Seite auswählen

Cú ngã ngựa của Lê Thanh Hải – gã có máu lạnh nhất miền Nam

 

Lê Thanh Hải

Diễm My dịch

(VNTB) – Nếu trong vài tháng tới, Lê Thanh Hải bị truy tố về tội chiếm đoạt tài sản nhà nước, ở Tp.HCM sẽ chẳng có ai thương tiếc cho ông ta, dù Hải là là người của thành phố. Người dân ở đó tin rằng ông Hải có bị vậy hay nặng hơn nữa là đáng đời.

Bước vào thiên niên kỷ mới, Việt Nam đã tiến hảnh cải cách kinh tế, đặc biệt là ở Sài Gòn trước đây. Lê Thanh Hải khi đó 50 tuổi được bầu làm người đứng đầu Ủy ban Nhân dân thành phố.

Con đường hoan lộ

Lê Thanh Hải đã đi một chặng đường dài kể từ năm 1966, khi ông đi từ đồng bằng sông Cửu Long lên Chợ Lớn. Từ một thanh niên vai rộng, thô kệch và hầu như không biết chữ, Hải xin học nghề thợ hàn. Sau đó Lê Thanh Hải tham gia “Biệt Động Thành”.

Hải thật sự là một du kích tài ba; “Đồng chí Hai Nhựt” đã sống sót sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và, khi các lực lượng Bắc Việt tiến vào Sài Gòn bảy năm sau đó, ông Hải bắt đầu thăng tiến trong đảng.

Theo các nguồn tin không chính thức, công trạng lớn mà Lê Thanh Hải lập được là nhờ những năm sau khi thống nhất, khi nổi tiếng là người luôn “hoàn thành nhiệm vụ ” thi hành án. Năm 1980, Lê Thanh hải kết hôn với con gái một gia đình cách mạng thượng lưu, mở đường cho bước ngoặt lớn vào năm 1990. Được biết, nhờ  ảnh hưởng của chị vợ, ông Hải được bổ nhiệm làm Bí thư Quận uỷ quận 5 hay Chợ Lớn; Chợ Lớn dù chiến dịch 15 năm “xây dựng chủ nghĩa xã hội” của nhà nước – đảng làm suy yếu, nhưng vẫn máu kinh doanh người Hoa vẫn chảy.

Các nguồn tin không chính thức nói rằng đó là lúc đó, Hải – người gốc Hoa – đã tạo ra các liên minh tài trợ cho việc ông nắm giữ tổ chức đảng Thành phố Hồ Chí Minh. Với ý định và mục đích biến đô thị phía nam thành lãnh địa của Hải. Không phụ thuộc vào trợ cấp từ trung ương, Tp. HCM thực tế đóng góp cho ngân sách quốc gia nhiều nhất và có quyền tự chủ đáng kể dưới thời Hải (là chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố năm 2001, 2006, và năm 2011 Hải là Bí thư thành uỷ).

Hải được bầu vào Bộ Chính trị, cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản Việt Nam, chứng tỏ tình trạng bán tự trị của thành phố đang lan rộng.

Hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trùng với các  nhiệm kỳ Bí thư Thành ủy Tp. HCM của ông Hải. Cùng là người miền Nam, Dũng và Hải nghiễm nhiên là đồng minh. Cả hai đều không màng chuyện phải khấu đầu ban bí thư trung ương Đảng. Dũng dường như đã đồng tình với việc để cho Hải và cộng sự tự do ở địa phương và xem xét sự hỗ trợ của họ đối với các vấn đề quốc gia.

Lê Thanh Hải , 70 tuổi,  có thể đã được tôn vinh anh hùng  nếu Hải sử dụng quyền lực để phục vụ cho lợi ích của thành phố. Tuy nhiên, có vẻ như ông và cộng sự lại tập trung làm giàu. Theo một nhà báo độc lập, bút danh Thu Hà, công việc hàng ngày của Hải là: “Cướp đất, công khai mua chức, bán chức, trù dập đối thủ, hình thành phe nhóm chính trị, đưa bà con họ hàng vào nắm hết những vị trí chủ chốt, hái ra tiền…Lê Thanh Hải trở thành “lãnh chúa thành Hồ”, một “trùm mafia” du côn và máu lạnh số 1 miền Nam.”

Mối quan hệ thân thiết của Nguyễn Tấn Dũng và Lê Thanh Hải bị sụp đổ gần kỳ Đại hội 12. Khi Nguyễn Tấn Dũng và Lê Thanh Hải buộc phải về hưu năm 2016 sau khi phe Nguyễn Phú Trọng chống lại phe Nguyễn Tấn Dũng.

Bắt đầu đổ bể

Người kế nhiệm Lê Thanh Hải, Đinh La Thăng, từng là lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí, rồi Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải dưới thời Nguyễn Tấn Dũng. Tôi hỏi một người bạn nhà báo Việt Nam rằng liệu một người đẹp trai và lôi cuốn hơn hẳn Hải, Thăng có khả năng thành công trong công việc mới không.

“Người của Lê Thanh Hải sẽ không tha cho Thăng đâu,” là câu trả lời của bạn tôi, nhưng điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, Tổng bí thư Trọng và bộ sậu đã sử dụngthanh trừng “những kẻ cơ hội” trong đảng. Thăng là mục tiêu ban đầu sau khi nhận nhiệm vụ mới chưa đầy một năm, bị hạ bệ bởi một đống bằng chứng về việc chủ trì các khoản đầu tư trái phép tại Tập đoàn Dầu khí mà cuối cùng dẫn đến khoản lỗ 35 triệu đô la Mỹ.

Đinh La Thăng đang thụ án 18 năm, và đó mới chỉ là khởi đầu. Nguyễn Phú Trọng giữ lời hứa chống tham nhũng có hệ thống. Trong hai năm 2017 và 2018, hàng chục đảng viên cao cấp đã bị truy tố.

Bị buộc phải nghỉ hưu, Lê Thanh Hải không còn có thể ngăn thanh tra chính quyền trung ương thành lập hồ sơ về tổ chức Hải. Truyền thông nhà nước bắt đầu đặt câu hỏi khi nào sẽ đến lượt Hải và liên minh thân cận Lê Hoàng Quân được đưa vào lò của Nguyễn Phú Trọng.

Vì Tiền

Ở đâu ở Việt Nam cũng kiếm được rất nhiều tiền, nhưng ở Tp. HCM là bất động sản. Lúc Hải – Dũng đang ở đỉnh cao quyền lực thì đặc biệt là việc chuyển đổi đất thuộc sở hữu nhà nước sang sử dụng thương mại.

Từ giữa năm 2016, lần lượt các vụ thông đồng giữa các công ty bất động sản và các quan chức Tp. HCM đã được đưa lên mạng xã hội và được mổ xẻ. Vào năm 2018, dựa vào hồ sơ do Thanh tra nhà nước, công an đã tiếp cận thuộc cấp của Hải, gồm:

– Tất Thành Cang, phó bí thư thường trực thành uỷ đã tạo điều kiện bán cho một doanh nghiệp 32 ha. đất nhà nước trị giá 2,4 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD) với giá 430 tỷ đồng vào tháng 6/2017.

– Nguyễn Thành Tài, phó chủ tịch UBND Tp. HCM, bị bắt vào tháng 12 năm 2018 vì đã sắp xếp thoái vốn một “khu đất vàng” rộng 5 ha với giá rẻ mạt cho một nhóm nhà đầu tư qua sự sắp xếp của người tình. Nguyễn Thành Tài “vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước, gây lãng phí và tổn thất. ” (Những tấm áp phích tả tơi trên hàng rào xung quanh lô đất trống vẫn hứa hẹn nơi đây sẽ mọc lên những khu nhà sang trọng, cửa hàng cao cấp và một khách sạn năm sao.)

– Lê Hoàng Quân, chủ tịch UBND thành phố cho đến năm 2015, đã chấp thuận việc chuyển đổi bất hợp pháp một lô đất trung tâm tại 15 Thi Sách.

Ở đâu ở Việt Nam cũng kiếm được rất nhiều tiền, nhưng ở Tp. HCM là bất động sản. Lúc Hải – Dũng đang ở đỉnh cao quyền lực thì đặc biệt là việc chuyển đổi đất thuộc sở hữu nhà nước sang sử dụng thương mại.

Từ giữa năm 2016, lần lượt các vụ thông đồng giữa các công ty bất động sản và các quan chức Tp. HCM đã được đưa lên mạng xã hội và được mổ xẻ. Vào năm 2018, dựa vào hồ sơ do Thanh tra nhà nước, công an đã tiếp cận thuộc cấp của Hải, gồm:

– Tất Thành Cang, phó bí thư thành uỷ đầu tiên, ông Cang đã tạo điều kiện bán cho một doanh nghiệp 32 ha. đất nhà nước trị giá 2,4 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD) với giá 430 tỷ đồng vào tháng 6/2017.

– Nguyễn Thanh Tài, phó chủ tịch UBND Tp. HCM, bị bắt vào tháng 12 năm 2018 vì đã sắp xếp thoái vốn một “khu đất vàng” rộng 5 ha với giá rẻ mạt cho một nhóm nhà đầu tư qua sự sắp xếp của người tình. Nguyễn Thành Tài “vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước, gây lãng phí và tổn thất. ” (Những tấm áp phích tả tơi trên hàng rào xung quanh lô đất trống vẫn hứa hẹn nơi đây sẽ mọc lên những khu nhà sang trọng, cửa hàng cao cấp và một khách sạn năm sao.)

– Lê Hoàng Quân, chủ tịch UBND thành phố cho đến năm 2015, đã chấp thuận việc chuyển đổi bất hợp pháp một lô đất trung tâm tại 15 Thi Sách.

Cũ ngã ngựa

Chắc chắn tới lúc thanh tra Hà Nội sẽ đụng tới Hải. Nếu tin tức trên mạng xã hội không chính thống là đáng tin cậy, Hải có thể bị liên lụy với rất nhiều giao dịch bất động sản mờ ám. Nhưng Thanh tra nhà nước chọn tập trung vào dự án lớn nhất, khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Thủ Thiêm là một bán đảo trên sông Sài Gòn rộng 7 km vuông. Từ cuối những năm 1990 nơi đây đã được dự định phát triển thành một phiên bản của Mahattan hay Pudong gồm công viên và các kênh đào để đánh bóng cho trung tâm lịch sử. 14.600 hộ gia đình – nông dân, chủ cửa hàng, người lao động – đã buộc di dời, dù không phải không có khiếu nại.

Đấu thầu xây dựng cơ sở hạ tầng đã được ban hành nhưng chẳng có nhà thầu. Dự án mòn mỏi cho đến khi các quan chức thành phố vì thiếu tiền nên bắt đầu cho bán đất để đổi lấy đường và cầu.

Vào tháng 5 năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh cho các thanh tra nhà nước tìm hiểu lý do tại sao, sau hơn hai thập kỷ và với hàng tỷ đô la chi cho các quỹ công cộng, bán đảo Thủ Thiêm vẫn là một đầm lầy.

Cuộc điều tra theo hai dấu vết. Một cho thấy quan chức Tp.HCM đã thay đổi kế hoạch tổng thể do thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt vào năm 1996, để chiếm đoạt đất nhiều hơn và phá vỡ các khu tái định cư.

Dấu vết thứ hai phân tích quá trình đấu thầu cơ sở hạ tầng khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tháng 6 năm 2019, Thanh tra có báo cáo chi tiết về những bất thường và yêu cầu chính quyền thành phố nên trả lại số tiền tương đương 1,1 tỷ USD cho chính quyền trung ương.

Vài tháng sau, Ủy ban nhân dân Tp. HCM thừa nhận sai lầm đã xảy ra, thành phần nhân sự của UBND lúc đó không còn chịu sự ảnh hưởng của Hải hay thuộc cấp của Hải. UBND thừa nhận những bất thường đã xảy ra cũng như việc điều chỉnh sai ranh giới của dự án.

Vào đầu năm 2020, dựa vào một tài liệu chưa được công khai, Thanh tra nhà nước cho biết từ năm 2010 đến 2015, Thường vụ Ủy ban Nhân dân Tp. HCM đã “lãnh đạo lỏng lẻo vô trách nhiệm và thất bại trong việc giám sát, do đó có rất nhiều vi phạm nghiêm trọng và thiếu sót, gây thiệt hại lớn về tài chính cho Nhà nước và làm lung lay niềm tin của người dân. ” Họ đề nghị Hải, Quân và bốn cấp dưới phải “bị kỷ luật”.

Hai tháng sau, Bộ Chính trị, đồng ý vụ hành quyết dự án Thủ Thiêm bất thành đã “làm tổn hại đến uy tín của tổ chức đảng TP HCM và đối tác chính phủ … vì vậy Lê Thanh Hải phải chịu trách nhiệm chính.” Do đó, Bộ Chính trị đã quyết định cách chức ông Hải về mặt đảng.

Lê Hoàng Quân, nhân vật thứ 2 sau Hải được cho là phạm tôi như Hải nhưng được phép giữ các chức danh trước đây vì ” thành thật chịu trách nhiệm về những thiếu sót của mình.”

Hiếm khi Bộ Chính Trị loại một thành viên nhưng Hải đã bị xóa tên ra khỏi câu lạc bộ gồm 15 người nắm quyền chỉ đạo đất nước, nhưng chưa bị khai trừ đảng. Nhưng chuyện vẫn chưa dừng tại đó. Hải vẫn là một phần quan trọng trong trò chơi chính trị.

Từ năm 2016, lãnh đạo Đảng Trọng đã kêu gọi chiến dịch thanh lọc đảng. Trọng cam kết sẽ đưa rất nhiều lãnh đạo tham nhũng vào trại giam và đã thực hiện điều đó khiến cả những ai hoài nghi ông ta cũng phải ngạc nhiên. Hiện Trọng đã 75 tuổi, ốm yếu, Trọng đang muốn chuyển giao quyền lực cho những người có lòng tin thật sự.

Trong kịch bản này, Hải là một lời cảnh báo mặc dù chưa có cáo buộc hình sự nào. Đại hội 13 đang đến gần. 1500 đại biểu sẽ tập hợp tại Hà Nội vào tháng 1 để bầu ra một giàn lãnh đạo mới. Vấn đề là những gì sẽ thúc đẩy chính trường Việt Nam trong những năm tới, ý thức hệ hay chính sách?

Trọng và thuộc cấp của ông cho rằng khi hệ tư tưởng thúc đẩy các nhà lãnh đạo Việt Nam, chính sách tốt sẽ được đưa ra. Tương tự như vậy, họ sẽ nói, khi đạo đức ngày càng suy đồi, tham nhũng sẽ phát triển mạnh. Dường như Lê Thanh Hải đã minh chứng cho quan điểm này, và đó là lý do tại sao Hải có thể bị đưa ra tòa vào một thời điểm nào đó trước cuối năm 2020 và sẽ bị kết án chung thân.

 

David Brown

Bản gốc: Downfall of ‘The Coldest-Blooded Guy in South Vietnam’

Nguồn: VNTB

Word

Anh Hai Japan và mắt xích Lý Nhã Kỳ

Câu chuyện “em Kỳ” với “anh Hai Japan” – tiếng lóng dân mạng Việt Nam gọi Hai Nhựt, bí danh của cựu Bí thư TP.HCM Lê Thanh Hải – rất ly kỳ.

 

Sài Gòn Nhỏ

Ngày 28 Tháng Ba, tờ Thanh Niên đăng bài về người đẹp Lý Nhã Kỳ với cái tựa: “Nữ hoàng kim cương” Lý Nhã Kỳ giàu có và quyền lực như thế nào? Bài báo viết:

“Dù sự nghiệp diễn xuất không mấy nổi trội nhưng Lý Nhã Kỳ vẫn là cái tên nổi bật trong showbiz. Vừa làm nghệ thuật, cô vừa tạo dựng nên cơ nghiệp riêng khi kinh doanh ở nhiều lĩnh vực như bất động sản, kim cương, túi xách, đồng hồ… Vì vậy, chẳng có gì khó hiểu khi Lý Nhã Kỳ hiện sở hữu khối tài sản nhiều người mơ ước. Hồi tháng 1.2022, tờ South China Morning Post đã có một bài viết ví Lý Nhã Kỳ là “Kim Kardashian của Việt Nam” và khai thác cuộc sống sang chảnh, hào nhoáng của cô. Theo trang tin này, dù ở tuổi 39 nhưng Lý Nhã Kỳ đã sở hữu khối tài sản 17 triệu USD (khoảng 385 tỉ đồng). Nhìn vào con số này, nhiều người tự hỏi cuộc sống của Lý Nhã Kỳ sang chảnh đến mức nào? Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong video!”

 

Người đẹp Lý Nhã Kỳ có những quan hệ mờ ám với giới chức cao cấp chính quyền cộng sản Việt Nam (MXH)

Bản tin này, ít nhất người Việt thấy được sự giàu có của Lý Nhã Kỳ nhưng phía sau những cái giàu có ấy là gì? Đặc biệt trong tình hình lúc này, sau khi Vạn Thịnh Phát sụp đổ, Trương Mỹ Lan vào tù, ba người dính tới Vạn Thịnh Phát chết một cách mờ ám. Mới hai ngày trước, 15 Tháng Mười, tờ Hà Nội Mới đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV cho biết: “Còn mấy vụ sắp tới sẽ làm, các vụ tồn lâu rồi, nổi tiếng rồi, thậm chí chạy trốn đi rồi, nhưng tôi bảo trốn cũng không thể trốn được. Ai bao che cũng không được, ai bao che xử lý người bao che”.

 

Từ những tuyên bố có tính khẳng định của “cụ Tổng” lâu nay hậm hực việc đốt hoài không hết củi, người ta có quyền nghĩ ra kịch bản sắp tới: Những kẻ từng bị nêu tên trước đây nhưng chỉ ngồi chơi xơi nước do được bao che từ một cấp trên nào đó rất to, nay không còn quyền lực thì giờ tính sổ của chúng đã tới lúc “chuông nguyện hồn ai”. Có thể không phải ngẫu nhiên mà cái tên Lý Nhã Kỳ xuất hiện liên tục vào lúc này. Mạng xã hội đang thắc mắc không biết em Trần Thị Thanh Nhàn, tức Lý Nhã Kỳ, sinh năm 1982 trong một xóm nhỏ tại thành phố Vũng Tàu, giờ này đang ở nơi nao nắng cháy quê người?

Lý Nhã Kỳ giàu thì đã rõ, nhưng cái giàu ấy bắt nguồn từ đâu lại là chuyện khác. Từ cái xóm nhà lá ở Vũng Tàu, bước chân yểu điệu của Lý Nhã Kỳ trở thành gót son khi vào nhà của Lê Thanh Hải, hỗn danh “lãnh chúa miền Nam”, một tay trùm cuối nguy hiểm của tập đoàn mafia Đỏ ở Sài Gòn. Đến giờ thì nhiều người đã biết rằng gia sản kếch sù của “mỹ nhân”có được là từ “ác quỷ” Lê Trương Hiền Hòa – công tử con của “anh Hai Japan”. Còn tiền của Hiền Hòa thì có được là từ đất vàng, công sản, mua bán chức quyền, và sự thao túng tuyệt đối của bố già Lê Thanh Hải.

 

Lý Nhã Kỳ và Lê Trương Hiền Hòa (MXH)

Cho nên gọi Lý Nhã Kỳ là tiểu thư rửa tiền cho gia đình Lê Thanh Hải cũng không phải thiếu logic. Cái đẹp sắc sảo của Lý Nhã Kỳ cộng với quyền lực của gia đình Lê Thanh Hải đã làm thành cặp song kiếm hợp bích. Sức mạnh chính trị của Hai Nhựt-Lê Thanh Hải đã giúp Nhã Kỳ giao du gắn bó với những tỷ phú Hoa kiều; và thậm chí được họ nhận làm con nuôi, em nuôi, từ bà tỉ phú Alice Chiu, Chủ tịch Tập đoàn Henyep; tới Madame Wong, Chủ tịch Tập đoàn kim cương Enigma Hong Kong; từ ông vua ngọc, tỷ phú Soofeen Hu người Trung Quốc gốc Miến Điện; cho đến chính trị gia, doanh gia tầm cỡ của Phillippines, ông Chavit Singson, hiện là Cố vấn an ninh chính phủ Phi.

 

Lý Nhã Kỳ và “anh Tư” (MXH)

Nhờ mối quan hệ luôn được quảng bá thái quá của Lý Nhã Kỳ với giới tư bản khu vực, tài sản của Lý Nhã Kỳ được mặc định đến từ những thương vụ hợp pháp. Có trời mới biết chúng có hợp pháp không và có trời mới thấy đằng sau sự “hợp pháp” đó có dấu tay Lê Thanh Hải hay không. Mà không chỉ có Hai Nhựt. Anh Tư Sang (cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) và anh Bảy Niễng (đương kim Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc) cũng từng chụp chung với em Kỳ. Ai móc nối em Kỳ cho “anh Tư” và “anh Bảy”? Phải chăng lại là anh Hai Nhựt, người thống trị băng đảng mafia Đỏ Sài Gòn vào thời mà “anh Tư” còn trên đỉnh quyền lực và “anh Bảy” cũng đang làm mưa làm gió với chức thủ tướng?

 

Ngày 20 Tháng Ba 2020, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố cách chức Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015 của Lê Thanh Hải (MXH)

Có một thời, người ta râm ran tin anh Hai Japan chơi thân với Thứ trưởng công an, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an Bùi Văn Nam. Nam ngồi ghế Thứ trưởng Bộ Công an từ năm 2013 đến 2021, khi Nam bị Phạm Minh Chính (Thủ tướng) ký quyết định cho về vườn. Có phải kể từ thời điểm đó, người ta bắt đầu lập kịch bản vây con cáo già Hai Nhựt?

Chưa bao giờ bằng lúc này, dân tình muốn nghe câu “Phụng Thiên Thừa Vận, Hoàng đế chiếu viết…”, khi công an vây kín nhà Hai Nhựt để lôi đi, như lôi một tên giang hồ ác ôn, một tên trùm cuối  “có tội ác với nhân dân” – nói theo đúng từ của cộng sản.

SÀI GÒN NHỎ
10-10-22

Bàn tay bí ẩn của Lê Thanh Hải

 

Và những cái chết bí ẩn quanh bà Trương Mỹ Lan

 Mặc Lâm
 

Ngày 7 Tháng Mười 2022, bà Trương Mỹ Lan và ba người khác là bà Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; bà Nguyễn Phương Hồng; Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ông Hồ Bửu Phương bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 – 2019, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

Việc bắt giữ bà Trương Mỹ Lan đã được người dân Sài Gòn chờ đợi từ lâu, không phải người dân ganh tị bà giàu có, quyền lực mà vì bà là khuôn mặt điển hình của tư bản đỏ, bắt tay với các nhóm lợi ích, nương tựa vào những cán bộ lãnh đạo của Thành Hồ để thắng những hợp đồng béo bở, đồng nghĩa với việc tạo ra dân oan mất đất, mất nhà. Những việc làm này tuy bất hợp pháp, nhưng bà và những người liên can không hề giấu diếm, cứ công khai chia chác, công khai thông tin những khu đất vàng giá trị nhất của Sài Gòn hợp pháp rơi vào tay tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nơi mà bà Lan cùng với chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân khét tiếng trong mảng bất động sản Hong Kong, cùng nhau điều hành.

Những khu vực đắc địa nhất Sài Gòn như Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square… đều là những dự án nằm xung quanh khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ sở hữu vị trí vàng khi nằm tại trung tâm tài chính Quận 1.

Năm 2015, Công ty Cổ phần Đầu tư An Đông đã chi gần 700 tỷ đồng mua lại khu dự án Thuận Kiều Plaza. Đây là khu căn hộ được xây dựng theo kiến trúc Hong Kong, tọa lạc tại quận 5, diện tích 9,971 m2 với ba tòa tháp cao 33 tầng.  Rồi năm 2016, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trở thành đối tác của Sài Gòn Peninsula công bố ký kết với nhà đầu tư Pavilion Group và Genting Group để phát triển dự án Saigon Peninsula. Dự án nằm tại Quận 7, diện tích 118 hecta, với mức đầu tư lên đến $6 tỷ (Mỹ kim)!

Bà Trương Mỹ Lan không thể từng bước chiếm lĩnh những vùng đất béo bở vừa nói nếu không được nhóm cán bộ thành phố chống lưng, mà cầm đầu là ông Lê Thanh Hải, từ khi ông này giữ chức bí thư Quận 5 cho tới khi ngồi ghế Bí thư thành phố. Lê Thanh Hải một mặt cấu kết với Trương Mỹ Lan, một mặt cho tay chân tấn công khu vực Thủ Thiêm bằng chiêu trò “Giải phóng mặt bằng”. Cho nên, khi nghe tin Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị xử lý, người dân vừa hớn hở, lại vừa nghi ngờ, bởi khi bắt giữ Trương Mỹ Lan mà tòng phạm đầu sỏ là Lê Thanh Hải vẫn còn nhởn nhơ thì người dân không nghi ngờ sao được?

Câu hỏi mà người dân từng theo dõi những bước tiến lên cung son của gia tộc Trương Mỹ Lan không phải bây giờ mà từ lúc vụ án Dương Chí Dũng với những lời khai cùng vật chứng đầy đủ của ông này trước tòa án. Tại phiên tòa ngày 7 Tháng Giêng năm 2014, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa là vào năm 2010, ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát khoản tiền hối lộ kếch sù $1 triệu cho Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an. Trước lời khai có tính công phá này, tòa phải làm động tác tạm dừng để xét lại vụ án và trong thời gian tạm dừng ấy, Phạm Quý Ngọ đột ngột chết và được loan tin bị ung thư.

Cái chết của Phạm Quý Ngọ chưa chìm xuồng thì xảy ra cái chết thứ hai của ông Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Tân Việt. Ông Tiến Thành chết đột ngột trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt một ngày. Ông Thành là thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)- là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Trong khi cuộc điều tra bốn người trong nhóm bà Trương Mỹ Lan chỉ mới bắt đầu thì lại xảy ra một cái chết khác: Bà Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tử vong không rõ nguyên nhân, chỉ hai ngày sau khi bị công an khởi tố, bắt giam trong vụ án bà Trương Mỹ Lan, có nghĩa là bà Hồng chết trong cơ quan điều tra của Bộ Công an.

Ngoài chức vụ trợ lý giám đốc, bà Nguyễn Phương Hồng còn là Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Khối Tái thẩm định kiêm Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB. Như vậy là ông Nguyễn Tiến Thành và bà Nguyễn Phương Hồng đều là người của Vạn Thịnh Phát và SCB. Hai cái chết này nói lên điều gì khi vụ án chưa bắt đầu lấy khẩu cung của các bị can?

Xâu chuỗi vụ án Trương Mỹ Lan hối lộ $1 triệu cho Phạm Quý Ngọ rồi hai cái chết của hai nhân vật có dính líu đến Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB, người ta tin rằng cả ba cái chết ấy liên quan tới một thế lực khủng khiếp đứng sau nhằm bao che cho Trương Mỹ Lan và những người đứng sau bà ta, để tên trùm cuối quan trọng nhất có thể an toàn thoát thân. Thế lực chính trị này không những lớn mà còn rất mạnh, có thể chống lại thế lực thứ hai muốn giành phần thắng trong những chiếc ghế của Bộ Chính trị khóa tới. Giết người bịt miệng là cách an toàn nhất trong những chế độ phong kiến và Cộng sản.

Người liên can mật thiết nhất với Trương Mỹ Lan từ nhiều năm nay là Lê Thanh Hải, tuy thất sủng nhưng vẫn an toàn chưa bị đụng tới, có vai trò gì trong thế lực thứ nhất? Tại sao Lê Thanh Hải đã bị soi từng centimet bởi Thanh tra Chính phủ trong vụ Thủ Thiêm nhưng vẫn bình chân như vại? Ai là người đứng phía sau Lê Thanh Hải giúp cho đương sự thoát khỏi từng vụ một?

Tìm được lời giải cho câu hỏi bí ẩn này, người ta sẽ thấy ai là khuôn mặt trong bóng tối từng giết cả ba người để che giấu hành vi phạm tội. Trong chế độ toàn trị, không ai có thể tự thân làm giàu mà không phe cánh, móc ngoặc. Cũng thế, không ai an toàn ở một phe mà không bị phe bên kia đặt trong tầm ngắm. Càng giàu thì tầm ngắm càng gần, càng nhiều tay chân trong giới quyền lực càng tiến tới cái chết gần hơn khi xảy ra đâm chém giao tranh với nhau.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen