Seite auswählen

Hình minh hoạ: Những người Thượng đi ra đường lớn từ một cánh rừng ở tỉnh Ratanakiri, Campuchia, nơi họ chạy trốn sang từ Việt Nam năm 2004 Reuters

Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) vào ngày 12/5 công bố báo cáo về những người phải đi tỵ nạn vì bị truy bức về tín ngưỡng.

Báo cáo có tên Tổng quan Toàn cầu về Người tỵ nạn phải trốn chạy do bị bách hại về tôn giáo. Báo cáo nêu bật quy mô trên phạm vi toàn cầu tình trạng bách hại tôn giáo- tín ngưỡng . Trong đó có những cộng đồng phải trốn chạy vì bị cách hại hay bạo lực nhắm vào họ vì niềm tin tôn giáo. Việt Nam là một trong những quốc gia trong báo cáo gồm Afghanistan, Miến Điện, Cộng hòa Trung Phi, Trung cộng, Eritrea, Iran, Iraq, Syria, Ukraine.

Theo báo cáo công bố ngày 12/5, nhiều nhóm thiểu số tại Việt Nam phải trốn sang Thái Lan và Campuchia tìm qui chế tỵ nạn vì bị nhà cầm quyền bách hại. Có chừng 1.500 người tỵ nạn Việt Nam đang có mặt tại Thái Lan. Trong số này có chừng phân nửa đã được Cao Ủy Liên hiệp quốc (UNHCR) cấp qui chế tỵ nạn, phân nửa chưa được hay bị từ chối. Đa số họ là những người H’mong hay người dân tộc thiểu số Tây Nguyên theo Thiên Chúa giáo. Tại quê nhà ở Việt Nam, họ bị buộc phải từ bỏ hội thánh của họ mà theo các tổ chức tôn giáo do Nhà nước kiểm soát.

Những nhóm tôn giáo khác bị bách hại được nêu ra gồm Hòa Hảo không theo phái Nhà nước, Cao Đài Chơn truyền, cũng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, tín đồ Phật giáo Khmer Krom.

Thái Lan chưa tham gia Công ước Tỵ nạn năm 1951 cũng như Nghị Định Thư năm 1967 về vị thế của người tỵ nạn nên nước này thiếu khung pháp lý để bảo vệ người tỵ nạn và người đang tìm qui chế tỵ nạn. Từ đó những người trốn chạy do bị bách hại vì niềm tin tôn giáo ở Xứ Chùa Vàng bị xem là người nhập cư bất hợp pháp và đối mặt với nguy cơ bị bắt và trục xuất về nguyên quán. Họ không được tiếp cận hệ thống y tế, giáo dục và lao động hợp pháp. Trong khi đó có nguồn tin cho biết cơ quan chức năng Thái và Việt Nam phối hợp nhau để trục xuất người tỵ nạn, đơn cử trường hợp ông A ga, một mục sư Tin Lành người Thượng.

Những người Thượng Tây Nguyên chạy sang Campuchia do bị bách hại vì niềm tin tôn giáo cũng phải đối diện với tình trạng tương tự. Dù Campuchia là nước tham gia Công ước Tỵ nạn 1951, nhưng chính phủ Phnom Penh từ chối cho phép UNHCR đưa người tỵ nạn đi định cư ở nước thứ ba.

 

RFA (13.05.2022)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen