệch của Trung cộng. Đây là một biện pháp rõ ràng và khẩn cấp, đồng thời có thể làm gương cho các quốc gia khác có cùng chí hướng.

Tuy nhiên, nếu Trung cộng duy trì con đường phát triển hiện tại, thì các doanh nhân nước ngoài và những người như tôi, vốn từng xem Trung cộng như một nước lớn sẽ không muốn sống ở đại lục hoặc có lời nói tích cực về Trung cộng ở nước ngoài. Và quan trọng hơn, các công ty Hoa Kỳ và nước ngoài sẽ tiếp tục rời khỏi đất nước này.

Theo thời gian, Trung cộng sẽ trở thành một quốc gia chuyên chế công nghệ bị cô lập và chỉ một số ít người nước ngoài có thể bị dẫn dắt bởi các phương tiện truyền thông chính thức của Bắc Kinh và vẫn cho rằng Trung cộng mở cửa cho công dân và doanh nghiệp nước ngoài.

Người nước ngoài sống ở đại lục đã từng chấp nhận một số thực tế. Chấp nhận kiểm duyệt và đàn áp bất đồng chính kiến, cũng như một mức độ giám sát dự kiến, dường như đã được chứng minh ở hồi kết: rằng một ngày nào đó Trung cộng sẽ tự do hóa, trở thành một bên liên quan có trách nhiệm và đóng góp vào sản phẩm công cho cộng đồng toàn cầu.

Nhưng đây không phải là Trung cộng của Tập Cận Bình. Ở Trung cộng của Tập Cận Bình, bất cứ thứ gì “nước ngoài” đều xấu. Ở Trung cộng của Tập Cận Bình, tất cả người Hồi giáo đều bị coi là khủng bố và không có các quyền cá nhân như  người Hán. Và ở Trung cộng của Tập Cận Bình,  hồi kết duy nhất là quyền lực tối cao của Đảng Cộng sản Trung cộng, với cái giá công dân Trung cộng và cộng đồng toàn cầu phải trả.

Trung cộng phải bắt đầu hành xử giống như quốc nhân từ  toàn cầu mà họ tuyên bố. Nếu  không, họ sẽ trở thành một kẻ bên lề đánh mất đi sự bất ổn mà họ thường cố tránh.

Austin Lowe

Austin Lowe is a Washington-based consultant and analyst specializing in U.S.-China relations and Asia policy. Twitter: @JAustinLowe

Nguồn: https://foreignpolicy.com/2019/09/11/china-lost-the-united-states-first/

(VNTB, 19.05.2020)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen