Seite auswählen

Bằng cách khóa tài khoản của Tổng thống Donald Trump, Facebook đang tham gia vào một cuộc tấn công về tự do ngôn luận.

David Marcus

Ảnh: Reuters.

Tác giả David Marcus đã có bài bình luận trên The Federalist.

Hôm thứ Năm (7/1), Mark Zuckerberg, CEO của Facebook đã thông báo các tài khoản của Tổng thống Donald Trump trên nền tảng này và trên Instagram sẽ bị cấm vô thời hạn. Lý do cho động thái chưa từng có của Facebook này là các tài khoản của ông Trump đang kích động bạo lực. Tuy nhiên bất kể họ nghĩ gì về hành động của tổng thống hoặc tuyên bố của ông trên mạng xã hội vào ngày 6/1 thì việc kiểm duyệt tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm trên các nền tảng này không phải là biện pháp thích hợp.

TT Trump đã không kêu gọi bạo lực hay kêu gọi người dân xông vào Điện Capitol, ông không dung túng những hành động này. Ví dụ, ông đã không tweet để yêu cầu những người ủng hộ quyên góp vào quỹ bảo lãnh cho những kẻ bạo loạn, như bà Kamala Harris đã làm trong cuộc bạo động ở Minneapolis. Đây là một tiêu chuẩn kép rõ ràng và trắng trợn.

Zuckerberg nói rằng những cáo buộc về hành vi gian lận cử tri của tổng thống là không đúng sự thật và sẽ quá nguy hiểm nếu ông tiếp tục đưa chúng lên Facebook. Nhưng nếu việc bày tỏ quan điểm có thể dẫn đến việc kích động bạo lực, khiến một người bị cấm khỏi Facebook thì nền tảng này đang sử dụng cách phủ quyết ngược của kẻ phản đối. Tại sao? Trên mạng xã hội, có đủ loại ý kiến ​​có thể kích động bạo lực. Facebook không nên “phân xử” những quan điểm này nếu nó không trực tiếp kêu gọi bạo lực, họ chắc chắn không nên hành xử theo cách thiên vị chính trị như vậy.

Ở đây cũng cần phải thừa nhận rằng Facebook không phải là một nền tảng trung lập. Trump và các đồng minh trong quốc hội của ông là những người đấu tranh mạnh mẽ nhất để xóa bỏ Mục 230 về Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ, vốn cung cấp quyền miễn trừ truy tố cho những nền tảng như Facebook và Twitter về những gì đăng tải trên nền tảng của họ. Đó là mối đe dọa trực tiếp đối với Facebook, công ty sẽ mất các biện pháp bảo vệ hiện có và bị kiện giống như bất kỳ nhà xuất bản nào khác. Kết quả là công ty đang chọn cách khiến ông Trump, một trong những nhà phê bình nền tảng này gay gắt nhất phải im lặng.

Không thể bào chữa cho việc một số người xông vào Điện Capitol dẫn đến cái chết của một trong những phụ nữ liên quan, nhưng nó cũng không nên trở thành cái cớ để chà đạp quyền tự do ngôn luận. Vấn đề này không thuộc về Tu chính án thứ nhất (*), vì Facebook là một công ty tư nhân, nhưng nó nói lên rằng tinh thần tự do ngôn luận là quan trọng. Tu chính án thứ nhất không phải là một án phạt, thay vào đó nó là một ví dụ rằng luồng thông tin tự do sẽ tốt hơn so với việc các tập đoàn hàng đầu kiểm duyệt các quan điểm khác nhau.

Những người cấp tiến từ lâu đã cho rằng một số bài phát biểu là “bạo lực” theo nghĩa đen. Đây là một điều phi lý. Những người biểu tình cánh tả thường xuyên hô hào những khẩu hiệu như “Hãy thiêu rụi nó đi!” hoặc “Không có công lý, không có hòa bình.” Đây là những lời kêu gọi bạo lực trực tiếp hơn nhiều so với bất cứ điều gì TT Trump nói là “Hãy về nhà trong hòa bình“. Nếu quy tắc mà Facebook vừa áp đặt cho TT Trump được áp dụng trên diện rộng, thì vô số bài đăng và người dùng sẽ phải đối mặt với lệnh cấm vô thời hạn.

Facebook đang bao biện cho mình bằng cách nói rằng ông Trump đang nói dối về gian lận bầu cử, nhưng đó là cái cớ rất mỏng manh, đã có quá nhiều cáo buộc và bằng chứng về gian lận được đưa ra trước tòa. Vào tháng 10, trong cuộc bầu cử, Facebook đã hạn chế lượt chia sẻ câu chuyện của tờ New York Post về Hunter Biden và bê bối ổ cứng với những hình ảnh khiêu dâm và các giao dịch của anh ta với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng hàng chục câu chuyện tuyên bố rằng điều tra của New York Post là thông tin sai lệch từ Nga lại được tự do đăng tải trên nền tảng này. Mặc dù đây mới là lời nói dối!

Facebook khẳng định rằng họ không đưa ra quyết định biên tập, rằng họ có các chuyên gia kiểm tra sự thật (fact-check) bên ngoài, nhưng trên thực tế, rất có thể do xu hướng thiên tả của chính công ty này khiến nó ẩn các nội dung bảo thủ một cách không cân xứng.

Zuckerberg có lẽ sẽ không đơn độc trong việc kêu gọi hạn chế ngôn luận sau sự kiện một số kẻ đột nhập vào Điện Capitol hôm 6/1. Kiểm duyệt thông tin của TT Trump là một hành động trái ngược với ý chí của người Mỹ nhưng lại tích lũy cho lợi ích kinh tế và chính trị cho các công ty. Các cuộc bạo loạn và cướp bóc vào mùa hè này khởi nguồn từ những tuyên bố không rõ ràng rằng cảnh sát Hoa Kỳ là một tổ chức da trắng thượng đẳng phân biệt chủng tộc và nhắm vào người da đen để giết người. Những người đưa ra những tuyên bố đó có bị cấm trên mạng xã hội không? Dĩ nhiên là không.

Sản phẩm của Facebook rất có quyền lực: Nó cung cấp tin tức cho mọi người trên khắp thế giới. Nếu Facebook tuyên bố là nền tảng trung lập thì họ không có quyền phán xét và loại bỏ các phát biểu chính trị. Người dùng xứng đáng có cơ hội tham gia vào các cuộc diễn thuyết chính trị tự do, chứ không phải là những bài diễn thuyết mà Zuckerberg cho là phù hợp. Đây là một tiền lệ nguy hiểm và Facebook nên thay đổi quyết định chặn TT Trump ngay lập tức.

(*) Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ cấm việc chính phủ đưa ra bất kỳ luật nào trong việc thiết lập tôn giáo; đảm bảo rằng không có lệnh nào cấm tự do thực hành tôn giáo, giảm bớt quyền tự do ngôn luận, xâm phạm tự do báo chí, can thiệp vào quyền tụ tập ôn hòa, hoặc cấm yêu cầu kiến ​​nghị sửa đổi các khiếu nại của chính phủ. Nó đã được thông qua vào ngày 15/12/1791, là một trong mười sửa đổi tạo thành Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ.

David Marcus

Theo Đại Kỷ Nguyên

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen