Seite auswählen

Kính thưa quý vị,

 

Chúng tôi xin phép được cập nhật về lá thư gửi Quốc Hội Hoa Kỳ liên quan đến việc Facebook đồng lõa với CSVN để đàn áp tự do ngôn luận trong nước. Lá thư gửi Giám Đốc Điều Hành của Facebook ông Mark Zuckerberg đã được văn phòng Dân Biểu Ro Khanna soạn và đang đợi Congressional Ethics Committee thông qua trong nay mai. Xin cám ơn sự đồng hành của quý vị. 

Chúng tôi mạo muội xin quý vị cứu xét cho một lá thư tương tự gửi Liên Minh Âu Châu (European Commission và European Parliament). Nội dung có phần thay đổi để thích hợp với đối tượng và môi trường pháp luật của Liên Minh Âu Châu. Chúng tôi muốn xin chữ ký của quý tổ chức, nếu quý vị cho phép. Nếu đồng ý, xin quý vị cho biết trước thứ ba ngày 15 tháng 8. 

Một lần nữa xin chân thành cám ơn quý vị.

 

Thân kính,

 

Alliance for Vietnam’s Democracy

 

 

 

Thư Gửi Liên Minh Âu Châu Về Facebook

 

Kính gửi Nghị sĩ Nghị viện Châu Âu,

 

Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và không chấp nhận bất đồng chính kiến. Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới. Vào tháng 4 năm 2020, theo nguồn tin từ hãng Reuters, Facebook xác nhận rằng họ đã tuân theo yêu cầu của nhà cầm quyền Việt Nam về việc “hạn chế quyền truy cập vào nội dung mà họ cho là bất hợp pháp” được nhà cầm quyền định nghĩa là bất cứ điều gì có tính chất chỉ trích ngay cả chỉ trích nhẹ nhàng đối với nhà cầm quyền. Nhiều tài khoản Facebook tiếng Việt xuất xứ từ các quốc gia trong Liên Minh Âu Châu nên việc hạn chế truy cập có tác dụng giới hạn tự do ngôn luận đối với công dân của Liên Minh.

 

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, trong số 170 tù nhân lương tâm ở Việt Nam, 69 người bị tù “chỉ vì hoạt động truyền thông xã hội của họ”. Theo Báo cáo minh bạch của Facebook, sự hạn chế nội dung của mạng xã hội ở Việt Nam đã gia tăng 983%, từ 77 trong nửa cuối năm 2019 lên 834 vào nửa đầu năm 2020, theo Báo cáo minh bạch của Facebook. Tính đến tháng 6 năm 2022, Facebook đã chặn hơn 8.000 bài đăng trong nước, hầu hết do bị cáo buộc chứa “nội dung chống Đảng Cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam”.

 

Tháng 10 năm ngoái, tờ Washington Post đưa tin, đồng sáng lập Facebook và Giám Đốc Điều Hành Meta Platforms, ông Mark Zuckerberg đã ký cam kết với nhà cầm quyền Việt Nam về việc hạn chế các bài đăng trên mạng xã hội bị coi là “chống phá nhà nước” vì ông không muốn bị đóng cửa khỏi một trong những thị trường truyền thông xã hội quan trọng nhất ở châu Á.

 

Vào tháng 6 năm 2023, một cuộc điều tra mới của tờ Washington Post khám phá rằng Facebook đã “thường xuyên kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến và khiến những người bị nhà cầm quyền coi là mối đe dọa bị buộc rời khỏi mạng xã hội.” Meta, công ty chủ của Facebook, được cho là đã “thông qua trong nội bộ một danh sách các quan chức Đảng Cộng sản Việt Nam không được phép chỉ trích trên Facebook.” Danh sách này, duy nhất chỉ có đối với Việt Nam trong khu vực Đông Á, “được giữ kín ngay cả trong nội bộ công ty và chưa từng được báo cáo công khai trước đây, kèm theo các hướng dẫn được sử dụng để kiểm soát nội dung trên mạng mà phần lớn đều dựa theo đòi hỏi của nhà cầm quyền CSVN.” Theo tờ Washington Post “những nhượng bộ mà Meta đã thực hiện để duy trì quyền truy cập của họ ở Việt Nam vượt xa những nhượng bộ mà họ đã từng thi hành ở các nước khác trong khu vực Đông Á.”

 

Theo ICT News của VietNamNet, một trang web chính thức của nhà cầm quyền, vào ngày 29 tháng 3 năm 2022, các nền tảng mạng xã hội ngoại quốc bao gồm Facebook, YouTube và TikTok đã phải gỡ bỏ hàng nghìn bài đăng có nội dung chỉ trích Đảng và nhà cầm quyền Việt Nam trong ba tháng đầu năm. Các số liệu do nhà cầm quyền Việt Nam cung cấp cho thấy các công ty mạng xã hội đã gỡ xuống 90% các bài đăng bị nhà cầm quyền phản đối.

 

Các cáo buộc mà chúng tôi nhận được từ các nhà hoạt động ở Việt Nam là Facebook đã hỗ trợ nhà cầm quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt những lời chỉ trích và trấn áp những người bất đồng chính kiến, đi xa hơn là cung cấp thông tin tài khoản cho nhà cầm quyền. Chúng tôi có một số lời khai rằng khi những người này bị nhà cầm quyền triệu tập liên quan đến hoạt động truyền thông xã hội của họ, nhà cầm quyền đã có quyền truy cập vào tài khoản Facebook của họ, bao gồm tên người dùng và mật khẩu.

 

Tài khoản Facebook của Liên Minh chúng tôi có 210.000 người đăng ký và đã bị đóng cửa nhiều lần trong những năm qua. Các bài đăng của chúng tôi đã chứng kiến lượng người xem sụt giảm đáng kể, trong khi lượng người đăng ký tăng lên, điều gây chúng tôi nghi ngờ rằng Facebook đang thay đổi thuật toán của họ để loại các bài đăng quảng bá tự do tôn giáo và nhân quyền.

Chúng tôi tin rằng sự đồng lõa này có tác dụng phụ là người dùng Facebook tự kiểm duyệt để tránh bị quấy rối và bắt giữ. Điều này đặt ra một tiền lệ rất đáng lo ngại về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận có thể được sử dụng bởi các nhà cầm quyền độc tài khác.

 

Theo Nguyên Tắc Hướng Dẫn của Liên Hiệp Quốc về Kinh Doanh và Nhân Quyền cũng như các tiêu chuẩn quốc tế khác, các công ty được yêu cầu tiến hành thẩm định nhân quyền trong tất cả các hoạt động kinh doanh và mối quan hệ của họ. Đây được hiểu là quá trình xác định và đánh giá; chấm dứt, giảm thiểu và ngăn chặn; theo dõi và giám sát; giao tiếp và giải thích các nguy cơ và tác động về nhân quyền.

 

Về mức độ liên quan của Đạo Luật Dịch Vụ Kỹ Thuật Số ở cấp độ toàn cầu, Ủy Ban Châu Âu gần đây đã cho biết: “Các quy tắc mới là một bước quan trọng trong việc bảo vệ các giá trị Châu Âu trong không gian trực tuyến. Các quy tắc này tôn trọng các chuẩn mực nhân quyền quốc tế và giúp bảo vệ tốt hơn nền dân chủ, bình đẳng và pháp quyền. DSA đặt ra các tiêu chuẩn cao cho việc can thiệp hiệu quả, cho thủ tục hợp pháp và bảo vệ các quyền cơ bản trên mạng; nó duy trì một cách cân bằng đối với trách nhiệm pháp lý của các cơ quan truyền thông và thiết lập các biện pháp hiệu quả để giải quyết nội dung bất hợp pháp và nguy cơ của xã hội trực tuyến. Khi làm như vậy, DSA thiết lập một tiêu chuẩn cho cách tiếp cận đúng quy định đối với các cơ quan truyền thông trực tuyến cũng ở cấp độ toàn cầu.”

 

Chúng tôi, những tổ chức ký tên dưới đây, yêu cầu sự giúp đỡ của quý vị trong việc buộc Meta, một cơ sở trực tuyến lớn theo tiêu chí của DSA, chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nhân quyền và quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là đối với công dân của Liên Minh. Điều này vi phạm Đạo Luật Dịch Vụ Kỹ Thuật Số và trái với Hiến Chương EU cùng các tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi có thể làm việc với nhân viên của quý vị để soạn thảo một lá thư gửi Meta để lên án hành vi đó.

 

Chúng tôi mong quý vị hồi âm.

 

 

 

 Bản dịch English: 

 

August 14, 2023

 

Dear Member of European Parliament, 

In Vietnam, the ruling Communist Party retains tight control of media and tolerates little dissent. Vietnam ranks 175th of 180 countries on Reporters Without Borders’ World Press Freedom Index. In April 2020, according to Reuters, Facebook confirmed it had complied with the Vietnamese authorities’ request to “restrict access to content which it has deemed to be illegal,” which is defined by the authorities as anything mildly critical of the authorities. Many of Facebook’s Vietnamese accounts are from the EU Member States so the access restriction has the effect of limiting the freedom of expression of Union citizens.

 

According to Amnesty International, out of 170 prisoners of conscience in Vietnam, 69 were in jail “solely for their society media activity”. The number of times Facebook has restricted content in Vietnam has gone up by 983%, from 77 in the second half of 2019 to 834 in the first half of 2020, according to Facebook’s Transparency Reports. More than 2,200 posts were blocked between July and December 2020, an increase of 164% compared to the previous six months.

As of June 2022, Facebook had blocked more than 8,000 posts, most for allegedly containing “content opposing the Communist Party and the Government of Vietnam.”

 

In October 2021, the Washington Post reported that Facebook co-founder and Meta Platforms CEO Mark Zuckerberg personally signed a commitment with the Vietnamese authorities to limit posts on the social network that are considered “anti-state,” because he didn’t want to be shut out of one of the most important social media markets in Asia.

 

According to a new report by the Washington Post in June 2023, Facebook has been “routinely censoring dissent and allowing those seen as threats by the government to be forced off the platform.” Meta, which owns Facebook, has reportedly “adopted an internal list of Vietnamese Communist Party officials who should not be criticized on Facebook.” This list, unique to Vietnam in East Asia, “which is kept private even within the company and has not been publicly reported on before, is included in guidelines used in controlling online content and was shaped in large part by Vietnamese authorities.” According to the Post, “the concessions that Meta has made to preserve its access in Vietnam … go well beyond those it has made anywhere else in East Asia.”

 

According to VietNamNet’s ICT News, an official website by the authorities, on March 29, 2022, foreign social networking platforms including Facebook removed thousands of posts with content that was critical of the Vietnamese Communist Party and State in the first three months of 2022. The figures, supplied by Vietnamese authorities, showed that the social media company took down all but 10% of the posts objected to by the authorities.

 

The allegations we receive from our activists inside Vietnam are that Facebook has aided the Vietnamese authorities in censoring criticism and repressing dissent, going as far as giving account information to the authorities. We have several testimonies that when the people are summoned by the authorities for questions regarding their social media activity, the authorities already have access to their Facebook account, including their username and password.

 

Our Alliance’s Facebook account has 210,000 subscribers and has seen many shutdowns over the years. Our posts have seen a significant decline in viewership, despite an increase in subscription, indicating that Facebook was altering its algorithm to block posts that promoted religious freedom and human rights.

 

We believe that this complicity has a secondary effect of self-censorship by the users of Facebook to avoid harassment and arrests. This set a very troubling precedent for restriction of freedom of speech that can be used by other oppressive authorities.

 

Under the UN Guiding Principles on Business and Human Rights and other international standards, companies are required to conduct human rights due diligence across all their business activities and relationships. This is understood as the process of identifying and assessing; ceasing, mitigating and preventing; tracking and monitoring; communicating and accounting for human rights risks and impacts.

 

Regarding the relevance of the Digital Services Act at the global level, the European Commission recently opined: “The new rules are an important step in defending European values in the online space. They respect international human rights norms, and help better protect democracy, equality and the rule of law. The DSA sets high standards for effective intervention, for due process and the protection of fundamental rights online; it preserves a balanced approach to the liability of intermediaries, and establishes effective measures for tackling illegal content and societal risks online. In doing so, the DSA aims at setting a benchmark for a regulatory approach to online intermediaries also at the global level.”

 

We, the undersigned organizations, ask for your help in holding Meta, a very large online platform by DSA criteria, accountable in its practice of violating human rights and freedom of speech, especially toward Union citizens. This is in violation of the Digital Services Act and contrary to the EU Charter and international norms. We can work with your staff to draft a letter to Meta to condemn such practice.

 

We are looking forward to your response. Thank you for your consideration.

 

Sincerely,

 

Signatories

 

  1. Free Vietnamese Cultural Association (Paris, France)
  2. Helsinki – Việt Nam Human Rights Committee
  3. Trocadero Friendship Group (Paris, France)
  4. Saint John’s Parish (Waalwijk, Holland)
  5. Advocates for Faith and Justice in Vietnam (AFJV)
  6. Alliance for Democracy in Vietnam
  7. Alliance for Vietnam’s Democracy
  8. Bloc 8406 International
  9. Dai Viet Nationalist Party
  10. Federation of Vietnamese American Communities in the USA
  11. Free Vietnam Global Network
  12. Interfaith Council of Vietnam, Overseas Office
  13. Minh Van Foundation
  14. National Organization of Vietnamese American Leaders (NOVAL)
  15. One Bread
  16. Republic of Vietnam Next Generations
  17. Thang Nghia Society
  18. The Greater Philadelphia Vietnamese American Community
  19. United Council of Vietnamese in the Homeland and Overseas
  20. Viet 2000 Foundation
  21. Vietnam Human Rights Day May 11 Organization
  22. Vietnam Democracy Center
  23. Vietnam Human Rights Network
  24. Vietnamese American Community of Central Virginia
  25. Vietnamese American Community of Pennsylvania
  26. Vietnamese American Community of the USA
  27. Vietnamese American Science & Technology Society
  28. Vietnamese Americans for Human Rights
  29. Vietnamese Community of Oregon
  30. Vietnamese Community of Florida
  31. Vietnamese Community of Pomona Valley, California
  32. Vietnamese Environmental Protection Society
  33. Vietnamese Nationalist Party

 

 

 ***

 

 Kính thưa quý vị,

 

Sau khi nhận được thư về việc Facebook đồng lõa với nhà cầm quyền Việt Nam để đàn áp tự do ngôn luận trong nước, thứ sáu ngày 4 tháng 8 vừa qua, Access Now, một tổ chức phi lợi nhuận mà chúng tôi đang hợp tác trong lãnh vực tự do internet, thông báo là họ đã chính thức lên tiếng tố cáo Facebook. Phát biểu trên VOA, “Dhevy Sivaprakasam, cố vấn chính sách châu Á Thái Bình Dương tại Access Now, cho biết Việt Nam là một mối quan tâm hàng đầu trong khu vực vì sự đàn áp nghiêm ngặt đối với việc phát ngôn trực tuyến”. “Tôi nghĩ [Việt Nam] là một trong những ví dụ nghiêm trọng nhất về sự bức hại trên không gian trực tuyến”, bà ấy nói.

 

Đây là toàn văn bài báo của VOA (Anh ngữ): 

 

https://www.voanews.com/a/vietnam-orders-social-media-firms-to-cut-toxic-content-using-ai-/7201741.html

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen